Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn-những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành qua môn sinh học...

Tài liệu Skkn-những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành qua môn sinh học

.DOC
7
1972
105

Mô tả:

Tên đề tài: Những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành qua môn sinh học A. Đặt vấn đề: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong những năm qua nhiều giáo viên thường xem nhẹ tiết thực hành hơn tiết lý thuyết, cho nên thao tác, kỹ năng thực hành của học sinh quá yếu, đa số các em không biết cách giải phẫu mẫu vật để quan sát cấu tạo bên trong của các cơ thể sinh vật hay không biết cách quan sát mẫu vật dưới kính lúp và kính hiển vi. Do đó kỹ năng nhận biết và phân biệt các cơ quan trên mẫu vật thí nghiệm của học sinh còn quá yếu, khả năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh chưa đạt yêu cầu nên vấn đề kiểm chứng lại các nội dung lý thuyết đã học gặp nhiều khó khăn, các em khó mà nhớ lâu kiến thức. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên qua kinh nghiệm giảng dạy một số năm qua, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn đào tạo, giáo dục học sinh một cách toàn diện thì ngoài việc học lý thuyết, người giáo viên còn chú trọng đến các tiết thực hành trên lớp để đảm bảo nguyên lý "Học đi đôi với hành - lý thuyết kết hợp với thực tiễn" nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan sát, các thao tác mổ xẻ để các em kiểm chứng lại kiến thức đã học. Từ đó hình thành cho các em có thói quen tự học, thành thạo trong các công việc... đồng thời rèn luyện cho các em đức tinh kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công việc để đi đến thành công trong cuộc sống. Trước thực trạng trên, bản thân tôi có những định hướng, những giải pháp để đạt hiệu quả trong các tiết thực hành qua bộ môn sinh học. Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 1 B. Giải quyết vấn đề: I. Những giải pháp thực hiện: Nét nổi bật dễ nhận thấy của tiết thực hành theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ lệ cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Nhưng thực ra, để có một tiết thực hành đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong khâu soạn bài. Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh (Quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm, thực hành mổ xẻ, tranh luận về những vấn đề xảy ra khi thực hành, thu thập thông tin, báo cáo kết quả...) Trên cơ sở đó, giáo viên hình dung mình phải tổ chức các hoạt động như thế nào? Giao yêu cầu của nội dung thực hành đó cho cá nhân hay theo nhóm nên sắp xếp hoạt động nào trước sau để đảm bảo tính loogic và theo tình hình thực tế của lớp học, đôi lúc có thể không theo trình tự ở SGK để tận dụng mẫu vật trong tiết thực hành những lúc vật mẫu khó kiếm với số lượng nhiều. - Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị "Cháy giáo án" Cụ thể: + Khâu chuẩn bị quyết định thành công một nửa của tiết thực hành. Giáo viên khi soạn giáo án cần nghiên cứu kỹ chương trình, cần nắm mục tiêu của tiết thực hành để trong và sau tiết thực hành, học sinh sẽ nắm được cái gì, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng nào? Học sinh sẽ vận dụng được gì vào thực tế cuộc sống hàng ngày. + Phần chuẩn bị mẫu vật: Giáo viên cần phải chuẩn bị những mẫu vật chuẩn, những mẫu vật có sẵn trong tự nhiên ở địa phương mà giáo viên có thể tự sưu tầm được hoặc giáo viên có thể liên hệ trước để mua những mẫu vật đạt yêu Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 2 cầu mong muốn. Thời gian chuẩn bị mẫu vật có thể trước vài ngày, đôi lúc phải trước vài tuần thì mới có đủ mẫu vật để thực hành. Ngoài việc chuẩn bị mẫu vật ở giáo viên, về phía học sinh cũng cần chuẩn bị theo mẫu vật để phong phú hơn trong tiết thực hành. Nên trong tiết học trước, giáo viên cần dặn dò kỹ học sinh chuẩn bị mẫu vật và các dụng cụ có liên quan đến tiết thực hành. - Bên cạnh mẫu vật, giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ thực hành như kính lúp, kính hiển vi, đèn chiếu, mô hình, khay mổ, bộ đồ mổ, can đựng nước, thau, chậu, khăn lau hóa chất... Giáo viên cần đăng ký trước để bộ phận thiết bị soạn sẵn đầy đủ phục phụ cho tiết thực hành. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị thêm tranh vẽ phụ họa cho mẫu vật được mổ để học sinh đối chiếu khi mổ và quan sát. Đến giờ thực hành trên lớp, sau khi ổn định lớp xong, giáo viên cho các tổ báo cáo sự chuẩn bị trong tổ hay các thành viên và giáo viên kiểm tra những mẫu vật nào đạt tiêu chuẩn, những mẫu vật nào không đạt tiêu chuẩn, mẫu vật nào lạ để thuận tiện trong việc tiến hành thực hành. - Trong khi thực hành, giáo viên cần nêu mục tiêu của tiết thực hành hay của từng hoạt động để học sinh thực hành đúng mục tiêu không đi lệch hướng. - Giáo viên phân phát dụng cụ hay mẫu vật đến từng nhóm để các nhóm tiến hành thực hành đạt kết quả. - Đối với các nội dung thực hành khó, ngoài việc hướng dẫn yêu cầu giáo viên cần làm mẫu cho học sinh quan sát trước, sau đó các nhóm mới thực hành đảm bảo yêu cầu đề ra. - Sau khi đã nắm được các yêu cầu của tiết thực hành, giáo viên cho học sinh tiến hành thực hành theo các nội dung của SGK đề ra và giáo viên quan sát giúp đỡ các học sinh, các nhóm có kỹ năng còn yếu về thao tác để giúp các nhóm đó kịp thời gian quan sát, thí nghiệm, thực hành, mổ xẻ... giáo viên cần Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 3 uốn nắn những sai sót và kịp thời chấn chỉnh những cá nhân không tập trung vào thực hành hay gây ồn ào trong giờ để khỏi ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh. - Giáo viên nên chú ý đến các đối tượng học sinh yếu kém vì thông thường trong tiết thực hành, các học sinh khá giỏi làm việc nhiều hơn, một số em lười học lợi dụng tình thế sẽ ngồi im lặng giống như đang chú ý nhưng thực chất lại không để tâm đến giờ học và cuối tiết lại chép theo bài của bạn, để làm bài thu hoạch hoặc một số em hỏi xem kết quả quan sát của bạn và ghi vào báo cáo của mình. Do đó trong giờ thực hành, giáo viên vừa là người đạo diễn, vừa giám sát theo dõi, uốn nắn, học sinh là người chủ đạo để tự tìm lấy những kiến thức trong tiết thực hành hay kiểm chứng lại kiến thức đã học. - Trong các tiết thực hành giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi trọng tâm để phát huy trí lực học sinh, hay các câu hỏi so sánh cơ quan của sinh vật đang thực hành với những sinh vật đã học trước từ đó rút ra những đặc điểm thích nghi hay tiến hóa của sinh vật. - Những bài thực hành trong chương trình phần lớn nằm vào những vấn đề quan sát hình dạng ngoài, cấu tạo trong. Sự di chuyển, đặc điểm thích nghi, thí nghiệm về các quá trính sinh lý thực hành vận dụng thực tế... - Đối với những bài có nội dung thực hành quan sát giáo viên cần cho học sinh quan sát cụ thể các bộ phận của một cơ thể sinh vật từ đầu đến đuôi về cấu tạo và hoạt động của bộ phận đó, biết đặc điểm thích nghi với môi trường sống, cấu tạo phù hợp với chức năng. - Đối với những bài có nội dung giải phẩu quan sát cấu tạo trong, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các đường mổ, cách cầm kéo để nâng mũi kéo lên tránh tổn thương các nội quan. Một số mẫu vật nhỏ khi gỡ các nội quan cần để mẫu vật ngập nước để dễ gỡ và quan sát. Giáo viên cần hướng dẫn cách ghim mẫu vật hay nội quan vào tấm su của khay mổ để dễ quan sát. Khi quan sát, cho Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 4 các em quan sát lần lượt từng hệ cơ quan để xem về cấu tạo của hệ cơ quan và so sánh giữa bộ phận của cơ thể này với bộ phận của các cơ thể sinh vật đã học trước để rút ra đặc điểm tiến hóa hơn. - Một số cơ quan nhỏ khó thấy bằng mắt thường cần sử dụng kính lúp để quan sát được rõ hơn. - Đối với kiến thức về sự di chuyển, giáo viên cần cho học sinh quan sát mẫu vật sống di chuyển trong môi trường để thấy được tập tính di chuyển của chúng. - Đối với kiến thức về thích nghi, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát đặc điểm từng bộ phận thích nghi với môi trường sống. - Đối với các bài thực hành thí nghiệm về các quá trình sinh lý đòi hỏi độ chính xác cao nên giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và thực hành trước cho thành thạo và đảm bảo mức độ thành công của tiết thực hành đồng thời giáo viên cần làm mẫu để các nhóm biết cách tiến hành theo. - Đối với bài thực hành vận dụng thực tế là một trong những bài thực hành rất có lợi cho các em trong những trường hợp cứu bạn bè, người thân bị thương hay bị chết đuối thì giáo viên cần phải làm mẫu trước để học sinh nắm các thao tác cụ thể thì mới tiến hành thành công được. Ví dụ: như tập băng bó khi bị gãy xương cần đảm bảo nẹp tre hay nẹp gỗ đúng kích thước, có vải mềm hay băng lót bên trong có dây buộc... - Hay đối với bài thực hành hô hấp nhân tạo các em nạn nhân bị điện giật, chết đuối thì giáo viên cần hướng dẫn cụ thể học sinh thực hành từ tư thế xốc hết nước nạn nhân, tư thế đặt nạn nhân nằm trên cỏ hay mô đất đến phương pháp xoa tim, ép lồng ngực, hà hơi thổi ngạt... sau đó từng cặp học sinh lần lượt tiến hành. - Trong phần tổng kết tiết thực hành, giáo viên cần cho một số học sinh một vài nhóm báo cáo kết quả thực hành của mình các nhóm khác bổ sung và Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 5 giáo viên đính chính những sai sót của học sinh đồng thời ghi điểm thực hành cho các em hoặc có những tiết giáo viên yêu cầu các nhóm viết bản thu hoạch sau tiết thực hành kết hợp với kỹ năng thực hành mà ghi điểm thực hành cho các nhóm. - Giáo viên cần chú ý khâu vệ sinh cuối tiết thực hành: Phân công cho học sinh trực thu dọn mẫu vật đã thực hành có hóa chất cần chôn cất sau khuôn viên trường để tránh vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, những dụng cụ thực hành cần rửa sạch sẽ trước khi chuyển về phòng thiết bị. - Cuối buổi thực hành, giáo viên cần dặn dò cụ thể cho học sinh như hoàn thành bản thu hoạch, vẽ hình, ôn lại kiến thức của chương và chuẩn bị bài mới. II. Kết quả thực nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu thực nghiệm đề tài, đa số học sinh nắm được các thao tác cơ bản trong các tiết thực hành, kỹ năng mổ và quan sát, kỹ năng nhận biết phân tính so sánh, tổng hợp tương đối tốt, tỷ lệ học sinh đạt loại khá chiếm 98%, tỷ lệ học sinh trung bình chiếm 2% không có học sinh yếu kém. C. Kết thúc vấn đề: Phương pháp thực hành là 1 trong những phương pháp giúp học sinh hoạt động 1 cách tích cực, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, giúp các em tìm tòi kiến thức hay kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học, tạo cho các em niềm hứng thú say mê trong quá trình học tập và yêu thích bộ môn. Với phương pháp thực hành, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu chương trình, tài liệu nằm nâng cao tay nghề, đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thì mới xây dựng thiết kế tiết thực hành đảm bảo phát huy trí lực và những kỹ năng của học sinh, tránh tình trạng tiết thực hành biến thành tiết dạy theo kiểu lý thuyết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. D. Bài học kinh nghiệm: Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 6 - Khâu tổ chức học sinh tiến hành thực hành, giáo viên cần quản lý chặt chẽ để tránh ồn ào gây ảnh hưởng đến các phòng học bên cạnh. - Mẫu vật cần chuẩn bị tương đối chuẩn, tươi sống hay mới tìm kiếm. - Giáo viên hướng dẫn cụ thể các bước thực hành và làm mẫu trước khi học sinh tiến hành thực hành. Quế Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 200 Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ ThÕ Trang: 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan