Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hs lớp 12 trường thpt lộc hưng qua mộ...

Tài liệu Skkn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hs lớp 12 trường thpt lộc hưng qua một số tiết trong chương trình ngữ văn

.DOC
54
1465
113

Mô tả:

Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 MỤC LỤC A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................Trang 3 B.GIỚI THIỆU .............................................................................................Trang 4 C.PHƯƠNG PHÁP.......................................................................................Trang 6 a. Khách thể nghiên cứu.......................................................................Trang 6 b. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................Trang 6 c. Quy trình nghiên cứu........................................................................Trang 7 d. Đo lường và thu thập dữ liệu ...........................................................Trang 8 D.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ..............................Trang 8 E.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................Trang 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………................………................Trang 12 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................Trang 13 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.......Trang 46 Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 1 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Tên đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình. Nhóm giáo viên nghiên cứu: 1. Nguyễn Mộng Duyên 2. Trần Thị Ngoan 3. Nguyễn Hữu Chung Đơn vị (trường, huyện): Trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên... Nhưng hiện nay, tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng. Cuộc sống tốt đẹp của con người trên trái đất đang bị đe dọa. Vì thế, việc bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/QĐ- từ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển tương lai bền vững của một đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường , xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 2 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình xanh- sạch - đẹp phù hợp với các vùng miền. Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tích hợp giáo dục môi trường vào các môn, trong đó có Ngữ văn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã mở lớp tập huấn cho tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Chính vì vậy, sau khi được tập huấn, nhóm chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình” để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra. Trước tình hình đó, việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, tranh luận động não, viết tích cực…để giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của trường, lớp, bài dạy. Giải pháp này được nhóm chúng tôi tiến hành trên hai nhóm: nhóm A gồm lớp 12A ( nhóm thực nghiệm) và 12B1 ( nhóm đối chứng); nhóm B gồm lớp 12B3 ( nhóm thực nghiệm) và 12B5 ( nhóm đối chứng) trường THPT Lộc Hưng . Lớp thực nghiệm nhóm chúng tôi thực hiện các giải pháp tác động như cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày một phút, dùng phiếu học tập... tùy nội dung, đơn vị kiến thức ở các tiết trong chương trình: Phong cách ngôn ngữ khoa học, Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Rèn kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận để tích hợp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Kết quả cho thấy: Tác động của giải pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả nhóm A:P = 0,00011 < 0,05; nhóm B: P= 0,00012< 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 3 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 B.GIỚI THIỆU - Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy cho học sinh nói chung là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Việc tích hợp “ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình” nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu ứng giáo dục cao; các em học sinh không chỉ là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác này tại gia đình và nơi mình sinh sống. - Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội mà học sinh của chúng ta có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định mình; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hoạt động xã hội; năng lực hợp tác... Ở trường THPT, nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong từng tiết học, trong đó có môn Ngữ văn. Ngoài việc giúp học sinh bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp học phù hợp với bộ môn, học sinh ngày càng có ý thức đối với tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, đồng thời biết nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường. Vì vậy, cùng với nhiều môn học khác, môn Ngữ văn cấp THPT đã góp phần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường. Đây là sự cần thiết và không thể thiếu trong quá trình góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 4 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Là giáo viên dạy Ngữ văn, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này. Làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách hiệu quả nhất? Từ đó, giáo viên không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể tác động đến nhận thức, hành vi của người chủ tương lai của đất nước trong ứng xử với môi trường sống xung quanh các em. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi viết đề tài “ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình” nhằm đưa ra một số giải pháp tác động để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12.Thông qua đó, nhóm chúng tôi muốn giới thiệu với quý thầy cô giáo và các em học sinh một số giải pháp rất có hiệu quả. Vận dụng được những giải pháp này, nó sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh được hiệu quả hơn. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 5 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 C. PHƯƠNG PHÁP I. Khách thể nghiên cứu - Nhóm chúng tôi gồm ba giáo viên: 1. Cô Nguyễn Mộng Duyên - Tổ trưởng chuyên môn - chịu trách nhiệm dạy thực nghiệm, tổng hợp nội dung, xây dựng đề tài hoàn chỉnh. 2 . Cô Trần Thị Ngoan - Tổ phó - Chịu trách nhiệm phần viết tóm tắt, giới thiệu đề tài, chấm điểm bài kiểm tra để cho khách quan dữ liệu, thu thập, tin cậy. 3. Thầy Nguyễn Hữu Chung - Giáo viên - Chịu trách nhiệm tham dự xây dựng đề kiểm tra, chấm điểm bài kiểm tra, viết các phần phân tích dữ liệu, kết luận và khuyến nghị. - Nhóm chúng tôi đều là những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, tuổi nghề ít nhất trong nhóm cũng mười một năm giảng dạy, có giáo viên nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua, trên hết là sự nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Để thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã chọn ra hai nhóm lớp có sĩ số tương đương nhau, trình độ nhận thức như nhau, các em đều tích cực trong học tập. Cụ thể nhóm A gồm hai lớp 12A và 12B1; nhóm B gồm hai lớp 12B3 và 12B5. II. Thiết kế nghiên cứu Nhóm chúng tôi dùng kết quả kiểm tra 15 phút lần 1 để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả điểm trung bình của hai lớp trong mỗi nhóm có sự khác nhau. Do đó, nhóm chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm trước tác động. Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp của nhóm A tương đương: Giá trị TB Giá trị p Đối chứng (12B1) Thực nghiệm (12A) 6,03 6,05 0,23 Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 6 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 p = 0,23 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng thuộc nhóm A là không có ý nghĩa, 2 lớp được coi là tương đương. Tương tự như thế, nhóm chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm chứng để xác định hai lớp của nhóm B tương đương.: Đối chứng (12B5) Thực nghiệm (12B3) 5,68 5,71 Giá trị TB Giá trị p 0,34 p = 0,34 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng thuộc nhóm B là không có ý nghĩa, 2 lớp được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm 01 Dạy học một số tiết trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có tác động một số giải pháp tích cực tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 03 02 Dạy học một số tiết trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 04 (12A; 12B3) Đối chứng (12B1;12B5) Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 7 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 III. Quy trình nghiên cứu 1. Chuẩn bị bài của giáo viên - Đối với các lớp đối chứng: thiết kế giáo án và giảng dạy có tích hợp bảo vệ môi trường như bình thường. - Đối với các lớp thực nghiệm, chúng tôi minh họa bằng một số tiết trong chương trình như Phong cách ngôn ngữ khoa học, Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Rèn kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận qua một số câu hỏi nêu vấn đề , sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phiếu học tập, …để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cho các em. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học, thời khoá biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. IV. Đo lường và thu thập dữ liệu Nhóm chúng tôi cho học sinh hai nhóm làm kiểm tra 15 phút để kiểm tra việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường ở các em. Dạng câu hỏi kiểm tra là trắc nghiệm 6 câu, mỗi câu 1 điểm. Tự luận là một câu 4 điểm. Sau khi học xong bài Rèn kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, nhóm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 8 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ I. Phân tích dữ liệu và kết quả Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra ở nhóm A sau tác động: Đối chứng(12B1) Thực nghiệm(12A) ĐTB 6,71 7,60 Độ lệch chuẩn 0,99 0,81 Giá trị P của T-test 0,00011 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,89 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00011 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB lớp thực nghiệm cao hơn ĐTB lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,6  6,71 = 0,99 0,89. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến lớp thực nghiệm là lớn. Nhóm A Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra ở nhóm B sau tác động: Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 9 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Đối chứng(12B5) Thực nghiệm(12B3) ĐTB 6,22 7,02 Độ lệch chuẩn 0,92 0,83 Giá trị P của T-test 0,00012 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,87 Tương tự như ở nhóm A, chúng tôi cũng nhận thấy ở nhóm B sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00012 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB lớp thực nghiệm cao hơn ĐTB lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,02  6,22 0,92 = 0,87. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến lớp thực nghiệm là lớn. Nhóm B II.Bàn luận Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 10 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 - Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm A: lớp thực nghiệm ĐTB = 7,60; lớp đối chứng ĐTB = 6,71. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,89 điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0,89. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0,00011 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải ngẫu nhiên mà do tác động. - Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm B: lớp thực nghiệm ĐTB = 7,02 ; lớp đối chứng ĐTB = 6,22. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 0,87 điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0,87. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0,00012 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải ngẫu nhiên mà do tác động. E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 11 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 I.Kết luận: Qua việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở một số tiết trong chương trình ngữ văn 12 bằng một số phương pháp dạy học tích cực thay cho cách dạy thông thường, chúng tôi nhận thấy bước đầu có kết quả khả quan, vừa đạt hiệu quả học tập vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em biết yêu quí, tôn trọng thiên nhiên, có thái độ thân thiện và có ý thức bảo vệ môi trường… Đây là động lực giúp chúng tôi có thêm niềm tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay. II. Khuyến nghị: - Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến một giờ học thành một giờ trình bày về giáo dục kiến thức môi trường, chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường. Khai thác nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường phải tự nhiên, không gượng ép để đạt hiệu quả cao. Bài giảng phải đảm bảo tính thống nhất khoa học và thực tiễn. - Bản thân giáo viên phải kiên trì, chịu khó cập nhật kịp thời tư liệu, thông tin, hình ảnh, đầu tư nhiều thời gian để soạn giáo án, chuẩn bị kiến thức, phân bố thời gian và những phương pháp phù hợp nhằm tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn để học sinh dễ tiếp thu. - Trong giảng dạy, Giáo viên nên có sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị để việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả. m«n Đề tài này nhóm chúng tôi đã thể hiện bằng văn bản. Nhóm chúng tôi rất muốn được trao đổi đề tài này với các đồng nghiệp và tất cả học sinh lớp 12 trong và ngoài phạm vi nhà trường. Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm những điều tâm huyết được trình bày trong bài này. Nhóm chúng tôi cũng mong rằng qua đây chất lượng giáo dục thế hệ trẻ ngày càng được nâng lên. Các em sẽ trở thành con người mới đáp ứng sự phát triển vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 12 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 CÁC TỪ VIẾT TẮT: TB: Trung bình ĐTB: điểm trung bình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập một ( Chương trình chuẩn) 2. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 tập một ( Chương trình chuẩn) 3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập hai ( Chương trình chuẩn) 4. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 tập hai ( Chương trình chuẩn) 5. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 ( Chương trình chuẩn) 6. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tác giả Nguyễn Văn Đường – Nhà xuất bản Hà Nội 7. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Tác giả: Phạm Tuấn Anh - Nguyễn Văn Đường – Nguyễn Trọng Hoàn – Phan Thị Lạc – Vũ Nho – Trần Thị Nhung - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. PHỤ LỤC Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 13 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 1. Địa chỉ, giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình: a. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 qua bài Phong cách ngôn ngữ khoa học: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu phần I là Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học. Khi cho tìm hiểu các ngữ liệu sách giáo khoa trang 71,72 để học sinh kết luận: Các loại văn bản khoa học gồm Văn bản a là văn bản chuyên sâu; văn bản b là văn bản khoa học giáo khoa; Văn bản c là văn bản khoa học phổ cập. Giáo viên dùng bảng phụ đưa những đoạn sau cho học sinh tìm hiểu: Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. - Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước , không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông, ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. Giáo viên nêu vấn đề: Những đoạn trên trích ở sách giáo khoa nào? Bài nào? Học sinh tìm ra được: Những đoạn trên trích ở sách địa lí lớp 12, bài 15 " Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai", nằm ở phần I là bảo vệ môi trường. Giáo viên chốt lại tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Để đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người, chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền. Tiếp theo, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học, mục 1 là tính khái quát, trừu tượng, giáo viên nêu vấn đề: Dựa vào những tư liệu thực tế và nhận định trong sách giáo khoa , cho biết tính khái quát trừu tượng của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Học sinh sẽ tìm ra các đơn vị kiến thức: Đặc trưng này biểu hiện không chỉ ở nội dung khoa học mà cả ở các phương tiện ngôn ngữ, trước hết là các thuật ngữ khoa học. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 14 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Trong văn bản khoa học có sử dụng một số lượng lớn các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học. Các khái niệm khoa học là kết quả của quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa của con người. Vì thế các thuật ngữ biểu hiện chúng cũng mang tính trừu tượng, khái quát cao Giáo viên nêu vấn đề: Trong phần I.Bảo vệ môi trường, em hãy chỉ ra một số thuật ngữ liên quan đến môi trường? Học sinh sẽ chỉ ra một số thuật ngữ: ô nhiễm, môi trường, cân bằng, sinh thái, bão lụt, hạn hán..... Giáo viên tiếp tục hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu mục hai là tính lí trí, logic và mục ba là tính khách quan, phi cá thể của ngôn ngữ khoa học. Giáo viên chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ của bài: - Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập. - Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. - Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng cơ bản: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan phi cá thể. Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện tập bài 1,2,3,4 1. Bài tập 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX - Nội dung thông tin: + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá + Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn + Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX. - Thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn - Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm: + Dùng nhiều thuật ngữ khoa học. + Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng 2. Bài tập 2: Ví dụ: Đoạn thẳng Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 15 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 - Thông thường: là đoạn không cong queo, gãy khúc - Toán học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau 3. Bài tập 3 : - Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá… - Tính lí trí và logic thể hiện ở lập luận: + Câu đầu: nêu lên luận điểm + Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế 4. Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống ( nước, không khi và đất) Học sinh thực hiện bài tập ở bảng phụ. Giáo viên sửa bài. Giáo viên dùng bảng phụ đưa đoạn văn cho học sinh tham khảo: Một trong những chức năng cơ bản của môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng các loại không gian khác như khai hoang, cải tạo các vùng đất và nước mới. Tuy nhiên, việc khai thác và chuyển đổi không gian sống phải được tiến hành trên cơ sở có ý thức và có kế hoạch, nếu lạm dụng quá mức việc khai thác và chuyển đổi này có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Giáo viên lưu ý học sinh cần đảm bảo: + Nhất quán về nội dung: các câu đều tập trung vào chủ đề “sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống” và phát triển, làm rõ chủ đề đó. + Các câu liên kết với nhau và có quan hệ lập luận chặt chẽ. + Mỗi câu, mỗi từ cần đúng về nghĩa, về phong cách khoa học. b. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 qua bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập trên lớp: I. Luyện tập trên lớp: Câu 1 trang 174: Đặc trưng cơ bản của các thao tác đã học Giáo viên nêu vấn đề: Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học?Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên? Sáu thao tác lập luận - Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 16 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 - Thao tác lập luận so sánh: Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. - Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận. - Thao tác lập luận chứng minh: Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lí hiển nhiên. - Thao tác lập luận bác bỏ: chính là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệc hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. - Thao tác lập luận bình luận: Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học. Câu 2 trang 174:Hãy xác định các thao tác lập luận được vận dụng kết hợp trong đoạn trích sau: Học sinh sẽ tìm ra trong đoạn văn Thao tác lập luận chính: phân tích (để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta). Thao tác lập luận kết hợp: chứng minh (về chính trị, về kinh tế). * Giáo viên dùng bảng phụ đưa đoạn văn có sử dụng hai thao tác lập luận cho học sinh tham khảo. Nhớ ngày xuân Việt Bắc là nhớ hoa mơ nở trắng rừng, chữ trắng là tính từ chỉ màu sắc được chuyển từ lọai thành bổ ngữ nở trắng rừng, gợi lên một thế giới hoa mơ bao phủ khắp mọi cánh rừng Việt Bắc màu trắng thanh khiết, mênh mông và bao la. “ Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” Màu xanh của cây lá được thay thế bởi màu trắng ngập tràn của hoa mơ. Mùa xuân được bao phủ bởi một màu tinh khiết, thanh nhẹ, mơ mộng, trong sáng. Cảnh thiên nhiên Việt Bắc lúc này giống như cảnh thiên nhiên khi Bác Hồ về nước Ôi sáng xuân nay xuân 41! Trắng rừng biên giới nở hoa mơ ( Theo chân bác) Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 17 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Giáo viên nêu vấn đề: Đoạn văn trên, người viết sử dụng những thao tác nào? Học sinh sẽ tìm ra: Đoạn văn trên dùng thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh Giáo viên chốt lại: Cần xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận để vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận một cách hợp lí. -Việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận nhằm làm tăng sức thuyết phục, hấp dẫn cho bài nghị luận, giúp cho vấn đề nghị luận triển khai có hiệu quả. Câu 3 trang 175 Giáo viên ra hai đề cho học sinh lập dàn ý, chọn ý triển khai thành đoạn văn. 1/ Ðề bài: a. Hãy bày tỏ ý kiến của anh ( chị) về môi trường hiện nay. b. Hãy bày tỏ ý kiến của anh ( chị) về tác dụng của việc đọc sách. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị: 2/ Dàn ý phần thân bài: Đề a: - Giải thích môi trường là gì? - Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng - Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường - Nguyên nhân - Giải pháp Đề b. - Giải thích sách là gì? - Tác dụng của việc đọc sách? + Bồi dưỡng kiến thức + Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, rèn luyện phẩm chất đạo đức + để thư giãn, giải trí - Tuy nhiên sách có nhiều loại, không phải sách nào cũng phù hợp, có ích, đòi hỏi phải có sự lựa chọn - Phê phán những người lười đọc sách và kêu gọi mọi người nên hình thành thói quen đọc sách. - GV yêu cầu HS viết thành đoạn văn có vận dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 18 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Sau 8 phút, GV gọi một vài HS trình bày văn bản đã viết và chỉ ra các thao tác lập luận mà mình đã sử dụng. Giáo viên dùng bảng phụ để đưa ra những đoạn văn cho học sinh tham khảo Môi trường là gì? "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Chẳng hạn như môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với những quy định được công nhận, thi hành ở các cơ quan hành chính các cấp, với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. ( Thao tác lập luận trong đoạn văn là giải thích và chứng minh) Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Một trong những biểu hiện đó là hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố mà phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 19 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 lớp học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết. ( Thao tác sử dụng trong đoạn văn là phân tích, chứng minh) - GV nhận xét phần trình bày của HS, củng cố bài học, có thể cho điểm nếu làm tốt. Giáo viên chốt lại: Qua các đoạn văn, chúng ta biết môi trường có vai trò quan trọng để ta sống và phát triển. Trước tình trạng ô nhiểm môi trường, mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường. Không những thế, chúng ta còn vận động những người xung quanh cùng thực hiện. - GV cho học sinh sử dụng phiếu học tập: Nêu những việc không nên làm ở lớp, ở trường Ở lớp Ở trường - Giữ gìn vệ sinh lớp học - Phá cây kiểng, hồ cá... - Không xả rác: cắt giấy, xé giấy - Thải tờ rơi tuyển sinh ra sân trường - Viết bậy lên bàn, lên tường - La hét, chạy giỡn, mất trật tự - La hét, chạy giỡn, mất trật tự - Vứt chai nước ngọt, bọc bánh tráng bừa bãi. c. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12 qua tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, giáo viên nêu vấn đề: Trong cảm nhận và tưởng tượng của Nguyễn Tuân sông Đà có những đặc tính như thế nào ? Học sinh sẽ tìm ra các đơn vị kiến thức: Con sông Đà hung bạo, dữ dằn và trữ tình, thơ mộng. Trước hết giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo, dữ dằn. Giáo viên nêu vấn đề: Tìm và phân tích những câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện sự hung bạo, dữ dằn của sông Đà ? Học sinh sẽ tìm ra các đơn vị kiến thức: Qua miêu tả của Nguyễn Tuân sông Đà hiện lên như “kẻ thù số một” của con người. Đề tài: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua một số tiết trong chương trình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan