Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống ma túy...

Tài liệu Skkn nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống ma túy

.PDF
18
316
144

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng *************** Mã số:….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Người thực hiện: Nguyễn Văn Huấn Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh Phương pháp giảng dạy bộ môn: Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh Có dính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013 0 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.Thông tin chung về cá nhân 1. Họ và tên: Nguyễn Văn Huấn 2. Ngày tháng năm sinh: 15/05/1986 3. Nam Nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp 3 – Phú Lập - Tân Phú – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0616544513(NR) 0987971513(DĐ) 6. Fax: E-Mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8 . Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng II. Trình độ đào tạo - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất – Quốc phòng III. Kinh nghiệm khoa học - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục quốc phòng - An ninh - Số năm có kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây: « Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Quốc phòng – An ninh cho học sinh trường THPT Tôn Đức Thắng » 1 I . LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đây là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện và hình thành nhân cách học sinh. Từ đó giúp các em có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác phòng chống ma túy, cũng như tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy. Việc đưa môn học này vào chương trình giảng dạy không ngoài mục đích giúp các em nhận thức được tác hại nghiêm trọng của ma túy, để tất cả các em học sinh đều nói không với ma túy, các em càng hiểu sâu hơn về tác hại của Ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và cách đề phòng việc ma túy xâm hại học đường… qua những hình ảnh sinh động những thước phim quý giá mô tả xoay quanh chuyên đề Từ thực trạng trên cùng với tình hình buôn bán vận chuyển và sử dụng ma túy ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và trực tiếp dẫn đến tình hình an ninh trật tự xã hội hiện nay vô cùng phức tạp, các tổ chức tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ người dân trong đó có cả học sinh còn thờ ơ, vô cảm và vô tâm với tình hình buôn bán vận chuyển và sử dụng ma túy. Qua công tác giảng dạy, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua thực tế về tình hình buôn bán vận chuyển và sử dụng ma túy của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, tôi mạnh dạng viết chuyên đề: “NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG MA TÚY” Với mong muốn góp một phần sức mình để các em ý thức hơn với vai trò và trách nhiệm của minh đối với bản thân, gia đình và xã hội trong việc phòng chống buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Đã đến lúc chúng ta nên đánh động một hồi chuông thật lớn về hiểm họa ma túy hiện nay. Hiểm họa ấy đang len lỏi vào trong từng ngõ ngách của cuộc sống, nó như một con hổ dũng mãnh đang rình rập chú nai con, chỉ cần một bước sẩy 2 chân chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy không lối thoát. Chúng ta - những người công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải có trách nhiệm , chung tay, góp sức của mình để ngăn chặn sự phát triển của những con số khổng lồ về số người nghiện ma túy trong xã hội nói chung cũng như giới trẻ nói riêng. Bản thân chúng ta những người học sinh đã có những hiểu biết thật chính xác về nó chưa? Tại sao rất nhiều bạn trẻ nghiện nó? Có lẽ do những suy nghĩ của từng thời điểm, khát vọng vươn lên của mỗi con người nên đã trót "nhúng tay vào chàm". Họ cũng như chúng ta, muốn được mọi người xem trọng trong "cái Xã Hội" mà họ nghĩ còn nhiều bất công này nhưng không có lối thoát, sự chán nản, bi quan về gia đình, về cuộc sống, tình yêu ... đã cuốn người ta xoáy họ đến lỗ đen “vũ trụ”. Là con người mà, ai mà chẳng mang nhiều khát vọng, ai mà chẳng muốn cho mình có một tương lai tươi sáng tốt đẹp, không ai muốn mình sẽ trở thành một thứ cặn bã của xã hội. Vậy tại sao chúng ta không sống có ích mà lại vướng bận những chuyện không đâu đó. Không những nên sống tốt không rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội chúng ta cần giúp đỡ, đồng cảm đến với họ, chứ không phải chúng ta đem đến cho họ sự xem thường, dạy đời và những ánh mắt khinh bỉ họ... Đây chính là nguồn động lực giúp các bạn lầm lỡ bước có niềm tin hơn về cuộc sống, sự tìm lại chính mình. Hy vọng sau khi đọc xong chuyên đề này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về vấn đề “nóng” của xã hội này và sự sẻ chia đối với những người nghiện. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Giới thiệu chung về huyện Tân Phú: Tân Phú là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, được hình thành từ ngày 01/07/1991, gồm có 17 xã và 1 thị trấn. Với diện tích đất tự nhiên là 77.373 ha nên xét về mặt bằng chung Tân Phú là một địa bàn khá rộng, dân cư phân bố không đồng đều, đa số là dân nhập cư đến từ mọi miền đất nước nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề an ninh của huyện. Bên cạnh đó, Tân Phú còn là huyện có những khu vực tôn giáo riêng và là một vùng đất có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống( có tất cả 17 dân tộc sinh sống hầu như rải rác khắp địa bàn) nên Tân Phú là một trong những huyện được nhà nước hỗ trợ kinh tế với các chính sách 134,135,136. Mặc dù được sự quan tâm của nhà nước nhưng Tân Phú vẫn còn rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Do vậy, việc học tập cho con em cũng còn nhiều trở ngại, khó khăn và thiếu thốn. Không những thế, Tân Phú còn là một huyện tiếp giáp với 3 tỉnh khác đó là Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Phước - là đầu mối giao thông với các tỉnh lân cận nên tình hình an ninh khu vực Tân Phú có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong những năm gần đây, tội phạm đa số là ở tuổi thanh thiếu niên, thậm chí có những em là học sinh còn đang còn ngồi trên ghế nhà trường ngày càng tăng cao với mức độ khá nguy hiểm mà nguyên nhân chủ yếu là do: Trình độ nhận thức của một số vùng, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến con cái mà chỉ lo làm kinh tế không quan tâm đến sinh hoạt học tập, sự phát triển tâm sinh lý dẫn đến các em bị xâm hại hoặc bị lôi kéo thực hiện các hành động thiếu lành mạnh. 3 Với một thực tế như thế nên việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống ma túy cho các em học sinh khi các em sắp trở thành 1 công dân của xã hội là rất cần thiết vì đó chính là cơ sở giúp các em biết được những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như vị trí, vai trò của mình, hướng các em làm những việc nên làm để trở thành người có ích cho xã hội. 2.2. Nội dung và biện pháp thực hiện: 2.2.1 Về phía giáo viên: Giáo viên (GV) tìm hiểu kĩ sách giáo khoa, chọn những nội dung phù hợp có thể cho các em tìm hiểu thực tế. Sau đó, chia lớp ra thành 4 nhóm. Cho các nhóm đề cử nhóm trưởng và nhóm trưởng có quyền quản lí các thành viên trong nhóm của mình trong quá trình tìm hiểu thực tế và có trách nhiệm báo lại cho GV những trường hợp mà một số bạn không hợp tác. Giáo viên phân công nội dung, công việc cụ thể cho từng nhóm và quy định thời gian hoàn thành (thời gian hoàn thành là 2 tuần, các nhóm phải nộp lại cho giáo viên theo đúng thời gian qui định, để giáo viên tổng hợp và xử lí những thông tin chưa thật sự chính xác trước khi giao lại cho học sinh trình bày trên lớp). Hình thức thực hiện tùy học sinh lựa chọn, có thể báo cáo bằng thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)…tùy theo khả năng của nhóm để các em lựa chọn. (riêng nhóm nào sử dụng CNTT phải báo trước cho GV trước 1 tuần để GV chuẩn bị phòng máy). Giáo viên có thể liên hệ trước với các phòng ban (cụ thể là ban công an xã, huyện) để nhờ họ giúp đỡ các em trong quá trình tìm hiểu thông tin, tình huống thực tế phục vụ cho nhu cầu giáo dục. (Tránh những tình huống khó khăn đáng tiếc làm nản lòng học sinh) Kết quả tìm hiểu thực tế của các nhóm sẽ được giáo viên chọn lọc những tình huống thực tế phù hợp để đưa vào minh họa cho bài học. Nhằm mục đích: “ giúp các em hiểu thêm về những sự việc vẫn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày”, từ đó, giáo dục ý thức trong việc phòng chống ma túy cho các em. Chú ý: Tùy vào nội dung bài học giáo viên có thể cho các em trình bày 1 hoặc 2 tình huống để tránh tình trạng các em trình bày tràn lan làm ảnh hưởng đến tiết học (thời gian trình bày giáo viên nên quy định cụ thể mỗi nhóm chỉ trình bày từ 5 đến 7 phút). Nếu hết thời gian các nhóm vẫn chưa trình bày xong, giáo viên có thể sử dụng thêm tiết dự phòng để các em được trình bày hết phần tìm hiểu của mình) 2.2.2. Về phía học sinh: Các nhóm theo sự phân công của giáo viên tự bố trí thời gian thuận tiện để tìm hiểu. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc nhóm trưởng chia nội dung ra để mỗi học sinh tự tìm (nhóm trưởng nên quy định thời gian cụ thể cho phần tìm hiểu của các thành viên trong nhóm) và sau đó tập hợp những nội dung đó lại để thống nhất nội dung và kết quả làm việc của nhóm mình (phần này giáo viên để học sinh linh động chọn cách làm việc cho mỗi nhóm). Sau khi tìm hiểu xong, Giáo viên để các nhóm cử đại diện trình bày phần kết quả tìm hiểu của nhóm mình (thời gian trình bày giáo viên sẽ quy định trước). 4 Hình thức trình bày là thuyết trình hay sử dụng công nghệ thông tin……...( các nhóm được tự do lựa chọn) 2.2.3 Giao đề tài cho học sinh: Giáo viên giao phần công việc cho các nhóm tìm hiểu với những nội dung như sau: - Nhóm I: Tìm hiểu thế nào là ma túy, có bao nhiêu loại ma túy đang lưu hành và nguyên nhân dẫn đến Thanh Thiếu Niên nghiện ma túy? - Nhóm II: Tìm hiểu về dấu hiệu nào nhận biết người nghiện ma túy, những tác hại do ma túy gây ra và việc chữa trị cho người nghiện như thế nào? - Nhóm III: Tìm hiểu về thự trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy và Học sinh cần làm gì để tránh xa ma túy? - Nhóm IV: Tìm hiểu về thực trạng ma túy ở Việt Nam và trên thế giới? 2.3. Kết quả thực hiện: Sau quá trình tìm hiểu, kết quả thực hiện của các em đã thu nhận như sau: 2.3.1 Nhóm I: Tìm hiểu thế nào là ma túy, có bao nhiêu loại ma túy đang lưu hành và nguyên nhân dẫn đến Thanh Thiếu Niên nghiện ma túy? Khái niệm chất ma tuý : Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Trong đó: Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Đặc điểm của chất ma túy: + Là chất độc, có tính gây nghiện + Có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo + Khi đi vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng. + Được quy định trong Danh mục của Chính phủ. Một số điểm chú ý: + Cấm sử dụng chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào dù chỉ một lần (lưu ý hình thức nếm) + Quá trình tiếp xúc cần có dụng cụ bảo hộ Có bao nhiêu loại ma túy đang lưu hành: Có 4 Loại - Phân loại dựa theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma túy. - Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma túy. - Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng. - Phân Loại dựa vào tác dụngcủa nó đối với tâm sinh lí người sử dụng. * Phân loại dựa theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma túy. Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: là chất ma túy có sẵn trong tự nhiên là những ancaloit của một số loại thực vật như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa. Chất ma túy bán tổng hợp: là chất ma túy mà một phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Từ những nguyên liêu này người ta cho phản ứng với các chất hoá hoc (tiền chất) để tổng hợp ra chất ma tuý mới. Gọi là chất ma tuý bán tổng hợp, chất này có độc tính mạnh hơn chất ma tuý ban đầu . 5 Chất ma tuý tổng hợp: là các chất ma tuý nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm đều được tổng hợp trong phòng thí nghiệm như Amphetamine, .. * Phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma tuý. Là phương pháp phân loại mà người ta căn cứ vào đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma tuý, người ta phân loại các chất ma túy theo họ hợp chất. Ví dụ: morphine, heroine, codeine là những chất có đặc điểm cấu trúc hoá học tương tự nhau. Đây là phương pháp phân loại mà chủ yếu là các nhà khoa học họ nghiên cứu để phục vụ vào quá trình điều chế sản xuất ra những chất phục vụ vào việc nhận biết các chất ma tuý hay những loại thuốc dùng vào việc cai nghiện ma tuý. * Phân loại dựa vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng Có 2 Loại: Các chất ma tuý có hiệu lực cao là những chất ma tuý có khả năng gây nghiện và độ độc tính mạnh. Ví dụ: Heroine, Amphetamine. Các chất ma tuý có hiệu lực thấp là những chất ma tuý có độ độc tính và khả năng gây nghiện thấp hơn. Ví dụ: Cần sa, thuốc phiện * Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí người sử dụng. Gồm có 3 nhóm! Nhóm chất ma túy an thần. Nhóm chất ma túy gây kích thích. Nhóm chất ma túy gây ảo giác Nguyên nhân nào đưa các em Thanh Thiếu Niên ( TTN ) vào con đường nghiện ma túy? Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực. Ngược lại khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng trẻ thơ. Điểm bị xâm hại đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện → đi tìm nơi gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung những điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động (tinh thần) vừa và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi phó mặc và lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con đường sành điệu trong ăn chơi. Những đồng cảm đáng ngại ấy là: 6 - Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu → Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập → Bỏ - Trốn học. - Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình. - Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị mê hoặc kiểu cách “sành điệu”. - Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ. 2.3.2 Nhóm II: Tìm hiểu về dấu hiệu nào nhận biết người nghiện ma túy, những tác hại do ma túy gây ra và việc chữa trị cho người nghiện như thế nào? Dấu hiệu nào giúp nhận biết một người nghiện ma túy? Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường. Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày.việc chữa trị cho người nghiện như thế nào? Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo chí. Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 23 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi đi về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường (do táo bón - tiểu gắt). Dần dần da mặt không còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ. Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định (các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”). Những tác hại do ma túy gây ra: * Gây tổn hại về sức khỏe: - Ma túy được đưa vào cơ thể theo nhiều hình thức khác nhau như: đường tiêu hoá, hô hấp , đường máu, đường tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực tiếp cho các cơ quan. - Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. - Người nghiên ma túy ngoài tổn hại về sức khoẻ, còn tổn hại về thần kinh. * Gây tổn hại về tinh thần: - Nghiện ma túy gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. - Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm ( ảo giác, hoang tưởng, kích động) và hội chứng loạn thần kinh muộn, ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. * Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình. Tại sao ma túy lại có thể gây tổn hại như vậy? - Phải chi một khoản tiền không nhỏ cho mỗi lần sử dụng ma tuý. - Khi đã nghiện không có tiền hút trộm cắp hành hung cha mẹ anh em, vợ 7 con, đập phá tài sản gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cộng đồng và phá vỡ hạnh phúc gia đình. - Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế. - Hàng năm nước ta phải chi phí rất lớn cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. - Làm suy giảm sức lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng. - Người nghiện hầu hết ở độ tuổi lao động, vì vậy đào tạo thay thế là khó khăn. - Đầu tư nước ngoài cũng giảm vì họ ngại đầu tư vào những nước có tỉ lệ người nghiện cao. * Tác hại của ma tuý đối với an toàn trật tự xã hội. Khi đã trở thành nô lệ của ma túy, nhu cầu của tiền bạc đối với người nghiện là vô cùng lớn Trong khi đó khả năng về tiền bạccủa gia đình và bản thân lại không thể đáp ứng, lúc đó họ có thể làm bất cứ chuyện gì để thoả mãn cơn nghiện, kể cả giết người, cướp của.. Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma túy trái phép của các đối tượng và sự tụ tập kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác sễ gây bất ổn về an ninh Việc chữa trị cho người nghiện như thế nào? Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống và bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ là cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy. Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơn giản: Phức tạp vì: - Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi họ phải vượt qua chính họ trong khi họ rất yếu đuối dễ dãi cho chính mình - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma túy, vừa tôn thờ ma túy. - Họ không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người bình thường khác. - Họ bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày. - Họ vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng nghiện (vì khởi đầu tuổi nghiện thường 15 – 16 = lớp 9, lớp 10). - Việc chữa trị cho người nghiện cần chuyên biệt hóa, cá biệt trong thời gian dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách. Trong khi đó tính kiên nhẫn, sức chịu đựng của họ không cao, chưa kể họ bị suy sụp đạo đức đáng kể. Đơn giản bởi: - Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy. - Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân họ đã sẵn sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn. - Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. 8 Bước tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những tác động “chống tái nghiện”. - Lưu ý khác: người nghiện có thể chủ quan và tái nghiện với suy nghĩ cai nghiện (cắt cơn) đơn giản và kích thích việc sử dụng lại ma túy, khi không muốn nữa thì cai vì cai dễ dàng không tốn kém, đây là suy nghĩ bệnh hoạn dễ xuất hiện trong cơn thèm nhớ ma túy 2.3.3 Nhóm III: Tìm hiểu về thự trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy và Học sinh cần làm gì để tránh xa ma túy Dù đã rất nỗ lực để ngăn ngừa tình trạng nghiện ma túy nhưng những con số thống kê từ hội nghị phòng chống ma túy trong trường học vừa được tổ chức tại Hà Nội khiến những người có trách nhiệm chưa thể yên lòng. Thậm chí nỗi lo ngày càng lớn hơn khi những "biến thể" của ma túy đang có chiều hướng "tấn công" mạnh mẽ vào đối tượng là học sinh (HS), sinh viên (SV). Có đến 70% đối tượng liên quan đến ma túy là thanh niên Theo báo cáo của các địa phương, đối tượng nghiện ma túy đều chủ yếu ở trong độ tuổi thanh thiếu niên, con số này chiếm tới 70%, trong đó có không ít đối tượng là HS, SV. Tại Hà Nội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy cho biết: qua điều tra 170 đối tượng nghiện, sử dụng ma túy tổng hợp đã phát hiện có tới 9 HS và 21 SV. Từ đầu năm 2000 đến nay đã có 19 vụ sử dụng ma túy tổng hợp và thuốc lắc bị triệt phá, trong đó cũng phát hiện có 8 HS và 22 SV tham gia. Đáng lưu ý là ở các đô thị và thành phố lớn, số đối tượng nghiện ma túy đã giảm nhưng chuyển sang các hình thức tinh vi hơn, còn ở nông thôn miền núi thì con số này đang ở mức báo động. Năm 2005, tại tỉnh Sơn La có tới 189 HS và 132 giáo viên nghiện và phạm tội ma túy. Thái Nguyên có 73 HS, SV liên quan đến ma túy, Nghệ An có 104 HS, SV... Tại nhiều tỉnh thuộc nông thôn và miền núi, số HS, SV nghiện và phạm tội ma túy tăng lên Do gia đình hay nhà trường: Nhận xét về tình trạng nghiện ma túy trong HS, SV, nhiều đại biểu cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do nhiều HS, SV, thanh thiếu niên con nhà khá giả thiếu sự quản lý của gia đình đã bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường nghiện ngập và buôn bán ma túy. Tuy nhiên, nhà trường cũng còn một số thiếu sót trong việc phòng chống ma túy. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: một số trường thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường để loại trừ nguy cơ về ma túy; chưa nắm chắc tình hình và đánh giá đúng thực trạng HS, SV nghiện ma túy để có các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn; có trường khi phát hiện HS, SV nghiện ma túy còn giấu giếm hoặc đuổi học HS, SV đó để giải quyết việc trong sạch đội ngũ! 9 Một nguyên nhân khác là công tác tuyên truyền cho cán bộ nhà trường, cho phụ huynh HS để mọi phụ huynh, mọi tổ chức, đoàn thể nắm được pháp luật, tác hại của ma túy và chủ động phòng ngừa ở nhiều địa phương, nhất là vùng cao, miền núi, vùng sâu còn rất yếu và chưa đạt yêu cầu. Một số giáo viên ở vùng cao, miền núi sử dụng và buôn bán ma túy gia tăng cho thấy công tác quản lý cán bộ ở một số địa phương còn lơi lỏng và chưa sâu sát; quy định về xử lý HS, SV vi phạm về ma túy của Bộ GD-ĐT đến nay đã không còn phù hợp... Hầu hết các đại biểu đều cho rằng: việc phòng chống ma túy học đường không chỉ là trách nhiệm của hai ngành giáo dục và công an. Nó là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là vai trò của mỗi gia đìnhnhư Lạng Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình, Hà Nam, Lâm Đồng, Long An, Bến Tre, Cà Mau… Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường cần lưu ý: Trẻ TTN kể cả thành niên rất cần hơi ấm gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi nương tựa vững vàng. Thầy cô, nhất là ba mẹ có thể làm tổn thương trẻ khi giáo dục áp đặt quá nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, khó khăn với ba mẹ và thầy cô. Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em từ phía sau. Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm, đỡ đần ba mẹ, (tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu). Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng... Là HS chúng ta phải làm gì để phòng chống ma túy? HS cần thực hiện tốt các nội dung sau đây: Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành. Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào. Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma túy. Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy. Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn buôn bán ma túy, phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý phải 10 báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường. Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán. Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Hội Phụ nữ phát động. Hưởng ứng tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động. Chúng thường lôi kéo, rủ rê những HS yếu kém, HS bị xử lý kỷ luật và HS con nhà giàu có. Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nan xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. 2.3.4 Nhóm IV: Tìm hiểu về thực trạng ma túy ở Việt Nam và trên thế giới Tại Việt nam: Theo Giáo sư Trần Minh Thái và Bác sĩ Mạc Bìa cho biết đến cuối thời Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh chưa thấy một tư liệu nào nói về hút thuốc phiện ở Việt nam, Năm 1820 bắt đầu có người hút á phiện do thương nhân người Hoa đem qua. ( Tài liệu rời của cha Quang Uy, Tình hình nghiện ma túy và chất gây nghiện, trên Epphata Việt nam số 7.) Riêng ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Thương Binh Xã Hội ( 1996 ), nước ta ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy. (Còn theo báo Tuổi trẻ ngày 04/05/2001 cho biết hiện nay ở Việt nam có 101.036 người nghiện ma túy) trong đó, 70% ở độ tuổi trẻ, 80% là nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự. Riêng ở Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 93%. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em. Những con nghiện ở Việt nam mỗi năm đốt 50 tỉ đồng. Tiền cho chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm 1996 là 20 tỉ đồng. Từ năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống trong cả nước là 125 tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường), hoặc 4 -5 trường đại học (25 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng. (. Tài liệu rời của cha Quang Uy, Tình hình nghiện ma túy và chất gây nghiện, trên Epphata Việt nam số 7) Tại thành phố Hà Nội 1995, có 5.000 người nghiện, đến 1998 là 13.000 người.Tại Sài Gòn, tháng 07/1997, số người nghiện mà công an nắm được là 4.500 người; đến tháng 07/1998 là 10.038 người, trong đó 81% ở độ tuổi dưới 30. Nhưng thực tế ước tính, tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20.000 con nghiện, với 632 khu vực liên quan đến mua bán tổ chức chích hút ma túy. Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử ... Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi trẻ đơn sơ, dễ bị lôi cuốn. Các em không thể biết rằng, sa vào ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình hiện tại và tương lai; mà các em bị hủy hoại tức là tương lai của đất nước bị tàn phá. Đây là môt vấn đề gây bao lo lắng bức xúc cho các nhà giáo dục nói riêng và cả nước ta nói chung. 11 Trên thế giới: Vấn nạn ma túy: Mãi đến thế kỷ 17, nhân loại vẫn chưa nước nào biết dùng á phiện để hút như lạc thú. Vậy mà nay tình hình nghiện ma túy đã khác hẳn. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 50 triệu người nghiện xì ke ma túy, (nhưng đó chỉ là con số có đăng ký, theo số liệu Liên Hiệp Quốc phải có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người - Bách khoa tri thức phổ thông, trang 557) trong đó 6 triệu người nghiện cocaine, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa, 9 triệu người thường xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an thần . (. Tài liệu rời của Bác sĩ Trần Minh Thái và Mạc Bìa, Phương pháp cắt cơn đói ma túy.) Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việt nam), Lưỡi liềm vàng ( Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu mỹ la tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia ... Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp nơi, mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu âu. Trong khi Mỹ la tinh là nguồn cung cấp chủ yếu cocaine cho thị trường rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây âu - 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ở Đông nam á là: "Trung tâm kinh tế thuốc phiện" lớn nhất thế giới. Sản xuất 2.000 tấn/năm 3. ( Tài liệu rời của cha Quang Uy, Tình hình nghiện ma túy và chất gây nghiện, trên Epphata Việt nam số 7 Châu á sản xuất 80% heroine cho thị trường thế giới.) Ma túy ( Con bạch tuộc ): Buôn bán ma túy là có lợi nhuận cao nhất. Hiện nay giá 1kg heroine tại Tam giác vàng là 150 - 200 USD, nhưng tại Mỹ là 200.000 USDTheo số liệu của Liên Hiệp Quốc thu nhập do buôn lậu ma túy trên thế giới hằng năm 400 - 500 tỉ USD (trong đó, heroine 200 tỉ USD, cocaine 150 tỉ USD). Giá 1kg cocaine sạch đem lại 50.000 USD tiền lời tại Ý, và 25.000 - 30.000 tại Đức và Mỹ. Cho nên các đường dây buôn lậu ma túy hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới và hoạt động chằng chịt. Interpol ước tính rằng có ít nhất chính phủ của 12 nước nằm dưới sự kiểm soát của Mafia. Các băng đảng này có số vốn lưu động là 400 - 500 tỉ USD. Hàng năm, cảnh sát chỉ phá được 5 - 10% các vụ buôn lậu. Các băng đảng buôn lậu ma túy lớn nhất nằm ở Ý và Colombia; Châu á thì có Khunsa ở vùng Tam giác vàng 4. ( Tài liệu của Ủy ban kinh tế Thái bình dương - Liên Hiệp Quốc, 2000) Thử làm một bài toán: Trong khi Mỹ la tinh sản xuất ma túy nhiều nhất, thì Mỹ lại là thị trường tiêu thụ lớn nhất, 60% khối lượng ma túy toàn cầu và mỗi năm chi khoảng 175 tỉ USD. Theo cục đấu tranh phòng chống ma túy ở Hoa kỳ( DEA ) cho biết: Hiện nay tại Mỹ có 6 triệu người nghiện cocaine (150 - 200 USD/tuần/người), cần sa có 19 triệu người thường xuyên dùng nó. Riêng tại Thành phố NewYork là 300.000 người. Chỉ tính riêng 6 triệu người nghiện cocaine ở Hoa kỳ thôi thì mỗi năm đã tiêu hết 43 tỉ 200 triệu USD/năm (46.800 triệu USD) = 648.000 tỉ VND . Nếu nhân lên trên toàn thế giới thì số tiền lãng phí là vô cùng lớn đối với chúng ta. x. Vũ Ngọc Bừng, Phòng Chống Ma Túy Trong Nhà Trường, NXB Giáo Dục và NXB Công An Nhân Dân, 1997, trang 5,66,94,105 3. Đánh giá kết quả tìm hiểu thực tế của Học sinh: 3.1. Ưu điểm: 12 Phương pháp này giúp các em có thể vận dụng được tốt tư duy của mình để tăng thêm nguồn cảm hứng và tâm lí thoải mái trong tiết học bằng các hình ảnh, đoạn nhạc, tự do sáng tạo, phần hình thức thực hiện với mục đích nhằm làm sáng tỏ thêm phần nội dung vừa tìm hiểu. Tinh thần hợp tác và đoàn kết sẽ được phát huy thông qua quá trình cùng nhau làm việc của các em. Tự mình xâm nhập thực tế để tìm hiểu sẽ giúp các em trân trọng hơn những thành quả mà mình đạt được. Nắm được tình hình thực tế về an ninh quốc phòng tại địa phương, từ đó có thái độ tự giác, tích cực trong học tập để nâng cao nhận thức của mình, cũng như kết hợp chặt chẽ cùng nhà trường và điạ phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh. 3.2. Khuyết điểm: Một số học sinh chưa thật tập trung vì vậy có thể dẫn đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức không cao. Một số học sinh không hợp tác với bạn bè và việc tìm hiểu thực tế chỉ mang tính chất đối phó. Vì vậy, sẽ dẫn đến một số lớp có học sinh mượn bài của nhau chép lại. Số liệu một số nhóm chưa thật sự chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải có nguồn thông tin, tư liệu đáng tin cậy, nên quá trình xử lí các số liệu của nhóm trước khi để các em trình bày khá mất thời gian. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Môn GDQP-AN là môn học còn khá mới mẻ với các em, một số nội dung trong môn học còn khô khan, tài liệu tham khảo và mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tìm tòi, học hỏi để có thể mang đến cho các em một luồng sinh khí mới trong mỗi tiết học, giúp các em có thể chủ động nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất. Chính vì vậy, tôi đã để các học sinh của mình chủ động tìm hiểu để nắm bắt, xử lí những thông tin từ chính thực tế tại địa phương nơi các em đang sinh sống. Mặc dù thời gian đầu cũng gặp phải một số khó khăn vì các em vẫn chưa quen với cách làm việc mới của tôi. Nhưng sau đó, tôi thấy các em mạnh dạn hơn, yêu thích hơn, sáng tạo hơn, thoải mái hơn khi đến tiết học vì thông qua đó các em có thể tự do phát biểu ý kiến, nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về các vấn đề mà các em đã được biết, đã được tìm hiểu. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có đến 99% các em thích thú với việc tự mình tìm hiểu thực tế và kết quả học tập của các em cũng cải thiện rõ rệt. Dưới đây là kết quả thống kê của tôi đối với những em áp dụng phương pháp học mới so với những em chưa được triển khai ở các năm học trước. Sau khi các em tìm hiểu, viết báo cáo và thực hiện báo cáo về nội dung của nhóm mình, từ những báo cáo của các em tôi đã sử dụng kiến thức tìm kiếm được của các em, để các em vận dụng trong bài kiểm tra 1 tiết và kết quả như sau: * Câu hỏi 1 : Em hãy nêu khái nệm về ma túy? Các loại ma túy thường gặp? * Câu hỏi 2 : Em hãy nêu vai trò, trách nhiệm của mình trong phòng chống ma túy? 13 * Câu hỏi 3 : Em hãy nêu tóm tắt tình hình buôn bán vận chuyển và sử dụng ma túy ở địa phương em hiện nay ? ***** Kết quả đánh giá bằng điểm số sau khi các em làm bài được tôi ghi nhận sau đây: Kết quả bài kiểm tra của các em NH: 2010 2011 Lớp 10b7 10b1 10b3 10b4 10a Tổng cộng Sĩ số học sinh 42 38 37 39 40 196 Kết quả Giỏi SL 5 4 5 7 3 24 % 12% 11% 13% 18% 8% 12% Khá SL 18 16 20 21 14 89 % 43% 42% 54% 54% 35% 45% Trung bình SL % 16 38% 16 42% 11 30% 10 25% 21 52% 74 38% Yếu SL % 3 7% 2 5% 1 3% 1 3% 2 5% 9 5% Từ kết quả trên so sánh với kết quả dưới đây, khi các em thực hiện phương pháp học mới thì kết quả khả quan hơn rất nhiều. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao, cụ thể năm học 2010 – 2011 (chưa áp dụng phương pháp phân nhóm) so với năm học 2011 – 2012 tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 12% lên 20% học sinh khá từ 45% lên 68%, học sinh trung bình giảm từ 38% xuống còn 10%, học sinh yếu từ 5% xuống còn 2%, từ kết quả này đã cho tôi thấy được phương pháp mới này giúp các em lĩnh hội tốt hơn kiến thức môn học. Đây cũng là điểu khích lệ, động viên tinh thần tôi rất nhiều, cũng như tạo động lực cho tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao tính sáng tạo… để những gì truyền đạt đến học sinh đạt kết quả tốt nhất và cao nhất . Kết quả bài kiểm tra của các em NH: 2011 2012 Lớp 10a 10b1 10b2 10b3 10b4 10b5 Tổng cộng Sĩ số học sinh 42 41 38 36 36 37 230 Kết quả Giỏi SL 8 11 7 6 5 9 46 % 19% 27% 18% 17% 14% 24% 20% Khá SL 26 27 24 26 29 25 157 % 62% 66% 63% 72% 80% 68% 68% Trung bình SL % 8 19% 2 5% 6 16% 3 8% 1 3% 3 8% 23 10% Yếu SL % 0 0% 1 2% 1 3% 1 3% 1 3% 0 0% 4 2% Qua những sáng tạo để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên, đã đem lại những kết quả rõ nét trong giảng dạy và hiêu quả trong công tác triển khai việc cộng tác học tập, rèn luyện của thầy và trò… điều này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức nhanh hơn, dễ hơn, tạo cho các em sự hứng thú, tự tin, chủ động và sẵn sàng cho việc học tập, tiếp thu kiến thức . 14 * KẾT LUẬN Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này cho các em học sinh, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cho môn học được coi là trọng tâm, cơ bản. Có làm được như vậy thì mới cơ bản giải quyết phần nào những khó khăn mà thầy và trò ở các trường THPT đã và đang gặp phải. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu và cảm nhận bước đầu đưa vào thực hiện tại trường THPT Tôn Đức Thắng, nơi tôi đang công tác và đã đạt được kết quả khá khả quan, với hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT, thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo chung của môn học. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua công tác giảng dạy, tình hình thực tế khi áp dụng phương pháp này, cũng như kết quả học tập của các em khá khả quan so với phương pháp truyền đạt cũ. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề có liên quan đến môn học như sau: Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDQP-AN bằng cách cử đào tạo chuyên sâu và có bài bản (hiện nay Bộ GD & ĐT đã có kế hoạch triển khai, và đã thực hiện), vì hầu hết giáo viên GDQP-AN hiện nay chỉ được đào tạo ngắn hạn nên trình độ cũng như kiến thức còn hạn chế. Cần đầu tư trang thiết bị hơn nữa để công tác giảng dạy đạt kết quả cao hơn, vì đây là môn học được xem là môn đặc thù nên tài liêu tham khảo, dụng cụ giảng dạy còn rất thiếu thốn. Các cấp, ban, ngành cần tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có điều kiện nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, để công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức được tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu trong thời kì mới. Công tác tập huấn hàng năm cần thực hiện bài bản hơn, chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, qua các đợt thi giáo viên giỏi, các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nếu giáo viên nào, đề tài nào đạt kết quả cao cần triển khai mở rộng cũng như đưa vào chương trình tập huấn, để những giáo viên khác có thể tham khảo, nếu thấy phù hợp với điều kiện địa phương, cơ quan nơi mình đang công tác thì có thể áp dụng, để công tác giảng dạy đạt kết quả cao… Đề tài này chỉ là một góc nhìn nhỏ mà trong 4 năm làm công tác giảng dạy môn GDQP-AN tôi đã tích lũy đựợc, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 15 1. 2. 3. 4. 5. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 (Sách giáo khoa) Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 (Sách giáo viên) Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng (www.quocphonganninh.edu.vn) Thông tin trên mạng Internet. Thông tin tư liệu. Luật phòng chống ma túy 16 SỜ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị : THPT Tôn Đức Thắng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Phú, ngày 25 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm : “Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống ma túy.” Họ và tên tác giả : Nguyễn Văn Huấn Đơn vị : Tổ Thể dục – GDQP-AN Lĩnh vực : Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn :  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác :  1.Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 17 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng