Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm tự sự trong trường thpt từ kĩ năng khai ...

Tài liệu Skkn nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm tự sự trong trường thpt từ kĩ năng khai thác tình huống truyện

.DOC
20
93
105

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học phổ thông: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn và đặc biệt là bước vào đời sống. Đó là những con người có vốn hiểu biết xã hội, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ… như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, học sinh được tiếp nhận những văn bản thuộc văn học dân gian. Đây là bộ phận văn học lưu giữ những kiến thức xã hội trong nhiều thời đại, đồng thời qua đó cũng kết tinh những tinh thần nhân văn cao đẹp. Văn học dân gian chính là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống để giúp người dân lao động qua bao thời đại, chống lại bao nhiêu kẻ thù, thích ứng được với mọi biến thiên cuộc đời. Vì vậy, học bộ phận văn học này, học sinh sẽ luôn được tiếp nhận những bài học nhân sinh sâu sắc, các triết lí về đấu tranh, sinh tồn và phát triển mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, có quá nhiều khoảng cách giữa tác phẩm văn chương với người đọc nói chung, với học trò nói riêng - đó là khoảng cách giữa hiện thực và văn chương (hay giữa văn và đời); giữa bối cảnh sáng tác và thời đại sống của học trò. Thực tế ấy đã khiến văn chương mãi chỉ là thế giới xa lạ với những khoảng cách không được xóa bỏ; những thông điệp trong tác phẩm trở thành thứ lý thuyết đơn thuần sách vở, và do đó rất ít sức thuyết phục với học trò. Vì vậy, những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên văn trăn trở, bối rối, đó là tình trạng học trò chán học văn, chán văn chương. Học trò thường có cảm giác hoặc buồn ngủ vì những điều phải nghe 1 như không liên quan gì đến các em. Một trong những nguyên nhân là do đặc trưng của bộ môn. Kiến thức học sinh cần tiếp nhận không dừng lại ở tác phẩm mà là ở những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, những thông điệp tư tưởng, nghệ thuật nhà văn muốn gửi gắm, biểu hiện trong tác phẩm. Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Một bộ phận học sinh được gia đình bao bọc, lập trình sẵn cho tương lai của mình, các em trở thành những cô, cậu ấm. Vì vậy, sự hiểu biết về xã hội, sự giàu đẹp trong đời sống tâm hồn của các em đang bị thu hẹp theo thời gian. Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh lớp 10, các em đã có sự biến đổi không kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh lý cơ thể, trong thế giới nội tâm, thoát vui, thoắt buồn, vốn hiểu biết xã hội của các em còn rất hạn chế nhưng thích lí sự và hay chống đối ý kiến của cha mẹ và thầy cô. Vì những lí do trên, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giáo dục của văn học, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Sau đây tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: “ Giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ Đọc – hiểu Ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề xuất một cách thức dạy và học có hiệu, nhằm giúp giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức xã hội, chắt lọc tinh thần nhân văn qua những văn bản văn học dân gian. 3. Giới hạn nghiên cứu Phần Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu 2 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về Văn học dân gian Việt Nam và nước ngoài; viết về vai trò, giá trị của văn chương đối với xã hội và nhân cách con người. Đọc, nghiên cứu các văn bản văn học dân gian trong chương trình lớp 10 THPT. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trao đổi trực tiếp với học sinh để tìm hiểu về vốn hiểu biết xã hội, khả năng lĩnh hội những giá trị nhân văn khi học văn. Khảo sát một số bài viết của học sinh trên lớp. - Phương pháp so sánh thống kê. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò của văn học dân gian Nghị quyết TW Đảng lần 5 Khóa VIII đã đề ra đường lối xây dựng: “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong thời kì hiện nay, đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, trong đó ngành Giáo dục có vai trò then chốt. Một trong những nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chúng ta phải phát huy văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, trong đó văn học dân gian có một vị trí to lớn. Phát huy vai trò của văn học dân gian là nuôi dưỡng cội nguồn của lòng yêu nước, yêu dân tộc, tha thiết với văn hóa dân tộc, tránh đánh mất bản sắc dân tộc. Theo GS.Đinh Gia Khánh : “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống 3 của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49). Mặt khác, việc giảng dạy văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền đạt cho học sinh. “Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hoá khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” (PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây). 1.2. Kiến thức xã hội trong tác phẩm văn chương Điều hiển nhiên, dễ thấy ở mỗi văn bản văn học là những kiến thức xã hội và đời sống. Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương. Cho nên văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người. Con người có nhu cầu nhận thức bởi vì họ chỉ sống trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Văn học chính là một phương tiện có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể, đồng thời đem lại những hiểu biết phong phú, bởi vì “Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học” (Tố Hữu). Đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Nó giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung. Đồng thời chính từ cuộc đời người khác, mỗi người đọc có thể liện hệ, tự so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Như vậy, qua giờ đọc văn, học sinh nắm vững kiến thức xã hội để hiểu đời có nghĩa là bài dạy đạt được kết quả, tác phẩm văn chương tìm được mảnh đất màu mỡ để sinh trưởng và tìm được đích đến. 4 1.3. Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn chương Nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng, tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình. Như vậy, tất cả đều sẽ tác động đến người đọc. Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát một cuộc sống tốt lành. Chính vì vậy văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức. Bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không những góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn, hướng họ đến chân, thiện, mĩ. Mỗi văn bản bao giờ cũng hàm chứa trong nó những triết lý của đời sống. Và hơn thế, mỗi tác phẩm văn học trước hết là số phận con người với tất cả buồn, vui, sướng, khổ với mơ ước và khát vọng thiêng liêng. Cho nên, giờ đọc văn trong nhà trường chính là sự hướng dẫn học sinh một cách tự giác, có lý luận về kiến thức am hiểu cuộc sống xã hội để các em sống có ích hơn. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1.Thuận lợi Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kiến thức xã hội, những kĩ năng sống cho học sinh trong thời 5 kì hội nhập như bây giờ. Trong đó, dạy văn cũng là dạy các em học sinh làm người, con người có khả năng thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Hiện nay tài liệu tham khảo đa dạng, giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo viên. Các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới của thời đại. Đó là những điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. 2.2. Khó khăn - Về phía người giáo viên: Thời gian trong một tiết dạy rất ngắn nên việc mở rộng cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy giáo viên khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Các trang thiết bị của môn Ngữ văn như tranh ảnh, một số tác phẩm có đoạn trích được học ở thư viện còn hạn chế, do đó giáo viên muốn tham khảo không có nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. - Về phía học sinh: Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào con em mình có nhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để vào được đại học,có một việc làm ổn định, họ ít chú ý đến vốn hiểu biết xã hội và đạo đức của con em mình. Xã hội cũng đang có một số thế hệ trẻ, bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội nên những giá trị nhân văn ở một số học sinh bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng đáng báo động là lứa tuổi thanh thiếu niên, do thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng, thiếu sự quan tâm của gia đình… Nên thực tế đã có bao nhiêu chuyện xảy ra ngoài xã hội, học sinh vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng... Học sinh hiện nay có xu thế xem nhẹ các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn dẫn đến chất lượng học tập không cao. Để khắc phục tình trạng đó, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực 6 cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật thì việc việc mở rộng kiến thức xã hội, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh trở nên rất cần thiết. 2.3. Kết quả của thực trạng trên: (Qua phiếu thăm dò trắc nghiệm) Đối tượng lớp 10A2 và 10A7 năm học 2011 – 2012 Vốn kiến thức xã hội – nhân văn Tốt - Khá Trung Bình Yếu Lớp 10A2 (45 hs ) 13/45 = 28,9 % 21/45 = 46,7 % 22/45 = 48,9 % 11/45 = 24,4 % Lớp 10A7 ( 45 hs ) 15/45 = 33,3 % 8/45 = 17,8 % Qua bảng thống kê trên đây, tôi thấy vốn hiểu biết xã hội – nhân văn của học sinh chưa cao. Từ thực trạng đó, tôi đi tìm giải pháp giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn thông qua giờ Đọc – hiểu phần văn học dân gian lớp 10 THPT. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Ở đề tài này, tôi đi tìm hiểu cụ thể một số văn bản thuộc văn học dân gian. Qua đó sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức xã hội, chắt lọc được những giá trị nhân văn hữu ích. 3.1. Mở rộng kiến thức xã hội qua văn bản văn học dân gian Môn Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy các môn văn hóa phổ thông. Trong môn Ngữ văn, một bộ phận văn học được đưa vào đầu chương trình mỗi cấp học, đó chính là Văn học dân gian. Học sinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc. Văn học dân gian là một kho tri thức vô giá mang trong mình những lời dạy, lời đúc kết quý báu của bao đời dành cho các thế hệ sau. Dù nó được thể hiện dưới dạng văn vần, câu thơ, tục ngữ... thì những giá trị của nó dành cho con người là vô giá. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộ phận văn học dân gian – những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ của 7 người xưa,… là những khó khăn lớn đối với người học nội dung văn học này. Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn cần có những sáng tạo mới phù hợp với nội dung văn học dân gian, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người. Trong chương trình Ngữ văn 10, có rất nhiều văn bản văn học dân gian được đưa vào giảng dạy, mỗi văn bản đều hàm chứa nhiều kiến thức xã hội – nhân văn hữu ích. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số văn bản nhất định như là hướng đi chung cho sáng kiến của mình. 3.1.1. Văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên) Văn bản tái hiện lại một bức tranh xã hội hết sức sống động của dân tộc ta thời cổ đại. Tuy nhiên, so với xã hội hiện đại ngày nay thì xã hội trong đoạn trích trở nên xa vời. Thoạt đầu, khi tiếp cận văn bản này, có lẽ trong thái độ của học sinh có phần chê cười với cách hành xử, ngôn ngữ, cách sinh hoạt... của những nhân vật. Nhiệm vụ của người giáo viên phải dẫn dắt, định hình được thái độ đúng đắn cho người học. Từ đó, các em thêm trân trọng, am hiểu những tập tục trở thành nét đẹp văn hóa cộng đồng người Việt. Trước hết, cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thể loại sử thi để các em dễ dàng tiếp cận văn bản. Sử thi còn gọi là anh hùng ca, thường sử dụng bút pháp so sánh, phóng đại và lí tưởng hóa. Là thể loại tiếp nối ngay sau thần thoại, sử dụng chất liệu từ thần thoại nên nó mang đậm các yếu tố hoang đường, huyền ảo. Đây là thế giới gồm cả thần linh và con người. Tuy nhiên, con người chiếm ưu thế, bởi lẽ sự xuất hiện của sử thi luôn gắn với sự tan rã của cộng đồng nguyên thủy để hình thành các nhà nước dân chủ chủ nô trong buổi bình minh lịch sử.Với cảm hứng ngợi ca, sử thi xây dựng kiểu nhân vật tù trưởng anh hùng mang lí tưởng của cộng đồng và thời đại. Không đi sâu phân tích, miêu tả tỉ mỉ tâm lí nhân vật, nhân vật được hiện lên qua hành động, họ là những con người cộng đồng. Đọc – hiểu sử thi Đăm Săn nói chung, đoạn trích Chiến thắng Mtao 8 Mxây nói riêng, cần phải thông qua những gì xảy đến đối với cá nhân Đăm Săn và qua cách mà Đăm Săn xử lí những tình huống để nhằm thỏa mãn khát vọng của cá nhân mà “đọc” ra được tất thảy những gì thuộc về cộng đồng Ê-đê đương thời. Khi học văn bản này, học sinh không chỉ có thêm hiểu biết về sử thi Tây Nguyên mà các em còn được gián tiếp đến với mảnh đất Tây Nguyên. Nơi đây, dường như còn in dấu chân xưa của tổ tiên loài người thời tiền sử. Các phong tục, các kiểu suy nghĩ, “trong lồng ngực chất đầy thần linh”, vũ khí, cách giao đấu, cảnh ăn mừng chiến thắng... của người anh hùng Tây Nguyên đều thể hiện đầy đủ một chân trời tiền sử. Nắm bắt được những nét đặc trưng đó, mai sau các em nếu được sống, học tập, công tác ở Tây Nguyên sẽ không ngỡ ngàng với những tập tục xa lạ, sống hòa đồng hơn với con người nơi đây – những người dân chân thành nhưng dũng mãnh và khao khát tự do. 3.1.2. Văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Ở Việt Nam, tư liệu về thể loại truyền thuyết khá phong phú: từ những truyền thuyết thời Hùng Vương, Bắc thuộc đến thời phong kiến và đương đại. Đây là thể loại quan trọng nhất của văn học dân gian Việt Nam, góp phần tìm hiểu truyền thống, đặc trưng văn hóa, bản lĩnh của các cộng đồng dân tộc ta. Lấy đối tượng phản ánh là nhân vật, sự kiện lịch sử và phong tục của các địa phương, truyền thuyết thể hiện cái nhìn, cách đánh giá riêng của nhân dân về những vấn đề phản ánh đó. Khuynh hướng chủ đạo của truyền thuyết là ngợi ca, tôn vinh các anh hùng, các thành tựu lao động, sáng tạo văn hóa. Chính vì vậy, chức năng của truyền thuyết là nhằm giáo dục ý thức về lịch sử cho mỗi thành viên của cộng đồng. Truyền thuyết là lịch sử của nhân dân, phản ánh lịch sử theo quan điểm của nhân dân lao động; gắn bó mật thiết với các lễ hội, tín ngưỡng và phong tục dân gian, mang tính dân tộc và địa phương rõ nét. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Phản ánh quá trình hình thành, phát triển của nhà nước Âu Lạc. Thục Phán An Dương Vương xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới: thống nhất đất nước về phương diện dân 9 tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai; đối phó với thù trong, giặc ngoài. Truyền thuyết vùng Phú Thọ kể về việc Thục Phán vốn là một tù trưởng bộ Ai Lao, dòng giống Hùng Vương. Ông hai lần đánh vua Hùng thất bại. Hùng Vương nhường ngôi cho Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh từ chối và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Thế là Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương. Tất cả sự hư cấu của truyền thuyết đó nhằm che giấu một sự thật lịch sử là sự thất bại, kết thúc của thời đại Hùng Vương mà Thục Phán là người chiến thắng. Thời đại Vua Hùng mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc, chưa có biểu hiện của sự hình thành nhà nước. Khi Thục Phán lên ngôi, việc đầu tiên của ông là dời đô về Cổ Loa. Không phải đợi đến năm 1010, Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long thị mảnh đất này mới trở thành thủ đô của đất nước, mà ngay từ thời An Dương Vương, nhà vua đã nhìn thấy vị trí thuận lợi, trung tâm của vùng đất này. Việc xây thành chứng tỏ nhà vua đã xác lập mô hình nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm điều hành, giải quyết những công việc của đất nước. Sau khi xây thành xong, An Dương Vương đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Truyền thuyết đã phản ánh chân thực một thành tựu văn minh đáng tự hào của người Việt cổ: việc chế tạo và sử dụng cung nỏ. Năm 1959, đã đào được kho mũi tên đồng ở di tích Cổ Loa, chứng tỏ thành tựu văn minh của người Việt cổ được phát huy, làm nên chiến thắng hào hùng. Ở chặng hai của truyền thuyết này, An Dương Vương làm mất nước vào tay Triệu Đà, chấm dứt thời kì xây dựng nhà nước sơ khai, khiến đất nước rơi vào khoảng hơn nghìn năm Bắc thuộc (179 tr.CN – 938). Trong lịch sử, Mị Châu không bị cha chém đầu mà cả hai cha con ôm nhau nhảy xuống biển; nhân vật Trọng Thủy không nhảy xuống giếng mà chết, thậm chí con hắn ở nước Triệu còn lên ngôi hoàng đế. Nhưng trong truyền thuyết, Trọng Thủy đã phải chết, chết nhục nhã để rửa mối hận tình cho Mị Châu qua hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước. 10 Qua truyền thuyết này, vốn kiến thức xã hội được mở rộng: Học sinh thâu tóm được toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của nhà nước Âu Lạc. Yếu tố lịch sử cốt lõi của một thời dựng nước (An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà, sau đó mắc mưu Triệu Đà để rồi thua trận...). Thiết thực hơn, các em biết được di tích Cổ Loa thuộc Đông Anh – Hà Nội; trải qua bao năm tháng thăng trầm trong lich sử, ở đó vẫn còn đây, sừng sững những dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng (Đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc, những đoạn thành ốc); hàng năm nơi đây vẫn tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày 07 tháng 03 âm lịch... Đó là những kiến thức thiết thực cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 – đối tượng mà sự am hiểu xã hội, văn hóa dân tộc còn hạn chế. 3.1.3. Văn bản Tấm Cám Truyện cổ tích là những câu chuyện thuộc loại hình tự sự dân gian, xây dựng cốt truyện hư cấu, kì ảo. Truyện cổ tích ra đời để bênh vực cho những nạn nhân nhỏ bé của xã hội có giai cấp: người mồ côi, người đi ở, con riêng, người em út, người xấu xí... Qua đó thể hiện cái nhìn của nhân dân về mâu thuẫn và đấu tranh xã hội; bộc lộ triết lí nhân sinh, quan niệm về đạo đức, ứng xử, ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp hơn. Truyện cổ tích Tấm Cám ra đời vào thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành chế độ xã hội phụ quyền và phân hóa giai cấp sâu sắc, tạo nên các xung đột xã hội. Xung đột con chung – con riêng phản ánh thời kì sớm hơn của mâu thuẫn xã hội. Khi mô hình hôn nhân xã hội chuyển từ chế độ quần hôn sang hôn nhân một vợ một chồng thì những người chồng (hoặc vợ) đem theo những đứa con riêng đến với gia đình chung. Từ đó xuất hiện những xung đột về mặt quyền lợi (quyền thừa kế) giữa những người con chung và con riêng. Luật lệ của xã hội đương thời bảo vệ quyền lợi cho người con chung, nhưng nhân dân lao động muốn hướng tới những thân phận thua thiệt bất hạnh nên thường dành tình cảm cho người con riêng. 11 Trong truyện Tấm Cám, xung đột đó trở thành sườn cho câu chuyện. Sự phân chia giới tuyến nhân vật rất rõ ràng. Tấm đại diện cho phe thiện, thật thà, tốt bụng, chăm chỉ. Cám đại diện cho phe ác, lười biếng, gian xảo. Quá trình xung đột giữa các nhân vật diễn ra rất quyết liệt, không thể điều hòa, cho đến khi một phe bị tiêu diệt thì cuộc đấu tranh mới chấm dứt. Đó là cái lí do dẫn đến cái kết thúc tất yếu của câu chuyện khi Tấm trừng trị mẹ con mụ dì ghẻ. Qua câu chuyện này, kiến thức xã hội được mở rộng cho học sinh: xã hội hiện nay cũng đang tồn tại biết bao xung đột, nhiều mối quan hệ bị rạn nứt. Nội bộ trong một số gia đình không tránh khỏi những mâu thuẫn gắn với lợi ích, thừa kế (quan hệ anh chị em ruột thịt, quan hệ vợ chồng, mẹ con...). Cuộc sống không chỉ có những con người tốt bụng, hiền lành mà còn tiềm ẩn nhiều kẻ xấu, gian ác. Những giá trị chân chính đó đã làm cho câu chuyện phản ánh xã hội một thời trở thành câu chuyện của muôn đời. Ngày nay, người ta vẫn thường gọi nhau bằng những cái tên thân thương: Cô Tấm khi gặp những con người hiền lành, tốt bụng. Thậm chí, nhân vật Tấm trở thành đề tài cho nhiều sáng tác thơ ca, những ca khúc hiện đại... Vì vậy, khi học văn bản này, học sinh sẽ được giải mã vì sao lâu nay xã hội lại dùng khái niệm Cô Tấm trong một số trường hợp mà trước đó các em còn bỡ ngỡ, khó hiểu. 3.1.4. Văn bản Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái) Truyện thơ là một trong những di sản văn hóa, kết tinh những giá trị nghệ thuật nhiều mặt của các dân tộc vùng Đông Nam Á, ngoài khu vực này, không ở đâu có thể loại truyện thơ. Ở Việt Nam, truyện thơ được xem là tập đại thành của các dân tộc miền Bắc. Sự ra đời của truyện thơ thể hiện sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật, quan niệm về con người của thời đại. Đó là nhu cầu cần phản ánh con người toàn vẹn hơn. Hình thức câu chuyện nhằm chuyển tải nững vấn đề xã hội và thời đại, đề cập đến con người thấp cổ, bé họng dưới chế độ xưa. Qua việc tiếp nhận văn bản này, học sinh được đến với vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Các em được mở rộng kiến thức ở cái tình người Tây Bắc, cái 12 hoang vu nhưng dữ dội của thiên nhiên nơi đây. Có lẽ duy nhất trên thế giới này còn có cái “Chợ tình” ở Tây Bắc. Các em thêm hiểu biết về cách sinh hoạt, những diễn biến tâm lí, tâm trạng, cảm xúc của con người dân tộc Thái. Ở đó, học sinh được biết đến tục ở rể của người Thái xưa: trước khi lấy được cô gái làm vợ, chàng trai phải qua hai giai đoạn ở rể - từ 1 đến 3 năm là rể ngoài (đi làm cho nhà vợ và ở như khách); từ 3 đến 7 năm được làm rể trong (sống cùng vợ ở nhà vợ). Sau đó chàng trai mới đưa vợ về nhà mình. Hiểu được những nét đặc trưng của tập tục nơi đây, một mai nếu học sinh được đặt chân, được học tập, công tác ở nơi đây, chắc chắn các em sẽ không bỡ ngỡ mà hòa nhập, tôn trọng những vẻ đẹp văn hóa đó. Văn học dân gian Việt Nam là một tặng phẩm vô giá mà bao đời đã để lại. Từ sử thi cho đến truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ... Tất cả chính là cuộc sống của con người, là hiện thực và nhân ái. Điều đó sẽ giúp mở rộng kiến thức xã hội – nhân văn cho học sinh trong thời đại ngày nay. 3.2. Chắt lọc tinh thần nhân văn qua văn bản văn học dân gian Văn học dân gian đã trở thành một kho tri thức vô cùng phong phú về xã hội. Mở rộng kiến thức xã hội thông qua đọc – hiểu những văn bản đó là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn là những hiểu biết ấy sẽ giúp cho học sinh những gì để các em sống tốt, sống đẹp, sống cao thượng và vị tha, sống biết mình, biết người mới là điều quan trọng. Để chắt lọc tinh thần nhân văn qua văn bản văn học dân gian, người dạy không được vội vàng, ôm đồm, không biến giờ đọc văn thành giờ giảng những triết lí khô khan, vô hồn. Tác phẩm văn học nào cũng tự chứa trong nó nững tinh thần nhân văn cao cả, nhưng điều đó không hiện diện trực tiếp mà len lỏi trong những trang văn. Nói đến tinh thần nhân văn, ta cứ tưởng đó là những gì lớn lao, cao cả, thiêng liêng... nhưng thực ra nó được bắt đầu từ những điều rất nhỏ nhặt, bình thường. Đối với học sinh, đó là những hiểu biết về công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, những suy nghĩ tốt đẹp về bạn bè, trường lớp và những điều diễn ra xung quanh các em hàng ngày, cách ứng xử trong mọi quan hệ cuộc sống. 13 3.2.1. Văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên) Không chỉ mở rộng hiểu biết về xã hội Tây Nguyên, cái đọng lại sau giờ học còn là những tinh thần nhân văn. Ở thời kì đó, người đứng đầu buôn làng, dẫn dắt tập thể buôn làng đạt đến lí tưởng về một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc trong khuôn khổ của chế độ công xã thị tộc chính là tù trưởng. Họ đại diện cho cả cộng đồng và ở đó họ rất trọng danh dự. Qua đoạn trích, ta hướng học sinh đến tinh thần thượng võ, tinh thần cao thượng, vẻ đẹp hào hùng của sử thi Tây Nguyên. Đăm Săn giao đấu với Mtao Mxây với lí do giành lại vợ mà mục đích sâu xa là bảo vệ danh dự. Từ bức tranh giao đấu đó, ta dễ dàng đưa học sinh trở về tìm lại những dấu chân xưa nhất của loài người. Đó là vẻ đẹp của lịch sử, của nhân loại, của sử thi và của Tây Nguyên. Những vẻ đẹp ấy có tác động rất tích cực với con người thời hiện đại. 3.2.2. Văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Dạy truyền thuyết này, các em khắc sâu trong tâm khảm những kiến thức rất cần thiết về cuộc sống và xã hội: Bài học giữ nước trong tinh thần cảnh giác, không chủ quan khinh địch, bài học tình yêu và những cái giá đắt cho sự nhẹ dạ, cả tin, chủ quan, phản bội. Lịch sử đã được chắp thêm đôi cánh lãng mạn thông qua những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Từ cái đau thương của lịch sử, nhân dân ta đã lạc quan: An Dương Vương không chết, Mị Châu hóa ngọc. Dạy văn bản này là dạy đạo lý làm người trong đạo lý làm dân một nước: Cái tình riêng trong nghĩa đồng bào, cái nghĩa lý sâu xa của con người với Tổ quốc. Các em ý thức được bổn phận, trách nhiệm của mình trong xã hội, cảnh giác với những điều không tốt đẹp đang rình rập, gặm nhấm... 3.2.3. Văn bản Tấm Cám Pu-skin đã nói: “Truyện cổ tích là bịa đặt, nhưng trong mỗi câu chuyện bịa đặt đó có những bài học cho các cô cậu bé”. Quan trọng nhất là mỗi câu chuyện gợi ra một số phận cần nâng niu, chăm sóc; đưa ra bài học về luân lí, đạo đức; bày tỏ được khát vọng của con người... Truyện Tấm Cám dạy con người 14 bài học của muôn đời: hạnh phúc và đấu tranh. Cuộc đời của nhân vật Tấm là một chuỗi hành trình liên tục đấu tranh không mệt mỏi, không ngừng nghỉ. Những lần hóa thân và phát ngôn răn đe chính là sự cảnh báo trước những tội ác trên đời. Trong truyện được đan xen nhiều yếu tố kì ảo, nhân vật Bụt xuất hiện dường như để đem lại hạnh phúc cho Tấm. Sự sáng tạo những yếu tố kì ảo chính là nơi nhân dân lao động gửi gắm ước mơ, khát khao về sự công bằng về một cuộc đổi đời. Kết quả của cuộc đấu tranh trường kì, bất khuất ấy chính là hạnh phúc đã đến với Tấm – nhân vật chính diện, còn mẹ con Cám – nhân vật phản diện phải nhận cái án đau đớn nhất đó là cái chết. Câu chuyên đã dạy cho con người biết tin yêu vào lẽ phải, tin yêu vào cuộc sống. Qua truyện cổ tích, người lao động muốn vẽ nên một thế giới cần có và nên có cho con người chứ không phải là cái thế giới vốn có với những nỗi đau khổ và bất công. 3.2.4. Truyện cười: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày Học truyện cười, học sinh được sống lại những giây phút lạc quan của ông cha ta. Truyện cười bộc lộ quan điểm phê phán những gì trái với tự nhiên, quy luật cuộc sống, đồng thời gián tiếp khẳng định những mặt tốt đẹp, tiến bộ, đem lại niềm vui, khoái cảm cho con người. Mỗi câu chuyện không đơn thuần nhằm mua vui giải trí mà nó còn mang tính nhận thức, tính chiến đấu. Cho nên, tiếng cười cũng có vai trò nhất định của nó trong xã hội. Nói tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh thì phải hiểu rằng là nói tới sức mạnh của chính nghĩa, của đạo đức, sức mạnh này là vô địch. Chỉ người có chính nghĩa, có đạo đức mới cười người phi nghĩa, người vô đạo. Vũ khí tiếng cười luôn chĩa vào thế giới đen tối, tàn bạo, bất công, vào thói hư tật xấu của con người “chống lại tất cả những cái đã lỗi thời mà còn bám lấy như một tàn dư to lớn, ngăn cản cuộc sống mới phát triển và đe dọa những người yếu ớt” (Ghéc-xen). Văn học trào phúng là một phương tiện đắc lực để tác động vào tư tưởng và thẩm mĩ của người đọc. Truyện Tam đại con gà đề cập đến kiểu nhân vật thầy đồ học hành dốt nát nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Nhân vật này thuộc kiểu nhân vật xấu nhưng không tự biết mình xấu, không bằng lòng với sự dốt nát của 15 mình. Qua câu chuyện này, giáo viên phải đánh thức được trong nhận thức của học sinh những bài học đắt giá: Hãy biết nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng của bản thân mình, không nên che đậy cái dốt, vì càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho người khác. Từ đó, các em phải phấn đấu, rèn luyện để nâng cao học vấn, phẩm chất đạo đức của mình. Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày đã vạch trần bộ mặt xấu xa, bản chất tham lam trắng trợn của tên lí trưởng. Truyện đã tố cáo những thói hư tật xấu trong xã hội, hiện tượng hối lộ và nhận hối lộ, đổi trắng thay đen. Từ đó, câu chuyện cho thấy thân phận thấp hèn, đầy bất trắc của con người trong xã hội xưa. 3.2.5. Văn bản Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái) Hầu hết truyện thơ có nội dung lành mạnh chứa đựng đạo đức, tâm lí truyền thống, ý thức của nhân dân; nó đề cao nhân bản, trung hiếu, tiết nghĩa theo quan niệm quàn chúng lao động; nó ca ngợi lòng thủy chung, trí thông minh, dũng cảm chiến đấu chống bạo lực cường quyền... Tiễn dăn người yêu là tên gọi được dịch từ Xống chụ xon xao, từ xon có nghĩa là dặn, vừa có nghĩa là bài học, sự học. Cho nên, tác phẩm là một lời tiễn dặn và cũng là bài học cho các cô gái trước ngưỡng cửa của tình yêu. Điều đáng nói là thổ dân của các châu lục khác đều bị xua đuổi, tiêu diệt hay xem thường thì ở dân tộc ta, các thổ dân rất được tôn trọng, nâng đỡ. Bởi vậy mà những vẻ đẹp truyền đời của nhân loại không những không mất đi, ngược lại được bảo tồn trang trọng. Thiên tình sử này đã làm rung động bao trái tim, để chưng cất lên một khát vọng: tình yêu đích thực sẽ có hậu. Không chỉ vậy, học sinh sẽ nhận thức để xây dựng được những tình cảm cao thượng, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Qua văn bản văn học dân gian lớp 10 THPT, học sinh chắt lọc được cho mình những giá trị nhân văn bổ ích. Đó là vẻ đẹp của hồn người, vẻ đẹp văn hóa 16 của phong tục vùng miền, là dấu chân xưa của cha ông tổ tiên đi đến cái hiện tại ngày nay. Vì vậy, văn học luôn có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. 4. Kiểm nghiệm Trong những năm học qua, các biện pháp trên bản thân tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả. Học sinh có hứng thú hơn khi học môn Ngữ văn, các em chủ động trong nắm bắt tác phẩm, tham gia xây dựng bài tích cực, nhiệt tình hơn; không còn tình trạng học sinh hiểu sai lệch về tác phẩm văn học. Qua mỗi tiết học, các em được trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức xã hội – nhân văn mới mẻ và bổ ích. Từ đó, các em thấy được môn Ngữ văn gần gũi, thiết thực và cần thiết để tự tin hơn trong đời sống. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy vốn kiến thức xã hội – nhân văn của học sinh được mở rộng hơn. Kết quả cụ thể như sau (Qua phiếu thăm dò trắc nghiệm): Đối tượng lớp 11A2 và 11A7 năm học 2012 – 2013 Vốn kiến thức xã hội – nhân văn Tốt - Khá Trung Bình Yếu Lớp 11A2 (44 hs ) 26/44 = 59,1 % 18 /44 = 40,9 % 0/44 = 0 % Lớp 11A7 ( 45 hs ) 30/45 = 66,7 % 15/45 = 33,3 % 0/45 = 0 % C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Theo quan điểm của tôi, muốn dạy chữ trước hết phải dạy các em làm người. Đặc biệt, với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần tích cực trong việc trấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số biện pháp để giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức xã hội – nhân văn qua giờ Đọc – hiểu Ngữ văn phần văn học dân gian lớp 10 THPT. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy trong thời gian qua. Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu … tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh 17 nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi khi lên lớp tại trường THPT Thọ Xuân 4. Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian vốn hiểu biết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Sở Giáo dục – Đào tạo để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn. 2. Đề xuất Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy. Tôi hy vọng phương pháp này sẽ được phổ biến và áp dụng thành công trong tương lai ở nhiều giáo viên khác. Tuy nhiên, đó chỉ là mong muốn chủ quan của người viết. Đây là một vấn đề lâu dài, kiên trì áp dụng mới có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, khéo léo, qua mỗi tiết dạy, mỗi giờ lên lớp, qua bao năm tháng mỗi giáo viên sẽ đúc kết cho mình những kinh nghiệm để góp phần giáo dục học sinh hiệu quả tốt nhất. Giá trị đích thực của phương pháp này là ở sự đánh giá, áp dụng vào thực tiễn của quý đồng nghiệp. Với điều kiện thời gian ngắn, trình độ bản thân có hạn chắc chắn sáng kiến còn nhiều hạn chế. Với kinh nghiệm nhỏ của mình, tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm Văn Thiện MỤC LỤC 18 TÊN MỤC LỤC TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Vai trò của văn học dân gian 1.2. Kiến thức xã hội trong tác phẩm văn chương 4 1.3. Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn chương 5 2. Thực trạng của vấn đề 5 2.1. Thuận lợi 2.2. Khó khăn 6 2.3. Kết quả của thực trạng trên 7 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 7 3.1. Mở rộng kiến thức xã hội qua văn bản văn học dân gian 7 3.2. Chắt lọc tinh thần nhân văn qua văn bản văn học dân gian 13 4. Kiểm nghiệm 17 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 2. Đề Xuất 17 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐHQG, 1999 19 2. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998 3. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10, tập một, NXB Hà Nội, 2006 4. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2001 5. Tạp chí Thế giới trong ta PB8- ISSN 0868- 3549, 2006 6. SGK Ngữ văn 10, tập một cơ bản, NXB Giáo dục, 2012 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan