Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ...

Tài liệu Skkn nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tại trường thcs ba cụm bắc

.PDF
26
33510
115

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC" 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hoà về vấn đề đưa KNS vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, yêu cầu lồng ghép chương trình kỹ năng sống ở các môn học như: GDCD, Sinh học, Ngữ văn,… và đặc biệt là nội dung môn học GDCD và HĐGDNGLL, nhưng khi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng, chưa biết lồng ghép như thế nào, bằng cách nào? Bởi vì nội dung giảng dạy của các môn học trên trong phân phối chương trình đã quá nhiều. Một bài học mà phải lồng ghép rất nhiều nội dung như giáo dục KNS, giáo dục môi trường, sức khỏe sinh sản… làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và hạn chế về thời gian khi dạy trên lớp. Theo các chuyên gia tâm lý, học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, phải nhảy xuống nước chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết bơi được. Bồi đắp kỹ năng sống cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên, phải gắn liền với hoạt động hàng ngày của các em như giao tiếp, rèn luyện bản lĩnh cá nhân, bảo vệ bản thân, có tinh thần đồng đội và biết chia sẻ… Kỹ năng sống không nên quá cao siêu mà vô cùng đơn giản, gần gũi với HS. Đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập: các em được dạy những điều cơ bản nhất như giới thiệu bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc theo nhóm, kỹ năng khám phá, thay đổi bản thân… Mục đích của các buổi sinh hoạt này là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Giáo dục nghĩa là đón bắt. Điều này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Tôi không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc tôi và một số người lớn chúng ta phải trả giá cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, vì vậy tôi càng cần cố gắng dự liệu thêm nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các em. Tránh để các em lặp lại những sai lầm mà người lớn chúng ta đã gặp. Ở các nước phát triển, trẻ rất độc lập nên có thể tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. Nhưng ở Việt Nam, với các thành phố lớn, học sinh còn có điều kiện được tiếp xúc, học hỏi về kỹ năng sống tại các trung tâm, còn ở các địa phương, nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực huyện miền núi Khánh Sơn, kỹ năng sống vẫn là một cái gì đó xa vời và yếu ớt. 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề * Luật giáo dục năm 2005 (trích): “Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. 3. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” * Chỉ thị 40/2008/ CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Trích): “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.” 2. Thực trạng của vấn đề 3 Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa là thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS). Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh THCS nói chung và học sinh THCS Ba Cụm Bắc thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đến như sau: + Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. + Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn… + Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch. + Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online. + Tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 - 19 tuổi, ở tuổi này đang xảy ra rất nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý nhận thức, định hướng cuộc sống chưa rõ ràng, hay bộc phát về hành vi. Bên cạnh đó, các em đang sống trong một xã hội hiện đại đầy biến động mà gia đình và nhà trường lại không phải là chỗ dựa vững chắc cho tâm lý của các em. + Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm sống, kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo con em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp; Kỹ năng tự bảo vệ... dẫn đến nguy cơ một bộ phận lớn thế hệ trẻ ngày nay phát triển chưa toàn diện. + Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc về tình cảm. Nguyên nhân của việc này chính là vì giới trẻ chưa được trang bị kỹ năng sống, và đặc biệt là chưa được phụ huynh, nhà trường quan tâm dạy bảo đúng mực về vấn đề này. + Tình trạng giải quyết bế tắc bằng con đường tự tử của thanh thiếu niên người sở tại rất đáng báo động. 4 + Việc giao tiếp của học sinh sở tại đặc biệt yếu, thiếu tự tin và khả năng sử dụng ngôn ngữ còn rất hạn chế. Vì thế tôi mở CLB kĩ năng sống này vì ngày càng có nhiều học sinh do thiếu kỹ năng sống nên đã bị thiệt thòi. Mục đích hoạt động của CLB là chuẩn bị cho các em tâm lý chủ động tiếp nhận cuộc sống và có thể thích nghi trong nhiều hoàn cảnh. Thông thường việc dạy các kỹ năng đi từ dễ đến khó. Các em được dạy lý thuyết cụ thể, rồi thực hành ngay. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 3.1. Cung cấp kiến thức: Kĩ năng sống là gì? - Là khả năng nhận biết và thích ứng với những vấn đề của cuộc sống - Là kĩ năng thiết thực mà người ta cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh và hiệu quả. Mục tiêu Giáo dục Kĩ năng sống: - Làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trớc những tình huống khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. - Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân , gia đình, cộng đồng. - Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn đúng đắn Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống? Những thay đổi nhanh chóng trong xã hội và thay đổi tâm sinh lí của chính bản thân trẻ cha thành niên đang có tác động lớn đối với các em Những thay đổi về mặt kinh tế xã hội cũng ảnh hởng đối với gia đình các em. Việc giáo dục KNS nhằm giáo dục sống khoẻ mạnh là hết sức quan trọng giúp các em : Rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chon cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Lợi ích của giáo dục kĩ năng sống Lợi ích về mặt sức khoẻ: - Xây dựng hành vi lành manh tạo khả năng bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho mọi người trong cộng đồng. Lợi ích về mặt giáo dục 5 Mối quan hệ giữa thầy và trò, sự hứng thú học tập của hs, sự sáng tạo của giáo viên, sự chủ động học tập của HS, tăng cờng sự tham gia của HS. Lợi ích về mặt chính trị - Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em. - Các em xác định đợc bổn phận và nghĩa vụ cao cả của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Lợi ích về mặt văn hoá - xã hội: Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp trong thanh thiếu niên, giảm tỷ lệ có thai và lạm dụng tình dục, nghiện ma tuý ở tuổi vị thành niên. * Một số điểm cần lưu ý: - KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Vì vậy, giáo viên, cần tạo nhiều cơ hội và tình huống trong bài giảng để tạo điều kiện cho các em rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân. - Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở học sinh, mà giáo viên tạo cơ hội, tình huống để các em điều chỉnh, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết - Một hoạt động được tổ chức tốt học sinh tham gia tích cực sẽ hình thành nhiều kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng nào đó. * Nguyên tắc giáo dục KNS (5T) a) Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác. b) Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế. c) Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có quá trình: nhận thức → hình thành thái độ → thay đổi hành vi. d) Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó. e) Thời gian - môi trường giáo dục: càng sớm càng tốt, ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng). * Các kĩ năng cần thiết của HS THCS (21 KN) 1. KN tự nhận thức 6 2. KN xác định giá trị 3. KN kiểm soát cảm xúc 4. KN ứng phó với căng thẳng 5. KN tìm kiếm sự hỗ trợ 6. KN thể hiện sự tư tin 7. KN giao tiếp 8. KN lắng nghe tích cực 9. KN thể hiện sự cảm thông 10. KN thương lượng 11. KN giải quyết mâu thuẫn 12. KN hợp tác 13. KN tư duy phê phán 14. KN tư duy sáng tạo 15. KN ra quyết định 16. KN giải quyết vấn đề 17. KN kiên định 18. KN đảm nhận trách nhiệm 19. KN đặt mục tiêu 20. KN quản lí thời gian 21. KN tìm kiếm và xử lí thông tin * Vì phải cân nhắc giữa thời lượng và khối lượng công việc của cả cô và trò trường THCS BCB nên tôi chú trọng tập trung vào một số kĩ năng thiết yếu trước mắt, cụ thể như sau: KN 1, 2, 4, 7. 3.2. Các biện pháp tiến hành cụ thể 3.2.1. Kỹ năng tự nhận thức (KN 1): * Cung cấp kiến thức tại CLB: a. Khái niệm: 7 Kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào… b. Nội dung. Em là ai, là cái gì? Em tự nhận thấy bản thân mình ra sao? Em có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Em thường thành công trong những lĩnh vực, hoạt động, môn học,… nào? Em thường chưa thành công trong những lĩnh vực, hoạt động, môn học,… nào? Mục tiêu cuộc sống của em là gì? Em có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu? Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của em là gì? Em có sở thích gì? Người khác đánh giá về em ra sao? Sự đánh giá của em về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về em có trùng hợp nhau không? Có điểm gì khác biệt? Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của em là gì? Em sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ em…? Mỗi con người trong chúng ta đều ẩn chứa trong mình một bản sắc độc đáo, riêng biệt, đều sở hữu những điểm đáng tự hào cũng như những khiếm khuyết nhất định. Không có ai là người tuyệt đối hoàn hảo, cũng không có ai là vô dụng hay chỉ toàn nhược điểm. Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp các em hiểu bản thân mình mà còn biết tôn trọng, chấp nhận người khác với những gì họ có, biết học hỏi những điểm mạnh, điểm tốt của họ. Trong quan hệ với người khác, kỹ năng tự nhận thức giúp các em giao tiếp và hợp tác hiệu quả hơn với mọi người, tạo dựng được các quan hệ tích cực, thân thiện, tăng cường khả năng hiểu và thông cảm, thấu cảm được với người khác. * Một số danh ngôn về tự nhận thức : “Ai không tự tôn trọng bản thân mình thì cũng sẽ không được người khác tôn trọng” (N. Caramdin) 8 “Tất cả những gì khiến ta khó chịu với người khác đều có thể giúp ta hiểu chính mình” (C.G.Jung) “Ai hiểu người khác là người thông minh. Ai hiểu chính mình là người được khai sáng”. (Lão Tử) “Chỉ có duy nhất một góc của thế giới mà bạn có thể chắc chắn rằng bạn cải thiện được – đó là chính bạn” (Aldous Huxley) * Thực hành tại CLB: Thảo luận: - GV phát câu hỏi vào những mẩu giấy để thu thập câu trả lời của các em theo những câu hỏi trên phần kiến thức (các em sẽ mạnh dạn hơn khi trả lời vô giấy, vì buổi ban đầu và đặc điểm của HS sở tại là rất nhút nhát, trả lời vô giấy sẽ giúp GV nắm bắt rõ hơn câu trả lời để biết được nhận thức của các em về bản thân mình). - Trao đổi về thế mạnh và khiếm khuyết của một đối tượng cụ thể, VD: bản thân GV, hoặc một số HS mạnh dạn nhất CLB. Thực hành: Trong mỗi ngày (trong tuần thực hành), mỗi em hãy liệt kê cho cô 3 việc làm có kết quả mà em ưng ý nhất (dựa trên điểm mạnh, sở thích, mục tiêu em muốn đạt, những lời khen từ người khác đã dành cho em…); Song song, liệt kê 3 việc làm, hành động mà em cho là thất vọng nhất, sau đó cho cô hướng khắc phục ngay liền đó, có thể tham khảo ý cô, ý ba mẹ,… để có hướng khắc phục. GV phân tích 2 câu danh ngôn: “Ai không tự tôn trọng bản thân mình thì cũng sẽ không được người khác tôn trọng” (N. Caramdin). GV lấy VD về việc tự tôn trọng bản thân, giữ gìn hình ảnh của mình trong trang phục, tác phong, kiến thức,… đó là các em đang tự tôn trọng các em, và ngược lại, khi GV bước vô lớp, em uể oải đứng dậy, quần áo xộc xệch, không chịu học bài,… thì đó chính là các em đã tự làm xấu mình, người khác sẽ nghĩ em là người như nào, các em tự biết, đúng không? Không cần phải là nhũng lời trách móc, kỉ luật,… khi các em đã biết tự yêu quý bản thân. Đặc biệt, GV kể câu chuyện: HS cá biệt, sau khi gây chuyện với bạn bè, cha mẹ, bỏ nhà đi bụi 5 ngày, do đói và lạc lõng, nên quay trở về nhà lại, nhưng tỏ thái độ bất cần đời và đe doạ người khác “Nếu ai đụng đến tui, tui sẽ treo cổ tự tử”, các em thử suy nghĩ và trả lời: 9 - Đối với chính bản thân bạn HS đó đã tự yêu quý, tôn trọng bản thân mình chưa? - Làm cho những người xung quanh có yêu quý và tôn trọng bạn đó không? - Giả sử trường hợp bạn đó tự tử thiệt, các em nghĩ những giọt nước mắt của ai sẽ rơi nhiều nhất? (Chỉ có cha và mẹ bạn đó thôi). Các em và người khác sẽ thương ai nhiều hơn?(Cha mẹ của bạn đó hay bản thân bạn đó?) - Nếu em là bạn của nhân vật trên, em sẽ làm gì? (Nói chuyện nhiều hơn với bạn; Giới thiệu thêm một số bạn tốt khác cùng chơi với bạn; Rủ bạn tham gia một số hoạt động vui và có ích mà em biết; …) - Nếu em là nhân vật trên, gia đình và bạn bè, thầy cô cho em cơ hội sửa chữa, em sẽ sửa chữa như thế nào? (Dành thời gian suy nghĩ về những việc tốt và chưa tốt trong thời gian qua, tránh xa những tác nhân xấu, làm việc và học tập nhiều hơn, chia sẻ với bạn thân hoặc GV mà em tin tưởng,…) Xem video về lòng tự trọng: Tô phở của lòng tự trọng. GV kết luận: Bắt đầu từ ngày mai, cô muốn thấy các em yêu quý mình hơn, yêu mái tóc, yêu lời nói, yêu hình dáng, yêu tác phong, yêu trí não… của mình, và để biết chúng ta nên yêu quý cái gì, điểm nào của bản thân, các em hãy suy nghĩ nhiều hơn về chính mình như cô đã hướng dẫn. “Tất cả những gì khiến ta khó chịu với người khác đều có thể giúp ta hiểu chính mình” (C.G.Jung) GV: Trong cuộc sống, nhiều khi ta khó chịu rất nhiều với những lời nói hoặc việc làm của ai đó, đôi khi sự khó chịu đó khiến ta có những lời nói và hành vi đáp trả. Vậy, ta sẽ nên đáp trả ntn? - Cũng căng thẳng và khó chịu như những gì ta đã nhận? - Ta đáp trả mềm mỏng hơn và có lí lẽ, có sự chân thành và sự kiềm chế hơn? - Trong hai phương án trên, tương đối khó để chúng ta sử dụng phương án 2, nhưng các em hãy suy nghĩ về kết quả khác nhau của 2 phương án mang lại. - Và với bản thân mình, khi mình khó chịu với những gì mình đang nhận, thì ngược lại, người khác cũng sẽ như vậy, và vấn đề ngày càng căng thẳng, nguy hiểm hơn, khi chúng ta không nhận thức được rằng việc “Ăn miếng trả miếng” theo tinh thần thiếu hoà nhã, sẽ trở thành thói quen xấu cho việc hình thành cá tính, nhân cách của mình, khi 2 người đang cãi cọ nhau, hung hăng, thậm chí là đánh nhau, thì người khác sẽ nhận định 10 “chúng nó có khác gì nhau đâu?”, vậy là không cần biết ai sai trước, ai gây sự trước, ai đánh trước, hành vi hung hăng, thiếu kiềm chế, thiếu hoà nhã của mình đã nảy sinh hậu quả. Như vậy, qua hành vi, lời nói của người khác làm cho mình khó chịu thì mình cũng sẽ nhận ra nếu mình như vậy mình cũng sẽ gây khó chịu cho người khác. Đó cũng là điểm về việc các em tự nhận thức cho chính mình. 3.2.2. Kĩ năng xác định giá trị (KN 2) * Cung cấp kiến thức tại CLB Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống: - Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân. - Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. - Không chỉ tài sản... mà cả tri thức, sức khoẻ, tình yêu thương, sự trung thực, danh dự... được coi là giá trị sống của một cá nhân. * Một số câu hỏi thường gặp: Giá trị sống là gì? Giá trị sống của mỗi người có sự khác nhau? Giá trị sống được hình thành như thế nào? Giáo dục giá trị sống có gì khác với giáo dục kiến thức môn học? Giá trị sống của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay có những điểm gì khác biệt với các thế hệ đi trước? Phương pháp giáo dục giá trị sống ở lứa tuổi học sinh cần đổi mới thế nào để đem lại hiệu quả thiết thực? Giá trị sống có tính ổn định tương đối nhưng không bất biến: Giá trị sống được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, nhưng giai đoạn vị thành niên (9-10 tuổi đến 17-18 tuổi) là giai đoạn có ý nghĩa nhất. Giá trị sống tuỳ thuộc vào sự trải nghiệm, sự nhận thức của mỗi cá nhân, có sự khác nhau về giá trị sống giữa cá nhân này đối với một cá nhân khác. Giá trị sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thông thường. 11 Giáo dục giá trị sống bằng lời khuyên, sự thuyết giảng... thường không đem lại kết quả. Giáo dục giá trị sống hiệu quả khi HS được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm xúc cảm... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Học sinh luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó... Cần tìm ra những hình thức phù hợp nhất với lứa tuổi HS... để giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS. 5 nguyên tắc vàng trong giáo dục giá trị sống: Giáo dục giá trị sống qua những câu chuyện... cảm động. Giáo dục giá trị sống qua những câu hỏi... Tự vấn chính mình? Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranh luận. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm thực tế. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc. *Thực hành tại CLB: - Sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động, phát vấn những câu hỏi cho các em tự suy nghĩ về mình thông qua câu chuyện đó. - Hãy vẽ một bức tranh thể hiện tình cảm gia đình. - Trải nghiệm thực tế: Xem và bình luận về những video nói về Giá trị của sự sống, giá trị của tình yêu thương, giá trị của niềm vui, giá trị của sự chia sẻ,... - Tổ chức hoạt động giao lưu với trẻ em ở nhà tình thương Khánh Sơn để các em nhận ra mình còn may mắn như thế nào? Khi đem niềm vui đến với các em ở nhà tình thương, bản thân HS trong CLB cũng sẽ nhận ra giá trị của sự chia sẻ, khi tham gia luyện tập văn nghệ để đi giao lưu, các em nhận ra giá trị của sự hợp tác, giá trị của niềm vui, giá trị của sự mạnh dạn, tự tin... - GV: Yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện: bịt mắt, cột một tay hoặc một chân cố định lại, hoặc ngậm ngang miệng một cây viết chì, bịt tai bằng bông gòn, sau đó GV tiến hành giao việc cho HS như: cởi áo khoác bằng 1 tay, đi xuống tầng lầu lấy 1 cái ghế với chỉ một chân, nói chuyện hoặc yêu cầu HS thể hiện suy nghĩ của mình khi không thể nghe và nói được, tự rót cho mình một li nước lọc khi không nhìn thấy gì hết,... Sau đó, hỏi HS nghĩ gì nếu ở trong hoàn cảnh đó? Có khó khăn trong sinh hoạt, học tập hay không? Từ đó các em sẽ nhận ra giá trị của sự lành lặn cơ thể là như thế nào? Sự 12 may mắn của mình ra sao? GV liên hệ tới cuộc sống của những người tàn tật thiếu may mắn khác, họ hàng ngày, hàng giờ vẫn phải sống chung với những khiếm khuyết về cơ thể nhưng với tinh thần lạc quan, yêu đời và phấn đấu rất nhiều để tự nuôi sống bản thân, để học tập, để lao động và cống hiến cho xã hội. (Xem video “Điệu múa”). - Trao đổi về giá trị của tình cảm gia đình, trước tiên GV phải tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của đa số HS trong CLB, thăm hỏi và khơi gợi cho HS tìm về những kỉ niệm đẹp, những gắn bó của các thành viên thông qua một biến cố hoặc một sự việc nào đó mà các thành viên đã từng cùng nhau tham gia, những tính cách hoặc nét nổi bật theo hướng tích cực của mỗi thành viên trong gia đình (sự cương nghị, lao động chăm chỉ của ba, sự yêu thương chăm sóc ân cần của mẹ, sự chia sẻ, vui đùa của anh, chị, em, sự lo lắng cho nhau khi trải qua biến cố, những kỉ niệm vui khi cả nhà bước vào mùa thu hoạch,...). - Bên cạnh đó, với những gia đình có nhiều lục đục hoặc tình cảm giữa các thành viên chưa được thuận hoà, GV cũng nêu ra một số trường hợp chung chung để HS trong CLB cùng nhau tìm ra những giá trị dù ít ỏi hơn so với các gia đình khác nhưng hãy nhấn mạnh rằng đó thực sự là điều quý giá, và rằng rất cần duy trì và phát huy những điều quý giá đó, đặc biệt, vai trò của các em lại trở nên quan trọng hơn, khi các em nhận ra sự quan trọng của bản thân mình sẽ được thể hiện qua những việc làm, hành động tích cực, chân thành và có hiệu quả: trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, trong việc hoàn thành công việc cá nhân, việc nhà, việc học tập, việc quan tâm tới các thành viên khác, dù sự quan tâm đó cần có thời gian, kiên trì, và lòng bao dung. (Xem video “Người cha”). - Giá trị của ngôn ngữ: (Xem video The Power of Words: “Change your words. Change your world” … Và rồi, ông nghe thấy tiếng bước chân người qua lại nhiều hơn, họ dừng lại bên ông, ân cần đặt những đồng xu vào đúng vị trí của nó. Khi ấy, người đàn ông già biết được rằng cô gái kia đã mang đến cho ông một kết cục hoàn toàn khác. Một ngày, ông gặp lại cô gái, ông hỏi cô: “Cô đã làm gì với tấm biển của tôi thế?”, cô này trả lời: “Tôi chỉ viết lại chúng thôi, nhưng theo một cách khác”. - Clip ngắn chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống như sự nhắc nhở với những người may mắn được nhìn thấy ánh mặt trời hàng ngày. Đó là bài học của sự sẻ chia theo đúng nghĩa của nó, không phải là sự ban ơn hay bố thí. Sau đó là bài học về sự thay đổi tích cực, đừng bao giờ bỏ cuộc khi người khác không hiểu bạn, hãy thay đổi cách thể hiện chúng. Vậy các em hãy mở rộng ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ giao tiếp rất cần thiết, hãy sử dụng ngôn ngữ sao cho hiệu quả. 13 3.2.3. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng (KN 4) * Cung cấp kiến thức tại CLB Căng thẳng là gì? Căng thẳng là một cách phản ứng của cơ thể trước tác động hoặc thay đổi của môi trường xung quanh. Căng thẳng ở mức độ vừa phải có tác dụng tích cực, thúc đẩy con người nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức. Song sự căng thẳng nếu không được kiểm soát, ứng phó tốt sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt nhận thức, tình cảm, hành vi, thể chất… của con người. Một số nguyên nhân thường gây căng thẳng đối với lứa tuổi HS Trước các kỳ thi quan trọng Trong một môi trường mới (trường mới, lớp mới, nơi ở mới…) Thay đổi tâm sinh lý khi đến tuổi dậy thì Khó khăn trong quan hệ với cha mẹ Hiểu lầm, xung đột trong quan hệ với bạn bè Tự mâu thuẫn với bản thân mình Bị trêu chọc, bắt nạt ở trường hoặc nơi ở Chịu áp lực tiêu cực của nhóm bạn Cảm giác bị cô lập với bạn bè Kỳ vọng quá cao của gia đình Quá tải trong học tập Xung đột của các thành viên gia đình Cha mẹ ly thân, ly dị Bị thầy cô giáo hiểu lầm hoặc khiển trách oan Được giao quá nhiều nhiệm vụ ở lớp, trường Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng căng thẳng Về nhận thức Có vấn đề về trí nhớ (nhớ lộn xộn, không nhớ nổi việc gì…) Khó tập trung làm việc gì Suy giảm khả năng nhận định, suy xét mọi việc 14 Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực Có nhiều ý nghĩ lo lắng, dồn dập Tư duy chậm chạp, trì trệ Ý nghĩ quanh quẩn, không rõ ràng Hay nghi ngờ, hoang tưởng Hồi tưởng lại những điều buồn phiền Cảm thấy mất lòng tin Về tình cảm Buồn phiền Dễ cáu kỉnh, giận dữ Bị kích động, khó giữ bình tĩnh Cảm giác quá tải Cảm thấy cô đơn, xa lạ Trầm cảm, buồn rầu Nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh Lo lắng, sợ hãi Có mặc cảm tội lỗi Cảm thấy vô vọng, mất phương hướng Cảm giác bị dồn nén, uất ức Tự đổ lỗi cho bản thân Cảm thấy dễ bị tổn thương Về cơ thể Đau đầu, đau cơ bắp Chóng mặt, buồn nôn Vã mồ hôi Tim đập nhanh Thường xuyên hồi hộp Mỏi mệt toàn thân 15 Cảm giác ớn lạnh Đau, tức ngực Ngất xỉu Tiêu chảy hoặc táo bón Mất ngủ Mất cảm giác thèm ăn Nghiến răng Gặp ác mộng Tăng/giảm cân bất thường Huyết áp cao Về hành vi Ăn nhiều quá hoặc ít quá Ngủ vùi hoặc ngủ quá ít Tự cô lập bản thân với người khác, tránh tiếp xúc Trì hoãn công việc Né tránh, thờ ơ với trách nhiệm Nhiều hành động bồn chồn (cắn móng tay, đi lại liên tục) Khó ngủ, ăn không ngon Nói năng không rõ ràng, khó hiểu Nói liên tục về một sự việc Mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ Hay tranh luận Phóng đại sự việc Dùng rượu, thuốc lá hoặc ma túy để giải tỏa Uống thuốc an thần Kém năng động Không quan tâm đến vẻ bề ngoài Phương pháp 4 bước (4T) ứng phó với căng thẳng 16 1. TRÁNH để sự căng thẳng xuất hiện 2. THAY ĐỔI tình huống gây nên sự căng thẳng; thay đổi cảm xúc bản thân 3. TẠM CHẤP NHẬN tình trạng căng thẳng; xem nó như một phần tất yêu của đời sống 4. THÍCH NGHI với sự căng thẳng, dần biến nó thành một động lực tích cực * Các cách ứng phó với căng thẳng. Những cách ứng phó tiêu cực với sự căng thẳng Hút thuốc Tránh tham gia các hoạt động tập thể Uống nhiều rượu Dùng ma túy Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn Trì hoãn những việc cần làm Ngồi hàng giờ trước TV hoặc máy Cố lấp đầy mọi khoảng thời gian tính trong ngày để tránh phải đối mặt với vấn đề Tránh gặp gỡ bạn bè, gia đình Trút gánh nặng lên người khác (chỉ trích, cáu giận, bực bội, có hành vi bạo lực với mọi người…) Khóc lóc triền miên, than thân Tự hủy hoại bản thân (tự gây vết trách phận. thương, tự tử) Một số cách ứng phó tích cực Chia công việc thành nhiều phần Viết ra điều khiến mình buồn bực, nhỏ, hoàn thành từng phần một. hoặc ghi nhật ký. Tránh cầu toàn quá mức. Làm những việc mà mình vốn yêu thích hàng ngày. Tạm thời giải thoát bản thân khỏi Chơi một môn thể thao yêu thích; tình huống gây căng thẳng. tập thể dục hàng ngày. 17 Trò chuyện với một người bạn Đăng ký một khóa học mới. thân. Nghỉ ngơi, thư giãn với âm nhạc, Hít vào thật sâu và đi dạo. sách vở… Tìm kiếm một sở thích mới. Tìm lời khuyên từ những người tin cậy, có kinh nghiệm. Đi đến một nơi thú vị chưa từng Giữ liên lạc với mọi người. đến trước đó. Tìm kiếm mặt tích cực của vấn đề. Kiên nhẫn với bản thân và với vấn đề cần giải quyết. Gặp gỡ, giao lưu với những người Tâm sự về vấn đề của mình với bạn mới. một người hoàn toàn xa lạ. Ngủ một giấc thật dài và sâu. Tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ. Tìm những mặt mạnh, phẩm chất Nghĩ về những thành quả mình đã tốt của bản thân để lấy lại tự tin. đạt được. Nói chuyện với những người hài Dễ tính và nương nhẹ hơn với bản hước, lạc quan. thân mình. Cầu nguyện Luyện tập kỹ năng thư giãn bằng đọc truyện cười,… để kể cho mọi người nghe. Cuối cùng, nếu bạn đã cố gắng nhưng sự căng thẳng vẫn cứ đến: hít một hơi thật dài và tự nghĩ: đó chính là cuộc sống! Ta cần phải học cách sống chung với căng thẳng, giữ cho nó ở giới hạn cho phép hoặc biến nó thành một động lực tích cực. Những ai dễ bị căng thẳng hơn người khác? Người nóng tính, thiếu khả năng kiềm chế Người sống thu mình, cô độc Người có cuộc sống riêng nhiều trắc trở 18 Người nhút nhát, hay e sợ mọi việc Người kém khả năng giao tiếp, ít bạn bè Người quá bận rộn Người thiếu kiên nhẫn Người vừa trải qua một cú sốc về tình cảm hoặc công việc (ly dị, người thân qua đời, mất việc làm...) Người thiếu tự tin ở bản thân Người quá cầu toàn Người hay mơ mộng, ảo tưởng Người có xu hướng bi quan Người không có khả năng hài hước Người thiếu kiên định, dễ bị lôi kéo Một số câu danh ngôn về ứng phó với sự khó khăn, căng thẳng “Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra”. (Rsoutheell) “Cuộc đời là bọt nước. Chỉ có hai điều như đá tảng: tử tế khi người khác lâm hoạn nạn và can đảm trong hoạn nạn của chính mình”. (A. Gordon) “Nếu bạn tức giận thì hãy đếm 10 trước khi nói, còn nếu bạn nổi cơn thịnh nộ thì hãy đếm đến 100”. (Jeffecson) “Nếu bạn vấp ngã… hãy biến nó thành một phần của điệu nhảy”. (Khuyết danh) “Chúng ta có thể không thay đổi được hoàn cảnh, nhưng có thể thay đổi được cách nhìn nhận của mình đối với hoàn cảnh đó”. (Khuyết danh) * Thực hành tại CLB: - Kể những câu chuyện về hậu quả của sự căng thẳng quá mức (Người cha và chiếc xe Ôtô mới hoặc câu chuyện miếng gỗ và cái đinh). Những câu chuyện mang tính Pháp luật. - Gợi mở và yêu cầu HS kể lại một hoặc hai lần mà em đã nóng nảy, căng thẳng dẫn đến việc chưa tốt trong lời nói và hành vi, hỏi về việc suy nghĩ của em sau đó, hướng giải quyết của em nếu gặp lại trường hợp tương tự hoặc trường hợp khác. - Diễn kịch tình huống. 19 Phân tích câu danh ngôn: “Nếu bạn vấp ngã… hãy biến nó thành một phần của điệu nhảy” (Khuyết danh). (Xem video “Chọn cách nhìn cuộc sống” ) Những điều đơn giản trong cuộc sống chính là may mắn của cuộc đời tôi (trích nguồn Internet.) May mắn vì tôi có cả ba lẫn mẹ, tuy ba mẹ không phải là người hiểu tôi nhất, là người mà tôi có thể san sẻ tất tần tật mọi điều trong cuộc sống, nhưng tôi biết người quan tâm đến tôi nhất, người không bao giờ rời xa tôi, đó là ba mẹ. May mắn vì tôi là một sinh thể lành lặn, tuy tôi không xinh đẹp, cao ráo, trắng trẻo, nhưng thật vui vì mình được nô đùa, chạy nhảy... May mắn vì được sinh ra trong một gia đình không khá giả. Không giàu, tôi không có nhiều tiền tiêu vặt, vì thế tôi biết chi tiêu dè sẻn, biết quý trọng giá trị của đồng tiền mà ba mẹ vất vả mới kiếm ra để nuôi tôi ăn học. May mắn vì tôi được đến trường mỗi ngày, được ngồi trên giảng đường, được say mê trong bài vở, vì tôi biết, rất nhiều người trên thế giới này không biết đọc, biết viết – những con người bất hạnh, kém may mắn hơn tôi. May mắn vì mỗi sáng thức dậy, tôi được ngồi vào bàn, ăn vội gói xôi, ổ bánh mẹ làm, ngoài kia, biết bao em thơ phải đến trường với cái bụng rỗng tuếch. May mắn vì được tung tăng trên chiếc xe đạp mỗi ngày, chiếc xe cọc cạch, đường đến trường gần 10 cây số, nhưng… chẳng có gì là to tát! Biết bao trẻ em Việt Nam vẫn phải chân trần, băng rừng lội suối lên nương làm rẫy, xách nước, thồ hàng phụ giúp gia đình đó thôi. May mắn vì tôi có bạn bè, tôi biết rung động, biết yêu thương, dù đôi lúc tình cảm đó của tôi chưa được bạn đáp trả, nhưng tôi đã có cơ hội được nếm trải tất cả những cảm xúc buồn, vui, mừng, giận, đau khổ, và biết thêm một điều quý giá: trong mỗi chúng ta tồn tại hai tiếng nói, hai cảm xúc riêng, một của lí trí và một của trái tim. Vẫn còn rất nhiều điều may mắn hiện hữu trên cõi đời này, em có tìm ra trong cuộc sống của mình? 3.2.4 Kĩ năng giao tiếp (KN 12) * Cung cấp kiến thức tại CLB: Giao tiếp là gì? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan