Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao kết quả học tập phần công dân với đạo đức bằng việc tích hợp kiến ...

Tài liệu Skkn nâng cao kết quả học tập phần công dân với đạo đức bằng việc tích hợp kiến thức tư tưởng đạo đức hồ chí minh

.PDF
26
2012
146

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC (GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10) BẰNG VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị và Ban thường vụ tỉnh ủy phát động, mọi ban ngành đoàn thể trong cả nước nói chung và ở Tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo Khánh Hòa nói riêng đã và đang tích cực thi đua thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Đối với ngành giáo dục, chúng ta cũng kêu gọi thầy và trò ra sức thi đua hưởng ứng cuộc vận động lớn này. Bên cạnh việc các tổ chức, đoàn thể trong mỗi nhà trường đề ra các hình thức để tiến hành hưởng ứng cuộc vận động như: thi viết; thi kể chuyện, thuyết trình về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… nhà trường còn kêu gọi tất cả mọi người trên cương vị của mình hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác. Bản thân tôi là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường, tôi nghĩ mình phải làm gì để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với các em học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các đoàn thể, mà nó được thấm vào các em qua các bài học của môn Giáo dục công dân (GDCD). Để thực hiện được điều này, tôi nhận thấy, bộ môn Giáo dục công dân trong trường trung học phổ thông mà đặc biệt là phần: Công dân với đạo đức (GDCD 10) có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể lồng ghép kiến thức tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy. Nhằm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh, để tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hình thành cho học sinh lòng tin, động cơ, hoài bão và hành vi tốt đẹp góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi lẽ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Việc giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cùng với gia đình và xã hội, nhà trường có trách nhiệm lớn trong thực hiện nhiệm vụ này. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn dấu bên trong con người nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hàng ngày. Tuy nhiên trong thực trạng hiện nay, đa số học sinh ngại học môn Giáo dục công dân vì coi đây là môn “phụ”, một môn học không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng cho nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa. Mặt khác đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay có nhiều biểu hiện không tốt (vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức,lối sống cá nhan thực dụng...) cần được điều chỉnh, giáo dục và định hướng để học sinh 2 tốt hơn. Bản thân các em học sinh chưa có hiểu biết nhiều về Tư tưởng, đạo đức của Bác. Bên cạnh đó, bản thân một số giáo viên dạy môn Giáo dục công dân còn xem “nhẹ” môn học của mình, coi đó là môn “phụ”, không có hứng thú trong giảng dạy và ít đầu tư vào chuyên môn, ít đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến tiết học khô khan, học sinh dễ nhàm chán và ngại học. Chính vì những lý do trên, bản thân tôi xin phép mạnh dạn nêu một vài kinh nghiệm trong việc nâng cao kết quả học tập phần: công dân với đạo đức (giáo dục công dân lớp 10) bằng việc tích hợp kiến thức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân 10 - Phần công dân với đạo đức của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao kết quả học tập phần công dân với đạo đức (Giáo dục công dân lớp 10) bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện, câu nói, bài hát về Bác Hồ phù hợp với nội dung từng bài để làm sao cho học sinh dễ hiểu, gây được hứng thú học tập, đảm bảo nội dung bài học….và đặc biệt là thông qua nội dung tích hợp đó giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện, câu nói, bài hát về Bác Hồ đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 - phần công dân với đạo đức và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sử dụng việc tích hợp kiến thức Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng tiết dạy. 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 10 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2013 – 2014 tại trường THPT Phan Bội Châu. 5. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10 (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011). Sách báo, tạp chí, sách Hồ Chí Minh toàn tập, truyện kể về Bác Hồ, tư liệu về Bác, mạng Internet..... 6. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, điều tra, sưu tầm, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ ... để giải quyết nội dung đề tài. 7. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2013 đến 5/2014. 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta và là một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Khi nói về Người, chúng ta không chỉ nói tới công lao mà Người đã hy sinh cho dân tộc và cho nền hòa bình thế giới mà chúng ta còn nói nhiều tới cái “Đức” ở trong con người của Bác. Khi nói về Người thì không một bài ca, một bài thơ hay một tác phẩm nào có thể ngợi ca lên hết được, bởi Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về tư tưởng, đạo đức, là cống hiến đặc sắc của Bác Hồ cho dân tộc và cho loài người. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam đang trong các nhà trường THPT nói riêng học tập và noi theo. Lúc sinh thời, Bác luôn dành muôn vàn tình thương yêu, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng. Những lời dạy ân cần và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là nguồn cổ vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc lớp trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “ Đạo đức cách mạng là cái gốc”. Trước lúc ra đi , Bác còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành “những người thừa kế , xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” và chỉ rõ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với thời cơ và vận hội lớn, đan xen với những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, nhất là thế hệ trẻ - một nhân tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng hoàn thiện giá trị, nhân cách của con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam…” Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Gáo dục và đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp học tập nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ thông, trong đó có bộ môn Giáo dục công dân trong trường THPT. Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Là môn học giúp học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu 4 của tự nhiên, xã hội và tư duy; giúp học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn có ý thức vươn tới những cái cao đẹp. Từ đó hình thành cho học sinh lòng tin, động cơ, hoài bão và hành vi tốt đẹp. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc định hướng đúng đắn suy nghĩ và hành động là hết sức quan trọng. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “ Tích hợp Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” vào trong bài dạy giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay. Việc giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cùng với gia đình và xã hội, nhà trường có trách nhiệm lớn trong thực hiện nhiệm vụ này qua các môn học, trong đó, môn giáo dục công dân có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì thế, việc dạy và học môn GDCD nói chung và môn giáo dục công dân ở trường phổ thông nói riêng, nhất là phần đạo đức GDCD 10 phải tiến hành trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa vào các tài liệu của Người. Tuy nhiên, việc dạy học môn GDCD không giới hạn ở việc sử dụng tài liệu, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà khoa học, nhà đạo đức học, triết học, kinh tế chính trị học... mà còn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh, nhằm nâng cao kết quả môn học, để tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân, bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. 2. Thực trạng Ngày 27-3-2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ra Chỉ thị số 23CT/TW về việc: “đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 3-10-2006 của Bộ Chính trị về việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mọi tầng lớp nhân dân, cũng như các ban ngành, đoàn thể trong cả nước cùng hăng hái thi đua thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở bậc THPT việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường thành một môn học, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền miệng là tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và tiến hành tích hợp ở một số bộ môn hoặc lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục: lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một 5 tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức cho học sinh và giáo viên thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...các phong trào thì nhiều nhưng thực tế về tư tưởng chúng ta vẫn chưa tạo ra cho các em học sinh bậc THPT nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo; để tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội, là cơ sở để chúng ta tạo ra một xã hội thực sự công bằng dân chủ văn minh.... Xuất phát từ thực tế thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Giáo dục công dân đặc biệt trong phần thứ hai Công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 có cơ hội để giáo viên lồng ghép cuộc vận động này có hiệu quả rõ rệt Chúng tôi đã tiến hành lồng ghép Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân theo quy định của Bộ và Sở giáo dục từ năm học 2010 2011. Bây giờ là lúc chúng tôi tự kiểm nghiệm lại mình những gì đã làm được, làm tốt thì tiếp tục phát huy, những gì còn thiếu sót cần bổ sung chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân thật sự đi vào chiều sâu trong mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân và học sinh toàn trường THPT Phan Bội Châu. Nhưng thực tế giảng dạy tôi thấy việc tích hợp như vậy ở môn giáo dục công dân, đặc biệt là phần đạo đức (GDCD 10) còn ít. Bởi lẽ, phần đạo đức hầu hết bài nào chúng ta cũng có thể tích hợp kiến thức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được tùy theo mức độ cụ thể, theo nhiều cách khác nhau nhằm nâng cao hơn nữa kết quả học tập, cung cấp cho các em biết và hiểu nhiều hơn về Tư tưởng đạo đức của Người; đặc biệt hơn là qua đó giáo dục đạo đức cho các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức vĩ đại - Hồ Chí Minh và bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Để học sinh học tập và làm theo thì cần phải cho các em hiểu biết nhiều về Tư tưởng đạo đức của Bác. Nhưng thực tế các em còn rất hạn chế về vấn đề này. Điều này bản thân tôi đã khảo sát học sinh năm lớp 10 tôi dạy với tổng số 197 học sinh Câu hỏi khảo sát: Em hãy cho biết những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh? (Chỉ được đánh x vào một nội dung tương ứng mà em hiểu biết nhất) - Em hiểu biết nhiều về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của Bác 1 Em hiểu biết nhiều về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của Bác 2 Em hiểu biết nhiều về công lao và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam 6 3 Em hiểu biết nhiều về Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh 4 Em hiểu biết nhiều về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh Kết quả khảo sát cho thấy: Có 85/197 học sinh chọn nội dung thứ nhất: Em hiểu biết nhiều về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của Bác Có 73/197 học sinh chọn nội dung thứ 2: Em hiểu biết nhiều về công lao và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam Có 30/197 học sinh chọn nội dung thứ 3: Em hiểu biết nhiều về Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh Có 9/197 học sinh chọn nội dung thứ 4: Em hiểu biết nhiều về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh Như vậy, qua kết quả trên ta có thể kết luận: 158/ 197 học sinh chiếm 80% học sinh chọn nội dung thứ nhất và thứ hai, điều đó có nghĩa là 80% học sinh mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của Bác và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, hơn 15% hiểu biết nhất định về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Thực tế môn Giáo dục công dân còn nhiều bất cập. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh học sinh, rồi một số ít các thầy giáo, cô giáo cho đến cả các em học sinh đều cho đây là môn học phụ. Điều này tạo cho các em học sinh thái độ thờ ơ, không đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm tòi, học tập và nghiên cứu một cách chủ động và say mê với môn học. Bản thân tôi đã khảo sát học sinh năm lớp 10 tôi dạy với tổng số là: 197 học sinh Câu hỏi khảo sát: Em đã chuẩn bị và tham gia vào các tiết học Giáo dục công dân như thế nào? Nội dung Có Không Chuẩn bị đọc tài liệu trước ở nhà Phát biểu ý kiến khi giáo viên đặt câu hỏi Học bài và làm một số bài tập giáo viên yêu cầu Đọc tài liệu tham khảo Thảo luận nhóm bàn bạc các vấn đề liên quan bài học Kết quả khảo sát là: 7 Số học sinh Tỷ lệ Tiêu chí Chuẩn bị đọc tài liệu trước ở nhà. Phát biểu ý kiến khi giáo viên đặt câu hỏi. Học bài và làm một số bài tập giáo viên yêu cầu. Đọc tài liệu tham khảo. Thảo luận nhóm bàn bạc các vấn đề liên quan bài học. Có Không có Có Không có 50/197 147/197 25,3% 74,7% 87/197 110/197 44,2% 55,8% 89/197 108/197 45,2% 54,8% 35/197 163/197 17,8% 82,2% 78/197 119/197 39,6% 60,4% Tài liệu tham khảo về Hồ Chí Minh là rất nhiều, để lựa chọn được những nội dung phù hợp đưa vào từng bài, từng ý đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn lọc ở nhiều tài liệu khác nhau. Hơn nữa, những nội dung đưa vào phải đa dạng phong phú, nhiều thể loại khác nhau để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, gượng ép điều này khiến giáo viên gặp không ít khó khăn. 3. Cách thực hiện 3.1. Mục đích tích hợp kiến thức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em, có được nhận thức thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. 3.2. Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu: 8 Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết phục không cao. Tư liệu có nhiều loại khác nhau có thể bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu, bài viết khác và bằng nhận thức thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu nhưng với tôi thì thường dùng một số cách cơ bản đó là : Bản thân tự tạo ra tư liệu(tự làm), sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất phong phú đó là thông qua mạng internet. Việc sưu tầm tư liệu trên mạng internet đã rất quen thuộc đối với giáo viên trong thời đại bùng nổ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục đích của mình. Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp kiến thức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài viết hay, những câu chuyện về Bác qua sách, báo, các bài viết, Internet, qua các cuộc thi kể chuyện Bác Hồ và rất nhiều tư liệu khác sẵn sàng phục vụ cho việc tích hợp, minh họa một cách có hiệu quả nhất. 3.3. Xác định mục tiêu trong bài dạy có tích hợp: Đối với những bài dạy có nội dung lồng ghép, giáo viên cần xác định đầy đủ, đúng mục tiêu cần đạt là gì? (kiến thức, kĩ năng, thái độ) có như vậy thì trong suốt quá trình từ thiết kế bài dạy đến khi thực hành trên lớp mới đảm bảo yêu cầu nội dung đề ra, bài dạy sẽ đi đúng hướng, chất lượng tiết dạy sẽ được nâng cao. 3.4. Xác định mức độ tích hợp Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của từng đơn vị bài học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp. - Liên hệ (mức độ thấp nhất): chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất): cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với đề tài này, chúng ta sử dụng hai mức độ tích hợp đó là: Liên hệ và tích hợp bộ phận. Còn tích hợp toàn phần không áp dụng vì không có bài nào có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3.5. Cách thức lồng ghép, tích hợp 9 Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể. Đôi khi chúng ta chỉ cần cho học sinh phân tích một câu nói của Bác Hình thức thứ hai đó là giao nhiệm vụ để học sinh về nhà sưu tầm những mẫu chuyện kể, hoặc để dễ dàng hơn giáo viên giao các câu chuyện kể cho học sinh chép lại và yêu cầu học sinh nêu ra được ý nghĩa của câu chuyện, bài học cho bản thân, và các em đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó. Sau đó đến tiết học giáo viên có thể cho học sinh nêu ra những yêu cầu mà giáo viên đã giao cho. Giáo viên có thể thu các bài viết của học sinh và chấm điểm có thể lấy vào điểm miệng hoặc điểm 15 phút cho một số học sinh xuất sắc vì có thể coi đây là một bài tập có liên hệ thực tiễn. Làm như vậy vừa khuyến khích học sinh vừa để các em thấy được trách nhiệm bản thân. Một hình thức nữa mà ta vẫn quen làm đó là tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi ngoại khoá hoặc là nhà trường tổ chức. Đối với bộ môn giáo dục công dân 10 có những tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương giáo viên cũng có thể lồng ghép. Sử dụng các bài hát về Bác bằng cách cho học sinh hát hoặc nghe băng đĩa có nội dung phù hợp với nội dung mình dạy. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng việc tích hợp kiến thức tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nhiều dạng khác nhau với những mục đích khác nhau. Thông thường, giáo viên sử dụng tích hợp kiến thức Tư tưởng Hồ Chí Minh ở bốn dạng cơ bản sau: Một là dẫn dắt vào bài mới, hoặc chuyển giữa các ý Hai là, khai thác đơn vị kiến thức mới Ba là, củng cố nội dung bài học Dù là lồng ghép bằng cách nào đi nữa thì giáo viên phải đảm bảo yêu cầu nội dung bài dạy và xác định mục tiêu cuối cùng của chúng ta là đảm bảo kiến thức, tiết học sôi nổi, gây được hứng thú cho học sinh và không chỉ “học tập” mà phải “làm theo” tấm gương của Bác thì mới có thể coi là tích hợp thành công. 3.6. Xác định nội dung cần tích hợp Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Nội dung Nội dung Tên bài Địa chỉ giáo dục và khai thác tích hợp Mức độ kiến thức cần tích hợp Phần - Liên hệ Bác Hồ là tấm gương - Để từ đó học sinh thấy Bài 10: dẫn dắt sáng về đạo đức từ lời được rằng cần phải rèn Quan nói đến hành động luyện, tu dưỡng đạo đức niệm về vào bài đạo đức mới và không ngừng học tập để trở thành một con - Mục 3a người phát triển toàn diện như - Học sinh hiểu được “Cần, kiệm, liêm, chính, 10 chí công vô tư”, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kì mới - Dẫn dắt vào bài mới và khai thác phần vai trò của đạo đức đối với cá nhân Bài 11: - Mục 1, - Liên hệ Một số - Mục 3, -Tích hợp phạm trù - Mục 4- bộ phận cơ bản -Củng cố của đạo đức học Bài 12: Mục 2b Liên hệ Công Mục 3b dân với Củng cố tình yêu, hôn nhân và gia đình - Bác luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với xã hôi, - Bác là người có nhân phẩm và danh dự tốt được nhân dân và quốc tế đánh giá cao - Hạnh phúc của Bác luôn gắn liền với hạnh phuc của xã hội, của đất nước - Học sinh có thể liên hệ với nghĩa vụ của bản thân với những người xung quanh, với tập thể lớp, nhà trường trong việc đảm bảo thời gian giờ giấc trong học tập và lao động - Quan niệm của Bác về bình đẳng vợ, chồng - Bác nói về vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái - Tình cảm của Bác đới với gia đình Giáo dục học sinh tình cảm đối với gia đình, từ đó biến thành những hành động thiết thực thể hiện tình cảm đó như: - Qua đó cho học sinh thấy được hạnh phúc là gì và đồng thời giáo dục cho học sinh là học tập Bác để chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho cả xã hội. Ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ Học tập thật tốt Quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong gia đình Biết làm một số việc phù hợp với bản thân Biết sử dụng tiết kiệm các tài sản của gia đình 11 Bài 13: Mục 1 a, - Liên hệ - Bác là 1 tấm gương mục 2a -Tích hợp lớn về nhân nghĩa: Công dân với Củng cố bộ phận Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến cộng đồng mọi người; Biết vị tha; biết kính trọng…. Từ đó hướng học sinh vận dụng tư tưởng, đạo đức của Bác vào cuộc sống hàng ngày như biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết cưu mang giúp đỡ bạn bè trong lớp trong trường, biết chia sẻ với những người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, hướng các em đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa những hành động xấu, việc ác như lời Bác dạy: “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh” (2) Liên hệ Bài 14: Mục 1 Công Mục 2,3 dân với Củng cố sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của Bác Hồ - Cả cuộc đời Bác cống hiến cho Tổ quốc Liên hệ Bài 16: Giới Tự hoàn thiệu bài thiện Mục 2 bản - Tấm gương lớn về sự kiên trì phấn đấu tự hoàn thiện bản thân từ việc rèn luyện thân - HS sẽ biết quý trọng giá trị của độc lập và tự do, biết trân trọng và gìn giữ thành quả cách mạng của cha anh, đồng thời phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của dân tộc, được biểu hiện bằng những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực như tham gia gìn giữ an ninh trật tự ở địa phương, khối phố, thôn xóm, dũng cảm tố giác tội phạm, thực hiện nghĩa vụ quân sự một cách tự giác khi đến tuổi. Ý chí và nghị lực vượt qua mọi thử thách trong học tập và trong cuộc sống 12 thể, học tập đến việc đặt mục đích phấn đấu thân 3.7. Soạn giáo án: Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, những tài liệu tham khảo liên quan được chuẩn bị, giáo viên thiết kế giáo án trong đó phải thể hiện được các hoạt động dạy, hoạt động học cụ thể, hệ thống câu hỏi phù hợp (câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, kết luận, so sánh, liên hệ…). Căn cứ vào các chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối chiếu với nội dung bài học để đặt ra mục tiêu tích hợp trong bài soạn. 3.8. Một số điều cần chú ý: Tìm tư liệu liên quan đến Bác phù hợp với mục đích của mình Đảm bảo kiến thức bài học, không quá sa đà vào việc tích hợp mà quên đi nội dung kiến thức cần phải truyền đạt Do thời gian một tiết học hạn chế nên giáo viên lựa chọn kiến thức tích hợp phù hợp, linh hoạt, không gây căng thẳng, nặng nề Có một số câu chuyện, bài hát dài, chúng ta có thể cắt lấy đoạn cần thiết để đảm bảo thời gian Có thể đối với những câu chuyện, bài hát có thể cho học sinh về nhà chuẩn bị trước 4. Nội dung thể hiện cụ thể: Bài 10: Quan niệm về đạo đức Giới thiệu bài mới và dẫn dắt vào mục 1a: Đạo đức là gì? “Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bôn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức : Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa không thành trời Thiếu một phương không thành đất Thiếu một đức không thành người.” Giáo viên hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ? Học sinh trả lời. Từ đó giáo viên giải thích: Ở đây Bác muốn nói đến vai trò to lớn của đạo đức đối với con người. Người đã khái quát thành những phẩm chất cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới đó là phải hội tụ đủ bốn phẩm chất: “ Trung với nước, Hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính; Tinh thần quốc tế trong sáng”. Vậy đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào đới với cá nhân, gia đình và xã hội? Vào bài 10. 13 Từ đó gợi ý để học sinh nắm được ý nghĩa của vấn đề, quan niệm đạo đức của Bác Hồ hết sức dễ hiểu nhưng sâu sắc như thế nào. Hơn nữa đây là bài học đầu tiên của phần thứ hai chương trình GDCD 10 nên khi ta đặt vấn đề như vậy cũng là bước đầu đặt ra nhiệm vụ để học sinh hình thành ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Mục 3: Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội - Khi dạy về vai trò của đạo đức đối với cá nhân, giáo viên trích câu nói của HCM “Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Ở đây Bác muốn nói đến vấn đề gì? Giáo viên dẫn dắt: Đây Bác muốn nói đến vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân, nhưng đồng thời cũng khẳng định con người cần phải có cả đức lẫn tài. Vậy đạo đức có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân? Củng cố bài học: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác? Thông qua câu nói đó, em thấy mình cần phải làm gì để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân? Để từ đó học sinh thấy được rằng cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và không ngừng học tập để trở thành một con người phát triển toàn diện như: siêng năng, chăm chỉ hơn trong học tập và lao động, tiết kiệm của cải của gia đình, của trường lớp, sống ngay thẳng, chân thật, không dối trá, mong muốn được góp sức lực nhỏ bé của bản thân để xây dựng và cống hiến cho quê hương, đất nước. Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Mục 1: Nghĩa vụ Ví dụ: Khi dạy bài 11 Một số phạm trù đạo đức. Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu câu chuyện “Thời gian quý báu lắm” ( Câu chuyện số 79. tr 114, trong 117 câu chuyện kể về Bác Hồ) để học sinh có thể liên hệ với nghĩa vụ của bản thân với những người xung quanh, với tập thể lớp, nhà trường trong việc đảm bảo thời gian giờ giấc trong học tập và lao động Mục 3: Nhân phẩm và danh dự - Trong quá trình giảng phạm trù Nhân phẩm và danh dự, GV sử dụng câu nói của HCM “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. giáo viên: Câu nói này muốn nói đến điều gì? Qua đó em rút ra được điều gì cho bản thân. Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu những biểu hiện của người có danh dự. Đồng thời giáo dục cho học sinh lối sống trong sạch, không bị cám giỗ trong cuộc sống đầy những cạm bẫy Giáo viên đưa ra một đánh giá của nhà nghiên cứu người Mĩ Davit Hanbecxtam về Bác Hồ: “Đối với cụ Hồ Chí Minh, càng lên cao, cụ càng tỏ ra 14 giản dị, trong sạch và luôn giữ gìn những giá trị Việt Nam vĩnh cửu: tôn kính người già, coi thường phú quý, tiền bạc, yêu mến thiếu nhi” Giáo viên hỏi: Nhà nghiên cứu người Mĩ Davit Hanbecxtam muốn nói đến điều gì? Giáo viên dẫn dắt để học sinh hiểu được Bác là người có danh dự và danh dự đó đa được cả nước và thế giới thừa nhận Mục 4: Hạnh phúc Hay khi dạy về phạm trù hạnh phúc: Cảm xúc vui sướng của Bác thể hiện niềm hạnh phúc khi được thõa mãn mong muốn của mình. Không những thế, ở Bác, niềm vui đó không phải chỉ là cho mình mà cho cả dân tộc. Bác vui sướng, cảm động vì tìm được con đường cứu nước: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tn tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày, đau khổ! Đây là cái cần thết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta!” (Tập 8. tr700) Giáo viên, đó chính là hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Qua đó cho học sinh thấy được hạnh phúc là gì và đồng thời giáo dục cho học sinh là học tập Bác để chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho cả xã hội. Củng cố bài 11, giáo viên trích câu nói của Bác “Muốn giữ được nhân cách, tránh khỏi hủ hóa thì phải luôn thực hành bốn chữ mà Bác thường nói. Đó là cần, kiệm, liêm, chính (Tập 7. tr 39 - 40) 1. Em hiểu như thế nào về câu nói này? 2. Hiểu như thế nào về: “ cần, kiệm, liêm, chính”? 3. Em cần làm gì để thực hiện tốt lời khuyên của Bác Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh liên hệ bản thân bằng những việc làm thiết thực như: - Mỗi học sinh cần phải chuyên cần, kiên trì, bền bỉ, tích cực học tập và lao động một cách sáng tạo, học tập, lao động có hiệu qua, có năng xuất, biết quí trọng của công biết tôn trọng sức lao động và thành quả lao động của người khác, sử dụng có hiệu quả vật tư tiền vốn tài sản nguyên liệu của nhà nước vào việc công một cách hợp lí, tiết kiệm, đúng nguyên tắc, tạo thành quả cao - Cần tập trung ý chí sức mạnh vào việc công không tính toán cá nhân, chống lối sống thực dụng, giành giật lợi ích cho mình, việc dễ thì làm việc khó đùn đẩy cho người khác, không chạy theo danh vọng tiền tài địa vị hoặc lạm dụng chức quyền để giành giật lợi ích riêng. - Thẳng thắn, trung thực bảo vệ chân lí, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt, chống mọi biểu hiện vô liêm bất chính, tiêu cực và loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội. 15 Qua đó, giáo viên tóm tắt quan hệ giữa 4 phạm trù đạo đức mà đã tìm hiểu trong bài 11. Cụ thể: Chúng ta có được và thực hành tốt 4 đức tính mà Bác thì chúng ta là người có đạo đức, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, khi thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình là người có lương tâm, và người thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức và có lương tâm là người có nhân phẩm và danh dự. Hạnh phúc là khi chúng ta có được tất cả những điều đó. Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình Mục 2b: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay - Khi dạy về nội dung một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, GV trích câu nói của HCM “Người xấu mới đánh vợ, đánh vợ là phạm pháp”. Em hiểu như thế nào về câu nói này? Hiện tượng này được nhà nước và xã hội ta hiện nay giải quyết như thế nào? Vậy vợ, chồng cần có trách nhiệm với nhau như thế nào? Từ đó giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Từ thời Bác Hồ, Bác đã khẳng định đánh vợ là xấu, dư luận xã hội lên án, là vi phạm đạo đức; không những thế còn vi phạm pháp luật. Vì vậy đó là việc không nên và không được làm. Trong xã hội ta hiện nay, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ, có luật phòng, chống bạo lực gia đình can thiệp và có nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện như: câu lạc bộ làm chồng, làm cha; câu lạc bộ làm mẹ, làm vợ..... Vợ chồng cần chung thủy, thương yêu, tôn trọng nhau, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để mỗi người đều tiến bộ, cần bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong gia đình tùy theo khả năng của mỗi người Mục 3b: Chức năng của gia đình Khi dạy về chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái, giáo viên sử dụng bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6-1957, Bác căn dặn cán bộ đảng ngành này “phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXBCTQG, H.2011, tr.463) Lời căn dặn của Bác muốn nói lên điều gì? Qua đó cho biết gia đình có vai trò như thế nào trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái? Trong giáo dục, nếu thiếu sự giáo dục gia đình hoặc giáo dục gia đình không phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ hạn chế nhiều kết quả giáo dục. Giáo 16 dục của chúng ta hiện nay là giáo dục toàn diện: sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình là môi trường con người tiếp xúc đầu tiên khi sinh ra, cũng là nơi mà con người dành thời gian ở đó nhiều nhất. Vì vậy, gia đình có vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách co người, tạo ra những công dân tốt, có ích cho xã hội Gia đình tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu; là nơi con cai được tạo điều kiên sống tôt trở thành nguồn động viên, nguồn sống của cha mẹ; nơi người già được yêu thương, được chăm sóc; người lao động nghỉ ngơi sau những ngày làm việc và tận hưởng những thành quả lao động; nơi mọi người được chăm sóc, quan tâm, cia sẻ lẫn nhau để niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi đi một nửa. Củng cố bài học: Sử dụng câu chuyện “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ” (Câu chuyện số 87. tr 121, trong 117 câu chuyện kể về Bác Hồ). Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây) Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Hôm ấy khi se ô tô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa xen em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe : - Này! Các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu. Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống. - Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà. Mọi người cũng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan. Em có suy nghĩ gì sau khi nghe xong câu chuyện này? Giáo dục học sinh tình cảm đối với gia đình, từ đó biến thành những hành động thiết thực thể hiện tình cảm đó như: Ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ Học tập thật tốt Quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong gia đình Biết làm một số việc phù hợp với bản thân Biết sử dụng tiết kiệm các tài sản của gia đình 17 Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt; tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, con cái phải gánh chịu nhiều hậu quả, nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình, trong đó có các em cần thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tưong lai của dân tộc. Bài 13: Công dân với cộng đồng Mục 1a: Cộng đồng là gì? Khi dạy về khái niệm cộng đồng, giáo viên dẫn câu nói của Bác: “Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xây đắp Tổ quốc mình suốt từ Bắc chí Nam, cùng chung một lịch sử, một tiếng nói, một nền kinh tế, cùng đứng lên đánh đuổi thực dân” ( Tập 8. tr 79). Giáo viên: Câu nói trên Bác muốn nói đến cộng đồng dân tộc Việt Nam với những truyền thống và điểm chung đã được xây đắp và gìn giữ. Đó chính là cộng đồng Vậy cộng đồng là gì? Giáo viên kết luận: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung giống nhau gắn bó trong một khối sinh hoạt xã hội chung Mục 2a: Nhân nghĩa Khi dạy về nhân nghĩa, giáo viên có thể sử dụng các tư liệu sau: Giáo viên có thể kể chuyện: “Những vị khách tí hoan” (Trích Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4), sự quan tâm của Bác là không phân biệt tuổi tác, Bác quan tâm và tôn trọng tất cả mọi người (dù đó là trẻ em), từ đó thấy được Bác là tấm gương lớn về tấm lòng nhân hậu, hết mực yêu thương con người. Hay giáo viên sử dụng câu nói của Bác: “Hỡi đồng bào yêu quý! Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có 2 triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày, nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”( Tập 4. tr 27) Hoặc câu chuyện: “ Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ ( Câu chuyện thứ 99. tr 130 - 131, trong 117 câu chuyện kể về Bác Hồ) Sau đó giáo viên đăị câu hỏi: 18 1. Tấm lòng nhân nghĩa của Bác được thể hiện như thế nào qua câu chuyện, câu nói trên? 2. Em học được điều gì ở lòng nhân nghĩa của Bác? Giáo viên dẫn dắt và kết luận: Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Lòng nhân ái, tình thương yêu của Người đối với nhân dân dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Từ đó hướng học sinh vận dụng tấm lòng nhân nghĩa của Bác vào cuộc sống hàng ngày như biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết cưu mang giúp đỡ bạn bè trong lớp trong trường, biết chia sẻ với những người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, hướng các em đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa những hành động xấu, việc ác như lời Bác dạy: “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh” Củng cố bài: giáo viên cho học sinh nghe bài hát: “Bác Hồ một tình yêu bao la” Cảm nghĩ của em sau khi nghe xong bài hát này? Giáo viên dẫn dắt và củng cố toàn bài. Tình yêu bao la của Bác đã nói lên tình cảm của Bác đối với toàn dân tộc và qua đó chúng ta học tập và làm theo, kính trọng Bác Hồ. Đó cũng chính là lòng nhân nghĩa, trách nhiệm khi sống trong cộng đồng nhằm giúp cộng đồng phát triển mà mỗi chúng ta cần làm. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục 1: Lòng yêu nước Khi dạy lòng yêu nước, giáo viên trích câu nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó.” ( Tập 4. tr 136) 1.Em hãy nhận xét tình cảm của Bác đối với Tổ quốc?Tình cảm đó thể hiện điều gì? 2. Qua đó cho biết lòng yêu nước là gì? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc thật lớn lao, cả cuộc đời Bác phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Điều này đã được lịch sử chứng minh, được dân tộc và thế giới thừa nhận. Đó chính là lòng yêu nước của Bác thật mạnh liệt Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, sự biết ơn và kính trọng Bác. 19 Khi dạy về truyền thống yêu nước, GV cho HS nghe câu chuyện “ Thi đua về yêu nước thì ta thắng” (Chuyện 107, trong 117 chuyện kể về Bác Hồ). Chuyện rằng, vào khoảng cuối tháng 4-1946, do thực dân Pháp không chịu từ bỏ ý đồ xâm lược trở lại Việt Nam, để tạo điều kiện, thời gian chuẩn bị kháng chiến, Bác và phái đoàn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, sang Pháp điều đình với Chính phủ Pháp. Trước ngày ra đi, vẫn thấy Bác làm việc theo đúng thời gian biểu đã định, chẳng thấy Bác “sắm sửa” gì. Trong khi đó, một số cán bộ trong phái đoàn lo tìm hiểu “mốt” Pari, lo may mặc những bộ com-lê, sơ mi, ca-vát, đóng giầy mới và có người còn lo cả khoản nước hoa. Việc làm ấy của các cán bộ cũng là điều tốt, nhưng có điều chắc các “vị” ấy đi hơi xa, hay có thể hơi “ồn ào”, có vẻ như một cuộc thi đua may sắm. Chuyện đó đến tai Bác. Thương yêu, bình đẳng, nhưng không thể không nhắc nhở. Bác nói: - Các chú muốn thi đua với tổng thống, thủ tướng nước ngoài về ăn mặc thì thua họ thôi. Bác cháu ta đua với họ về lòng yêu nước, thương dân thì ta mới thắng. Suy nghĩ của em về câu truyện trên? Tự hào về lòng yêu nước và đây cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta mà không nước nào sánh nổi. Vậy Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống đó? Mục 2 và 3 Mục 2, mục 3: Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giáo viên sử dụng câu nói của Bác: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ? Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ: xây dựng đất nước phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Đó là hai nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời nhau. Trên cơ sở đó giáo viên nêu tình huống để học sinh thảo luận: khi Tổ quốc lâm nguy, dân tộc bị áp bức thì con người có tự do không? Từ đó, giúp các em hiểu mất tự do trở thành nỗi đau khổ nhất của con người: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do. Và đi đến nhận thức một câu chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong quá trình thảo luận và tự chiếm lĩnh kiến thức, học sinh sẽ biết quý trọng giá trị của độc lập và tự do, biết trân trọng và gìn giữ thành quả cách mạng của cha anh, đồng thời phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của dân tộc, được biểu hiện bằng những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực như 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng