Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn toán cho hs lớp 1 thông qua các t...

Tài liệu Skkn nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn toán cho hs lớp 1 thông qua các trò chơi học tập

.DOC
37
315
127

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển trí tuệ cho HS tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học mà chính là rèn luyện cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc giải quyết bất cứ một vấn đề nào trong thực tiễn cuộc sống. Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu GV chỉ truyền đạt, giảng giải theo tài liệu có sẵn, theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách máy móc thì sẽ làm cho HS học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của các em diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt dẫn đến kết quả học tập không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Mặt khác, HS tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho sự phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, HS ở bậc tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cơ thể hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp; một mặt trẻ vừa chuyển từ môi trường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nên trẻ khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trong một thời gian dài. Muốn các em học tốt môn Toán trước hết phải tạo cho các em những say mê hứng thú với môn học. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Nó giúp HS thay đổi động hình hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho HS nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong đời sống, học tập. Và cũng qua đó phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận cho HS. Cùng với kinh nghiệm trong những năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, qua nghiên cứu, tìm tòi, thu thập và tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”. II. Mục đích nghiên cứu 1 PHẦN II: NỘI DUNG A. Thực trạng việc dạy học Toán và tổ chức trò chơi học tập Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng: I. Về phía HS: Môn toán – môn học từ xưa đến nay được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao. Vì vậy, việc lĩnh hội tri thức toán học là rất khó khăn đối với HS tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Điều này cũng dể hiểu vì: để lĩnh hội được tri thức toán học thì HS cần phải biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá mà chức năng trừu tượng hoá và khái quát hoá ở trẻ lớp 1 còn chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó là lượng kiến thức môn Toán đưa vào chương trình khá lớn đã dẫn đến một thực trạng là HS tiếp nhận kiến thức rất vất vả, thụ động nhất là những HS ngại phát biểu, tiếp thu chậm; các em luôn cảm thấy sợ, cảm thấy căng thẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ học. Cuối tiết học, HS thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài học vì đặc điểm của HS lớp 1 là “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Bởi vậy, chất lượng học tập toán nhìn chung chưa cao. Mặt khác, đặc điểm về tư duy HS lớp 1chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng. HS lớp 1 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc mạnh. HS thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan. II. Về phía GV: Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học Toán sao cho mang lại hiệu quả như GV mong muốn quả là một điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng,… Mặt khác, tổ chức trò chơi học tập sao cho HS tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn nhất và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của GV mà kĩ năng tổ chức trò chơi của GV cơ bản còn rất nhiều hạn chế. Muốn chất lượng môn Toán lớp 1được nâng cao, yếu tố đầu tiên và cũng là quan trong nhất là HS phải yêu thích học Toán, phải có hứng thú học Toán thực sự. Bởi vậy đòi hỏi người GV phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập Toán vào các tiết học là ưu tiên số 1 và là việc cần được làm ngay. B. Nội dung và biện pháp thực hiện: 2 I. Điều tra khảo sát tình hình HS trước khi áp dụng trò chơi học tập Toán vào tiết dạy: Năm học 2009 – 2010, tôi được phân công giảng dạy lớp 1A trường Tiểu học Châu Đình với tổng số HS là 22, trong đó nam có 9 em, nữ 13 em, dân tộc thiểu số là 16 em. Các em phân bố rải rác ở 8 thôn bản. Sau gần 2 tháng giúp học sinh quen dần với môn Toán, để tiện cho vấn đề nghiên cứu và thực nghiệm, tôi tiến hành chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Tôi tổ chức khảo sát HS về ý thức học tập môn Toán, kết quả cho thấy đa số HS thờ ơ, không mấy hứng thú khi học Toán, chưa thật ham thích học môn Toán. Cụ thể: Thích học môn Toán Nhóm khảo sát TSHS Đồng ý Bình thường Không đồng ý TS % TS % TS % Nhóm 1 (Nhóm TN) 11 2 18.2 5 45.5 4 36.4 Nhóm 2 (Nhóm ĐC) 11 2 18.2 4 36.4 5 45.5 Chúng tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Toán (do chuyên môn trường ra đề và tổ chức chấm chéo nhau) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy chất lượng môn Toán chưa thật cao; số HS đạt điểm 10 ít, số HS yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao. Để xác định các nhóm có đảm bảo tương đương về kiến thức hay không, tôi tiến hành kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm TB của hai nhóm; kết quả p = 0,8 (> 0,05), từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Cụ thể bảng số liệu khảo sát chất lượng và kiểm chứng độ tương đương như sau: Giá trị Trung bình (Điểm trung bình) Giá trị P của T-test Nhóm TN Nhóm ĐC 5,4 5,2 0,8 Để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò 3 chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em củng cố và khác sâu các tri thức đó. II. Áp dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 1. Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 1, GV cần nắm vững một số vấn đề sau: 1. Nắm vững một số vấn đề cơ bản về trò chơi học tập: 1.1.Thế nào là trò chơi học tập Toán: Trò chơi học tập Toán là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập Toán của HS. Xét về mục đích dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể có: - Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. - Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng. - Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá. Nếu phân loại theo các mạch kiến thức Toán học ta có thể nói tới: - Trò chơi tính toán. - Trò chơi hình học (vẽ hình, đếm hình, cắt ghép hình, xếp hình,…) - Trò chơi gắn với hoạt động đo đại lượng. - Trò chơi về giải toán, giải đố. - Trò chơi về rèn luyện trí thông minh,… 1.2. Các nguyên tắc chủ yếu để thiết kế và sưu tầm trò chơi toán học. a. Nguyên tắc 1: Tất cả các trò chơi toán học đều nhằm củng cố một nội dung toán học ở tiểu học, quán triệt nguyên lý “học đi đôi với hành”. Nghĩa là sau khi GV truyền tải tới HS một lượng kiến thức mới để cho các em nắm chắc và hiểu kỹ vấn đề đó thì có thể và cần thiết tổ chức cho các em vận dụng dưới hình thức các trò chơi học tập. b. Nguyên tắc 2: Kế thừa các ý tưởng dạy học toán trong các sách giáo khoa tiểu học, kế thừa một số trò chơi trong dân gian và trong một số tài liệu đã có để tiếp tục phát triển và hoàn thiện cho phù hợp với thời gian, với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, với điều kiện cơ sở vật chất cụ thể của nhà trường Việt Nam hiện nay. c. Nguyên tắc 3: Luật chơi ở mỗi trò chơi đưa ra phải rõ ràng để HS định hướng, nắm được cách chơi, cách giải quyết. Đồng thời các yêu cầu đó cũng phải có mức độ dễ, khó khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, vừa phù hợp với trình độ HS trong lớp (trình độ đại trà), vừa có một số yếu tố nâng cao đòi hỏi có sự thông 4 minh, khéo léo mới có thể giải quyết được (trình độ khá, giỏi) nhằm phát huy năng lực ứng dụng và các sở trường của HS trong lớp. d. Nguyên tắc 4: Mỗi trò chơi phải tạo hứng thú cuốn hút HS tham gia, sao cho thi đua mà không căng thẳng, vui mà học toán thực thụ. Nguyên tắc này quán triệt ý tưởng “Học mà chơi, chơi mà học”. 1.3. Cấu trúc trò chơi học tập Toán: Một trò chơi Toán học được viết theo cấu trúc sau: - Tên trò chơi. - Mục đích: Nêu rõ mục đích trò chơi nhằm hình thành, ôn luyện, củng cố kiến thức nào. - Chuẩn bị: Xác định rõ địa điểm chơi, những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi như hình vẽ, các hình cắt sẵn, các mảnh bìa ghi số, ghi chữ, que diêm, que tính… - Cách chơi: Chỉ rõ số người tham gia chơi, thời gian chơi, luật chơi và luật thắng - thua đảm bảo HS dễ hiểu, dễ nhớ. 1.4. Một số yêu cầu khi tổ chức các trò chơi học tập. a. Các trò chơi học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học, phải đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí và đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn toán ở tiểu học, hệ thống các trò chơi học tập phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, cách tổ chức trò chơi. Hệ thống này phải đủ “dư” để người GV tùy theo điều kiện cụ thể (về mục đích của bài học, trình độ và hứng thú của HS, hình thức tổ chức học của lớp...) mà lựa chọn trò chơi thích hợp. Nhưng một tiết học bao giờ cũng có yêu cầu cần đạt được chương trình qui định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành. Trò chơi một khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một nội dung của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỹ năng cơ bản của tiết học. Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học. b. Phải lựa chọn các thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi học tập cho HS. Các thời điểm đó là: - Sau khi hoàn thành một bài học, cách này có ưu điểm là kích thích được hứng thú học tập của HS, giờ học tránh được không khí căng thẳng, từ đó trở thành giờ toán vui, sinh động. 5 - Sau khi hoàn thành một chương trình học, nhóm các chủ đề, chẳng hạn sau khi HS đã học xong phần phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, GV có thể đưa ra trò chơi có mục đích củng cố, ôn tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. c. Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi HS, của nhóm hoặc của lớp đều được tham gia. Mặc dù trong một số vấn đề nhất định, tại một thời điểm có thể chỉ có một em tham gia trò chơi hoặc trình bày kết quả nhưng toàn nhóm (lớp) phải có trách nhiệm cùng tìm ra lời giải đáp. Khi chơi nên tổ chức thi giữa những người có cùng năng lực. GV hoặc người chỉ huy tránh làm lúng túng hay làm xấu hổ cho những HS không hoàn thành nhiệm vụ, luôn quan tâm, khích lệ, động viên hơn là so sánh, tỏ ý không hài lòng. Tuy nhiên, cần lưu ý tổ trò chơi một cách chu đáo để sao cho tính “bất quy tắc và sự hiếu động” không làm hạn chế tính mục đích của trò chơi. d. Người GV (chỉ huy) khi hướng dẫn phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng để người tham gia chơi nắm được mục đích chơi, quy tắc chơi và cách tham gia (cách chơi). Cần vạch kế hoạch chi tiết và tổ chức việc trình bày trò chơi. Có thể sử dụng một vài HS thực hành ban đầu để giúp HS hình dung được rõ quy tắc chơi và cách chơi. e. Người chỉ huy phải là người trọng tài công bằng khi đánh giá, không thiên vị bên nào. f. Trong lúc chơi (chơi theo nhóm), HS được phép trao đổi, bàn luận với nhau (nhưng nói nhỏ). g. Điều quan trọng nữa là việc tham gia chơi phải được sự tự nguyện của HS, tránh áp đặt, bắt buộc các em phải chơi (vì làm như vậy sẽ phản tác dụng của trò chơi). 2. Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1. Sau khi nắm vững kiến thức về trò chơi học tập Toán 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mạch kiến thức Toán 1 từ đó tôi lựa chọn và lồng ghép một số trò chơi theo mạch kiến thức số học và yếu tố hình học phù hợp với chương trình và đối tượng HS lớp 1 của trường như sau: 2.1. Các trò chơi củng cố nội dung số học: 2.1.1.Trò chơi thứ nhất: Thi đếm a. Mục đích : - Luyện đếm các số trong phạm vi 10 theo thứ tự. - Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. - Rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn 6 b. Chuẩn bị: (Trò chơi này không cần chuẩn bị phương tiện) c. Cách chơi: - Số người chơi: 10 em - Thời gian chơi: 5 phút. - Luật chơi: HS đứng vòng tròn, một HS bắt đầu đếm 1 theo chiều quay kim đồng hồ HS tiếp theo đếm 2, HS tiếp đếm 3,… cứ như vậy cho đến hết. - Luật thắng thua: HS nào đếm sai phải nhảy lò cò một vòng . Lưu ý: - Trò chơi này được tổ chức cho đối tượng HS đại trà, tổ chức vào cuối tiết học nhằm củng số cách đếm số sau khi học xong số 10 (Tiết 23: Luyện tập chung, trang 40). - GV có thể nâng cao hình thức chơi cho đối tượng HS khá giỏi bằng cách cho HS đếm ngược chiều kim đồng hồ theo thứ tự giảm dần cho đến 0 rồi đổi chiều đếm tăng dần. Hoặc cũng có thể cho HS đếm cách 2 với hình thức như thế. - Hoặc có thể áp dụng trò chơi sau khi học xong các số trong phạm vi 100 (Thay đổi số cho phù hợp nội dung) ( Từ các trò chơi sau, tôi không trình bày 2 mục đích : Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn. mà coi đây là những mục đích chung của tất cả các trò chơi.) 2.1.2.Trò chơi thứ hai: Buộc dây cho bóng. a. Mục đích : - Củng cố cho HS về phép cộng, trừ trong pham vi 5. b. Chuẩn bị: - Phương tiện: GV vẽ lên bảng 2 nhóm, mỗi nhóm gồm: + Phần trên: Vẽ 4 quả bóng bay, trên mỗi quả bóng có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5. + Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên. (Như hình dưới) c. Cách chơi: - Số người chơi: hai nhóm, mỗi nhóm 4 em. - Thời gian chơi: 3 phút. 7 - Luật chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ cử 4 bạn đại diện nối bóng với ô ghi kết quả tương ứng. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho em khác nối tiếp. - Cách đánh giá: (10 điểm) + “Buộc” đúng mỗi dây cho bóng được 2 điểm. + Có đáp án nhanh được 2 điểm 1+ 4 5-3 3 5 2+ 1 5-1 4 2 Lưu ý: - Đối tượng chơi: HS đại trà. - Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết 42: Luyện tập chung (trang 63) hoặc tiết 43: Luyện tập chung (trang 64) sau khi đã học xong cộng trừ trong phạm vi 5. - Phát triển trò chơi: Trò chơi này có thể áp dụng được cho một số tiết học về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 dạng bài tập Nối (theo mẫu) bằng cách GV chuyển bài tập thành trò chơi để giúp cho tiết học thêm hứng thú, sinh động. VD: + Áp dụng trò chơi vào bài tập 4 (Nối theo mẫu) của tiết học: Luyện tập (Trang 111) (về Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100) + Áp dụng trò chơi vào bài tập 4 (Nối theo mẫu) của tiết Luyện tập (Trang 130). + Áp dụng trò chơi vào bài tập số 5 (Nối theo mẫu) tiết Luyện tập (Trang 160). Và một số tiết khác nữa. 2.1.3.Trò chơi thứ ba: Ai nhanh ai khéo. a. Mục đích : - Giúp HS ghi nhớ các bảng tính đã học. - Rèn luyện sự khéo léo cho HS. b. Chuẩn bị: 8 - GV chuẩn bị 3 tấm bìa khổ A3, mỗi tờ bìa có vẽ 1 vòng tròn có ghi số 7 nằm ở giữa và 8 vòng tròn không số nằm xung quanh (như hình vẽ dưới). 8 mảnh bìa tròn có ghi các số từ 0 đến 7. Mỗi tấm bìa có hình vẽ như sau: . 5 . 7 . . 2 . . - Mỗi nhóm có 6 tấm bìa hình tròn nhỏ như sau: 4 3 6 1 0 7 c. Cách chơi: - Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 3 em. - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Các em trong nhóm sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa. Mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn hai tấm bìa dán vào hai hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện nhau qua hình tròn giữa tạo thành phép cộng có kết quả là 7 (như mẫu) - Cách đánh giá: (10 điểm) + Ghép đúng mỗi phép tính cho 3 điểm (3 phép tính 9 điểm) + Ghép nhanh nhất được 1 điểm Lưu ý: - Đối tượng chơi: HS đại trà. - Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết 47: Phép cộng trong phạm vi 7 (trang 68). - GV có thể áp dụng trò chơi này cho các tiết học cộng các số trong phạm vi từ 5 đến 10, các số tròn chục (Phải thay đổi số liệu cho phù hợp với nội dung bài học). 2.1.4. Trò chơi thứ tư: Lá + lá = hoa 9 a. Mục đích : - Củng cố cộng nhẩm các số trong phạm vi 100. b. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị 3 tấm bìa (A3), mỗi tấm có vẽ các cây có lá mà chưa có hoa, mỗi cây có 2 hoặc 3 lá. Trên mỗi lá có ghi các số tròn chục.(Như hình vẽ) 10 30 10 20 40 20 20 Cắt cho 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bông hoa bằng bìa, ở giữa có ghi kết quả của các phép tính cộng các số tròn chục ở từng cây (mỗi cây có một bông hoa kết quả đúng), và làm thêm 1 bông hoa ghi kết quả sai cho mỗi nhóm. Như sau: 50 30 70 40 c. Cách chơi: - Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 3 em. - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên chơi theo hình thức “tiếp sức”. Đội nào gắn hoa đúng và nhanh thì đội đó thắng cuộc. Lưu ý: - Đối tượng chơi: HS đại trà. - Trò chơi được tổ chức vào cuối tiết Luyện tập (Trang 130 – sgk) sau khi học xong bài Cộng các số tròn chục. 2.1.5. Trò chơi thứ năm: Xếp đúng thứ tự: a. Mục đích : - Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10. b. Chuẩn bị: 10 - Mỗi HS chuẩn bị 5 thẻ số có ghi các số: 6; 1; 3; 7; 10 (Lấy trong bộ đồ dùng học toán lớp 1). Hoặc các tấm bìa dạng quân bài có ghi số như trên. Ví dụ: 6 1 3 7 10 c. Cách chơi: - Số người chơi: Cả lớp. - Thời gian chơi: 5 phút. - Luật chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. GV ra lệnh: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn”. Mỗi bạn xếp lại các thẻ số theo hiệu lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc lần 1. GV ra lệnh tiếp: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé”. Mỗi bạn xếp lại các thẻ số theo hiệu lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc lần 2. Lưu ý: - Đối tượng chơi: HS đại trà. - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 4 (Viết các số 6; 1; 3; 7; 10 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 40 - SGK). Ngoài ra có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức trò chơi cho các bài sau: + Bài tập 4 (Viết các số 8; 5; 2; 9; 6 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 42 - SGK). + Bài tập 2 (Viết các số 7; 5; 2; 9; 8 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 90 - SGK). 2.1.6. Trò chơi thứ sáu: Làm tính tiếp sức: a. Mục đích : - Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10. b. Chuẩn bị: - GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau: -3 -7 +2 +8 10 11 c. Cách chơi: - Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 4 bạn - Thời gian chơi: 3 - 5 phút. - Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ tư lên viết kết quả cuối cùng vào ngôi sao. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 2 (phần 1) tiết Luyện tập (Trang 88 - SGK). Ngoài ra có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức dạng trò chơi này cho các bài sau: + Bài tập 2, tiết học Phép cộng trong phạm vi 10 (Trang 81 - SGK). + Bài tập 2, tiết Luyện tập (Trang 132 - SGK). 2.1.7. Trò chơi thứ 7: Ai đúng, ai sai: a. Mục đích : - Củng cố về phép cộng trong phạm vi 100. b. Chuẩn bị: - GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau: 15 + 2 41 6+ 12 31 + 10 21 + 22 17 19 42 Đ c. Cách chơi: - Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 3 bạn - Thời gian chơi: 3 phút. 12 - Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội dò theo đường nối từ phép tính thứ nhất tới kết quả, nếu kết quả đúng điền “đ” vào ô trống, nếu kết quả sai điền “s”; sau đó nhanh chóng trao bút cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng của đội. Đội nào làm đúng và xong trước sẽ thắng cuộc. Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 4: Đúng ghi Đ sai ghi S (theo mẫu) tiết Luyện tập (Trang 163 - SGK). 2.2. Các trò chơi có yếu tố hình học. 2.2.1. Trò chơi thứ 8: Xếp hình bằng que diêm a. Mục đích : - Củng cố biểu tượng về hình tam giác. - Rèn luyện trí tưởng tượng. b. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm HS chuẩn bị 9 que diêm. c. Cách chơi: - Số người chơi: chơi cá nhân - Thời gian chơi: 5 - 7 phút. - Luật chơi: Cho HS chơi cá nhân. Mỗi HS chuẩn bị sẵn 9 que diêm trên bàn. Khi GV nêu yêu cầu: "Từ 9 que diêm hãy xếp thành 3 hình tam giác giống hệt nhau" thì HS bắt đầu xếp. - Cách đánh giá: (10 điểm) + Xếp đúng mỗi hình cho 3 điểm (3 hình 9 điểm) + Xếp cẩn thận, khoa học được 1 điểm Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào để củng cố sau khi học xong tiết Luyện tập (Trang 10 - SGK). 2.2.2. Trò chơi thứ 9: Xếp hình vuông . a. Mục đích : - Củng cố biểu tượng về hình vuông. - Rèn luyện trí tưởng tượng. 13 b. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm HS chuẩn bị 4 que diêm. c. Cách chơi: - Số người chơi: chơi cá nhân - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: Cho HS chơi cá nhân. Mỗi HS chuẩn bị sẵn 4 que diêm trên bàn. Khi GV nêu yêu cầu: "Từ 4 que diêm hãy xếp thành 1 hình vuông" thì HS bắt đầu xếp. - Phạm vi áp dụng: Áp dụng trò chơi vào tiết Hình vuông, hình tròn (Trang 6 SGK) 2.2.3. Trò chơi thứ 10: Ghép lại thành các hình mới a. Mục đích : - Rèn luyện trí tưởng tượng và nhanh trí. b. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị mỗi đội: hai hình vuông và 4 hình tam giác (có nam châm gắn). - GV vẽ sẵn hình mẫu cho HS ghép (như sau): c. Cách chơi: - Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em. - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: Cho hai đội lên chơi. Khi GV ra hiệu lệnh: Hãy ghép lại thành hình mới theo mẫu thì HS bắt đầu ghép. - Cách đánh giá: 14 + Ghép được 2 hình (Theo mẫu) cho 8 điểm + Ghép nhanh cho 2 điểm - Đáp án: Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào bài tập 2 tiết Luyện tập (Trang 10 SGK). 2.2.4. Trò chơi thứ 11: Ai ở trong, ai ở ngoài a. Mục đích : - Củng cố về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. b. Chuẩn bị: - 3 bộ, mỗi bộ gồm 5 tấm biển ghi chữ A, B, C, D, E (cho 5 HS) A B C D E - Vẽ sẵn 3 hình tam giác to trên sân trường. c. Cách chơi: - Số người chơi: 3 đội, mỗi đội 5 em. - Thời gian chơi: 5 - 7 phút. - Luật chơi: + Mỗi đội được phát một bộ biển chữ. Mỗi bạn trong đội đeo một biền và coi là một điểm. + Từng nhóm đứng trước hình tam giác của nhóm mình để chờ hiệu lẹnh của GV. + GV hô, chẳng hạn: " Điểm A, D ở trong hình tam giác; điểm B, C, E ở ngoài hình tam giác". Các "điểm" ở từng nhóm sẽ làm theo hiệu lệnh của GV. Nếu nhóm nào đúng sẽ được 1 điểm, nhóm nào sai được 0 điểm. HS vẫn đứng nguyên vị trí đó, chờ GC hô tiếp lượt hai. + Sau 5 lượt như vậy, từng đội sẽ công điểm của đội mình lại. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc. 15 Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi được tổ chức vào cuối tiết học: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình (Trang 133 - SGK). III. Những kết quả đạt được: Tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm một số trò chơi trong một số trò chơi đã trình bày ở trên vào một số tiết học Toán sau: Thứ ngày Tên bài dạy. Luyện tập Luyện tập Luyện tập Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình Trang 128 130 132 133 Trò chơi áp dụng Xếp theo thứ tự Buộc dây cho bóng Làm tính tiếp sức Ai ở trong, ai ở ngoài VD: Khi dạy bài: Luyện tập (Trang 128): Mục tiêu của tiết học này là: Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục; bước đầu nhận biết cấu tạo số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị); Luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh và nhận biết cấu tạo số tròn chục; Giáo dục học sinh yêu thich học Toán. Sau khi tiến hành cho học sinh luyện tập củng cố các bài tập Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã áp dụng trò chơi học tập với nhóm thực nghiệm, nghĩa là tôi vẫn tiến hành cung cấp đầy đủ kiến thức cho hai nhóm HS song đến phần áp dụng trò chơi học tập tôi cho nhóm thực nghiệm tiến hành chơi, nhóm đối chứng vẫn tiếp tục làm bài tập bình thường. Sau khi thực nghiệm xong 4 tiết học trên, tôi nhận thấy HS hứng thú hẳn lên, các em không còn rụt rè nhút nhát, luôn sôi nổi với tiết học Toán. HS hăng say xây dựng bài hơn, làm bài tập nhanh hơn,… Nếu chỉ nêu kết quả chung chung e rằng hơn chủ quan, tôi đã tiến hành khảo sát thái độ của HS đối với môn Toán . Cụ thể kết quả khảo sát như sau: Bảng 5: Thái độ của HS đối với môn Toán sau khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học: Thích học môn Toán Nhóm khảo sát TSHS Đồng ý Bình thường Không đồng ý TS % TS % TS % 11 7 63.6 3 27.3 1 9.1 Nhóm 1 (Nhóm TN) 4 36.4 4 36.4 3 27.3 Nhóm 2 (Nhóm ĐC) 11 16 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học là tương đương. Sau khi áp dụng đề tài, ta thấy số học sinh hứng thú thích học Toán tăng lên một cách đáng kể (Sau tác động chỉ còn 1 học sinh (9,1%) không thích học môn Toán do em đó thuộc diện thiểu năng trí tuệ học hòa nhập). Tiếp theo, tôi cho HS làm bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (đối chiếu Chuẩn KTKN, bài kiểm tra này tập trung vào đánh giá các kiến thức nằm trong phạm vi các tiết dạy thực nghiệm của tôi). Chuyên môn trường đã tiến hành đổi chéo GV chấm bài. Bởi vậy, kết quả bài kiểm tra hoàn toàn khách quan. Tiến hành so sánh điểm TB bài kiểm tra của HS sau khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học. Cụ thể: Nhóm TN Nhóm ĐC ĐTB 8,5 6,9 Độ lệch chuẩn 1.44 1.97 0.050 Giá trị P của T-test 0.8 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) Đối chiếu kết quả kiểm tra sau tác động, ta thấy: + Chênh lệch ĐTB cho kết quả P = 0,005 cho thấy chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa (Chênh lệch kết quả không do ngẫu nhiên mà do tác động trò chơi học tập đưa lại) + Kết quả của bài kiểm tra sau khi áp dụng đề tài của nhóm thực nghiệm là ĐTB = 8,5; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là ĐTB = 6,9. Độ chênh lệch giữa điểm số hai nhóm là ĐTBTN – ĐTBĐC = 1,6. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm có ĐTB cao hơn nhóm đối chứng. + Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,8. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập vào tiết dạy là lớn. Để rõ hơn, tôi xin minh họa bằng biểu đồ sau: 17 H.1: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm va nhóm đối chứng. Như vậy việc áp dụng trò chơi học tập vào tiết dạy Toán 1 đã góp phần rất lớn trong việc tạo hứng thú học Toán cho HS lớp 1. Đồng thời trò chơi học tập cũng góp phần không nhỏ nhằm làm cho chất lượng môn Toán của HS nâng cao. PHẦN III. KẾT LUẬN: I/ Kết quả của việc áp dụng đề tài: Ngoài những trò chơi học tập đã giới thiệu ở trên, tôi còn sưu tầm , thiết kế một số trò chơi khác để phục vụ cho dạy học môn Toán và các môn Tiếng việt, Tự nhiên xã hội. Tổ chức trò chơi tuy vất vả nhưng tôi đã tìm thấy niềm vui trong dạy học và càng thấy yêu nghề hơn bởi thông qua các trò chơi, quan hệ cô - trò không còn khoảng cách (vì nhiều lúc cô cũng tham gia chơi với trò). Tình cảm bạn bè giữa HS với HS ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, hạn chế tình trạng HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng HS ngủ gật, uể oải hay lơ mơ trong học tập. Không những thế còn giúp HS nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng HS yêu thích môn Toán ngày một tăng lên. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương pháp, hình thức dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần dự thực tạp liên trường tiết dạy Toán của tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, HS nắm vững kiến thức. Đó chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. II/ Kết luận: Phải nói rằng việc dạy học Toán dưới dạng trò chơi toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 1 nói riêng, HS tiểu học nói chung. Thực tế đã cho thấy hình thức tổ chức trò chơi dễ được HS hưởng ứng và tích cực tham gia. Để trò chơi học tập Toán đem lại hiệu quả cao trong dạy học, GV cần phải: 1. GV phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bài dạy. Biết chuyển tải một số bài tập phù hợp thành trò chơi học tập để đảm bảo không đưa thêm bài ngoài vào làm nặng thêm kiến thức. 2. GV phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thiết bị để phục vụ cho mỗi trò chơi. 3. Phổ biến luật chơi và cách tiến hành ngắn gọn, rõ ràng để tất cả HS nắm vững trước khi tổ chức trò chơi. 4. Quản lý theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm. 18 5. Là GV dạy lớp 1 nên cần chịu khó và gần gũi, thân mật với các em để biết được tâm lý, tính tình của từng em, tuyệt đối không được chê bai nhiều, làm cho các em mặc cảm mà phải động viên, khuyến khích là chính. 6. Tổ chức trò chơi học tập tạo được không khí vui tươi “Học mà vui, vui để học” để các em hứng thú tham gia. Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế của tôi trong việc dạy học Toán cho HS lớp 1. Tuy chưa phải là mĩ mãn nhưng dù sao cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy chưa hẳn là giải pháp hay nhất nhưng tôi cũng xin được mạnh dạn viết ra để để đồng nghiệp góp ý bổ sung nhằm hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng học Toán cho HS lớp 1. Kính mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp! Xin trân trọng cảm ơn! 19 PHẦN PHỤ LỤC: I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: 1. Kế hoạch bài học 1: bài 90: Luyện tập (Trang 128) I. Muïc ñich yeâu caàu: - Bieát ñoïc, vieát, so saùnh caùc soá troøn chuïc; böôùc ñaàu nhaän bieát caáu taïo soá troøn chuïc (40 goàm 4 chuïc vaø 0 ñôn vò). - Luyeän kó naêng ñoïc, vieát, so saùnh soá, nhaän bieát caáu taïo soá troøn chuïc. - Giaùo duïc hoïc sinh höùng thuù trong giôø hoïc. (Baøi taäp caàn laøm: Baøi 1, Baøi 2, Baøi 3, Baøi 4.) II. Ñoà duøng daïy hoïc: -Caùc soá troøn chuïc töø 10 ñeán 90. -Boä ñoà duøng toaùn 1. III. Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc: Hoaït ñoäng GV 1.KTBC: Hoûi teân baøi hoïc. Giaùo vieân neâu yeâu caàu cho vieäc KTBC: Hai chuïc coøn goïi laø bao nhieâu? Haõy vieát caùc soá troøn chuïc töø 2 chuïc ñeán 9 chuïc. So saùnh caùc soá sau: 40 … 80 , 80 … 40 Nhaän xeùt veà kieåm tra baøi cuõ. 2.Baøi môùi: Giôùi thieäu tröïc tieáp, ghi töïa. 3. Höôùng daãn hoïc sinh laøm caùc baøi Hoaït ñoäng HS 3 hoïc sinh thöïc hieän caùc baøi taäp: Hoïc sinh neâu: Hai chuïc goïi laø hai möôi. 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. 40 < 80 , 80 > 40 Hoïc sinh nhaéc töïa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan