Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho hs lớp 12 trường thpt lộc hư...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho hs lớp 12 trường thpt lộc hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

.DOC
43
1142
72

Mô tả:

Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 MỤC LỤC A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................Trang 3 B.GIỚI THIỆU .............................................................................................Trang 4 C.PHƯƠNG PHÁP........................................................................................Trang 5 a. Khách thể nghiên cứu........................................................................Trang 5 b. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................Trang 5 c. Quy trình nghiên cứu.........................................................................Trang 6 d. Đo lường và thu thập dữ liệu ............................................................Trang 7 D.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.............................Trang 7 E.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................Trang 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………................………................Trang 10 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................Trang 11 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.......Trang 35 Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi1 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Giáo viên nghiên cứu: Nguyễn Mộng Duyên Đơn vị (trường, huyện): Trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng Bước Hoạt động 1. Hiện trạng; - Học sinh chưa nắm vững cách làm bài văn nghị luận về một tác Nguyên nhân phẩm, một đoạn trích văn xuôi, nên kết quả học tập chưa cao. - Cách giáo viên thường áp dụng là dạy kiến thức từng bài, không chú ý đến việc hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi để học sinh nắm phương pháp làm bài . 2. Giải pháp thay Cho học sinh nắm phương pháp làm bài từng dạng đề nghị luận về thế một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên tác động nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12, thi để xét tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. 3. Vấn đề nghiên Việc cho học sinh nắm phương pháp làm bài từng dạng đề nghị cứu luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên có tác Dữ liệu có thể thu động nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh thập được lớp 12, thi để xét tốt nghiệp và đại học, cao đẳng hay không? Giả thuyết nghiên Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc cho học sinh nắm phương pháp cứu làm bài từng dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, giáo viên có tác động nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12, thi để xét tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. 4. Thiết kế Mẫu 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương (Lớp 12A và 12B1) 5. Đo lường Tỉ lệ học sinh làm được bài thông qua điểm trung bình của 2 nhóm 6. Phân tích dữ So sánh điểm trung bình, độ lệch, giá trị P của T- test, chênh lệch liệu giá trị trung bình chuẩn SMD và đồ thị ở giai đoạn có tác động. 7. Kết quả Tỉ lệ học sinh làm văn phần truyện ngắn có hiệu quả tăng lên. Như vậy, việc cho học sinh nắm phương pháp làm bài từng dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi , giáo viên có tác động nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12, thi để xét tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi2 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối " truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra , đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong văn bản sau: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/ QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: " Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; " Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học,cao đẳng theo hướng đảm bảo, thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Từ đó, nó tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. Chính vì thế, ngày 25,27,28 tháng 12 năm 2014 Sở giáo dục đào tạo Tây Ninh mở lớp tập huấn về “ Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” cho tất cả giáo viên THPT. Sau khi được tập huấn, nhận thấy tầm quan trọng , tôi nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” để giúp học sinh vừa làm quen với cách thức làm bài thi nhằm đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi3 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 ( để xét tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao ( để tuyển sinh đại học, cao đẳng). Giải pháp này được tôi tiến hành trên hai nhóm: lớp 12A ( nhóm thực nghiệm) và 12B1 ( nhóm đối chứng) trường THPT Lộc Hưng. Lớp thực nghiệm, sau khi dạy kiến thức, tôi thực hiện hệ thống lại các dạng đề làm văn của các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ Tô Hoài, Vợ nhặt – Kim Lân, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu để giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn trong kì thi để xét tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh đại học và cao đẳng. Kết quả cho thấy: Tác động của giải pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0014 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. B.GIỚI THIỆU - Năm 2015 là năm có nhiều đổi mới trong kì thi: Học sinh lớp 12 chỉ trải qua một kì thi THPT quốc gia. Từ đó, nó làm cơ sở để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Và môn văn là một trong những môn thi bắt buộc dùng để xét tốt nghiệp. Không những thế, học sinh THPT ở các tỉnh phải tập trung về thành phố Hồ Chí Minh, trường tổ chức cụm thi. - Mặt khác, cấu trúc đề thi vẫn theo năm 2014, thang điểm 10, nhưng đề ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Sở Giáo dục đào tạo Tây Ninh đã ra công văn số 437/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 03 năm 2015, chỉ đạo các trường tổ chức tốt việc ôn thi tốt nghiệp năm 2015 cho học sinh lớp 12. Cho nên, cùng với nhiều môn học khác, môn Ngữ văn cấp THPT đã góp phần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức đầy đủ và giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các dạng của đề thi. Là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn viết đề tài “ Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”.Thông qua đó, tôi muốn giới thiệu với quý thầy cô giáo và các em Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi4 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 học sinh một số phương pháp để giải các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất có hiệu quả. Vận dụng được những phương pháp này, nó sẽ giúp học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng làm văn phần truyện ngắn đạt được kết quả hơn. C. PHƯƠNG PHÁP I. Khách thể nghiên cứu - Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua, luôn nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Để thực hiện đề tài, tôi đã chọn ra hai nhóm lớp có sĩ số tương đương nhau, trình độ nhận thức như nhau, các em đều tích cực trong học tập. Cụ thể nhóm A (Lớp thực nghiệm) gồm lớp 12A và nhóm B ( Lớp đối chứng) gồm lớp 12B1. II. Thiết kế nghiên cứu Tôi dùng kết quả kiểm tra một tiết ( Bài viết số 5) để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm trước tác động. Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Giá trị TB Giá trị p Đối chứng (12B1) Thực nghiệm (12A) 5.79 5.82 0,85 p = 0,85 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi5 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm O1 Hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đọan trích văn xuôi, phần truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có tác động nâng cao hiệu quả phần làm văn O3 Đối chứng O2 HS giải các đề làm văn phần truyện ngắn O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập III. Quy trình nghiên cứu 1. Chuẩn bị bài của giáo viên - Đối với lớp đối chứng: thiết kế giáo án, giảng dạy, giải các đề làm văn phần truyện ngắn như bình thường - Đối với lớp thực nghiệm, khi dạy bài “Nghị luận về một tác phẩm, một đọan trích văn xuôi”, tôi đã hướng dẫn học sinh cách giải quyết các dạng bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi . Và tiến hành thực hành ở các tiết tự chọn để giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn trong kì thi để xét tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh đại học và cao đẳng. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học, thời khoá biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi6 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 IV. Đo lường và thu thập dữ liệu Tôi cho học sinh hai lớp làm kiểm tra 1tiết để kiểm tra việc hình thành kĩ năng làm bài ở các em, dạng lập dàn ý. Sau khi học xong bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tôi đã tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ I. Phân tích dữ liệu và kết quả Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 6,03 6,58 Độ lệch chuẩn 0,062 0,62 Giá trị P của T-test 0,0014 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,88 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0014 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 6,58  6,03 = 0,62 0,88. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến nhóm thực nghiệm là lớn. II.Bàn luận Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi7 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là ĐTB = 6,58 nhóm đối chứng ĐTB = 6,03. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,55; điều đó cho thấy ĐTB của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0,88. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0,0014 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải ngẫu nhiên mà do tác động. E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận: Việc áp dụng các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi phần truyện ngắn ở chương trình Ngữ văn 12 thay cho cách giải các dạng đề thông thường đã nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 . II.Khuyến nghị: - Việc giải các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi phần truyện ngắn ở chương trình Ngữ văn 12 phải hệ thống nên giáo viên phải kiên trì, mất nhiều thời gian hay thời gian kéo dài. - Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để soạn các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi phần truyện ngắn ở chương trình Ngữ văn 12 để chuẩn bị kiến thức, phân bố thời gian nhằm giúp học sinh nắm được phương pháp giải các dạng đề. - Thông qua các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đọan trích văn xuôi, giáo viên đã giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12. Riêng học sinh trường THPT Lộc Hưng, tôi cho rằng cách giải các dạng đề trên có thể áp dụng cho tất cả khối 12. Đề tài này tôi đã thể hiện bằng văn bản. Tôi rất muốn được trao đổi đề tài này với các đồng nghiệp và tất cả học sinh lớp 12 trong và ngoài phạm vi nhà trường. Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm những điều tâm huyết được tôi trình bày trong bài này. Tôi cũng mong rằng qua đây chất lượng giáo dục thế hệ trẻ ngày càng được nâng lên, góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi8 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 CÁC TỪ VIẾT TẮT: TB: Trung bình ĐTB: điểm trung bình Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi9 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập hai ( Chương trình chuẩn) 2. 45 đề thi đại học môn Ngữ văn Tác giả Lê Anh Xuân ( chủ biên), Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn, Bùi Thùy Linh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 3. Gợi ý ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn Tác giả: Nguyễn Thanh Bình- Lê Thanh Tùng- Hoàng Thị Thành – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014-2015 môn Ngữ văn Tác giả: Nguyễn Duy Kha (chủ biên), Nguyễn Phượng, Ngô Văn Tuần – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 5. Phân loại và hướng dẫn giải đề thi đại học – cao đẳng môn Ngữ văn Tác giả: Triệu Thị Huệ - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi10 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 PHỤ LỤC A.Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi phần truyện ngắn: I/ Kiểu bài nghị luận về một giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi: @/ Tìm hiểu đề : - Xác định vấn đề cần nghị luận( giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm). - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu cần chứng minh (chọn lọc các tình tiết, nhân vật, từ ngữ,câu văn trong tác phẩm) @/ Lập dàn ý : 1/ Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích. - Nêu khái quát nội dung vấn đề đề bài cần nghị luận. 2/ Thân bài : - Bước 1 : Nêu khái niệm vấn đề cần nghị luận. - Bước 2 : Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận những biểu hiện cụ thể về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà đề yêu cầu nghị luận. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)) 3/ Kết bài : - Tóm lược và khẳng định nội dung đã phân tích. - Đánh gía chung những thàn công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật tác phẩm. II/ Kiểu bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi: @/Tìm hiểu đề: - Xác định vị trí, nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi11 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu ( Chọn lọc tình tiết, từ ngữ, câu văn trong phạm vi đoạn trích). @/ Lập dàn ý : 1/ Mở bài : - Giới thiệu tác giả  tác phẩm vị trí đoạn trích cần phân tích. - Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích mà đề yêu cầu phân tích. 2/Thân bài: - Bước 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích. - Bước 2 : Lần lượt triển khai phân tích các biểu hiện cụ thể về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý) 3/ Kết bài : - Khẳng định và đánh giá những thành công và hạn chế về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích - Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm. III/Dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. @/Tìm hiểu đề: - Xác định ý kiến về một tác phẩm, đoạn trích mà đề yêu cầu phân tích. - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu ( Chọn lọc tình tiết, từ ngữ, câu văn trong phạm vi đoạn trích). @/Lập dàn ý 1/ Mở bài : - Giới thiệu tác giả  tác phẩm vị trí đoạn trích cần phân tích. - Nêu ý kiến về một tác phẩm, đoạn trích mà đề yêu cầu phân tích. 2/Thân bài: - Bước 1: Giải thích ý kiến ( nếu ý kiến bao hàm các từ ngữ khó, hoặc khái niệm..). - Bước 2 : Làm sáng tỏ ý kiến. - Bước 3 : Nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đối với văn học và đời sống. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi12 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý) 3/ Kết bài : - Khẳng định ý kiến về một tác phẩm, đoạn trích - Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm. IV/Dạng đề nghị luận so sánh hai hoặc nhiều nhân vật trong một hoặc nhiều tác phẩm. @/Tìm hiểu đề: - Xác định những điểm giống và khác nhau giữa hai hoặc nhiều nhân vật trong một hoặc nhiều tác phẩm. - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu ( Chọn lọc tình tiết, từ ngữ, câu văn trong phạm vi tác phẩm đề ra ). @/Lập dàn ý 1/ Mở bài : - Giới thiệu tác giả  tác phẩm vị trí đoạn trích cần phân tích. - Giới thiệu nhân vật mà đề yêu cầu so sánh. 2/Thân bài: - Bước 1: Trình bày những điểm giống nhau giữa hai hoặc nhiều nhân vật - Bước 2 : Trình bày những điểm khác nhau giữa hai hoặc nhiều nhân vật - Bước 3 : Nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đối với văn học và đời sống. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý) 3/ Kết bài : - Khẳng định ý kiến về một tác phẩm, đoạn trích - Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm. V/ Kiểu bài kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội @/Tìm hiểu đề: - Xác định vị trí, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi13 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 - Xác định phạm vi tư liệu ( Chọn lọc tình tiết, từ ngữ, câu văn trong phạm vi tác phẩm, đời sống xã hội). @/ Lập dàn ý : 1/ Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích. - Nêu khái quát nội dung vấn đề đề bài cần nghị luận. 2/ Thân bài : - Bước 1 : Nghị luận về tác phẩm (nội dung, nghệ thuật). Thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc. - Bước 2: Nghị luận xã hội. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)) 3/ Kết bài : - Khẳng định vấn đề. - Đưa ra định hướng phát triển trong xã hội. B.Thực hành I/ Kiểu bài nghị luận về một giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi: Dạng đề này thường yêu cầu: 1.Phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý Đề 1: Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật người vợ nhặt b.THÂN BÀI : * Giới thiệu - Bối cảnh của câu chuyện - Nhan đề vợ nhặt: - Tình huống truyện : * Phân tích - Lai lịch, hoàn cảnh, ngoại hình : - Tính cách : +Trước khi về làm vợ Tràng : thích đùa và biết đùa pha chút liều lĩnh bạo mồm bạo miệng , thị tỏ ra thật cong cớn , ăn nói chao chát chỏng lỏn Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi14 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 +Khi theo về làm vợ Tràng : , thị thay đổi hẳn, vẻ đanh đá , cong cớn đã biến mất ( đó chỉ là vẻ bên ngoài để chống chọi với đời), con người thật của chị hoàn toàn khác. +Chị trở nên hiền thục đảm đang là người vợ hiền dâu thảo, biết cư xử tế nhị, khôn khéo, nhạy bén với thời cuộc - Đánh giá +Nghệ thuật +Giá trị tác phẩm qua nhân vật người vợ nhặt : Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo c.KẾT BÀI: - Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần làm rõ giá trị hiện thực cho tác phẩm.Là nhân vật thật đáng thương vì chị là nạn nhân của chế độ thực dân phát xít tàn bạo lúc đó - Suy nghĩ riêng của HS Đề 2: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, - Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ: Trong tác phẩm ,bà cụ Tứ là nhân vật gây nhiều xúc động nhất vì tấm lòng yêu thương con của người mẹ và niềm tin yêu vào cuộc sống 2.THÂN BÀI - Giới thiệu : Bối cảnh của câu chuyện, nhan đề Vợ nhặt - Nhân vật bà cụ Tứ + Lai lịch, hoàn cảnh + Tâm trạng bà khi đột nhiên thấy con mình có vợ : Khi mới về nhà, khi hiểu ra cớ sự , bà hiểu lí do của mối duyên này .Và từ chỗ xót xa cho con trai , bà chuyển sang thương xót con dâu; Chấp nhận con dâu mới không xét nét khen chê; Nén nỗi lo trong lòng bà an ủi, động viên khuyên nhủ con tin vào tương lai - Sáng hôm sau , tâm trạng bà thay đổi hẳn. Trong bữa cơm nghèo , bà là người tạo không khí vui vẻ cho cả nhà. - Đánh giá : Nghệ thuật; .Giá trị tác phẩm qua nhân vật bà cụ Tứ 3.KẾT BÀI : Bà cụ Tứ là người mẹ bao dung , độ lượng , hết mực thương con . Người mẹ nghèo ấy bằng mọi cách nhen nhóm cho các con một niềm vui , niềm hi vọng . Chính niềm vui , niềm tin vào cuộc sống ngày mai ấy đã hướng con người vào những hành động thiết thực để tạo dựng một sống tốt đẹp hơn . Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi15 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 Sau khi lập dàn ý một số đề, giáo viên chốt lại: DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT 1. Mở bài:- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. - Nêu nhiệm vụ nghị luận 2. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật - Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...) - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm 3.Kết bài: - Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. - Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó 2.Phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm: Dạng đề này thường yêu cầu: *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý Đề 1: Qua nhân vật Mị và A Phủ, anh ( chị) hãy phân tích giá trị hiện thực của truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm 2.THÂN BÀI: - Hiện thực người dân lao động bị chà đạp + Thế lực cường quyền + Thế lực thần quyền - Ý nghĩa của giá trị hiện thực + Thể hiện nhân quan sắc sảo của Tô Hoài + Tiếng nói tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống con người 3.KẾT BÀI: Chốt lại giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi16 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 Mị và A Phủ tuy cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Tuổi trẻ, thân xác, tâm hồn... bị chà đạp dã man. Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị và A Phủ đối lập với cha con thống lí Pá Tra, khắc họa bi kịch của số phận, từ đó làm nổi bật giá trị hiện thực của truyện ngắn này. Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại: DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA TÁC PHẨM 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị hiện thực 2. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. - Đánh giá về giá trị hiện thực. 3. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó Đề 2: Qua nhân vật Mị và A Phủ, anh ( chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm b.THÂN BÀI: -Tác giả cảm thông cho số phận của nhân dân lao động miền núi Tây Bắc tiêu biểu là Mị và A Phủ - Qua đó, tác giả tố cáo tội ác của bọn phong kiến, địa chủ miền núi tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi17 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 - Tác giả đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của người lao động - Niềm tin vào con người, đến với cách mạng để đổi đời c.KẾT BÀI: Chốt lại giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm Nửa thế kỉ đã trôi qua, truyện ngắn này vẫn đứng vững trước thời gian và thử thách của bạn đọc. Từ sự đổi đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài như muốn tâm sự cùng độc giả gần xa: muốn có sự đổi đời, muốn được sống trong tự do và hạnh phúc thật sự thì phải đấu tranh, phải một lòng đi theo cách mạng và kháng chiến. Đó là giá trị đích thực của áng văn này: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp. Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại: DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nhân đạo. 2.Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. - Đánh giá về giá trị nhân đạo. 3. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi18 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 3.Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Dạng đề này thường yêu cầu: Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân *Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. b.THÂN BÀI: -Tình huống truyện là "cái tình thế xảy ra truyện" là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc" là "cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu). Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó nhân vật được bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. -Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn: Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân xóm ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. -Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: c.KẾT BÀI: - Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. - Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: Niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi19 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2014 – 2015 Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại: DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CỦA TÁC PHẨM 1.Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). 2. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. - Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống:..... - Bình luận về giá trị của tình huống 3. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. Đề 2: Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ * Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý: a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ b.THÂN BÀI: - Sơ lược về cốt truyện - Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ + Giới thiệu nhân vật + cách kể chuyện uyển chuyển, linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy sáng tạo + Dẫn dắt các tình tiết khéo léo làm mạch truyện liên tục biến đổi, hấp dẫn mà không trùng lập.: tuân theo lối trần thuật sự kiện theo trình tự thời gian, tạo nên một dòng chảy liền mạch, đan xen các hồi ức một cách tự nhiên. Đề tài: Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho HS lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan