Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường dân tộc nội trú...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường dân tộc nội trú

.PDF
14
1052
107

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Văn Mười 2. Ngày tháng năm sinh: 10/06/1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Khu 12, thị trấn Tân Phú, Tân Phú, Đồng Nai 5. Điện thọai: 0613856483 ( CQ); 0613697447 ( NR) 6. Fax: 7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Liên huyện Tân Phú - Định Quán, Đồng Nai II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 13 năm - Các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm đã làm ( trong 5 năm gần đây): + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Lão Hạc Ngữ văn 8 + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy bằng phương pháp “ đọc sáng tạo” + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Chiếc Lược Ngà Ngữ văn 9 + Nâng cao khả năng diễn đạt của học sinh khi nói, viết Tập làm văn + Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh + Nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu trong Trường dân tộc nội trú 1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội. Giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ” và các kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục của Đảng. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân; đạo đức là gốc của nhân cách. Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như là không thành đạt. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như Bác Hồ đã nói " Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng." . Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Trường dân tộc nội trú ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho dân tộc. Nhiệm vụ của các trường Dân tộc nội trú bậc THCS là đào tạo học sinh con em dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức để tiếp tục học cấp cao hơn; khi đủ sức, đủ đức, đủ tài trở về xây dựng quê hương, làng bản thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo hoặc có thể sẵn sàng phục vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán, đối tượng giáo dục là con em của 12 dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Tân Phú, Định Quán. Trong một năm thì có 9 tháng các em ăn, học và sinh hoạt tại trường, đạo đức, nhân cách của các em phát triển tốt hay xấu, chất lượng hạnh kiểm cao hay thấp là do một phần lớn công tác giáo dục của nhà trường . Trong thực tế cho thấy, hiện nay nhân cách đạo đức học sinh đang là mối lo lắng và là hồi chuông cảnh báo động đối với nhà trường, gia đình và xã hội. Các em có những biểu hiện thiếu văn hóa, thậm chí là vô lễ, hỗn láo, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên mà trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả? Đó chính là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này. 2 II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Nhân cách là tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người (theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên Nguyễn Như Ý). Như vậy giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh chính là rèn luyện, bồi dưỡng, phẩm chất, đạo đức cho các em ở lứa tuổi thanh, thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi. Ở lứa tuổi này, các em như một tờ giấy trắng, chúng ta tô, vẽ như thế nào thì nhân cách, tâm hồn của các em sẽ như thế ấy. Bác Hồ kính yêu đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ giúp các em có tư cách, phẩm chất tốt mà còn giữ được nền nếp, trật tự, kỷ cương, góp phần thúc đẩy các hoạt động học tập, hoạt động phong trào khác trong nhà trường ngày càng đi lên. Nhà trường là một trong những công cụ mạnh nhất, mà chúng ta có trong tay để sáng tạo nên tương lai, chính đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực đủ sức, đủ đức, đủ tài để xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Vì vậy giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh là một nội dung rất cần thiết không thể thiếu được trong nhà trường, đây là việc làm thường xuyên, liên tục không được gián đoạn, nghỉ ngơi. *Thực trạng nhà trường: Với đối tượng là học sinh dân tộc, các em ăn, ở sinh hoạt tại trường ngôn ngữ, phong tục tập quán bất đồng, nhân cách của các em chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, nhà trường nằm ở Trung tâm Thị trấn Tân Phú, học sinh dễ bị ảnh hưởng, tác động, lôi cuốn của thanh niên bên ngoài. Do vậy rất cần được rèn luyện, bồi dưỡng tiếp tục ở bậc THCS để trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi đáp ứng lòng mong muốn của phụ huynh, của xã hội. Làm cho học sinh tiến bộ, trưởng thành đó là việc làm đầy tính nhân đạo của người giáo viên nói riêng, người làm công tác giáo dục nói chung. Phần đa phụ huynh, học sinh ở xa trường, nên việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình có khi không kịp thời, có một số phụ huynh phó thác toàn bộ con em mình cho nhà trường. Những em là học sinh lớp 6, mới tuyển vào trường, lần đầu tiên xa nhà, xa bố mẹ, người thân, không tránh khỏi ảnh hưởng về tâm lý, tư tưởng cũng như tự phục vụ bản thân mình (hay khóc, buồn chán, chưa thích ứng với môi trường tập thể). Hầu hết học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa, quen với cách sống tản mạn, tự do, tùy tiện, có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lứa tuổi khác nhau, do vậy đưa các em vào kỷ cương, nền nếp không hề dễ dàng. Học sinh ở lứa tuổi từ 11 đến tuổi 16 có đặc điểm tâm lý diễn biến phức tạp ( nhất là tuổi: 14,15) các em tiếp thu cái mới, cái lạ, cái xấu rất nhanh, hay bắt chước, a dua, đua đòi, tính tình bồng bột, tự phát, ít kìm chế được bản thân, không thích người lớn nói nặng, lớn tiếng với mình, có khi phản ứng gay gắt, thậm chí chửi lại thầy cô, công nhân viên bằng những lời tục tĩu, nhất là các em nam thường ngang tàng, bướng 3 bỉnh, thích làm người lớn, thể hiện những hành động của người lớn như hút thuốc, uống rượu, nhuộm tóc, ăn mặc mô del, thích làm nổi trội hơn người khác… Hơn nữa, giáo viên không ai biết tiếng dân tộc, trong khi đó các em giao tiếp với nhau, với người thân toàn bằng tiếng dân tộc riêng của mình, nên việc giao tiếp giữa thầy và trò, giữa thầy với phụ huynh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng là một trở ngại không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. * Thống kê số liệu về hạnh kiểm học sinh trước khi thực hiện chuyên đề: Khối lớp Tổng số Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tốt % Khá % TB % Yếu % 6 66 50 75.8 16 24.2 7 73 45 61.6 19 26.0 7 9.6 2 2.7 8 68 46 67.7 15 22.1 7 10.3 9 71 41 57.8 16 22.5 10 14.1 4 5.6 TC 278 182 65.47 66 23.74 24 8.63 6 2.16 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.Nội dung và hình thức giáo dục: *Nội dung giáo dục: - Giáo dục các em thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, các quy định; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; - Giáo dục các em lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, được các bạn tin yêu. - Giáo dục lòng yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại, yêu hòa bình, yêu quý và tự hào lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền thống văn hóa - Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; - Tích cực rèn luyện thân thể, lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo quản tài sản. - Giáo dục và rèn luyện đức tính, phẩm chất tốt đẹp như: thật thà, trung thực, giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, khó khăn, hoạn nạn, tính tự giác, siêng năng, không ăn gian, nói dối, không gian lận trong học tập, sinh hoạt … - Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu: trường, lớp, quê hương, đất nước, yêu hòa bình, có niềm tin và biết ơn Hồ Chủ Tịch, Đảng, Nhà nước XHCN Việt Nam, biết ơn những người đã hy sinh giành được độc lập, tự do cho đất nước, biết giữ gìn và phát huy những di sản tinh hoa của dân tộc. - Rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực, chủ động thực hiện và tuân thủ đúng thời gian biểu và nội qui, qui định của nhà trường (ngăn nắp, gòn gàng, giờ nào, việc nấy) 4 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo “tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”. - Lồng ghép giáo dục các em thông qua cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực’. * Hình thức giáo dục: - Giáo dục đạo đức cho học sinh vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần; - Giáo dục các em qua các môn học trên lớp; - Giáo dục các em trong các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động NGLL (theo chủ điểm) của giáo viên chủ nhiệm; - Lồng ghép giáo dục các em trong các buổi “rèn kỹ năng sống” vào chiều thứ sáu hàng tuần; - Ngoài ra, còn giáo dục đạo đức cho các em qua gương người tốt, việc tốt, tham gia phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, phòng chống các tệ nạn trong xã hội… 2.2 Biện pháp thực hiện: 2.2.1 Tăng cường sự chỉ đạo của chi bộ Đảng và hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu nhà trường: - Trong trường học, chi bộ Đảng là tổ chức cao nhất, nắm quyền lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường; là hạt nhân, là nền tảng của sự đoàn kết. Chi bộ nhà trường luôn thực hiện theo phương châm “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. - Triển khai kịp thời sâu rộng mọi văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước để công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đạt hiệu quả cao. - Phân công các đảng viên vào các vị trí quan trọng của nhà trường để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu lập kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực với từng thời điểm, gắn liền với việc giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm; giao cụ thể cho từng bộ phận, tổ công tác và cá nhân thực hiện. 2.2.2 Phân công, chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường và xã hội. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phân công, chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể như sau: a .Đối với Ban giám hiệu: *Giáo dục dưới cờ: Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: ham học, siêng làm, cần kiệm…đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. 5 Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm “không của riêng ai”, đây là trách nhiệm của toàn thể đội ngũ trong nhà trường, Ban giám hiệu không chỉ là người chỉ đạo mà là người trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã họp phân công cụ thể cho từng thành viên luôn phiên giáo dục học sinh vào sáng thứ hai trong tiết chào cờ và chiều thứ Sáu trong buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khi được phân công cá nhân phải chuẩn bị trước nội dung sinh hoạt dưới cờ với học sinh. Là thành viên trong Ban giám hiệu, chịu trách nhiệm về việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi thường xuyên giáo dục các em bằng nhiều nội dung khác nhau như: lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, lễ phép, kính trọng người lớn, nói lời hay, làm việc tốt, kiên trì, siêng năng trong học tập, lao động: Ví dụ: +Để giáo dục học sinh về ý thức tự giác và tính chuyên cần trong học tập, tôi đã kể cho các em câu chuyện về “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi : - Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ? Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời : - Để làm kim khâu, cháu ạ. - Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão. - Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy. Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong". Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Hoặc: Để giáo dục về tinh thần đoàn kết dân tộc cho học sinh sống trong nội trú thì tôi đã phân tích, giáo dục cho các em qua lời dặn của Bác trong Thư gửi Đại hội các dân 6 tộc thiểu số miền Nam” họp tại Plei Ku ngày 19/4/1946, Người đã viết: “… Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, Xơ đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau...”. Hoặc: Để giáo dục các em về sự lễ phép, lịch sự trong giao tiếp, kính trọng người lớn tuổi… thì tôi thường lấy những câu tục ngữ, ca dao như: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “ lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…vv. Ngoài ra, tôi thường xuyên giáo dục các em bằng hình thức đó là: trong ca trực của mình, tôi thường gọi những học sinh vi phạm lên phòng hoặc ngồi ghế đá để tâm tình, trò chuyện với các em như một người anh, người cha; từ đó hiểu được hoàn cảng, tính tình cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng em để chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có những biện pháp thích hợp giáo dục các em đạt hiệu quả. *Giáo dục kỹ năng sống: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh là người dân tộc nói riêng là một việc làm vô cùng thiết thực, đòi hỏi tính thường xuyên, liên tục và là sự kết hợp của tất cả tập thể hội đồng nhà trường. Ngoài giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đoàn đội, quản lý nội trú thì ban giám hiệu cũng trực tiếp tham gia. Giáo dục các em những kỹ năng tối thiểu nhất như: cách chào hỏi, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không; cách sắp xếp chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, cách hòa mình vào cuộc sống tập thể, cuộc sống tự lập, đặc biệt là cách tôn trọng bản sắc dân tộc trong cuộc sống đa sắc tộc... *Tăng cường công tác kiểm tra: Kiểm tra, giám sát là việc làm cần thiết cho tất cả các hoạt động nhà trường nói chung, công tác giáo dục đạo đức nói riêng. Kiểm tra có tác dụng phát hiện những việc làm được, chưa được của tổ chức, cá nhân, từ đó có ý kiến, chấn chỉnh, điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tốt để hỗ trợ công tác khen thưởng công bằng hơn. Mặt khác là động cơ giúp học sinh tự kiểm tra mình, kiểm tra lẫn nhau, giúp công tác giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các hoạt động của học sinh như việc ăn, giờ ngủ trưa, ngủ tối hàng ngày; việc ở trật tự, ngăn nắp, vệ sinh phòng ở, khu vực, lớp học hàng tuần; nền nếp, tác phong, trang phục trên lớp hàng ngày. Kiểm tra công tác chủ nhiệm của giáo viên như dự giờ sinh hoạt lớp, kế hoạch chủ nhiệm, các hồ sơ khác cho công tác chủ nhiệm mà nhà trường đã qui định. *Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng: Thi đua – khen thưởng là một việc làm vô cùng hữu hiệu. Có hoạt động là phải có thi đua, có thi đua phải có khen thưởng. Khen thưởng kịp thời có tác dụng khích lệ, vươn đua lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thi đua, khen thưởng góp phần giáo dục, bồi dưỡng đức tính linh hoạt, năng động, sáng tạo, nhạy cảm và biết yêu đồng đội, bạn bè, trường, lớp. Do vậy, nhà trường đã đưa ra những hình thức thi đua, khen thưởng sau: 7 - Xây dựng tiêu chuẩn phòng ở đạt tiên tiến và khen thưởng 1tháng/ lần. - Xây dựng tiêu chuẩn lớp học đạt tiên tiến; khen thưởng học kỳ/lần ( trước đó lãnh đạo chỉ định rõ 2 lớp, nên không có hiệu quả), do vậy yêu cầu tất cả các lớp đều đăng ký và tham gia thi đua này. Khen thưởng cho nhóm, trưởng nhóm thực hiện tốt theo yêu cầu của nhà trường 1tháng/ lần. Khen thưởng cho giáo viên chủ nhiệm, phụ trách phòng ở đạt được lớp, phòng tiên tiến; học kỳ/lần Khen thưởng lớp có học sinh mà nhà trường giải quyết về thăm nhà ngày chủ nhật lên đúng thời gian qui định: (1tuần/ lần bằng điểm cộng), bằng hiện vật 1 học kỳ/ lần (vì hiện trạng nhiều em về lên không đúng giờ, ngày qui định, khó khăn cho bảo vệ quản lý hàng ngày, mặt khác ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt gây mất kỷ cương, nền nếp của nhà trường) Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào thi đua và khen thưởng kết thúc phong trào ở lớp như: “Kiên quyết không vi phạm nội quy trường, lớp; kiên quyết không nói tục, chửi thề; nhặt được của rơi trả bạn…” b. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh:: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; có thể nói: giáo viên chủ nhiệm gần như quyết định đến nhận thức, cũng như hình thành nhân cách cho học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh éo le, khuyết tật hoặc có những năng khiếu đặc biệt. Để người giáo viên làm tốt công việc của mình, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp với các nội dung: +Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học một số quyền và nghĩa vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Trao đổi, học tập một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt, cách phát hiện học sinh năng khiếu, lựa chọn cán bộ lớp. Xây dựng tập thể lớp tự quản. Mục đích giúp cho giáo viên chủ nhiệm (nhất là giáo viên mới ra trường) học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để áp dụng vào lớp mình phụ trách. +Chỉ đạo khi giáo viên khi nhận lớp phải phân loại, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tính tình, năng lực của từng học sinh; qua đó có biện pháp giáo dục sao cho có hiệu quả. Thường xuyên thay đổi hình thức trong các tiết sinh hoạt lớp, tránh để các em nhàm chán hoặc sợ tiết sinh hoạt. +Mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có sổ theo dõi học sinh, nắm bắt kịp thời những vi phạm của học sinh. Khi xử lý phải có tính giáo dục cao, biết khơi dậy các em phần tích cực, tạo điều kiện các em sửa chữa khuyết điểm, lập thành tích mới. Tránh hiện tượng thành kiến, trù dập học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin những trường hợp của lớp mình với Ban giám hiệu để cùng tìm ra biện pháp giải quyết. Phối kết hợp tốt với bảo vệ, quản sinh, giáo viên bộ môn… để cùng quản lý giáo dục học sinh. Tăng cường mối liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời phát hiện uốn nắn những hành động biểu hiện bất thường trong lối sống của học sinh. Đối với học sinh cá biệt, nhà trường đã chỉ đạo một số biện pháp như sau: Thứ nhất: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, 8 nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Thứ hai: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Thứ ba: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. Thứ tư: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. Thứ năm: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. Qua những biện pháp nêu trên giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập, rèn luyện đạo đức để từ đó có động cơ học tập, tu dưỡng đạo đức ngày càng tiến bộ hơn. c. Chỉ đạo giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức học sinh:: Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm mà giáo viên bộ môn cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho các em qua mỗi bài giảng, tiết học. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn giáo dục các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Trong tất cả các môn học ở trường THCS đều có tích hợp hình thành rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh, nhất là môn Giáo dục công dân, môn Ngữ Văn và Lịch sử: + Môn Ngữ văn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng thương yêu con người, biết phân biệt các việc nên làm, và việc không nên làm, biết cái xấu, cái tốt; biết làm theo điều thiện; biết giúp đỡ những người khi gặp hoạn nạn khó khăn… 9 + Môn Lịch sử giúp hiểu biết về lịch sử của đất nước, lịch sử của địa phương; truyền thống đấu tranh dựng và giữ nước của cha ông ta; biết tự hào và trân trọng những truyền thống đó. Qua đó thấy rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. + Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương, đất nước, những danh lam thắng cảnh, di sản, tài nguyên của đất nước. Qua đó giáo dục các em về sự trân trọng và giữ gìn những di sản, tài nguyên quý báo đó. Đồng thời, giúp học sinh hiểu thêm về môi trường và có trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Nhiệm vụ của giáo viên trong giảng dạy là biết khai thác, liên hệ vận dụng thích hợp để bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin đạo đức cho các em. Qua mỗi tiết học giáo viên không bỏ qua yêu cầu giáo dục tư tưởng tình cảm. - Thực hiện tốt việc tổ chức thực hành các hành vi đạo đức qua bộ môn văn hoá tốt thì việc thực hiện giáo dục đạo đức trong trường học coi như thành công tốt đẹp. Ngay từ lớp đầu cấp là lớp 6 cho đến lớp 9 mọi công tác chỉ đạo từ kế hoạch, cho đến kiểm tra, uốn nắn phong trào phải thường xuyên chú ý hình thành và tổ chức cho các em thực hành có nề nếp các hành vi đạo đức. Cụ thể như: biết vâng lời thầy cô giáo, chú ý nghe giảng, xây dựng bài, hợp tác trong nhóm để tìm hiểu kiến thức mới, có ý thức học bài cũ và chuẩn bị bài một cách thường xuyên. Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ, có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập..., tất cả những điều đó là hành vi đạo đức mà học sinh cần phải có. Giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội quy của lớp, khen chê kịp thời. Sử dụng phương pháp giáo dục bằng tình cảm, trong mọi lúc, mọi khi. Lồng ghép giáo dục “kỹ năng sống” cho học sinh vào trong bài giảng. d. Chỉ đạo hoạt động Đoàn - Đội tạo nên môi trường tốt để rèn luyện các hành vi đạo đức của học sinh: Đây là tổ chức và môi trường để lứa tuổi học sinh có thể phát huy chủ thể của mình trong việc rèn luyện hành vi và thói quen nếp sống quân sự hoá trong nhà trường. Qua tổ chức Đoàn- Đội các em rèn luyện cho mình ý thức phê và tự phê khép mình vào nếp sống tập thể, từ đó hành vi đạo đức ngày được hình thành và củng cố. Nội dung giáo dục: - Giáo dục truyền thống thông qua tuyên truyền, cổ động các ngày lễ lớn. - Giáo dục truyền thống thông qua phút sinh hoạt truyền thống: khai giảng năm học, Đại hội Đoàn - Đội, các đợt sinh hoạt chủ đề, chủ điểm qua các ngày lễ lớn. - Giáo dục truyền thống thông qua các hội thi tìm hiểu truyền thống cho hội đồng Đội TW và hội đồng Đội các cấp phối hợp tổ chức. - Giáo dục truyền thống thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn, thông qua các ngày lễ lớn của năm học: Khai giảng năm học, 20/11; 22/12; 3/2; 26/3; 19/5... - Giáo dục kỹ năng sống cho các em vào các buổi chiều thứ sáu. - Đẩy mạnh phong trào “Nói lời hay làm việc tốt” phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. 10 Từ nâng cao nhận thức cho các em thông qua hoạt động giáo dục truyền thống, đến những việc làm hàng ngày đã góp phần giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh thiếu niên trong trường học. *, Hoạt động góp phần nâng cao chất lượng “Vượt khó học tốt” thông qua đó rèn luyện các hành vi đạo đức. Tập trung chỉ đạo Liên Đội thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: - Đưa tiêu chuẩn giờ học tốt, tuần học tốt, thi đua hàng tuần, được đánh giá và xếp thứ vị vào buổi chào cờ đầu tuần. - Phát động phong trào tự quản giờ học ở lớp, xây dựng được phong trào học tập trong trường. Biết hợp tác nhóm trong giờ học để tìm hiểu bài. - Tổ chức có hiệu quả đôi bạn điểm tốt, đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ bạn yếu vươn lên. - Tổ chức các hoạt động bổ trợ học tập như: “Truy bài đầu buổi” thông qua các nhóm cán sự bộ môn... Trọng tâm là thực hiện phong trào “Hai không” của ngành phát động. Mục đích của chương trình này là giáo dục vượt khó, giúp bạn vượt khó, say mê sáng tạo học tập, phát huy tính năng động tự giác, tạo không khí thi đua trong học tập. *, Tổ chức hoạt động “Vui khoẻ” thông qua đó giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tập thể của học sinh. - Tổ chức phong trào “Hát- múa” theo chủ đề, chủ điểm tham gia hội thi văn nghệ cấp trường, huyện. - Tổ chức thi đấu thể thao cấp huyện trong năm học. - Tổ chức hội thi nghi thức cấp trường và dự thi cấp huyện. Hoạt động văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao – các trò chơi dân gian là một loại hình hoạt động không thể thiếu được, loại hình này rất phù hợp với tâm lý của học sinh cấp THCS. Thông qua đây tập thể giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và các đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm hoàn thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh. *, Tổ chức các hoạt động Đội góp phần giáo dục nhận thức thẩm mĩ, nâng cao trình độ của các em học sinh. - Xây dựng nếp sống văn minh, vui tươi, lành mạnh và tác phong quân sự hoá ở khu ký túc xá nhà trường. - Thực hiện tốt đồng phục và các hoạt động tập thể, góp phần tạo nên màu cờ sắc áo cho tổ chức các em. - Tổ chức phong trào “Xanh -Sạch - Đẹp” với các hoạt động trồng cây, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, góp phần tạo nên bộ mặt nhà trường luôn luôn sạch đẹp hướng tới đạt chuẩn Quốc gia. - Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường trên toàn bộ khuôn viên nhà trường... - Giáo dục thẩm mĩ, nhận thức về cái đẹp, vươn tới cái đẹp “Chân- thiện- mỹ” là việc làm thường xuyên, là môi trường tốt để hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh. 11 e. Kết hợp tay ba giữa nhà trường - gia đình và xã hội: Trong thư Bác Hồ gửi cán bộ, thầy cô giáo nhân ngày khai trường 1968-1969 có viết: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy dân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân hoàn thành tốt thắng lợi đó”. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một công việc lớn lao, đầy khó khăn phức tạp và nhiều thử thách. Ngoài giáo viên đứng lớp làm công tác giảng dạy, còn yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ , đồng bộ giữa trong và ngoài nhà trường. Do đó nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh, quan hệ chặt chẽ với gia đình các em nhằm mục đích kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức đã được xây dựng rèn luyện ở trường. Đầu năm học nhà trường đã tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh, bầu chọn những người có trách nhiệm cao, nhiệt tình, phân bổ đều trên địa bàn hai huyện. Ban giám hiệu và Ban chấp hành thường xuyên liên hệ với nhau. Nếu có học sinh nào nghỉ học nhiều hoặc có biểu hiện chán học thì nhà trường sẽ thông báo với Ban chấp hành hội, Ban chấp hành cử người đến tận gia đình để vận động học sinh trở lại trường, trao đổi những ý kiến về giáo dục học sinh đến tận từng gia đình phụ huynh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp kịp thời để giáo dục những học sinh vi phạm sao cho có hiệu quả. III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tóm lại: Kể từ đầu năm học cho đến nay dưới sự lãnh đạo của Chi bộ và ban giám hiệu nhà trường, các hành vi đạo đức của học sinh được hình thành và cũng cố một cách tương đối khả quan. Các em đã biết phát huy tinh thần làm chủ tập thể của tuổi trẻ học đường, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, chất lượng văn hoá thực chất từng bước ổn định và đi lên. Đại đa số các em đã biết vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ và người lớn, chấp hành các nội quy của nhà trường đề ra, tiêu biểu như em: K’ Việt lớp 7a, Điểu Văn lớp 7b, K’ Cương lớp 9a… Sau khi vận dụng chuyên đề, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Khá tốt đã tăng lên, tỷ lệ hạnh kiểm trung bình, yếu đã giảm hẳn so với trước khi vận dụng chuyên đề. Cụ thể theo bảng thống kê sau: So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng SKKN: *Kết quả về hạnh kiểm trước khi thực hiện chuyên đề Khối lớp Tổng số Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tốt % Khá % TB % Yếu % 6 66 50 75.8 16 24.2 7 73 45 61.6 19 26.0 7 9.6 2 2.7 8 68 46 67.7 15 22.1 7 10.3 9 71 41 57.8 16 22.5 10 14.1 4 5.6 TC 278 182 65.47 66 23.74 24 8.63 6 2.16 12 *Kết quả về hạnh kiểm sau khi thực hiện chuyên đề Khối lớp Tổng số Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tốt % Khá % TB % 6 66 54 81.8 12 18.2 7 71 51 71.8 16 22.6 4 5.6 8 68 57 83.8 7 10.3 2 2.9 9 70 50 71.4 10 14.3 10 14.3 TC 275 212 77.09 45 16.36 16 5.82 Yếu % 2 2.9 2 0.73 Được kết quả như vậy là do sự nổ lực của toàn thể đội ngũ nhà trường, nhất là công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu và công lực của tập thể sư phạm nhà trường. Đó cũng chính là phần thưởng quý giá nhất dành cho tập thể nhà trường chúng tôi. Trong quá trình thực nghiệm, bản thân tôi đã rút ra một điều, để nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm không của riêng ai và cũng không phải một sớm, một chiều mà cần phải có sự đồng bộ, đồng lòng, tâm huyết, nhân hậu, thực sự yêu thương học sinh như con, em mình của cán bộ, viên chức, công chức nhà trường với phương châm giáo dục là” Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Trong khuôn khổ cho phép, tôi nghĩ rằng trong SKKN này sẽ không tránh khỏi đươc thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp chân thành của hội đồng thẩm định để SKKN này của tôi được hòan thiện hơn. IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Với SKKN này đã áp dụng thực tế vào công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường chúng tôi đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp mà tôi đề ra trong sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn ngành, đặc biệt là cho các trường Dân tộc nội trú. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Từ điển tiếng việt thông dụng nhà xuất bản giáo dục chủ biên Nguyễn Như Ý. - Một số vần đề cơ bản về giáo dục trung học cơ sở (sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên THCS) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Tham khảo về vấn đề giáo dục lại). - Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS- nhà xuất bản giáo dục 1998. NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Văn Mười 13 PHỤ LỤC I. Lý do chọn đề tài Trang 1 II. Tổ chức thực hiện đề tài Trang 2 1. Cơ sở lý luận Trang 2 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 3 III. Hiệu quả của đề tài Trang 11 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng Trang 12 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng