Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở thcs...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở thcs

.DOC
29
180
104

Mô tả:

Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Môn Ngữ Văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở (THCS): góp phần hình thành những con người có học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Cho đến nay, hầu hết các văn bản được đưa ra giảng trong nhà trường đều là tác phẩm văn chương hư cấu. Mục tiêu môn ngữ văn cũng như phương hướng tích hợp đòi hỏi học sinh (HS) phải tiếp xúc với loại văn bản đa dạng hơn và tất cả đều gọi chung là văn bản. Dĩ nhiên phần lớn vẫn là tác phẩm văn chương có hư cấu, song bên cạnh sẽ có ít văn bản thuộc loại văn không có hư cấu, trong đó có văn bản nghị luận ( xã hội và văn học) và văn bản nhật dụng. Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS có diểm mới là những văn bản nhật dụng. Đó là hững văn bản được lựa chọn theo đề tài gắn với những vấn đề rất thời sự và cập nhật với đời sống hiện tại như: môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động trẻ em, các vấn đề tương lai nhân loại như bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ em, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc… Chính vì thế trong các văn bản nhật dụng này có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá… đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để ngày một ngày hai. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành… nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 1 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Đối với học sinh THCS các em mới được làm quen với văn bản nhật dụng nên còn nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó thực tế các trường THCS hiện nay nhiều đồng chí giáo viên chưa thật quan tâm thích đáng đến phần văn bản này. Do đó vận dụng đổi mới phương pháp trong tiết dạy văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp các em hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn chiếm 10% nhưng tác giả của SGK chỉ hướng dẫn giáo viên trong SGV những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản nhật dụng. Trong khi trước đó, lý luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy văn bản nhật dụng. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi khi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả. Trong thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng ở THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập trong kiến thức và phương pháp. Sự mơ hồ về hình thức hiểu loại văn bản nhật dụng, nhất là hình thức phi văn học, sự lạ lẫm khi xác định mục đích của các bài học văn bản nhật dụng khác xa với bài học tác phẩm văn chương, những yêu cầu mới hơn trong việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả hai phía giáo viên và học sinh, cách đa dạng hoá các hệ thống dạy học như thế nào là tương hợp với bài học văn bản nhật dụng, sử dụng như thế nào các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp dạy học mới trong hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học như thế nào để tăng tính hứng thú và hiệu quả dạy học tích cực cho các bài văn bản nhật dụng… là những vấn đề không thể bỏ qua hoặc giải quyết hời hợt. Chính vì lý do trên mà tôi luôn trăn trở tìm cho mình những giải pháp. Qua thực tế, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ, đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc trong hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS để dần dần tháo gỡ những khó khăn khăn, giúp giáo viên hoàn thành tốt các yêu cầu, mục tiêu dạy học văn bản nhật dụng và học sinh nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. B. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Dựa trên cơ sở vai trò và tầm quan trọng của văn bản nhật dụng là tính thời sự, cập nhật với đời sống hiện tại và việc học tập của HS trường THCS Phú Đô tôi đề Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 2 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS xuất một số biện pháp dạy học góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập của HS đồng thời nâng cao hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên. Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Do trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế hơn nữa thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào cụm văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9 ( vận dụng đổi mới phương pháp trong tiết dạy văn bản nhật dụng ở trường THCS Phú Đô. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng hợp cơ sở lí luận của văn bản nhật dụng 2. Khảo sát thực trạng học tập của HS trường THCS Phú Đô. 3. Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của các đối tượng HS trong giờ học văn bản nhật dụng. C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp quan sát: - Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập dữ liệu, số liệu. - Các dạng quan sát: + Quan sát toàn diện hay từng hoạt động + Sử dụng quan sát lâu dài hoặc trong một thời gian ngắn + Quan sát thăm dò hoặc đi sâu + Quan sát phát hiện hoặc kiểm nghiệm. 2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi đưa ra một số vấn đề nào đó thì người thầy phải nêu ra tình huống có vấn đề thật rõ ràng để học sinh nắm được. Sau đó đi vào từng khía cạnh từ nhỏ đến lớn, phân tích kĩ càng, tránh lan man dài dòng. Khi phân tích xong, GV phải đúc kết lại đưa ra kết luận tổng hợp nhất, làm cho bản chất vấn đề được bộc lộ rõ ràng nhất, đẽ hiểu nhất thì mới thu được kết quả trong giảng dạy. 3. Phương pháp tích cực: Là phương pháp hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Thực chất của phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. 4. Phương pháp tích hợp: - Tích hợp nhiều kĩ năng trong một môn học. - Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá. - Tích hợp giữa kiến thức và thực tiễn. 5. Phương pháp đàm thoại. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 3 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Người thầy giáo cần xây dựng được một hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho các em những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức. PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1. Xác định mục tiêu dạy học 2. Chuẩn bị 3. Phương hướng dạy học a. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt. b. Dạy học tích hợp. c. Dạy học tích cực. 4. Ứng dụng soạn giáo án giảng dạy. Đây là vấn đề dặt ra cho việc đi sâu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học văn bản nhật dụng Câu hỏi trung tâm mà đề tài này phải trả lời là: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy văn bản nhật dụng ở THCS như thế nào? II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Xác định mục tiêu dạy học Cũng giống như các môn học khác, môn Ngữ văn giáo dục kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn bộc lộ rõ nét hơn, phong phú hơn đó là phải hoà hợp 3 phân môn trong một chỉnh thể bài học với các mục tiêu tích hợp của nó nhưng lại vừa tách tương đối với mỗi phân môn thành từng bài học đảm bảo các mục tiêu cụ thể do đặc trưng của mỗi phân môn đòi hỏi; hơn nữa yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn bản, theo các loại hình nội dung văn bản còn đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong việc xác định mục tiêu bài học. Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản, nhưng không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại. Tuy nhiên sự nhìn nhận một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng nhu cầu cập nhật về đề tài, gợi quan tâm chú ý của người học về những vấn đề thời sự xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cộng đồng đã khiến sự có mặt của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần là sự hiện diện của các hiện tượng thẫm mĩ tiêu biểu, mà cần hơn là trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng văn bản ngôn từ. Từ nhận thức này, ta thiết kế hoạt động dạy học văn bản nhật dụng mà trước hết là việc xác định mục tiêu của bài học. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 4 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Vậy đâu là mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng? Có 2 mục tiêu quan trọng là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ. Với kiến thưc, bài học văn bản nhật dụng giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập tới trong văn bản. Đối với tác phẩm văn chương, hoạt động đọc - hiểu là việc đọc nghiền ngẫm, phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những khái quát về dời sống tác giả. Nghĩa là người đọc tự mình khám phá và rung động về ý nghĩa đời sống và giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Đó chính là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật. Còn đối với văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn vào nội dung tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính thời sự hơn là đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của văn bản. Như vậy, việc xác định mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải bắt đầu từ sự rõ ràng trong phân loại văn bản. Chẳng hạn, cùng một văn bản như “ Cuộc chia tay của những con búp bê” nếu quan niệm đây là một tác phẩm văn chương hư cấu thì yêu cầu đọc - hiểu sẽ bao gồm phát hiện, bình giá trên nhiều phương tiện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể và cuối cùng là sự cảm nhận về khái quát xã hội của tác giả, biểu hiện ở các lớp nghĩa của tác phẩm như: vấn đề cái giá của bi kịch gia đình trong các vụ li hôn, mái nhà yên ấm, cần thiết như thế nào đối với con trẻ, vẻ đẹp tình anh em, hoặc vấn đề quyền trẻ em… Nhưng nhìn nhận văn bản này là một văn bản nhật dụng thì phạm vi đọc - hiểu cho dù không thể bỏ qua các dấu hiệu hình thức nổi bật của văn bản, nhưng chủ yếu là phát hiện nội dung, chưa cần là các chủ đề khái quát những vấn đề sâu xa của đời sống và số phận của con người, mà chỉ cần là vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với HS, thức dậy không chỉ sự chia sẻ bất hạnh với bạn bè đồng cảnh ngộ mà còn ý thức về quyền hưởng niềm vui và hạnh phúc. Đó chính là ý nghĩa cập nhật của bài học này và cũng chính là mục tiêu kiến thức chủ yếu của văn bản nhật dụng : “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Những biến chuyển của xã hội không chỉ làm thay đổi tích cực thời đại, nâng cao cuộc sống con người mà còn tạo ra vô số những tiêu cực và hiểm họa mà chính ta cần nhận thức và ứng phó không phải trên phạm vi một dân tộc, một quốc gia mà cả toàn cầu, vì sự tốt đẹp, bền vững của cuộc sống trên trái đất. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 5 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và sức khoẻ cộng đồng, vấn đề dân số, quyền sống của trẻ em, vấn đề chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới… Về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của phương thức biểu đạt (PTBĐ) nào đấy. Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” nhưng ở những văn bản khác như “ Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử” hay là “Ca Huế trên sông Hương” không thuần tuý thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Trong khi PTBĐ biểu cảm nổi bật trong văn bản “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành sức truyền cảm của các văn bản khác như “ Phong cách Hồ Chí Minh” “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” Như vậy, dạy học văn bản nhật dụng vẫn theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt nhưng không phải là mục tiêu chính của bài học văn bản nhật dụng. Mà việc cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi học sinh. Đó sẽ là định hướng mục tiêu chung của các bài học văn bản nhật dụng cần được quán triệt trong dạy học phần văn bản nhật dụng ở chương trình THCS. 2. Chuẩn bị 2.1. Kiến thức Giáo viên thu thập (đồng thời giao cho các nhóm học sinh cùng sưu tầm) các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc…) làm tư liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với đời sống. Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học “Ôn dịch, thuốc lá” giáo viên cần thu thập tư liệu (như tranh, ảnh, báo chí… ) về các bệnh do thuốc lá gây ra, lấy đó làm chất liệu minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng giao cho HS sưu tầm các tài liệu như tranh, ảnh, báo chí… 2.2. Phương tiện Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các hình thức tổ chức dạy học đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học. Các phương tiện dạy học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, thậm chí cả máy Projector là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên. Ổ đây hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó ngoài văn bản (báo chí, mĩ thuật, điện ảnh…) Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 6 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS nếu được thu thập thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng. Ví dụ dạy văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” ta có thể dùng đĩa ghi hình về Huế, ghi âm về các làn điệu ca Huế cùng các làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước thì chắc chắn rằng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc dạy - học. 3. Phương hướng dạy học 3.1. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt. Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK THCS Tên văn bản Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha Cổng trường mở ra Mẹ tôi Cuộc chia tay của những con búp bê Ca Huế trên sông Hương Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Ôn dịch, thuốc lá Bài toán dân số Phong cách Hồ Chí Minh Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tuyên bố thuế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em PTBĐ Thuyết minh Biểu cảm Thuyết minh Biểu cảm Biểu cảm Tự sự Thuyết minh Thuyết minh Thuyết minh Nghị luận Thuyết minh Nghị luận Nghị luận Thể loại Bút kí Bút kí Truyện ngắn Bút kí Ta thấy: - Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”, “Động Phong Nha”, “Ca Huế trên sông Hương”, còn lại phần lớn là các bức thư, bài báo khoa học khó gọi chúng bằng tên thể loại. Trong khi nếu xác định hình thức của văn bản này theo PTBĐ dẽ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều đó cho thấy dạy văn bản nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức biểu đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học chúng theo đặc trưng thể loại văn học. Khi thiết kế chương trình dạy học văn bản nhật dụng, các tác giả SGK Ngữ văn THCS nhấn mạnh rằng dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thác vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản. Nhưng trong bất kỳ văn bản nào, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên việc đọc - hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiệu tình thức biểu đạt tới Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 7 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng. Trong dạy học văn bản không thể hiểu đúng nội dung tư tưởng văn bản nếu không được đọc từ dấu hiệu hình thức của chúng. Chẳng hạn nếu văn bản nhật dụng được tạo theo PTBĐ tự sự như Cuộc chia tay của những con búp bê” thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự đặc trưng như: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống phức tạp của gia đình thời hiện đại. Khi văn bản được tạo theo phương thức biểu cảm như “ Cổng trường mở ra” nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người, thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ dạy học theo các dấu hiệu của văn bản biểu cảm, biểu hiện qua lời nói thấm đẫm cảm xúc tư duy của tác giả và giàu có hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc. Do mục đích trình bày, thảo luận để thuyết phục bạn đọc theo những vấn đề thời sự khoa học, chính trị, xã hội được mọi người quan tâm trong cuộc sống đương thời, nên PTBĐ phổ biến của các văn bản nhật dụng thường là thuyết minh và nghị luận. Nhưng cũng như trong mọi văn bản thông thường khác, điều đó không chỉ thuần tuý một phương thức nghị luận hay thuyết minh. Trong văn bản nhật dụng, sự đan xen các yếu tố phương thức khác thường xuất hiện khi người viết không chỉ trình bày các tri thức về đối tượng hoặc sự nhận thức tỏ tường về hiện tượng mà còn muốn làm cho sự vật, hiện tượng được trình bày hiện lên rõ nét, đồng thời thể hiện trong đó cảm xúc hoặc sự suy tư của mình. Chẳng hạn, nếu lời văn giàu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc là những nét hình thức nổi bật của văn bản thuyết minh “ Cầu Long biên- chứng nhân lịch sử” thì dạy học tương ứng sẽ nhấn vào các chi tiết miêu tả và biểu cảm. Ví dụ: ? Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên? ? Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với những ngày đầu năm 1947 – ngày Trung đoàn Thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã xác nhận ý nghĩa chứng nhân nào của cầu Long Biên? ? Số phận của cầu Long Biên trong những năm chống Mĩ được ghi lại như thế nào? ? Lời văn miêu tả trong đoạn này có gì đặc biệt? ? Từ đó, cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân chiến tranh như thế nào? ? Tác giả đã chia sẻ tình cảm như thế nào đối với cây cầu chứng nhân này? + Nếu thuyết minh kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc là đặc điểm hình thức của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” thì vận dụng việc dạy học tương Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 8 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS ứng sẽ chú ý đến phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong văn bản. Ví dụ: Về hình thức văn bản này kết hợp nhiều hình thức như nghị luận, chứng minh, miêu tả, biểu cảm. Hãy quan sát mỗi phần văn bản để xác định PTBĐ chính của mỗi phần + Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức tồn tại của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” thì dạy học tương ứng sẽ theo phương hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả. Ví dụ có thể tổ chức cho HS đọc hiểu phần cuối văn bản bằng hệ thống câu hỏi sau: ? Phần cuối văn bản có 2 đoạn văn. Đoạn văn nào nói về chúng ta chống vũ khí hạt nhân? ? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này? ? Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng”? ? Ý tưởng của tác giả về việc “ mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì? ? Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó của ông?  GV: tóm tắt - Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. - Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân. - Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với nỗi lo lắng cao độ. Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc – hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp trong mọi bài học ngữ văn. 3.2. Dạy học tích hợp. Dạy học văn bản nhật dụng cũng yêu cầu phương pháp tích hợp. Văn bản nhật dụng có thể là văn bản văn học nhưng cũng có thể là văn bản phi văn học. Dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng phương thức biểu đạt (PTBĐ) của mỗi văn bản đòi hỏi phải tích hợp kiến thức, kỹ năng của cả hai phân môn văn (đọc – hiểu) với Tập làm văn ( kiểu văn bản). Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 9 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Ví dụ như dạy học văn bản nhật dụng “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, khi chú ý đến cấu trúc văn bản có ý thức tích hợp đọc văn với đặc trưng của văn bản nghị luận. * Câu hỏi đàm thoại ? Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Đó là tư tưởng nào? * Câu hỏi trắc nghiệm: ? Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm 4 luận điểm. Hãy tách đoạn văn theo các luận điểm này: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất. - Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. - Tính phi lý của chiến tranh hạt nhân. - Loài người cần đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình. * Câu hỏi thảo luận: ? Tại sao lại coi đây là một bài văn nghị luận chính trị - xã hội?  GV: tóm tắt - Tư tưởng “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” được trình bày trong một hệ thống 4 luận điểm. - Đây là bài nghị luận chính trị - xã hội vì nội dung được trình bày là thái độ đối với vấn dề chiến tranh hạt nhân. Trong dạy văn bản nhật dụng, gắn kết tri thức trong văn bản với các tri thức ngoài văn bản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung văn bản cũng là một phương diện của dạy học tích hợp. Ví dụ 1: Trong bài “ Ca Huế trên sông Hương” có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau: ? Ngoài dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào khác trên đất nước ta cũng thể hiện nỗi lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn? ? Hãy hát một làn điệu dân ca mà em thích Ví dụ 2: Trong bài “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” có thể hỏi câu mang nội dung tích hợp như sau: ? Ngoài cây cầu Long Biên, em còn biết những cây cầu nổi tiếng nào khác chứng nhân cho thời kỳ đổi mới trên đất nước ta? ? Hãy giới thiệu một trong những cây cầu đó? Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 10 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Do yêu cầu gắn với đời sống, giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống nên phạm vi tích hợp nổi bật trong dạy học văn bản nhật dụng sẽ tạo nhiều cơ hội cho HS liên hệ ý nghĩa văn bản nhật dụng được học đối với đời sống xã hội và cộng đồng của bản thân. Ví dụ 3: Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” có thể hỏi câu hỏi nội dung tích hợp như sau: ? Qua phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng internet…) em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trái đất? ? Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng như đề nghị của nhà văn Gác-xi-a Mác-két? Từ những vấn đề trên có thể khái quát: Dạy học văn bản nhật dụng theo phương hướng tích hợp gắn kết đọc - hiểu của văn bản với các tri thức tương ứng PTBĐ (tích hợp với tập làm văn), với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề của các văn bản nhật dụng (tích hợp đọc văn với các kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với các phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại (tích hợp học văn gắn với đời sống). 3.3. Dạy học tích cực Để đáp ứng quan điểm dạy học tích cực trong văn bản nhật dụng thì giáo viên phải lựa chọn kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS. Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn bản là công việc dạy học chủ động và tích cực của GV và HS trong khâu chuẩn bị bài học. Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề Ví dụ : Chú thích 1, 3 bài “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn…” (lớp 9); 1, 2, 3, 4, 5 bài “ Đấu tranh cho một thế giới... ” (lớp 9) Có ý kiến quan niệm riêng, có đề xuất giải pháp. Ví dụ: Chống hút thuốc lá, đổ rác bừa bãi, không dùng bao bì nilông… Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề. Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên ti-vi, đài và các sách báo hàng ngày. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 11 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá hoạt động dạy học văn bản nhật dụng? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn của GV hoặc HS để làm rõ hơn nội dung nhật dụng cả văn bản được học Ví dụ1: Trong bài học “ Ca Huế trên sông Hương” GV có thể phát qua đầu VCD một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diễn tả lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế và có thể sử dụng câu hỏi: ? Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế ở miền Trung có gì giống với thưởng thức dân ca quan họ ở miền Bắc? ? Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người? Ví dụ 2: Trong bài “ Ôn dịch, thuốc lá” có thể thống kê các con số nói về sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người, kết hợp thuyết minh ngắn về các tranh ảnh sưu tầm được. Chẳng hạn, dạy học bằng trò chơi trong bài học “ Ca Huế trên sông Hương” có thể là thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế; thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế di sản văn hoá thế giới; thi hát dân ca các vùng miền. Còn trong bài “Ôn dịch, thuốc lá” trò chơi có thể là : thi kể chuyện người thật, việc thật và công bố tư liệu đã thu thập được về tác động xấu của thuốc lá đến lối sống của con người; mỗi HS đóng một vai xã hội ( là nhà báo, tuyên truyền viên, hoạ sĩ…) để trình bày hành động tham gia vào chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ( thưởng điểm) Sự gần gũi, thiết thực của các chủ đề nhật dụng trong bài học, mục đích giúp HS hoà hợp hơn nữa với cuộc sống xã hội đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng cần thiết thể hiện nhiều hơn tính dân chủ và hào hứng trong hoạt động này, nhất là hoạt động học. GV tạo cơ hội nhiều nhất cho mọi HS tham gia tìm hiểu văn bản theo cách tự sưu tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài văn. Tự bộc lộ ý kiến khi đọc – hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học tập. Tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ, thiết thực minh hoạ chủ đề văn bản cho các nhóm thi đua và tự chấm điểm … là thể hiện tinh thần dân chủ trong dạy học văn bản nhật dụng. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 12 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Nói tóm lại dạy học văn bản nhật dụng theo phương pháp tích cực phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá. Tích hợp với đọc - hiểu văn bản nhật dụng: thu thập, sưu tầm, xử lí các nguồn tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến thức thức theo nội dung văn bản nhật dụng trên các kênh thông tin; coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm về văn bản bằng hệ thống câu hỏi Trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo nhóm và câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn cúa cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay; sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn minh hoạ chủ đề văn bản nhật dụng; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp; tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học văn bản nhật dụng. III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MÉU. Tiết 125 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T1) A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: -Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. -Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xiát-tơn. - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 3. Thái độ: Có thái độ dúng đắn , biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch. II. Mở rộng và nâng cao: ........................................................................................................................................ B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : Thực hành, kích thích tư duy, động não. C/ CHUẨN BỊ : 1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 13 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS 2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : ? Em cảm nhận được những điều sâu sắc gì từ văn bản “ cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” ? II.Bài mới : 1. ĐVĐ: 2.Triển khai bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 GV: Cho HS đọc phần chú thích * ở SGK. I. Tìm hiểu chung 1 Xuất xứ văn bản - Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh da đỏ gửi bức thư trả lời. Là một - Đọc : Văn bản nhật dụng cho nên đọc bức thư nổi tiếng về thiên nhiên và môi phải thể hiện sự thiết tha khi nói đến thiên trường. nhiên, môi trường. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích. - Chú thích : SGK ? Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ? 3. Bố cục - Bố cục: 3 phần 3 phần - P1:Từ đầu đến tiếng nói cha ông chúng tôi  Những điều thiêng liêng trong ký ức - P2: Tiếp đó đến đều có sự ràng buộc  Những lo âu của người da đỏ về đất đai , môi trường. - P3: Còn lại  Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường đất đai. Hoạt động 2 ? Trong ký ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? ? Tai sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là những điều thiêng liêng? ? Những điều thiêng liêng đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ? II. Tìm hiểu văn bản 1. Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ - Đất đai, cây lá , hạt sương , tiếng côn trùng , những bông hoa, vũng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối. - Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 14 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS ? Tìm những lời văn thể hiện phép nhân hóa trong đoạn văn? - Những bông hoa…. Là chị, là người em, con suối là máu của tổ tiên chúng tôi, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của tổ tiên chúng tôi. ? Tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn đó ? không thể tách rời với sự sống của người da đỏ ( là máu của tổ tiên , là chị , là em, là gia đình ). - Những thứ đó không thể mất cần được tôn trọng và gìn giữ. - Gắn bó, yêu quý đất đai , môi trường và thiên nhiên  Sự vật hiện lên gần gũi, thân thiết với con người bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của tác giả đối với thiên nhiên và môi trường sống. 3. Củng cố : GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1 ? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ? 4. Hướng dẫn học bài : - Học bài, nắm nội dung bài học của tiết 1. - Soạn tiếp tiết 2 chu đáo tiết sau học tiếp. Tiết 126 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T2) A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: -Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. -Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn. - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn, biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch. II. Mở rộng và nâng cao: ........................................................................................................................................ B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 15 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS Thực hành, kích thích tư duy, động não. C/ CHUẨN BỊ : 1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo. 2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : ? Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ là gì ? II.Bài mới : 1. ĐVĐ: 2.Triển khai bài. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2 Nội dung kiến thức II. Tìm hiểu văn bản 1. Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ. 2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường tự nhiên ? Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán - Môi trường tự nhiên sẽ bị người da đất cho người da trắng ? trắng phá ? Những lo âu đó được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ - Đạo đức: mảnh đất này không phải như thế nào? anh em của họ mà là kẻ thù của họ, mồ mả của họ , họ còn quên. - Cư xử đất đai : họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần. Họ cư xử vối đất, mẹ, anh , em bầu trời như những vật mua được, bán đi là thèm khát của họ, để lại đằng sau những hoang mạc…cả ngàn con trâu bị người da trắng bắn ? Sự đối lập giữa 2 dân tộc về đất đai , môi - Cách sống vật chất thực dụng >< trường? cách sống tâm trạng các giá trị tinh ? Nghệ thuật trong đoạn văn? thần. ? Tác dụng ? - So sánh , đối lập, nhân hóa , điệp ngữ.  Nêu bật sự khác biệt giữa 2 cách sống - Thể hiện rõ thái độ tôn trọng , bảo vệ đất đai môi trường. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 16 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS - Bộc lộ sự lo âu của người da đỏ khi ? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở đất đai của họ về tay người da trắng. phần cuối bức thư? Tôn trọng và đầy ý thức về môi ? Em hiểu thế nào về câu nói “Đất là mẹ ”? trường. 3. Kiến nghị của người da đỏ. - Phải biết kính trọng đất đai - Khuyên bảo chung: đất là mẹ - Điều gì xãy ra với đất đai là xãy ra với những đứa con của đất.  Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài. - Cái gì con người làm cho đất là làm ? Nhận xét giọng văn trong đoạn thư này? cho ruột thịt của mình. - Con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên. ? Tại sao người viết thay đổi giọng văn như  Giọng văn đanh thép, hùng hồn vậy? (người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai).  Khẳng định sự cần thiết phải bảo Hoạt động 3 vệ đất đai , môi trường. GV cho HS thảo luận III. Ý nghĩa văn bản ? Theo em văn bản này quan tâm và khẳng - Con người phải biết sống hòa hợp định điều nào trong cuộc sống ? với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ thiên nhiên môi trường. ? Tại sao văn bản này hơn 1 thế kỷ vẫn được - Nó đề cập đến một vấn đề chung xem là văn bản hay nhất nói về môi trường? cho mọi thời đại đó là quan hệ giữa GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK con người với thiên nhiên. - Nó được viết bằng sự am hiểu và tình cảm mãnh liệy giành cho đất đai, môi trường. - Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật. Ghi nhớ: SGK 3. Củng cố : - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1 ? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ? Kiến nghị của người da đỏ? 4. Hướng dẫn học bài : Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 17 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS - Học bài , nắm nội dung bài học - Soạn bài mới: động phong nha theo câu hỏi SGK. TiÕt 129: V¨n b¶n: §éng Phong Nha A. Môc tiªu bµi häc: * Gióp häc sinh: - HiÓu, n¾m v÷ng v¨n b¶n nhËt dông. - C¶m nhËn ®îc vÎ ®Ñp léng lÉy, k× ¶o cña §éng Phong Nha. - Cã th¸i ®é yªu quÝ, tù hµo, b¶o vÖ m«i trêng vµ danh lam th¾ng c¶nh. - RÌn luyÖn kÜ n¨ng ph©n tÝch tõ ng÷, h×nh ¶nh ®Æc s¾c.TÝch hîp víi phÇn tËp lµm v¨n ë tr×nh tù miªu t¶, víi c¸c v¨n b¶n kh¸c cïng viÕt vÒ ®éng Phong Nha ( Bµi th¬ “§éng Phong Nha” cña Tè H÷u) B. C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. æn ®Þnh tæ chøc: 1.1 KiÓm tra sÜ sè. 1.2 KiÓm tra viÖc chuÈn bÞ bµi cña häc sinh. 2. Bµi míi: Ho¹t ®éng 1: Giíi thiÖu bµi míi. GV ®Æt c©u hái ®Ó dÉn vµo bµi: §Õn nay ViÖt Nam cã rÊt nhiÒu di s¶n v¨n hãa, danh lam th¾ng c¶nh ®îc UNESCO c«ng nhËn lµ di s¶n v¨n hãa thÕ giíi. Em nµo cã thÓ giíi thiÖu cho c¶ líp biÕt c¸c di s¶n ®ã kh«ng? HS. Tr¶ lêi, bæ sung ý kiÕn, Sau khi häc sinh tr¶ lêi gi¸o viªn chèt dÉn vµo bµi míi: C¸c di s¶n v¨n hãa thÕ giíi cña ViÖt Nam gåm: VÞnh H¹ Long, Cè ®« HuÕ, Th¸nh ®Þa MÜ S¬n, Phè Cæ Héi An, Nh· nh¹c Cung §×nh HuÕ, Cång Chiªng T©y Nguyªn vµ c¶ quÇn thÓ rõng quèc gia Phong Nha – KÎ Bµng. Nãi ®Õn di s¶n Phong Nha - KÎ Bµng kh«ng thÓ kh«ng nãi ®Õn ®éng Phong Nha. §Ó biÕt t¹i sao ®éng Phong Nha l¹i ®îc c«ng nhËn lµ di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi, chóng ta sÏ cïng t×m hiÓu trong tiÕt häc nµy qua v¨n b¶n " §éng Phong Nha” cña t¸c gi¶ TrÇn Hoµng. Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu chung v¨n b¶n: GV: Híng dÉn häc sinh c¸ch ®äc v¨n b¶n: V¨n b¶n “ §éng Phong Nha” lµ mét v¨n b¶n nhËt dông. Trong v¨n b¶n cã sö dông kÕt hîp c¸c ph¬ng thøc biÓu ®¹t nh tù sù, miªu t¶, thuyÕt minh…V× vËy, chóng ta nªn ®äc v¨n b¶n theo giäng kÓ, kÕt hîp víi miªu t¶, ®Æc biÖt nhÊn m¹nh c¸c chi tiÕt miªu t¶ vÎ ®Ñp léng lÉy, k× ¶o cña §éng Phong Nha. GV: §äc mÉu mét ®o¹n, sau ®ã gäi 3 häc sinh ®äc tiÕp ®Õn hÕt. Cïng lóc ®ã chiÕu h×nh ¶nh vÒ ®éng Phong Nha . GV: NhËn xÐt c¸ch ®äc cña häc sinh. Ho¹t ®éng cña trß Néi dung cÇn ®¹t I .§äc - t×m hiÓu chung 1. §äc: - Nghe, nhí ®Ó ®äc cho ®óng. - 3 häc sinh ®äc diÔn c¶m, to, râ. C¶ líp nghe ®ång thêi quan s¸t tranh , cè g¾ng tëng tîng, Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 18 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS c¶m nhËn vÎ ®Ñp léng lÉy, k× ¶o cña ®éng Phong Nha. GV: Trong v¨n b¶n cã nhiÒu tõ, côm tõ lµ thuËt ng÷ chuyªn m«n cña mét sè ngµnh. ë ®©y, c¸c em lu ý c¸c tõ “§Ö nhÊt k× quan Phong Nha”, “V©n nhò”, “Nguyªn sinh”, “K× ¶o” ( Gi¸o viªn chiÕu c¸c tõ trªn lªn ph«ng) GV: Gi¶i thÝch thªm vÒ tõ “ Phong Nha”.( “Phong”: nhän; lîc. “Nha”: r¨ng.)  §éng Phong Nha lµ ®éng r¨ng nhän hay cßn gäi lµ ®éng r¨ng lîc  VÝ víi h×nh d¸ng c¸c th¹ch nhò trong ®éng. ? Theo em, v¨n b¶n cã thÓ chia lµm mÊy phÇn, néi dung mçi phÇn lµ g×? GV: Sö dông m¸y chiÕu kiÕn thøc lªn ®Ó häc sinh kh¾c s©u. GV: §Ó hiÓu râ h¬n vµ c¶m nhËn ®îc vÎ ®Ñp cña ®éng Phong Nha, chóng ta cïng t×m hiÓu chi tiÕt v¨n b¶n theo bè côc trªn. Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn häc sinh t×m hiÓu chi tiÕt v¨n b¶n . ? Em h·y cho biÕt §éng Phong Nha n»m ë ®©u? GV: Giíi thiÖu thªm c¸ch ®i tõ Hµ Néi ®Õn ®éng Phong Nha. GV: Chèt liªn hÖ víi c¸c hang ®éng kh¸c (§éng Thiªn Cung ë VÞnh H¹ Long, ®éng H¬ng TÝch ë chïa H¬ng) ®Ó häc sinh hiÓu t¹i sao ®éng Phong Nha ®îc coi lµ " §Ö nhÊt k× quan". ?§Ó vµo chiªm ngìng vÎ ®Ñp cña ®éng chóng ta cã thÓ ®i thÕ nµo? GV: (Chèt chuyÓn ý) Hai con ®êng dÉn du kh¸ch vµo th¨m ®éng Phong Nha lµ hai con ®êng cã phong c¶nh hÕt søc t¬i ®Ñp. Cã thÓ nãi bøc tranh phong c¶nh h÷u t×nh trªn ®êng ®Õn víi rõng quèc gia Phong Nha - KÎ Bµng ®· g©y sù chó ý n¬i du kh¸ch. §Ó thÊy ®îc vÎ Mét häc sinh ®äc to râ ®Ó c¶ líp nghe, nhí. C¸c häc sinh kh¸c nghe, theo dâi SGK/147 Tr¶ lêi c¸ nh©n, nhËn xÐt, bæ sung vµ ghi nhanh kÕt qu¶. C¸ nh©n tr¶ lêi, bæ sung ý kiÕn. Ghi nhanh kÕt qu¶ vµo vë. 2. T×m hiÓu chó thÝch: “§Ö nhÊt k× quan Phong Nha”  “V©n nhò”  “Nguyªn sinh”  “K× ¶o”  3. Bè côc: 3 phÇn a. PhÇn 1: Tõ ®Çu…. “ n»m r¶i r¸c”. Giíi thiÖu vÞ trÝ ®Þa lý vµ ®êng vµo ®éng Phong Nha. b. PhÇn 2: TiÕp theo…. “ n¬i c¶nh chïa ®Êt Bôt”. C¶nh tîng §éng Phong Nha. c. PhÇn 3: §o¹n cßn l¹i. Gi¸ trÞ cña ®éng Phong Nha. II. T×m hiÓu chi tiÕt v¨n b¶n: 1. Giíi thiÖu vÒ ®éng Phong Nha: a. VÞ trÝ: §éng Phong Nha thuéc khèi nói ®¸ v«i KÎ Bµng ë T©y Qu¶ng B×nh. §îc gäi lµ ®Ö nhÊt kú quan. b. §êng vµo ®éng: Cã hai con ®êng: C¸ nh©n tr¶ lêi, bæ  §êng thñy: Ngîc dßng s«ng sung ý kiÕn. Ghi Gianh råi ®i vµo s«ng Son lµ nhanh kÕt qu¶ vµo ®Õn n¬i. vë.  §êng bé : Theo ®êng sè 2 ®Õn bÕn s«ng Son råi ®i thuyÒn kho¶ng ba m¬i phót lµ ®Õn n¬i. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội 19 Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS ®Ñp cña ®éng Phong Nha, chóng ta cïng t×m hiÓu phÇn tiÕp theo. Ho¹t ®éng 4: Híng dÉn häc sinh t×m hiÓu vÎ ®Ñp cña §éng Phong Nha: GV: Nh vËy, chóng ta ®· biÕt §éng Phong Nha thuéc tØnh Qu¶ng B×nh ë MiÒn Trung níc ta. VËy b©y giê mêi c¸c em cïng ®Õn tham quan ®éng.(GV chiÕu ®o¹n phim lªn cho häc sinh xem ®Ó c¸c em thÊy ®îc vÎ ®Ñp cña §éng Phong Nha. ? T¸c gi¶ ®· miªu t¶ ®éng kh« vµ ®éng níc nh thÕ nµo ? HS quan s¸t , c¶m nhËn vÎ ®Ñp cña ®éng. Liªn hÖ ®Õn néi dung bµi häc GV: ChiÕu lªn ph«ng, chèt gi¶ng: C¸ nh©n tr¶ lêi, bæ sung ý kiÕn. Nghe, ghi ý chÝnh. GV: Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm c¸c c©u hái sau: 1. a)Em h·y cho biÕt ®éng chÝnh ®îc t¸c gi¶ miªu t¶ nh thÕ nµo?( t×m nh÷ng chi tiÕt miªu t¶ ®éng chÝnh vµ nhËn xÐt) b)C¶nh bªn ngoµi ®éng cã vÎ ®Ñp nh thÕ nµo? 2. Cã ý kiÕn cho r»ng: “ C¸ch miªu t¶ cña t¸c gi¶ rÊt hîp lÝ, ®em l¹i hiÖu qu¶ cao ®èi víi ngêi ®äc”. Em cã ®ång ý kh«ng? V× sao? GV: Tr×nh tù miªu t¶ cña t¸c gi¶ rÊt hîp lý. ViÖc miªu t¶ theo tr×nh tù kh«ng gian (tõ xa ®Õn gÇn, tõ kh¸i qu¸t ®Õn cô thÓ) cïng víi phÐp liÖt kª ®· kh¾c häa c¶nh s¾c Phong Nha võa k× vÜ võa hÕt søc gÇn gòi ®ång thêi kÝch thÝch trÝ tëng tîng phong phó cña du kh¸ch. Qua v¨n b¶n nµy mét lÇn n÷a chóng ta l¹i thÊy trong v¨n miªu t¶ viÖc chän tr×nh tù miªu t¶ hîp lÝ cã ý nghÜa Líp chia thµnh 4 nhãm ®Ó tiÕn hµnh th¶o luËn. Nhãm 1 &2 th¶o luËn c©u hái 1, nhãm 3 &4 th¶o luËn c©u hái 2. §¹i diÖn ghi ra giÊy, sau 3 phót c¸c nhãm cö ®¹i diÖn tr×nh bµy, c¸c nhãm kh¸c nghe, bæ sung . Häc sinh nghe, ghi nhanh ý chÝnh, nhí ®Ó vËn dông vµo bµi viÕt v¨n t¶ c¶nh. Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội c. Toµn c¶nh ®éng Phong Nha: c.1) C¶nh bªn trong ®éng Phong Nha  §éng kh«:  Cao 200 mÐt.  Xa lµ dßng s«ng ngÇm cßn nay lµ “nh÷ng vßm ®¸ tr¾ng v©n nhò vµ v« sè cét ®¸ xanh mµu ngäc bÝch ãng ¸nh.”  §éng níc:  Cã mét con s«ng ngÇm dµi ch¶y suèt ngµy ®ªm díi nói ®¸ v«i.  Nèi KÎ Bµng vµ khu rõng nguyªn sinh.  S«ng s©u, níc rÊt trong.  Khi vµo ®éng níc ph¶i mang theo ®Ìn, ®uèc.  Miªu t¶ kh¸i qu¸t.  Gåm 14 buång th«ng nhau.  CÊu t¹o: + §¸ nhiÒu h×nh khèi: khèi h×nh con gµ, khèi h×nh con cãc, khèi xÕp thµnh ®èt tróc dùng ®øng, khèi mang h×nh m©m x«i, khèi mang h×nh c¸i kh¸nh, tiªn «ng ®¸nh cê... + Mµu s¾c: Th¹ch nhò huyÒn ¶o, lãng l¸nh nh kim c¬ng, phong lan xanh biÕc. + B·i c¸t, b·i ®¸ réng vµ ®Ñp.  Miªu t¶ chi tiÕt, ®a d¹ng, phong phó, gîi t¶, sinh ®éng, hÊp dÉn.  §©y lµ ®éng chÝnh. c.2) C¶nh bªn ngoµi ®éng:  TiÕng nãi, tiÕng níc nh tiÕng ®µn, tiÕng chu«ng n¬i c¶nh chïa ®Êt Bôt.  Nh thÕ giíi cña tiªn c¶nh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất