Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn nâng cao chất lượng tốt nghiệp thpt (gdtx ) thông qua công tác bồi dưỡng mô...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng tốt nghiệp thpt (gdtx ) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử

.DOC
21
1746
90

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỐT NGHIỆP THPT (GDTX ) THÔNG QUA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG MÔN LỊCH SỬ Người thực hiện: LÊ THỊ KIM LIÊN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 0 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ THỊ KIM LIÊN 2. Ngày tháng năm sinh: 17/5/1959 3. Nam, nữ: NỮ 4. Địa chỉ: Bình Lợi-Vĩnh Cửu-Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613865933 6. Fax: E-mail: (NR); ĐTDĐ: 7. Chức vụ: GV-Tổ trưởng tổ xã hội 8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Sử học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử Số năm có kinh nghiệm: 30 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Nâng cao kiến thức lịch sử điạ phương trong giảng dạy bộ môn lịch sử THPT ( GDTX) + Xây dựng khối tập thể đoàn kết để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường ( GDTX) + Giáo dục đạo đức Học Viên trong giảng dạy bộ môn lịch sử THPT ( GDTX) + Nâng cao hiệu quả tiết làm bài tập lịch sử khối THPT( GDTX) + Tăng cường hứng thú học môn lịch sử THPT (GDTX) thông qua các phương pháp tích cực 1 Sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỐT NGHIỆP THPT (GDTX ) THÔNG QUA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG MÔN LỊCH SỬ PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới trên thành kết quả hiện thực? Chất lượng qua kỳ thi TN là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình PTTH . Nâng cao chất lượng qua TN THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này . - Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi HỌC VIÊN (HV) không chỉ có khả năng ghi nhớ mà cần có kĩ năng tư duy, so sánh... Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng " Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu , nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở . Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT ( GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử . - Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để đạt kết quả cao trong học tập, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp có hiệu quả : Ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi...Đề ra một số phương pháp làm bài tốt góp phần tạo không khí học tập thoải mái, HV tự tin bước tiếp con đường học vấn trong tương lai. Với lí do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT (GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử”. 1) Đối tượng nghiên cứu : Công tác bồi dưỡng môn lịch sử với các phương pháp: ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm,hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi... Đề ra một số phương pháp làm bài tốt để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT (GDTX ). 2 2) Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12A, 12B tại Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu. 3) Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ + Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu + Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới . + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc 4) Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử để đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp THPT (GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1) Thuận lợi : - Được sự quan tâm hổ trợ của BGĐ, các tổ khối và đồng nghiệp. - Được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, địa phương. Các Ngành. 2) Khó khăn : - Trung tâm có 3 điểm trường: tổ chức dạy cách nhau gần 80km2 - Đối tượng người học với nhiều trình độ, có hoàn cảnh khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau . 3) Số liệu thống kê: - Kết quả so sánh chỉ tiêu đạt trước và sau khi thực hiện đề tài (minh họa phần cuối của đề tài). PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử. Thế nhưng HV hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do phần lớn không được cung cấp đầy đủ về nguồn thông tin này? Đội ngũ GV đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ môn dạy. Bên cạnh đó, nhiều HV vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem thường… Hệ quả của sự coi thường là điểm thi TN THPT môn Lịch sử của HV trong thời gian vừa qua quá thấp. “Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, môn lịch sử một lần nữa lại đăng quang ngôi vị “chót bảng” với hàng ngàn điểm 0. Số lượng bài thi môn này dưới điểm trung bình cũng chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số 5,25. Trong khi đó, hồ sơ thi vào các ngành 3 KHXH&NV lại rất ít ỏi so với các khối A,B,D...”.Phải chăng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm công tác giáo dục. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Ở Trung Tâm GDTX đa số HV chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…còn yếu. Các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà chỉ đọc vẹt trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự kiện mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì?... Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên, nhớ lâu hầu đạt kết quả cao trong kỳ thi TN. Nhằm nâng cao chất lượng D-H trong nhà trường phổ thông, Tôi xin nêu một vài kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT (GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử. III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ 1. Vấn đề đặt ra: Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành kỹ năng và gây hứng thú cho người học để đạt kết quả cao lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần Nâng cao chất lượng Tốt Nghiệp THPT (GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc: ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi...Đề ra một số phương pháp làm bài tốt Để góp phần việc dạy của người thầy và việc học của trò đạt kết quả cao, có chất lượng. 2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết: A ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN - Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN. + Chủ yếu ôn cho đối tượng HV : yếu, kém * Đối với giáo viên: - Nắm chắc nội dung cần ôn có liên quan đến bài học - Thực hiện : gọi HV trả lời theo yêu cầu câu hỏi . Có thể áp dụng tất cả các câu hỏi theo nội dung bài trong SGK. Ví dụ 1: Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945-1949) - Câu hỏi: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Trả lời: + Mục đích : Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 4 + Nguyên tắc : - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước . - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình . - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) . Ví dụ 2: Bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930) - Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Trả lời: - Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là sự lựa chọn của lịch sử. - Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước . - Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam . * Đối với phương pháp ôn tập đơn giản này xem chừng sẽ có hiệu quả thiết thực đối với HV có trình độ yếu kém, nhưng để tiến hành có hiệu quả không phải dễ. Sẽ gặp trường hợp HV không tích cự học bài, để dồn nhiều kiến thức học nhằm lẫn...muốn vậy đòi hỏi GV phải có kế hoạch trước ( có thể đưa ra câu hỏi trước, có lúc cần cũng nên đọc tên HV trước để chuẩn bị, có thể bố trí thời gian ngắn- dài tùy tình hình lớp học. Hoặc chọn địa điểm ngoài nhà trường để tổ chức ôn đạt yêu cầu ... Phương pháp này đòi hỏi sự nổ lực lớn của GV-HV. B TỔ CHỨC HỌC THEO NHÓM - Mục đích + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN. + Hình thức học theo nhóm nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động của tất cả thành viên trong nhóm. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng HV. * Đối với giáo viên: - Chuẩn bị đề tài theo nhóm. - Có kế hoạch chia nhóm, bầu nhóm trưởng. Ví dụ 3: Bài7 Tây Âu. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển cuả Tây Âu từ năm 1945-2000. Hoạt động nhóm 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1945-1950. Hoạt động nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1950- 1973. Hoạt động nhóm 3: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1973- 1991. Hoạt động nhóm 4: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1991- 2000. Đại diện các nhóm báo, GV tóm ý. 5 Trả lời nhóm 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1945-1950. + Về kinh tế: Bị chiến tranh tàn phá-> khôi phục kinh tế . Dựa vào viện trợ Mĩ qua kế hoạch Macsan. Năm 1950 kinh tế được phục hồi. + Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tìm cách quay lại thuộc địa cũ . Trả lời nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1950- 1973 + Kinh tế: Phát triển nhanh, nhiều nước vươn lên ( Đức đứng thứ 3, Anh đứng thứ 4 Pháp thứ 5 trong TGTB) . Đầu thập kỷ 70 trở thành trung tâm KT- TC lớn KH-KT cao, hiện đại. + Đối ngoại: Một số nước tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ( Anh, Đức, Italia). Một số nước đa dạng hóa quan hệ đối ngoại , dần dần khẳng định ý thức độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ( Pháp, Thụy Điển, Phần Lan). Trả lời nhóm 3: trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1973-1991. + Kinh tế: Do tác động khủng hoảng dầu mỏ 1973, Tây Âu lâm vào suy thoái.. Gặp nhiều khó khăn: lạm phát, thất nghiệp .... + Chính sách đối ngoại: Chứng kiến những sự kiệnchính trị quan trọng : tháng 11/1972 Đông Đức- Tây Đức ký hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa 2 nước Đức . Tình hình Châu Âu dịu đi. Ngày 3/10/1990 nước Đức thống nhất . năm 1975 các nước châu Âu kí hiệp ước Hensinxki về an ninh và hợp tác Châu Âu. Trả lời nhóm 4: trình bày tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1991-2000. + Kinh tế: Được phục hồi và phát triển trở lại..Giu7a4 thập kỷ 90 tổng sản phẩm quốc dân chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. + Chính sách đối ngoại: Có thay đổi tích cực( trừ Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ). Một số nước châu Âu trở thành đối trọng của Mĩ. Quan hệ với cá thuộc địa cũ được cải thiện. 6 Ví dụ 4: Bài 13 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam ( 1925-1930) Tìm hiểu quá trình ra đời và hoạt động 3 tổ chức cộng sản ra đời năm 1929. Hoạt động nhóm 1: Qúa trình ra đời và hoạt động tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng ( 17/6/1929) Hoạt động nhóm 2: Qúa trình ra đời và hoạt động tổ chức An Nam cộng sản Đảng.(8/1929) Hoạt động nhóm 3: Qúa trình ra đời và hoạt động của tổ chứ Đông Dương cộng sản Liên Đoàn (9/1929). Cử đại diện nhóm báo cáo.GV tóm ý. Trả lời nhóm 1: tháng 5/ 1929 tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của VNCMTN, đoàn đại biểu Bắc kỳ đề nghị thành lập một Đảng cộng sản. Không được chấp thuận. Ngày 17/6/1929 tại 312 Khâm Thiên – Hà Nội, uy tín và tổ chức của Đảng phát triển nhanh. Trả lời nhóm 2: Tháng 8/1929 những hội viên của Việt Nam cách mạng thanh niên ở tổng bộ và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản Đảng. Trả lời nhóm 3: tháng 9/1929 Đảng viên tiên tiến của Tân việt đã thành lập Đông Dương cộng sản Đảng tại Trung kỳ. * Đối với phương pháp tổ chức học theo nhóm : dựa trên cơ sở bài học đã được xây dựng trên lớp, đòi hỏi vai trò nhóm trưởng phải phát huy tinh tích cực của các bạn trong nhóm, có sự phân công dung lượng kiến thức rõ ràng để báo cáo trước lớp. Như vậy cùng thời gian nhất định HV có thể ôn được nhiều kiến thức trong bài học. C HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ - Mục đích + Giúp HV nhớ bài lâu, không nhằm lẫn kiến thức . + HV có thể tự thiết kế sơ đồ theo kế hoạch riêng , góp phần tự học có kết quả. * Đối với giáo viên: - Chuẩn bị nội dung ôn tập Ví dụ 5: Bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919- 1925 7 Yêu cầu : + HV nắm được chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (về kinh tế) trên quy mô lớn : vốn đầu tư Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp (KT) áp Nông nghiệp - Thu hút vốn nhiều nhất chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su. Công nghiệp - Coi trọng việc khai thác mỏ ( mỏ than) - Mở một số ngành chế biến: muối, xay xát, dệt... Thương nghiệp - có bước phát triển, nhưng do Pháp nắm độc quyền (ngoại thương) Giao thông vận tải - Phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông đúc. -> phục vụ cuộc khai thác. Hậu quả Chính sách của thực dân Pháp Kinh tế Việt Nam Cơ cấu mất cân đối Phụ thuộc Lạc hậu, què quặt Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam 8 Chế độ thuộc địa nửa phong kiến Chế độ phong kiến Nông dân Địa chủ - Trung địa chủ - Tiểu địa chủ + Bị đq PK tước đoạt ruộng đất TTS, trí thức + Số lượng tăng nhanh Chế độ thuộc địa Tư sản Dân tộc + Là GC có khuynh hướng DT Công nhân + Ngày càng phát triển Sơ đồ sự thay đổi cơ cấu xã hội Việt Nam sau khi bị Pháp đô hộ Cuối cùng để củng cố bài học có thể sử dụng sơ đồ để khắc sâu kiến thức cho HV để học sinh thấy rõ được hậu quả chính sách bóc lột của thực dân Pháp Chính sách của thực dân Pháp Kinh tế Lạc hậu, phụ thuộc Chính trị Độc quyền, chuyên chế Xã hội, văn hóa Nô dịch, ngu dân, mị dân * Đối với phương pháp hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ : dựa trên cơ sở bài học đã được xây dựng trên lớp, HV chuyển hóa bằng sơ đồ sẽ giúp nhớ bài sâu hơn, đạt hiệu quả hơn. D TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HỌC LỊCH SỬ 9 Mục đích: +Tạo không khí học tập sôi nổi, vui tươi, hào hứng . + HV ghi nhớ tốt những kiến thức Lịch sử và có hứng thú đối với các giờ học khác. - Giới thiệu một số trò chơi phổ biến: Trò chơi “Thi ghi nhớ sự kiện” Ví dụ 6: Bài 12 : " Phong trào dân tộc dân chủ ở việt Nam” - Có thể áp dụng để kiểm tra kiến thức về các hoạt động của Người tại Pháp từ 1917-1925 - Cách tổ chức trò chơi như sau: + Giáo viên chiếu trên hình 6 dữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến thức và gọi HV tham gia giải đáp các ô chữ. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 2 3 4 5 6 Mỗi ô đều có các câu hỏi và câu trả lời tương ứng. Ô chữ số Câu hỏi tương ứng sau mỗi ô chữ - Sự kiện ngày 18/6/1919? 1 2 - Sự kiện tháng 7/1920? Đáp án - Nguyễn Aí Quốc gởi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi các quyền tự do dân chủ , bình đẳng cho nhân dân Việt Nam - Người đọc luận cương Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa 10 - Tháng 12/1920? 3 -Năm 1921? 4 5 - Tháng 6/1923? - Ngày 11/11/1924? 6 - Dự đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ III, tham gia Đảng cộng sản Pháp. - Thành lập hội liên hiệp các thuộc địa tại Pari, ra báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo nhân đạo, đời sống công nhân, viết cuốn bản án chế độ thực dân Pháp. - Người sang Liên Xô dự các đại hội . - Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. GV: Dùng trò chơi trên để kiểm tra kiến thức đảo ngược lại . Trò chơi “Cắm cờ” Ví dụ 7: Bài 16 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời . - Kiểm tra mục 3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 (Diễn biến ) - Cách tổ chức trò chơi như sau: + Giáo viên chiếu trên hình lược đồ Việt Nam 22 dữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến thức và gọi HV tham gia cắm cờ vào các vị trí khởi nghĩa giành thắng lợi. Cá nhân, tổ nào cắm cờ nhiều sẽ chiến thắng. 11 (VIỆT NAM) (VIỆT NAM) 12 (VIỆT NAM) (VIỆT NAM) * Đối với phương pháp tổ chức trò chơi : dựa trên cơ sở bài học đã được xây dựng trên lớp, GV tổ chức trò chơi nhằm góp phần tạo không khí vui tươi, thoải mái sau những giờ học lý thuyết nhàm chán. E PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TỐT .... Nhưng dù học sử bằng phương pháp nào đi nữa, điều quan trọng nhất vẫn là phải giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự khắc các em sẽ yêu sử và say mê tìm hiểu môn sử. Chương trình Lịch sử lớp 12 khá dài, chỉ riêng sử Việt Nam là 200 trang, sử Thế giới là 114 trang. Và đề thi TN thì có thể ở bất kỳ trang nào, ở dạng 13 nào 18 chữ “vàng” dưới đây phần nào sẽ giúp HV thuộc bài lâu hơn, làm bài thi tốt nghiệp tốt hơn: 1.Nắm đề Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều HV học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể "râu ông nọ cắm cằm bà kia", có nghĩa là lạc đề mất rồi. Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy thành câu hỏi. Ví dụ như "Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm 1929". Tự đặt ra câu hỏi như: "Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao giờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?" Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu. Sẽ giúp chúng ta chủ động trong học tập. 2. Nắm khung Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc dàn ý . Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp HV nhớ kiến thức có hệ thống và nhớ lâu, sẽ dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. 3.Nắm chốt Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Ví dụ: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu. 4.Thuật ngữ Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử. Ví dụ không được viết nhằm "Mặt trận dân tộc thống nhất” thành "Mặt trận thống nhất dân tộc”. Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"… vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau. Nhiều HV băn khoăn: "Học đúng phương pháp, thuộc kĩ rồi, nhưng ít lâu sau lại quên?” Đừng lo. Kiến thức học thuộc đã tạo thành "những đường liên hệ tạm thời” trên vỏ não. Nó có thể mờ đi nhưng không mất. Chỉ cần học ôn lần thứ hai, lần thứ ba là nó sẽ khắc sâu và nhớ mãi. Nên lưu ý: “cái gì càng hiểu rõ thì càng dễ nhớ và nhớ lâu”. Yêu sử và say mê tìm hiểu môn sử sẽ giúp chúng ta thi tốt nghiệp tốt nếu như : 1.Hiểu đề 14 Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy tránh được lạc đề hoặc thiếu ý. 2.Dựng khung Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi( viết ngắn gọn). 3.Cắm chốt Ở mỗi phần của dàn ý ấy, nên chốt ý ( nhận xét, đánh giá, so sánh). Nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng. 4.Viết sạch Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Có thể viết tắt những chữ thông dụng. Không dùng những kí hiệu. Chữ nào sai thì gạch đè lên, không nên xoá tẩy, không đưa vào ngoặc đơn. Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời gian để trả lời đủ các câu hỏi, tránh “đầu voi đuôi chuột.” 5.Đọc lại Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 3- 5 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao . Tóm lại: Dạy học ( nói chung) dạy học lịch sử ( nói riêng) yêu cầu GV phải biết linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp sao cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu bài dạy.Ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi...Đề ra một số phương pháp làm bài thi tốt nghiệp đạt chất lượng cao đều phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử cần ghi nhớ : 1. Ôn tập kiến thức cơ bản: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học lịch sử. Khi ôn tập, phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản: - “… như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt) 15 - “Tại sao?” (giải thích) -- “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán) Điều đáng chú ý là HV không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thức không có trong SGK. 2. Tổ chức học theo nhóm : một trong những hình thức dạy học phát huy tốt tích tích cực và tương tác của học sinh . Với hình thức này, HV được khuyến khích thảo luận, hợp tác với nhau , được trao đổi , chia sẻ với nhau. Đòi hỏi GV phải chuẩn bị đề tài trước, có kế hoạch chia nhóm và phân công các thành viên trong nhóm mới có hiệu quả ( tránh sự ỷ lại một số cá nhân ) 3. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ : Dạy học là một nghệ thuật sáng tạo, mỗi GV chính là một họa sĩ biết tô vẽ làm cho tiết dạy có hồn. Hệ thống hóa tất cả kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp cho HV học tốt hơn . 4. Tổ chức các trò chơi: “Học mà chơi, chơi mà học” có phải là con đường ngắn nhất đi đến kiến thức? Làm thế nào để tránh lối học tủ, học vẹt và nhồi nhét kiến thức, để HV không nhàm chán với môn Lịch sử đó là trách nhiệm của mỗi GV chúng ta. 5. Nắm được “8 chữ vàng để học tốt, 10 chữ vàng để thi tốt” sẽ đem lại kết quả cao trong học tập . 3. Kết quả: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì để đạt kết quả. Qua nhiều năm thực hiện bản thân tôi đã đạt kết quả khả quan . Xin nêu thành tích 2 năm để so sánh: Lớp 12 A V.A Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 (Trước khi thực hiện chuyên đề) (Sau khi thực hiện chuyên đề) G K TB Y G K TB Y 10 15 70 5 20 30 50 0 16 12 B V.A 15 15 60 10 25 50 25 0 PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm : Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để đạt tới thành công như “Ngọn đèn lớn soi sáng người đi trong đêm tối”, “Thiếu phương pháp người có tài cũng không đạt kết quả, có phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường”, “Phương pháp chính là linh hồn của nội dung đang vận động”.Muốn vậy: - Làm công tác bồi dưỡng đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết, yêu người, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tòi sáng tạo. - GV có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng HV, điều chỉnh kế hoạch kịp thời. - Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các thành viên trong lớp. - Có kế hoạch kiểm tra sơ kết, tổng kết khen thưởng động viên kịp thời. - Kịp thời phát hiện HV có năng khiếu. 2. Khả năng ứng dụng, triển khai : - Sẽ áp dụng vào quá trình giảng dạy ở Trung Tâm GDTX đối với tất cả các lớp 10,11,12. - Không tốn kém tiền của. - Dễ ứng dụng. 3. Hướng dẫn nghiên cứu đề tài: - Tiếp tục nghiên cứu, phổ biến đề tài này dạy một số bộ môn khác như Văn, GDCD…nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Đề nghị: - Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo triển khai các SKKN đạt yêu cầu cao để GV có điều kiện học tập . - Nên tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng vào các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức thi tốt nghiệp THPT nên có thi môn lịch sử nhằm giúp HV ôn, rèn kĩ năng tư duy . - Hỗ trợ về kinh phí tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các buổi ngoại khóa . 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phương pháp dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2004 2. Đại cương lịch sử VN tập 3 - Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2004 3. SGK Lịch sử 10,11,12 cơ bản- Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên)- NXB GD Năm 2011 ( Tái bản ) 4. SGK Lịch sử 10,11,12 nâng cao - Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên)- NXB GD Năm 2011 ( Tái bản). 5. Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện CT-SGKlớp 12 môn lịch sử NXB GD của BGD-ĐT . Vụ GDPT. 6. Các con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở PT- NXB Đại học sư phạm ( Nguyễn Thị Côi) NGƯỜI THỰC HIỆN (Đã ký) Lê Thị Kim Liên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................................................Trang 2 1.Đối tượng nghiên cứu 2.Phạm vi nghiên cứu 3.Phương pháp nghiên cứu 4.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 18 II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI..Trang 3 1.Thuận lợi 2.Khó khăn 3.Số liệu thống kê PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................Trang 3 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................................................................Trang 4 III.NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ......Trang 4 1.Vấn đề đặt ra 2.Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết A ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN......................................................................Trang 4 B TỔ CHỨC HỌC THEO NHÓM.......................................................................Trang 5 C HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ...........................................Trang 7 D TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HỌC LỊCH SỬ....................................... Trang 10 E PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TỐT..................................................................Trang 14 PHẦN KẾT LUẬN 1.Bài học kinh nghiệm 2.Khả năng ứng dụng, triển khai 3.Hướng dẫn nghiên cứu đề tài 4.Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Cửu, ngày 15 tháng 4 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 – 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT (GDTX) thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử Họ và tên tác giả: LÊ THỊ KIM LIÊN…Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng tổ xã hội 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan