Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn nâng cao chất lượng học tập môn tin học 11 thông qua việc soạn giảng giáo á...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng học tập môn tin học 11 thông qua việc soạn giảng giáo án tiết dạy tích hợp liên môn

.DOC
45
2807
76

Mô tả:

Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH GIA LAI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TIN HỌC 11 THÔNG QUA VIỆC SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN TIẾT DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Krông Pa, năm 2016 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 1 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương......................... 5 Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu........................................................................5 Bảng 3: Thời gian thực hiện......................................................................... 6 Bảng 4: So sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động..............................6 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 2 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................i 1. TÓM TẮT................................................................................................ 1 2. GIỚI THIỆU............................................................................................ 2 2.1 Hiện trạng.............................................................................................. 2 2.2 Giải pháp thay thế.................................................................................. 3 2.3 Vấn đề nghiên cứu................................................................................. 4 2.4 Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................4 3. PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................4 3.1 Khách thể nghiên cứu......................................................................................4 3.2 Thiết kế............................................................................................................4 3.3 Quy trình nghiên cứu............................................................................. 5 3.4. Đo lường............................................................................................... 6 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.............................6 4.1 Phân tích dữ liệu.................................................................................... 6 4.2 Bàn luận kết quả.................................................................................... 8 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................8 5.1 Kết luận................................................................................................. 8 5.2 Khuyến nghị.......................................................................................... 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................10 PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................11 PHỤ LỤC 2: ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG (SAU TÁC ĐỘNG).................................30 PHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG)..........34 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT.......................................................35 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 3 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. TÓM TẮT Ứng dụng công nghệ thông tin soạn giảng giáo án tiết dạy tích hợp liên môn trong dạy học ngày càng trở nên phổ biến trong các tiết dạy, nó giúp cho tiết dạy sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh chú ý học và nghe giảng hơn trong các tiết học, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học trong sự nghiệp giáo dục. Dạy học Tin học tích hợp với môn toán, đảm bảo tính trực quan là nguyên tắc hàng đầu có ý nghĩa quan trọng, vừa giúp các em học, hiểu bài theo hệ thống tư duy ngắn gọn, xúc tích nhưng quan trọng là khắc sâu được kiến thức cơ bản liên kết được giữa môn toán và môn tin học. Vì vậy soạn giảng giáo án tích hợp liên môn rất hữu ích, việc sử dụng giáo án tích hợp trên máy chiếu Power Point, lồng ghép hình ảnh, trò chơi ô chữ, chạy chương trình ví dụ bài tập Pascal trực tiếp, bản đồ tư duy điện tử phần củng cố sẽ làm nâng cao hiệu quả trong tiết học. Mặc dù tiết dạy tích hợp liên môn Toán - Tin tương đối còn mới với môn tin học của trường THPT Chu Văn An - Krông Pa - Gia Lai, nhưng học sinh khi học tiết học tích hợp liên môn đã nắm chắc nội dung kiến thức của bài học và nhất là các em đã nắm được ý chính của bài liên môn giữa toán và tin. Phương pháp này là phương tiện giúp học sinh vừa khắc sâu kiến thức, vừa nhớ lâu những hình ảnh, kết quả của chương trình ví dụ Pascal liên quan đến bài mà học sinh thu nhận được. Thay vì đọc những câu hỏi để học sinh trả lời, bản đồ tư duy tự vẽ trên bảng đen cùng một vài hình ảnh có trong sách giáo khoa và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp học sinh nắm rõ nội dung chính trong mỗi bài học thì giải pháp của tôi là sử dụng tiết dạy tích hợp liên môn giữa Toán và Tin lồng ghép hình ảnh, chương trình Pascal trong bài và trò chơi giải ô chữ, cộng thêm phần bản đồ tư duy điện tử phần củng cố, giúp các em khắc sâu được kiến thức cơ bản liên kết được giữa môn. Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 4 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu được tiến hành hai nhóm tương đương: Trường THPT Chu Văn An. Lớp 11a1 là lớp thực nghiệm, lớp 11a2,11a3,11a4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện dạy tiết học tích hợp liên môn.. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.8; điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng là 6,3. kết quả kiểm chứng T- test cho thấy P< 0,06, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng, việc soạn giảng tiết học tích hợp liên môn nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh ở trường THPT Chu Văn An 2. Giới thiệu 2.1 Hiện trạng Như chúng ta đã biết, mọi bài toán có thuật toán đều có thể giải được trên máy tính điện tử. Khi giải bài toán trên máy tính điện tử, sau các bước xác định bài toán và xây dựng hoặc lựa chọn thuật toán khả thi đó là bước lập trình. Lập trình là các em phải hiểu được cấu trúc dữ liệu của ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên khả năng của học sinh còn hạn chế nên việc soạn giảng giáo án tích hợp liên môn giúp học sinh hiểu rõ những vấn đề quan trọng trong bài học. Trong đó việc soạn giảng giáo án tích hợp liên môn sử dụng chạy trực tiếp các bài tập trên chương trình pascal, bản đồ tư duy điện tử, trò chơi giải đoán ô chữ, lồng ghép hình ảnh, giúp tiết học sinh động, học sinh học với tâm thế thích thú khi vừa nắm chắc nội dung, vừa xem trình chiếu bài tập trên chương trình pascal vừa chơi trò chơi giải ô chữ, lại được củng cố bằng phần bản đồ tư duy điện tử. Vì vậy khi soạn giảng giáo án tích hợp liên môn có ý nghĩa hết sức to lớn góp phần nâng cao hiệu quả bài học Tin học trên tất cả các mặt giáo dục và phát triển. Thế nhưng, phương tiện phục vụ dạy môn Tin học chủ yếu là máy vi tính hiện nay rất ít, học sinh lớp 11 mỗi lớp trên 40 học sinh mà máy vi tính mỗi phòng chưa đến 20 máy vi tính cho nên không đủ máy cho các em Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 5 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng làm những bài thực hành ở những tiết bài tập thực hành, đã vậy hiện tại việc đổi mới dạy học tích hợp liên môn trong tiết dạy còn liên quan đến nhiều môn học khác, cần sự hỗ trợ của hình ảnh, tư liệu ở các môn học tích hợp với nội dung của bài. Vì vậy phương tiện dạy học hiện nay chưa đủ cho học sinh học cũng như chưa tạo nên sự hứng thú cho học sinh khi học, nhất là những tiết dạy học theo chủ đề liên môn và những tiết dạy tích hợp liên môn. Hiện nay ở trường THPT Chu Văn An, nhiều giáo viên tuy nhận thức được ý nghĩa của việc soạn giảng những tiết dạy học theo chủ đề liên môn sẽ giúp cho tiết dạy hấp dẫn, đem lại hiệu quả cao cho tiết học, nhưng một số giáo viên đã bỏ qua hoặc sử dụng chưa hiệu quả phương tiện trực quan này nên chất lượng bài học vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Một số giáo viên đã chủ động dạy học theo chủ đề liên môn, vẽ phấn nhiều màu trên bảng đen trực tiếp giảng dạy trên lớp, tuy nhiên chưa thật sự đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Kết quả là học sinh có thuộc bài nhưng chưa thực sự thích thú và yêu thích bộ môn Tin học cũng như vận dụng những tri thức ấy vào những bài tập thực hành. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã soạn giảng tiết dạy tích hợp liên môn giữa Toán và Tin giúp học sinh phát huy được tính tích cực cũng như sự yêu thích của các em khi học các tiết này. 2.2 Giải pháp thay thế Việc soạn giảng giáo án tích hợp liên môn giữa Toán và Tin ở các bài: Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản. Để học sinh học hiểu được các lệnh vào/ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím và viết được một số lệnh vào ra đơn giản. Giáo viên sử dụng trình chiếu Power Point dạy tiết dạy tích hợp Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 6 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng liên môn sẽ khai thác hiệu quả nội dung bài học, học sinh sẽ hiểu sâu, kĩ bài và thích thú khi vừa được tận mắt nhìn các ví dụ các chương trình. 2.3 Vấn đề nghiên cứu: Việc soạn giảng tiết dạy tích hợp liên môn giữa Toán và Tin có nâng cao chất lượng của học sinh lớp 11 trường THPTChu Văn An không? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu: Soạn giảng tiết dạy tích hợp liên môn giữa Toán và Tin Sử dụng các hình ảnh, trò chơi giải đoán ô chữ, bản đồ tư duy, lồng ghép hình ảnh trong việc dạy Tin học 11 có nâng cao chất lượng cho học sinh trường THPT Chu Văn An. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11a1 là lớp thực nghiệm, và lớp 11a2 là lớp đối chứng ở trường THPT Chu Văn An. Giáo viên: bản thân tôi trực tiếp nhiều năm dạy khối 11, là giáo viên nhiệt huyết, bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, áp dụng và đổi mới phương pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. - Học sinh: + Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có năng lực học tập bộ môn, hầu hết học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, có ý thức học tập tốt. + Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 3.2 Thiết kế: Tôi sử dụng bài kiểm tra một tiết trong chương trình học kì I môn Tin Học, làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động, kết quả: Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 7 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng 6,0 TBC P= Thực nghiệm 6,2 0,56 P= 0,56 > 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế hai: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra Tác động trước tác động Kiểm tra sau tác động Dạy học sử dụng soạn Thực nghiệm 01 giảng giáo án tiết dạy tích 03 hợp liên môn Dạy học không sử dụng Đối chứng 02 soạn giảng giáo án tiết 04 dạy tích hợp liên môn 3.3 Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Đối với lớp đối chứng: Tiết dạy được thiết kế theo kiểu bình thường, không chuẩn bị giáo án tiết dạy tích hợp liên môn. - Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học soạn giảng giáo án tiết dạy tích hợp liên môn. - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành theo kế hoạch của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 3: Thời gian thực nghiệm: Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 8 Trường THPT Chu Văn An Thứ ngày Ngày 21/9/2015 Ngày 22/9/2015 Lớp 11A1 11A2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tiết theo PPCT 9 9 Tên bài dạy Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản 3.4. Đo lường - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết của học kì I môn Tin học. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Đề kiểm tra này áp dụng cho hai lớp thực nghiệm 11A1 và lớp đối chứng 11A2 để kiểm chứng tác động của việc ứng dụng đề tài này. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài: sau khi thực nghiệm dạy các bài trên, học sinh tiến hành thi học kì I (Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1 Phân tích dữ liệu Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Gía trị P của T- Test Chênh lệch giá trị TB Đối chứng 6,05 1,88 Thực nghiệm 7,7 1, 21 0,00001 0,9 chuẩn (SMD) Bảng thống kê ở trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch giữa điểm trung bình bằng T- Test cho kết P = 0,00001, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 9 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD  7,8  6,05  0,9 1,88 Theo bảng tiêu chí Cohen, Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tiết dạy tích hợp liên môn lồng ghép hình ảnh đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài: “sử dụng tiết dạy tích hợp liên môn, lồng hép hình ảnh” để dạy các tiết Tin học đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp 11A1, 11A2 trước và sau tác động. 4.2 Bàn luận kết quả Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 10 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Kết quả cho bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm điểm trung bình = 7,8; kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng điểm trung bình = 6,05. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,65. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T- Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p= 0,00001< 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do sự tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm * Hạn chế: Nghiên cứu và xây dựng dạy tiết dạy tích hợp Toán + Tin có sử dụng bản đồ tư duy điện tử phần củng cố, lồng ghép hình ảnh, chạy trực tiếp các ví dụ bài tập chương trình Pascal trong các tiết dạy tích hợp là một biện pháp hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng để soạn giảng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, kĩ năng thiết kế giáo án điện tử …. Và phải thực sự nắm chắc nội dung của bài, đồng thời phải sáng tạo tìm tòi hình ảnh thích hợp lồng ghép làm nổi bật nội dung sự việc chính trong bài. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc soạn giảng tiết dạy tích hợp Toán + Tin có sử dụng bản đồ tư duy điện tử phần củng cố, lồng ghép hình ảnh, chạy trực tiếp các ví dụ bài tập chương trình Pascal ở trường THPT Chu Văn An là khả thi và mang lại nhiều tác động đáng kể. Việc làm này đã phát huy năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh trong việc khắc phục những khó Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 11 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng khăn về thiết bị dạy học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu dạy học của bộ môn, giúp học sinh hứng thú, sôi nổi hơn, hiểu bài sâu sắc hơn, nâng cao chất lượng dạy học Tin học 11 rõ rệt hơn. 5.2 Khuyến nghị - Đối với giáo viên: Cần tích cực tìm hiểu sâu, kĩ nội dung bài học cũng như tích hợp liên môn các môn học khác trong tiết dạy, đặc biệt là cần tìm tòi, sáng tạo tích hợp các môn khác sao cho thật đơn giản nhưng truyền tải được đầy đủ nội dung chính trong bài, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tìm nguồn thông tin hình ảnh trên Internet kết hợp lồng ghép trong các tiết học. Giáo viên không chỉ sử dụng thành thạo mà hướng dẫn học sinh cách học, cách sáng tạo khi lồng ghép giữa môn Toán và Tin để bài học vừa dễ hiểu, vừa nắm chắc được nội dung kiến thức trong mỗi bài. - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm đầu tư thích đáng đến việc xây dựng nguồn tư liệu để phục vụ dạy học, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công nghệ thông tin cách sử dụng phòng học thông minh trong những tiết dạy tích hợp liên môn có sử dụng vẽ bản đồ tư duy điện tử, lồng ghép hình ảnh trong dạy học các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng. Chỉ đạo các trường khi sinh hoạt chuyên môn theo cụm cần tổ chức các tiết dạy tích hợp liên môn có lồng ghép vẽ bản đồ tư duy điện tử, hình ảnh trong các tiết dạy thao giảng cụm để cùng nhau khai thác các tiết dạy sao cho hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 12 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tin học 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tin học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bài tập Tin học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Tin học 11, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Toán Đại số lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục. PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 13 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TIẾT 9: BÀI 7: CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu dạy học. 1. Kiến thức: - Giúp học sinh viết được các lệnh vào/ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím bên cạnh đó giúp học sinh hiểu và áp dụng Toán Đại số lớp 10: Bài 3: Hàm số bậc hai, Phần 3. Cách vẽ (Trang 44 SGK) vào để viết chương trình cho ra kết quả. - Nhận biết và viết đúng các dấu câu ở môn Ngữ văn: dấu phẩy ‘,’, dấu chấm phẩy ‘;’, dấu chấm ‘.’ trong pascal. - Củng cố lại bài học bằng bản đồ tư duy cho các em dễ hiểu. - Giúp học sinh biết về khái niệm: + Bài toán; + Thuật toán - Học sinh phải chỉ ra được: + Input; + Output của mỗi bài toán 2. Kĩ năng: - Viết một số lệnh vào ra đơn giản. 3. Kĩ năng sống: - Vận dụng kiến thức môn Toán đại số lớp 10 - Vận dụng kiến thức môn Tin 10, Tin 11 - Liên môn Toán + Tin - Nêu sự hiểu biết kiến thức qua môn Toán đại số lớp 10, Tin học 10 và Tin học 11 để viết được một số lệnh vào ra đơn giản 4. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận lớp: Lấy học sinh làm trung tâm, lấy các ví dụ cụ thể ở môn Tin lớp 10, Tin lớp 11, Toán lớp 10 để học sinh nắm vững bài học - Minh họa bằng tranh ảnh về Bài 3 Tin lớp 10, các thuật toán ở Bài 4 môn Tin học lớp 10, Toán đại số lớp 10, Bài 7 Tin lớp 11. - Chơi trò chơi giải đoán ô chữ. - Sơ đồ tư duy (Phần củng cố) Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 14 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 5. Thái độ: - Thấy được sự cần thiết của các thủ tục vào ra. - Sáng tạo trong vận dụng vào các bài toán đơn giản. II. Đối tượng dạy học của dự án. - Đối tượng của dự án dạy học là học sinh - Số lượng học sinh: 182 em - Số lớp thực hiện: 4 lớp : 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 - Khối lớp: 11 - Một số đặc điểm: + Dự án mà tôi dạy học là tích hợp môn Toán + Tin để làm nổi bật chủ đề “BÀI 7: CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO RA ĐƠN GIẢN” + Đối tượng là học sinh lớp 11 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình THPT tương đối. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá, … mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. + Các nội dung kiến thức tích hợp ở các môn học thuộc môn tự nhiên từ lớp 10 đến lớp 11 các em đã được tìm hiểu nên thuận lợi cho việc tìm hiểu tích hợp liên môn theo chủ đề trong tiết học. III. Ý nghĩa của dự án. Trong cuộc sống hiện tại, các em đã được tiếp cận nhiều chương trình với bộ môn Tin học nhưng các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản là lần đầu các em được tìm hiểu, mới hơn nữa là trong tiết học tích hợp kiến thức liên môn thuộc môn Ngữ Văn, Toán 10, Tin 10, Tin 11, Bản đồ tư duy. Việc tích hợp này sẽ giúp cho tiết học hay hơn, sinh động hợp, hấp dẫn hơn để các em học, thực hành nhanh hơn, hiểu sâu hơn kiến thức bài các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản. IV. Thiết bị dạy học, học liệu. Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 15 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. Đối với giáo viên: - SGK, giáo án tích hợp các Tiết 7 bài 3 Tin học 10, Tiết 9-10 bài 4: Bài toán và thuật toán Tin học 10, Tiết 9 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản Tin học 11, Toán Đại số lớp 10: Bài 3: Hàm số bậc hai, Phần 3. Cách vẽ (Trang 44 SGK). - Sử dụng máy chiếu trình chiếu các hình ảnh của các bộ dữ liệu, bàn phím, bộ nhớ trong (gồm các đĩa), Bài toán và thuật toán, các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản, lồng ghép chương trình Pascal vào bài, trò chơi giải đoán ô chữ, bản đồ tư duy. 2. Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài: - Tiết 7: Bài 3: Giới thiệu về máy tính. - Tiết 9-10: Bài 4: Bài toán và thuật toán. - Tiết 9 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản - Toán Đại số lớp 10: Bài 3: Hàm số bậc hai, Phần 3. Cách vẽ (Trang 44 SGK). - Ngữ văn: Viết đúng các dấu câu trong chương trình pascal: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy. V. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về sách Toán lớp 10, Tin 10, Tin 11 3. Bài mới: Đặt vấn đề Các em đã được tìm hiểu về các kiểu của biến, cách khai báo biến, các phương pháp biến đổi từ công thức toán học sang Pascal. Vậy để khởi tạo giá trị ban đầu cho biến, ta có thể dùng lệnh gán để gán một giá trị cho biến. Như vậy mỗi chương trình luôn làm việc với một bộ dữ liệu vào như sau: Slide 2: Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 16 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng GV? Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu Slide 2 và cho cô biết cách khai báo biến cần dùng trong chương trình là những biến nào? GV: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi Slide 2. HS: Học sinh quan sát Slide 2 trả lời hai câu hỏi trên. GV: Kết luận HS: Quan sát kết quả Slide 2 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 17 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng GV: Để chương trình có thể làm việc với nhiều bộ giữ liệu vào khác nhau như sau: HS: Quan sát kết quả Slide 3 GV: Để giải quyết các ví dụ trên thư viện của các ngôn ngữ lập trình cung cấp một số chương trình dùng để đưa dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra. GV: Những chương trình đưa dữ liệu vào cho phép đưa dữ liệu từ bàn phím: HS: Quan sát kết quả Slide 4 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 18 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng GV: Hoặc đưa dữ liệu từ các đĩa vào để gán cho các biến HS: Quan sát kết quả Slide 5 GV: Kết quả tính toán được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ, đưa ra màn hình in ra giấy hoặc lưu trên đĩa. HS: Quan sát kết quả Slide 6 GV: Các chương trình đưa dữ liệu vào ra đó được gọi chung là các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản Slide 7 Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 19 Trường THPT Chu Văn An Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Giúp học sinh biết các lệnh nhập dữ BÀI 7: CÁC THỦ liệu vào từ bàn phím? TỤC GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu Slide 8 VÀO/RA CHUẨN ĐƠN GIẢN 1. Nhập dữ liệu từ bàn phím. Read(); Readln(); GV: Để nhập giá trị cho 1 biến từ bàn phím, ta thường đưa thêm câu dẫn dắt sau đó mới đến câu lệnh nhập. Bằng cách dùng cặp thủ tục write và read. GV: Giải thích lệnh Write(‘Thong bao nhap’); Read(); Readln(); HS: Quan sát Slide 8 GV? Em hãy kể tên một số dấu câu mà em đã được học ở môn Ngữ văn? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Danh sách biến vào: Là một hay nhiều biến, trường hợp nhiều biến đơn phải cách nhau bởi dấu ’ , ’. Thủ tục Readln có thể không có tham số dùng để tạm dừng chương Người thực hiện: Vũ Thị Hằng Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan