Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng viết môn tiếng anh ở trường thpt...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng viết môn tiếng anh ở trường thpt

.DOC
19
384
96

Mô tả:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết trong nhà trường Trung học hiện nay việc giảng day Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Phương pháp giao tiếp đang được khuyến khích sử dụng để nhằm phát triển cả 4 kĩ năng : nghe - nói - đọc -viết. Những giáo viên Tiếng Anh hơn ai hết phải hiểu rằng viết là một kỹ năng khó cho người học, nó đòi hỏi người dạy phải nắm được phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”. Bên cạnh đó, viết còn là một hình thức kiểm tra toàn diện kiến thức của học sinh vì các em phải vận dụng từ ngữ và các cấu trúc ngữ pháp mà các em đã học vào bài viết của mình.Vậy là rõ ràng rằng kĩ năng viết là vô cùng qua trọng. I. Cơ sở lí luận: Viết thường được cho là công việc khó khăn và phức tạp đối với cả giáo viên và học sinh. Mặc dù khác với nói, trong khi viết học sinh có thời gian suy nghĩ và có thể thay đổi được những gì mình đã viết ra nhưng viết lại khó hơn nói ở chỗ nó phải được gọt giũa cẩn thận và phải tuân theo một quy trình và những quy ước hết sức chặt chẽ. Một điểm quan trọng nữa yêu cầu người viết phải lưu ý đặc biệt là tại sao các em phải viết và viết cho ai hay đối tượng nào, trên cơ sở đó học sinh phải động não để chọn từ ngữ, tìm ra các ý phù hợp và tổ chức các ý lại với nhau để có một nội dung bài viết có trình tự logic. Sau khi đã có những chất liệu này rồi học sinh phải viết nháp, đọc lại bản nháp một cách nghiêm túc, sửa lại những chỗ mình chưa ưng ý hay chưa thỏa mãn. Học sinh có thể phải viết lại và đọc để chữa lỗi. Nếu trong Tiếng Anh 10 quá trình viết của học sinh được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên và trong Tiếng Anh 11 quá trình viết được đặt dưới sự kiểm soát vừa phải, nghĩa là học sinh có độ thoải mái hay tự do nhất định trong khi viết thì Tiếng Anh 12 học sinh có một độ thoải mái hơn để phát huy được tính sáng tạo của các em trong khi viết. Đó là một trong những lí do tại sao trong một số chủ đề viết, học sinh không được cung cấp bài viết mẫu mà chỉ được cung cấp một số gợi ý về nội dung, còn việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ và cách hành văn như thế nào học sinh có thể tự do hay độc lập thực hiện. II.Thực trạng của vấn đề: 1 Tuy nhiên trong quá trình công tác giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc, bản thân tôi nhận thấy và cũng qua quan sát, trao đổi với các bạn đồng nghiệp thì dường như kĩ năng viết chưa được chú trọng so với các kĩ năng còn lại. Lí do này xuất phát từ đặc trưng rất riêng của môn viết : kĩ năng viết đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng và vốn kiến thức ngữ pháp nhất định mà điều này dường như là một vấn đề quá lớn đối với các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh miền núi, đối tượng mới chỉ chú trọng học Tiếng Anh trong thời gian gần đây. Cho nên mới có thực tế ở trường tôi mà thực ra là ở nhiều trường khác tiết dạy viết thường được dạy qua loa không đúng mục đích, hoặc được thay thế bằng tiết dạy ngữ pháp với ý nghĩ rằng có dạy thì học sinh cũng không biết gì cả. Với mục đích tìm nguồn tài liệu tham khảo cho bài viết của mình thêm phong phú, tôi có “ lang thang’’ trên mạng tìm các bài viết cùng chủ đề. Nhưng thật ngạc nhiên số lượng bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về kĩ năng viết có rất ít. Điều đó như là minh chứng rằng kĩ năng viết chưa được quan tâm và nhìn nhận đúng mức. Hay kĩ năng viết dễ quá với học sinh nên không đáng được đề cập hay viết khó tới mức mà mọi người ngại đụng chạm, đi sâu nghiên cứu. Ngay cả những giáo viên cũng có những đánh giá chưa đúng thì rõ ràng là chúng ta với vai trò là người định hướng, tổ chức và truyền đạt kiến thức chúng ta không nên đổ lỗi cho học sinh.Với thực trạng dạy và học như trên, vô tình giáo viên đã hình thành trong tư duy của học sinh là môn Viết khó hoặc không cần thiết phải học. Điều này đang là một thực trạng đáng báo động.Vậy làm thế nào để thay đổi cách nghĩ của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng của kĩ năng Viết? . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 1.Phương pháp nghiên cứu: 1- Phương pháp quan sát: Quan sát khả năng của học sinh trên lớp thông qua các giờ học; quan sát phương pháp giảng dạy của các đồng nghiệp thông qua các tiết thao giảng, thăm lớp… 2- Phương pháp trao đổi: Sau các tiết thao giảng các đồng chí giáo viên trao đổi, thảo luận đưa ra các ý kiến đóng góp nâng cao chất lượng bài dạy. 3- Phương pháp điều tra: Điều tra học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập và phiếu học tập. 2. Đối tượng nghiên cứu: 2 Là học sinh THPT, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này là học sinh 5 lớp tôi được phân công dạy từ đầu năm học 2012- 2013 tại trường THPT Ngọc Lặc: 11A2, 12A1, 12A5, 12A8 và 12A9. Điều tra đầu năm học: Lớp SL HS 11A2 12A1 12A5 12A8 12A9 42 48 50 44 49 S L 1 3 1 1 1 Giỏi Khá T.B TL TL TL S L 2,4% 2 6,3% 5 2% 2 2,3% 2 2% 1 S L 4,8% 20 10,4% 25 4% 20 4,6% 10 2% 25 48% 52% 40 % 23 % 50 % Yếu S L 15 12 15 22 10 TL 36 % 25 % 30 % 50 % 20 % Kém S L 4 3 12 9 12 TL 8,8% 6,3% 23% 21% 26% II- CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI DẠY VIẾT TIẾNG ANH Trong dạy viết ngoại ngữ người ta thường phân biệt ba loại hoạt động luyện viết khác nhau : controlled writing, guided writing, free writing. 1. Controlled writing: Dạy viết có kiểm soát Loại bài tập này khá máy móc, ít ý nghĩa thực tế, nhằm luyện viết chính xác một số cấu trúc, từ vựng nhất định. Ví dụ: Chuyến đổi: Giáo viên đưa cho học sinh 1 đoạn văn ngắn hoặc là một lá thư. Học sinh viết lại đoạn văn hoặc lá thư đó theo như yêu cầu của giáo viên. Giáo viên có thể thay đổi thông tin trong đoạn văn theo 3 cách: thay đổi ngữ pháp ( từ thì tương lai sang quá khứ hoặc từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba số ít), chuyển đổi dữ kiện, số liệu ( từ nước Anh sang Việt nam), hoặc chuyển đổi ý nghĩa ( từ buồn sang vui….) 2. Guided writing : Dạy viết có hướng dẫn. Loại bài tập này đã đỡ máy móc hơn bài tập có kiểm soát nhưng vẫn chưa hoàn toàn là bài luyện kĩ năng viết giao tiếp. Học sinh vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 3 Ví dụ: Dùng từ gợi ý để viết thành câu hoặc bài liền ý…Giáo viên cho trước một số từ cơ bản, học sinh phải sử dụng các từ đó để viết thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. 3. Free writing: Viết tự do Với loại bài tập này học sinh đã dược diễn đạt ý tưởng của mình lên. Học sinh viết một đoạn văn hay một chủ đề nào đó mà không theo những ý cho trước hay dùng những ý cho sẵn.Tuy vậy trong chương trình THPT các bài viết này thường vẫn theo khuôn khổ những bài mẫu cho trước.Với thể loại viết này bài viết cần đi theo ba bước: Bước 1. Chuẩn bị viết (Pre-writing) - Giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bài viết mẫu. Sau khi đọc bài mẫu học sinh phải trả lời một số câu hỏi về bài đó. Những câu hỏi này có thể được dùng làm gợi ý cho bài viết sau này của học sinh. - Giáo viên và học sinh cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết. Để làm tốt phần gợi ý nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân. - Chuẩn bị từ và cấu trúc cần thiết cho bài viết: Dùng thủ thuật gợi mở giúp học sinh nhớ lại những từ ngữ mà các em đã biết và dạy các em những từ chưa biết cần thiết và có liên quan đến bài viết, thì và thể động từ đặc trưng để phục vụ cho mục đích bài viết.Viết tập hợp các từ ngữ đó lên bảng và hướng dẫn cách sử dụng chúng. Ví dụ bài mô tả người thì cần các tính từ và cụm từ mô tả hình thức, tính cách; bài viết về các hoạt động thường ngày thì dùng thì hiện tại đơn……. - Một khó khăn học sinh thường gặp phải khi viết là thiếu ý để viết.Vì vậy cần giúp học sinh vận dụng những kiến thức các em có sẵn, trao đổi, chia sẻ với nhau những ý tưởng hay kiến thức đó.Việc này có thể thực hiện thông qua hoạt động “động não’’chung cho cả lớp hay thảo luận nhóm. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài viết. Bước 2. Tiến hành viết (While-writing) - Khi đã có dàn ý, học sinh bắt đầu viết. Có thể viết cá nhân nhưng cũng có thể cho Hs viết chung theo cặp/nhóm ( tất cả cùng đóng góp ý kiến và một người viết các ý đó) 4 - Trong lúc học sinh viết bài giáo viên đi quanh hướng dẫn nếu cần thiết. Bước 3. Chữa bài (Post-writing) Sau khi viết có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để có thông tin phản hồi về bài viết của HS (feedback) và sửa lỗi. - Cách thức truyền thống là giáo viên thu bài, đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi nhưng tốt nhất là gợi ý để học sinh nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Giáo viên có thể chỉ gạch chân lỗi để học sinh tự sửa, có thể chỉ ghi bên cạnh lề lỗi để học sinh tự tìm ra và sửa . - Một cách khác là gọi một hoặc hai học sinh lên đọc bài viết của mình để cả lớp nhận xét. - Ngoài ra giáo viên cũng có thể để cho học sinh trao đổi bài, tự nhận xét và sửa lỗi cho nhau. Chú ý: Không nên quá tập trung vào lỗi nếu như mục đích bài viết là nhằm để học sinh diễn đạt tự do về một chủ đề nào đó. III.MỘT SỐ VÍ DỤ MÀ TÔI TỪNG ÁP DỤNG: Do trình độ của học sinh đa phần còn yếu nên các bài viết trong SGK đa phần tôi thiết kế các nhiệm vụ theo các hình thức phổ biến như: - Reorder the sentences. - Reorder the words in the sentences. - Build the sentences using the suggestions. - Model writing. 1.Viết tiểu sử: Writing a profile Đây là một kiểu bài viết phổ biến và đơn giản vì những câu từ không phải trau chuốt, học sinh dựa khá nhiều vào phần bài đọc cùng chủ đề. Điều chú ý chung đối với những bài viết tiểu sử là yêu cầu học sinh sử dụng thì quá khứ và một số giới từ có liên quan đến ngày sinh và nơi sinh như : at, in , on… Ví dụ: English 10. Part D: Writing : Writing a profile 5 Warm up : What should be included in a profile or biography? Date of birth Place of birthday Biography Career Family’s background - supply the meaning of new words in Task 1: compose (v) : sáng tác – composer (n) : người sáng tác mix (v) : pha trộn – mixture (n) : sự pha trộn work (n): tác phẩm Trong 1 lần đi dạy thay lớp 10A1 cho 1 đồng nghiệp, tôi đã dạy bài này cho các em. Sau khi thực hiện các bước như dã nêu trên cùng việc giải thích yêu cầu của bài cũng như gợi ý các em phải chia động từ thêm các thành tố khác, tôi yêu cầu các em viết theo cặp trong vòng 10 phút. Trong khoảng thời gian ấy I go around and give help nhưng chỉ có 1 số em học lực khá mới viết nháp còn đa số các em không tập trung. Thấy vậy tôi đã edit bài viết theo hình thức: 1.He/ to/music / when/ was/ play/ learned/ young/ he/ very. 2.Scott/ the works/ like/ to/ learned/ composers/ of / as well as/ Bach/ Beethoven and Mozart/ to/ music/ compose/ play. 3.He/ / famous/ quickly/ became. 4.His tunes/ of/ were/ classical European and Afican / mixture/ beats/ Ragtime/ wonderful/ were/ as/ which/ known. 6 5.All in all / 50 piano rags/ wrote/ called/ King of Ragtime/ and / the/ he . 6.Scott Joplin/ 1917/ died/ in. Kết quả là đa số các em sôi nổi hẳn lên. Sau khi làm việc theo cặp khoảng gần 10 phút các em đã có một bài viết hoàn chỉnh. Tôi có thu 1 số bài và chỉnh sửa tại lớp. Và bài viết của Task 2 thực ra là cách viết theo model writing của Task 1. 2. Miêu tả biểu đồ hoặc bảng: Describing a chart or a table. Đây là một dạng viết khó với hầu hết tất cả các em học sinh vì vốn từ cần vận dụng cho thể loại bài này trong SGK không nhiều. Do vậy để làm cho phần này trở nên đơn giản hơn thì phương pháp dẫn dắt chủ yếu là dùng bài viết mẫu model writing. Ngoài ra giáo viên cũng có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phân tích số liệu trên biểu đồ hoặc bảng. Sau đó học sinh có thể ghép nối các câu lại thành bài viết. Ví dụ: English 11- Part D: Writing : Study the chart then write a paragraph: Warm up: This kind of chart pie chart is pie chart. 1.Can you describe it in Vietnamese? Supply the meaning of new words: distribute (v) : phân bố distributed ubevenly = not distributed evenly: phân bố không đồng đều 2 distribution (n) account for = making up region = area double : gấp đôi Latin America Africa ----8% 11% Northern % America 6% South Asia 32 % Europe 15% East Asia 26% 7 2.How many parts are there in the description of the chart?- 3 3.What are they?- introduction, body, conclusion. - Help Ss to make an outline of the description. A.Introduction: say what chart is about, its date and location and what overall trends you see.) The pie chart shows/ presents + description. It can be seen from the chart that + S + V/ It is clear from the chart that + S + V. B. Body: (select important information, organize it, compare or contrast) + The largest/least area: S + has the largest/ least population + with + % + The second largest area: S + has the second most largest population, making up +% + The population of N1 is about twice/ three times as much as that of N2 (N1 has more than double the population of N2) + N1 has (nearly) half as much as N2. (N1 has (nearly) half of the population of N2.) 8 C. Conclusion (Sum up the global trends and compare) To sum up/ in conclusion, most of the population of the world live in + area. As can be seen, the greatest concentration of the world's population is in + area Ex: As can be seen, the greatest concentration of the world's population is in Asia - Ask SS to look at the chart and answer the folloing question: 4.What does the pie chart show? The chart shows the distribution of world population by region. 5.What can we see from the pie chart? - As can be seen that….. - As shown that….. - As seen that……. - As can be seen from the chart that….. It can be seen the world population is distributed unevenly. 6.How many percent does South Asia have? South Asia accounts for/ make up 32% 7.Which area has largest population? South Asia region ranks first with the largest population 8.Which has the smallest population Oceania has the smallest population. 9.How about Europe? Europe’s population is nearly half of the population of South Asia. 10.What can we sum up from the fact above? To sum up, most of the population of the world live in South Asia. To sum up more people live in Asia than in other parts of the world. - Ask SS to work in pairs to complete the paragraph. - Select some pairs’works to correct. 3.Viết đoạn văn: Paragraph Writing Để viết đọan văn một cách hiệu quả, giáo viên cần giúp học sinh xác định được câu chủ đề topic sentence rồi trong đoạn văn sẽ triển khai các ý hỗ trợ supporting sentences. Cũng có thể câu chủ đề lại là câu cuối cùng trong đoạn văn đó. Điều này cũng tương tự như cấu trúc diễn dịch, song hành hay quy nạp trong Tiếng Việt. 9 Ví dụ: English 12 Unit 10- Part D Task 1: - Read aloud the problem - Supply some new words: sufficient (adj) : đầy đủ livelihood (n) : kế sinh nhai rely on : phụ thuộc vào - Ask Ss to work in pairs to discuss and suggest the possible solutions to the problems. - Select Ss’ answers. For example: We should: 1.organise different activities to raise people’s awareness of the need toprotect these animals. 2.contribute to the funds of preserving the natural resources and ask for sponsor. 3. to the people around – create more jobs and encourage to do something else. 4.enact laws to ban activities that can damage or destroy nature. 5. spend more time, money and staffs on habitat reserves. - Supply Ss with some necessary conjunctions : first, second, third…. moreover, in addition, besides that, …. last but not least. Task 2: Ask Ss to work individually and write a paragraph base on the suggestions beginning with: 10 There are a number of measures that should be taken to protect endangered animals - Get Ss to do peer correction. - Select some Ss’ work to do correction at home. 4.Viết thư: Writing a letter Viết thư được xem là một hình thúc viết phổ biến và tự do nhất trong chương trình THPT Chủ đề mà các em được yêu cầu viết cũng khá đa dạng như thư mời (letter of invitation), thư kể chuyện, thư từ chối hoặc đồng ý ( letter of acceptance or refusal). Những lá thư này được viết với văn phong không trang trọng informal và các lá thư trang trọng formal có thể kể đến như: thư xin việc ( job application ), thư xác nhận (confirmation letter), thư yêu cầu (letter of request), thư phàn nàn ( letter of complaint),… Để viết thư, giáo viên cần phải giúp học sinh : - Xác định đối tượng nhận thư là ai, để lựa chọn từ ngữ cho phù hợp : trang trọng hay không trang trọng. - Xác định các phần trong lá thư introduction, body và conclusion. - Đối với văn phong trang trọng : Greeting: Dear Mr / MrsX – Closing: Yours sincerely. Greeting: Dear Madam/Sir – Closing: Yours faithfully. Ví dụ: English 12-Unit 6 : Dùng máy chiếu - power point Part D Writing : Job application letter Warm up: Imagine that you are going to apply for a job as a tourist guide .What qualifications and qualities should you have? 11 Fluent English Goodlooking Tourist guide Good manner Good knowledge of culture, geography and history Task 1: - Supply the meaning of new words. accompany(v) : hộ tống diploma (n) : văn bằng manner (n) : nhân cách - Call ss to fill in the notes. Task 2: - Help Ss to identify 3 parts of the letter : introduction, body, conclusion and what should be in each part. - Give Ss handout like this: Le Lai Street Ngoc Lac Town, Thanh Hoa November 25th,2012 Vina Tour 12 250 Nguyen Du Street , Hanoi Dear Sir or Madam. 1.I/ just/ read /your company’s advertisement/ Du Lich newspaper. 2.I/ interested/ work / tourist guide/and / I like apply/ post/ your company. I think/ I meet/ all/ qualifications/ need. 4.I /finish/ high school/ 5 years ago and I / work/ tourist guide/ for over 3 years/ so I know/many touristareas/ Vietnam. 5.I also/ English/ very well 6.And I/ willing / work hard/ long hours. 7/I also/good manner/ and a good knowledge/ Vietnamese culture, history/ geography. 8.I hope/ consider/ application. 9.I/ look/ forward/ hear/ you soon. Yours faithfully Mai Trang Đây là câu chuyện thực tế xảy ra ở lớp 12A5, lớp tôi nhận dạy từ đầu năm, chất lượng học sinh khá kém hơn 90% trung bình và yếu kém. Sau khi tôi đã hướng dẫn các em về 3 phần của lá thư kèm theo nội dung mà các em cần phải có ở mỗi phần thì các em có ý kiến là quá khó không thể viết được. Một số em yêu cầu được viết Tiếng Việt. Tôi đồng ý. Năm phút trôi qua các em lại có ý kiến không biết bắt đầu viết từ đâu. Trong khi đưa handouts của bài viết cho các em tôi có nói rằng đôi khi viết Tiếng Anh còn dễ hơn Tiếng Việt và tôi đã giúp các em viết lá thư theo cách sau: Tôi hướng dẫn các em từng câu một. Ví dụ trong câu có just thì chia thì gì, sau apply chúng ta cần một giới từ,theo sau interested phải cần có giới từ in, trong câu có ago thì nhất thiết phải chia thì quá khứ đơn… Việc trình bày lá thư một cách tách bạch, rõ ràng cũng giúp các em dễ dàng nhận ra 3 phần của lá thư. Những em học khá có thể đóng góp ý kiến, bài học sẽ sôi nổi và cũng là cách giúp 13 các em học yếu hơn ghi nhớ cấu trúc, từ vựng ngay lúc đó. Bài học có thể không đủ thời gian nên việc sửa bài có thể tiến hành vào tiết hôm sau. Kết quả là đa số các em đều thích cách viết này và tôi thấy bài dạy hôm đó thực sự đã thành công hơn mình mong đợi. IV.VAI TRÒ CỦA SỬA LỖI TRONG BÀI VIẾT. Một phần không thể thiếu được khi dạy viết đó là giáo viên phải sửa lỗi bài viết cho học sinh. Tuy nhiên khi sửa bài viết giáo viên cần có những chú ý sau: 1. Quan điểm truyền thống đối với lỗi và sửa lỗi. Trước đây, nhiều giáo viên trên toàn thế giới cho rằng sẽ là một điều không tốt nếu một học sinh phạm lỗi. Đối với họ điều này có nghĩa là các em học kém, lười nhác không chú ý bài giảng hoặc học chưa đủ.Thay vào việc giúp các em viết tốt hơn, giáo viên sẽ đặt rất nhiều dấu X hoặc viết “ Do it again’’ở cuối trang giấy. Nếu giáo viên sửa lỗi cho học sinh thì họ sẽ viết một bài mẫu và yêu cầu học sinh copy nó. Đối những với giáo viên này, một bài viết hoàn hảo là một bài viết không có một lỗi nào. 2. Quan điểm hiện đại đối với lỗi và sửa lỗi. Ngày nay theo phương pháp giao tiếp và lấy người học làm trung tâm, lỗi mà học sinh mắc phải được xem như những bước đi tiến bộ trong học tập. Nếu học sinh mắc lỗi, điều đó chỉ ra rằng các em đang cố gắng sắp xếp các câu và diễn đạt ý tưởng của các em chứ không đơn giản là copy lại bài mẫu của cô giáo. Các em đang xem xét bài mẫu và sau đó biến chúng thành những thứ mà các em muốn viết. Học sinh đang học thông qua việc thực hành và bởi vì đây là cả một quá trình nên các em sẽ không có một sản phẩm - một bài văn, một đoạn văn và thậm chí là một câu mà không có lỗi ngay trong lần đầu tiên. Đối với những giáo viên theo phương pháp này, không có lỗi trong bài học thì có nghĩa việc học tập thực sự chưa diễn ra.Việc sửa lỗi là một phần quan trọng trong bài học. Quan điểm của giáo viên đối với việc sửa lỗi là tích cực và sửa lỗi cũng được xem là kĩ thuật được dùng để khuyến khích học sinh chứ không phải làm cho các em cảm thấy mình kém cỏi. Đối với các giáo viên này, một bài viết hoàn hảo là bài full of mistakes và học sinh tự sửa lỗi hoặc sửa lỗi cho nhau. 3. Học sinh tự sửa lỗi hoặc sửa lỗi cho nhau: 14 Rất nhiều giáo viên tin rằng các em học sinh không thể tự sửa lỗi cũng như sửa lỗi cho nhau. Tuy nhiên điều này là không đúng. Hầu như tất cả các lỗi có thể sửa được là lỗi thuộc về độ chính xác và ngay khi giáo viên chỉ cho học sinh lỗi sai trong câu thì các em có thể nhanh chóng và dễ dàng tự mình sửa lỗi được. Nếu đó là lỗi từ vựng và học sinh không thể tự sửa được thì hầu như trong mọi trường hợp học sinh khác trong lớp có thể cung cấp từ khác. Học sinh rất vui khi giúp đỡ được nhau và sửa lỗi cho nhau sẽ khuyến khích các em không phụ thuộc vào giáo viên mà thay vào đó các em có thể học tập lẫn nhau. 4. Sửa cái gì và không nên sửa cái gì: Giáo viên không cần thiết phải sửa tất cả các lỗi trong bài viết của học sinh. Nếu giáo viên dùng bút đỏ đánh dấu tất cả các lỗi của học sinh thì bài viết của các em sẽ trông như 1 bãi chiến trường. Điều này sẽ không khuyến khích được học sinh. Các em sẽ nghĩ rằng mình không có khả năng viết tốt và các em sẽ không muốn viết bất cứ bài nào trong các bài học tiếp theo. Mục đích của việc sửa lỗi không phải chỉ cho học sinh thấy rằng giáo viên đúng còn các em thì sai. Tuyệt nhiên không phải vậy. Mà mục đích là khuyến khích các em tự diễn đạt. Thay vì dùng bút đỏ, giáo viên hãy dùng bút chì và luôn kèm theo một cục tẩy vì giáo viên cũng có thể mắc lỗi trong khi sửa bài cho học sinh. Giáo viên không nên sửa tất cả các lỗi trong bài viết của học sinh mà hãy quyết định lựa chọn những lỗi quan trọng nhất tùy vào mục đích của bài viết. Cố gắng tìm ra những ưu điểm trong bài viết để khuyến khích các em. Hãy sử dụng hệ thống kí hiệu sửa lỗi cho học sinh như sau và cũng yêu cầu học sinh áp dụng những kí hiệu này khi sửa bài cho nhau. 5. Hệ thống kí hiệu khi sửa bài: ٧ Good point sp Spelling G Grammar Vocab Wrong word (vocabulary) ٨ Missing word / Too many words ? not clear at all linking 15 UC Uncountable noun Punc Punctuation WO Word order Art Article T Tense Prep Preposition ….. ………… 16 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Sau khi áp dụng đề tài, tôi đã kiểm tra và thống kê được chất lượng học sinh như sau: Lớp SL GIỎI KHÁ SL TL SL TL 12% 15 36% TB SL TL YẾU KÉM SL TL SL TL 12 28,6% 8 19% 2 4,4% 14,6% 20 41,7% 15 31,3% 6 12,4% 0 0% 7 14% 5 10% 11A2 42 5 12A1 48 7 12A5 50 3 6% 15 12A8 44 3 7% 12 27,3% 15 34,1% 12 27,3% 2 4,3% 12A9 49 3 6% 12 4 7,8% 30% 25% 20 25 40% 51% 5 10,2% Tóm lại, một tiết học viết Tiếng Anh đạt kết quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến vai trò định hướng tổ chức, kiểm soát và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo. Trình độ của học sinh trong lớp có thể còn kém xa rất nhiều so với những bài học trong sách giáo khoa nhưng nếu người thầy chịu khó đầu tư thời gian quan sát, học hỏi, hiểu học sinh để có thể thiết kế bài học phù hợp với trình độ của các em thì kết quả sẽ khác. Quan điểm của tôi cho rằng việc giáo viên có thể hoàn thành được một tiết học hay không không quan trọng mà quan trọng ở chỗ trong 45 phút ấy học sinh đã được học những gì. Một khi các em được định hướng tốt, chiếm lĩnh được tri thức thì các em mới chủ động, tích cực, có hứng thú để học Tiếng Anh và tiến đến việc hoàn thiện các kĩ năng giao tiếp khác. Bất lợi có thể xem là lớn nhất đối với giáo viên dạy ngoại ngữ ở trườngchúng tôi và các trường khác nói chung hiện nay là sĩ số học sinh trên một lớp học khá đông, trung bình từ 45- 50 em. Do số lượng đông nên các hoạt đông theo nhóm thường là đặc thù của môn Tiếng Anh không thể tiến hành được. Giáo viên cũng không thể quan tâm sát sao đến từng cá nhân học sinh.Thêm vào đó là các em đến từ thị trấn thì ít mà các em là người dân tộc trong các làng bản thì nhiều nên trình độ tiếp thu khác nhau, nền tảng kiến thức khác nhau. Do vậy để có được một giờ dạy viết nói riêng và các kĩ năng khác nói chung đạt chất lượng trong đó tất cả các em có cơ hội được nói, viết, luyện tập và sửa lỗi Tiếng Anh là một điều rất khó. Bài học trong SGK rất nặng trong khi trình độ học sinh ở trường chúng tôi đa phần là học sinh miền núi, các em đang còn rất yếu và kém nên tôi không dám yêu 17 cầu ở các em những gì vượt quá sức mình. Thông qua một số các bài học như trên tôi thấy rằng nếu làm đơn giản hơn các hoạt động trong SGK thì sẽ phù hợp hơn với các em, các em sôi nổi thảo luận, sôi nổi viết và kết quả thu được các em tiến bộ từng ngày, thấy yêu môn Tiếng Anh cũng như có ý thức học hơn. Các em không còn thấy bi quan về khả năng học tiếng Anh mà tạo được niềm tin trong học tập, vận dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Sau một thời gian tự tìm tòi, học hỏi và áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau tôi thấy việc giảng dạy cũng đạt được một số kết quả nhất định. Song do kinh nghiệm giảng dạy còn yếu và còn thiếu nên đề tài của tôi có thể chưa đầy đủ và chỉ đề cập đến những vấn đề trong phạm vi hẹp.Vì vậy, rất mong được sự quan tâm, tham khảo và góp ý của các thầy cô giáo, các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của kĩ năng viết như một phần không thể thiếu được trong quá trình học Tiếng Anh và hoàn thiện mục đích hướng đến giao tiếp thành thạo ở các em . 2. Đề xuất với các cấp lãnh đạo: - Tổ chức nhiều các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. - Chương trình kiến thức SGK tương đối nặng nên đề nghị cấp trên bổ sung thêm một tiết tự chọn để giáo viên có cơ hội tổ chức cho các em những chương trình ngoại khóa bổ ích hoặc bồi dưỡng, phụ đạo thêm cho các em học sinh yếu, kém. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ngọc Lặc, ngày 05 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Trần Thị Hạnh 18 I. MỤC LỤC NỘI DUNG A.Đặt vấn đề : TRANG 1-2 I.Cơ sở lí luận II.Thực trạng của vấn đề B.Giải quyết vấn đề : 2-16 I. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: II.Các bước tiến hành một bài viết. III.Một số ví dụ đã áp dụng. IV.Vai trò của sửa lỗi trong bài viết. C.Kết luận và đề xuất: 17-18 II. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10,11 và 12. 2.Sách giáo viên Tiếng Anh 12. 3.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh 10 và 12. 4.Teacher’s Workbook. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan