Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn nâng cao chất lượng dạy – học trong giờ học phụ đạo môn vật lí 12....

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng dạy – học trong giờ học phụ đạo môn vật lí 12.

.DOC
20
862
50

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trung Tâm GDTX Long Thành. Mã số: ……… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG GIỜ HỌC PHỤ ĐẠO MÔN VẬT LÍ 12 Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Môn : Vật lí Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí  - Lĩnh vực khác: Năm học 2012 – 2013 Trang 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Hồng 2. Ngày tháng năm sinh: 08/06/1985 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Khu 5, ấp 8, An Phước, Long Thành, Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613844583(CQ)/ 0616503862 (NR); ĐTDĐ: 0937248685. 6. Fax: E-mail : [email protected] 7. Chức vụ: Bí Thư Đoàn TN. 8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Long Thành. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân. - Năm nhận bằng: 2007. - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Vật lí. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn vật lí - Số năm có kinh nghiệm: 04 năm Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC TRONG GIỜ PHỤ ĐẠO MÔN VẬT LÍ 12 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Đốc trung tâm và đồng nghiệp. - Bản thân đã được học các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh. - Môn vật lí là môn thường có trong các môn thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX nên ngay từ đầu năm BGĐ trung tâm đã kết hợp với hội cha mẹ học viên có kế hoạch tổ chức cho học viên học phụ đạo ngay từ đầu năm học. 2. Khó khăn - Trình độ học sinh không đồng đều, đa phần học rất yếu, lại nghỉ học nhiều. Nhiều học viên nghỉ học từ lâu, mới đi học lại. Nhiều học viên vừa học vừa làm, thời gian dành cho học tập còn hạn chế. Ý thức tự giác trong học tập của các học viên khá yếu, đa số ỷ lại cho giáo viên, chỉ một số ít có làm các bài tập về nhà. - Khả năng thực hiện các phép toán trên máy tính cầm tay của học viên còn yếu, đặc biệt là các phép tính liên quan đến lượng giác. - Bản thân giáo viên có ít kinh nghiệm giảng dạy 3. Lý do chọn đề tài: Môn Vật lý trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh về thế giới quan để vận dụng vào cuộc sống Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải hướng tới mục tiêu là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ Trang 3 xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để cho học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới, khắc ghi nhớ kiến thức cũ đã được học. Thực trạng cho thấy rằng ở cuối cấp : Chất lượng học tập của học sinh luôn không đồng đều ở môn học. Vẫn còn số học sinh lơ là trong học tập, chưa xác định được mục đích học tập nên dẫn đến tình trạng kết quả học tập yếu kém. Đó là những học sinh có thể vướng phải một số nguyên nhân sau : - Tâm lý chưa ổn định trong học tập do sự tác động khách quan của môi trường sống, sinh hoạt và học tập. - Nghỉ học quá lâu mới đi học lại, bị đuổi học từ những trường khác xin vào học nên bị mất hoặc quên hết các kiến thức cơ bản ở các lớp dưới. - Thiếu tính cần cù siêng năng trong học tập. Không nêu cao ý thức tự học, thường xuyên không thuộc bài và khoâng xem, làm bài trước khi lên lớp - Lơ là trong giờ học, không tập trung để tiếp thu được nội dung kiến thức của bài học. - Không hứng thú đối với môn học. Trong nhiều trường hợp có học sinh bị ức chế không thích môn học nào đó với những lý do như : sở thích môn học do sự cảm nhận một cách phieám diện. - Vơi nền kinh tế phát triển, việc bằng cấp đã không còn quan trọng với học viên, một số học viên còn có tư tưởng ỷ lại cho gia đình về tương lai sau này nên coi nhẹ việc học tập. Bên cạnh đó còn có nhiều học viên lớn tuổi, vừa học vừa nên công việc, gia đình chiếm nhiều thời gian. Thời gian dành cho học tập ở nhà còn hạn chế. Vì vậy tiết dạy phụ đạo với lớp 12 đã trở thành một thời gian tốt để học viên vừa ôn tập, cũng cố và khắc sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên, do trình độ học sinh có sự phân hóa lớn, nên việc thực hiện 1 tiết dạy phụ đạo còn rất nhiều hạn chế. Nếu không xử lí tốt sẽ dẫn đến sự ồn ào của một số học sinh yếu kém, hoặc sự lơ đảng của một số học sinh khá hơn. Vì vậy bản thân do còn ít kinh nghiệm, khi được phân công dạy phụ đạo môn vật lí lớp 12 luôn trăn trở, tìm tòi những Trang 4 phương pháp mới, những kĩ thuật dạy học tích cực, những dạng toán thích hợp để hướng dẫn cho học viên nắm bắt được những dạng toán và kiến thức căn bản của môn học . Tôi xin trình bày những kinh nghiệm nhằm “Nâng cao chất lượng dạy – học trong giờ học phụ đạo môn vật lí 12 GDTX” để quý đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để từng bước hoàn thiện hơn. Dù đã rất cố gắng nhưng thiếu sót là điều khó tránh khỏi, mong quý thầy cô giáo góp ý, xin chân thành cảm ơn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cở sở lý luận : - Việc đổi mới phương pháp dạy học đang càng trở nên cấp bách. Việc thầy đọc trò chép, giáo viên áp đặt kiến thức, học viên tiếp thu một cái thụ động đã lạc hậu, không còn phù hợp với xu hướng. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện tính tích cực, tư duy sáng tạo của người học đã trở thành chủ trương của Đảng và nhà nước. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu và cũng là một vấn đề bức xúc đối với tất cả các cấp học, bậc học ở nước ta hiện nay. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 khẳng định quan điểm định hướng cho việc phát triển giáo dục và yêu cầu: “Phát huy tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS, sinh viên, để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” - Từ những trích dẫn trên có thể khẳng định rằng quan điểm phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo là một nội dung trọng tâm của chính sách giáo dục và quan điểm chỉ đạo giáo dục Việt Nam. Những quan điểm chỉ đạo này được đặt ra cho toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông cũng như đào tạo đại học, xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, nhằm làm cho giáo dục đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong việc đào tạo con người. Để thực hiện được những quan điểm chỉ đạo này cần vận dụng những tri thức khoa học giáo dục, trước hết là những quan điểm và PPGD tích cực. Thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, học viên thụ động tiếp thu kiến thức Trang 5 bằng các phương pháp dạy học tích cực để học sinh tự chiếm lĩnh, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và quản lí lớp học . 2. Cơ sở thực tiễn: Trong nhiều năm giảng dạy môn vật lí 12 và ôn thi tốt nghiệp môn vật lí lớp 12 cho thấy lượng học sinh yếu kém tham gia vào các hoạt động phụ đạo và ôn thi rất ít. Trong những giờ học phụ đạo sĩ số học sinh của lớp thường <1/2 lớp, chỉ những học viên tiếp thu được nội dung môn học, có hứng thú với môn hoc và thực sự muốn có kiến thức để thi tốt nghiệp mới đến lớp trong những giờ học đó. Mặt khác có nhiều học viên hầu như không có thời gian học ở nhà, lại thiếu rất nhiều kỹ năng làm bài tập vật lí. Vì vậy thời gian học phụ đạo trên lớp là thời gian ôn tập chính và thời gian học chính của các đối tượng học viên này. Nếu không có sự giúp đỡ của những học viên khác, cùng giáo viên hướng dẫn thì học viên sẽ dẫn đến chán nãn. Việc đưa học viên tham gia vào hoạt động của các nhóm, cùng với sự trao đổi ý kiến, làm việc sẽ giúp học viên có thế bù đắp được những lỗ trống trong kiến thức, cũng như phát triển được năng lực của học viên. Qua khảo chất lượng đầu năm hai lớp 12 N và 12 Đ của trung tâm, tỉ lệ học viên có kết quả trên trung bình rất thấp (khoảng 7% đến 30%), không có học viên khá, giỏi. Đặc biệt môn vật lí lại là môn thường xuyên có trong các môn thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX. Vì vậy việc đổi mới phương pháp trong các tiết học phụ đạo trở nên cấp bách. Năm học 2012 – 2013 nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh tăng cường việc phụ đạo học sinh yếu kém kết hợp với ôn thi tốt nghiệp một số bộ môn từ ngay đầu năm. Đối với môn vật lí với phân phối 2 tiết / 1 tuần học, kết hợp với 2 tiết phụ đạo/1 tuần đã tạo điều kiện cho học viên và giáo viên có khoảng thời gian, cũng cố, ôn tập kiến thức. Trang 6 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài PHẦN I. CÁCH TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG MỘT GIỜ HỌC PHỤ ĐẠO MÔN VẬT LÍ 1. NẮM BẮT ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN: - Vào đầu năm học, nhà trường thường tổ chức một đợt kiểm tra chất lượng đầu năm, dựa vào kết quả kiểm tra giáo viên có thể phân chia học viên theo học lực yếu, trung bình, khá, giỏi. - Kết hợp giáo viên chủ nhiệm kiểm tra học bạ của học viên những năm trước, để có được cái nhìn tổng quan về học lực của từng học viên - Thường xuyên quan sát thái độ học tập của học viên trong các giờ học. Trong quaù trình giaûng daïy GV khoâng chỉ quan tâm đến thời lượng và nội dung quy định tiết dạy của chương trình giáo dục mà coøn phaûi taêng cöôøng sự bao quaùt, quan tâm đến đối tượng học sinh ở môn học của mình. Qua đó vừa nắm bắt được thái độ của học viên đối với môn học, vừa biết được khả năng tiếp thu của học viên đối với những kiến thức giáo viên truyền đạt. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học viên, Đoàn TN và gia đình học sinh để hiểu được hoàn cảnh, tâm sinh lý của học viên dẫn đến những thái độ mà học sinh có đối với môn học. 2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN - Dựa vào những kết quả ban đầu, kết hợp với quá trình theo dõi, đánh giá thái độ năng lực của học viên, giáo viên sẽ có những phân loại từng học sinh của thể như sau: + Lực lượng học viên nòng cốt : Đó là những học viên có ý thức học tập, tiếp thu được nội dung và yêu thích môn học. Có ý thức tự học, tự tìm hiểu. Có một lượng kiến thức nền tảng từ lớp dưới, có kỹ năng thực hiện giải được một số bài tập cơ bản. Đồng thời những học viên này cần phải có tinh thần tương trợ, hòa đồng, có ý thức giúp nhau trong học tập Trang 7 + Lực lượng học viên khá : Những học viên có khả năng tiếp thu được kiến thức. Có một số kỹ năng trong việc giải quyết các bài toán đơn giản. Có thái độ học tập tốt. + Lực lượng học viên trung bình : Là những học viên tiếp thu được kiến thức. Tuy nhiên kỹ năng giải một số bài toán đơn giải còn yếu. Không tự mình giải quyết được vấn đề. + Lực lượng học viên yếu : thụ động, mất kiến thức căn bản, tiếp thu chậm hoặc không có hứng thú với môn học, thường có thái độ bất hợp tác, biểu hiện như ngủ gục, nói chuyện, làm việc riêng. 3. QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT GIỜ HỌC. - Kinh nghiệm những giờ học phụ đạo cho thấy, nếu tổ chức lớp học theo hình thức truyền thống sẽ dẫn đến việc học viên yếu kém không tiếp thu được vấn đề sẽ dễ dẫn đến nói chuyện hoặc bất hợp tác trong quá trình dạy học. - Vì vậy việc xếp lớp theo dạng hình chữ U, kết hợp với việc phân nhóm, phân tổ, có sự quản lí của tổ trưởng sẽ giúp giáo viên dễ quản lí lớp học hơn, cũng như nâng cao chất lượng học tập của học viên - Trong năm 2012 – 2013 nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học viên xây dựng một phòng ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp các thiết bị dạy học trực quan và thiết kế lớp học hình chữ U đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cho việc quản lí giờ học PHẤN II. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC PHÙ HỢP, TÍCH CỰC 1. Phương pháp luyện tập 1.1. Khái niệm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh vận dụng các quy tắc, công thức lý thuyết đã học để làm bài tập. 1.2. Cách tiến hành Trang 8 - Giáo viên chuẩn bị kỹ các nội dung kiến thức đã học cần luyện. - Lựa chọn bài tập đa dạng có thể vận dụng kiến thức ngược xuôi và có nhiều phương án giải. - Bước đầu tổ chức và động viên học sinh quan sát từng bước làm theo mẫu. - Gợi ý hướng dẫn học sinh tìm ra những phương pháp giải khác nhau. - Gợi ý hướng dẫn học sinh nhận xét các phương pháp giải từ đó cải tiến để tìm ra phương pháp giải sáng tạo nhất. 2. Phương pháp động não kết hợp dạy học nêu vấn đề. 3.1. Khái niệm: Là phương pháp tạo ra một số lượng các ý tưởng, phương pháp nhằm giả quyết 1 bài toán, một vấn đề Quy tắc - Mọi ý tưởng đều được hoan nghênh. - Chỉ quan tâm tới số lượng, chứ không cần chất lượng. - Không cho phép đánh giá các ý tưởng. - Ý tưởng là tài sản. 3.2. Cách tiến hành: - Giáo viên lựa chọn một dạng bài tập hoặc 1 vấn đề để học viên cũng nhau cùng nhau phát huy ý kiến, ý tưởng. - Giáo viên phải giải thích cách làm này hết sức kỹ càng. - Học sinh tự do suy nghĩ tìm ý tưởng, phát biểu các ý tưởng, đề xuất với giáo viên để giải quyết - Khi các ý tưởng đã hết ( tùy vào thời lượng giáo viên có thể thu thập từ 3, 4 ý tưởng) giáo viên chọn lựa những ý kiến hữu ích, phù hợp và đưa ra phương án đơn giản nhất, tốn thời gian ít nhất để giải quyết bài toán, vấn đề. 3. Phương pháp hoạt động nhóm 3.1. Khái niệm Là phương pháp giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm trao đổi tự do về vấn đề giáo viên yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác. Trang 9 3.2. Cách tiến hành hoạt động thảo luận nhóm: 3.2.1. Lên kế hoạch hoạt động nhóm: - Đề ra mục tiêu hoạt động nhóm cụ thể phù hợp với nội dung chủ đề cần ôn tập và với đối tượng học sinh. - Lựa chọn nội dung cho hoạt động nhóm. - Quy định thời gian cho hoạt động nhóm và thời gian cho việc tóm tắt hoạt động nhóm. - Cách thức tổ chức cho hoạt động này. 3.2.2 Tổ chức các nhóm học sinh: a. Làm việc theo cặp: - Giáo viên phải tạo ra tình huống: đưa ra dạng bài tập “ lỗ hổng thông tin “ cho học sinh. - Học sinh A trao đổi học sinh B ngồi bên cạnh để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Có nghĩa là: Học sinh A nắm giữ một số thông tin này, học sinh B nắm giữ một số thông tin khác. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau ghép các “ mảnh thông tin “ lại các em mới có thể thu được thông tin đầy đủ. b. Nhóm 4 – 5 học sinh: - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 – 5 học sinh. - Giáo viên đưa ra tình huống: các bài tập cho hoạt động trao đổi hoặc các bài tập cho hoạt động so sánh. - Mỗi nhóm cử một trưởng nhóm để ghi chép các ý kiến thảo luận. Trưởng nhóm không cố định, luân phiên nhau làm trưởng nhóm. - Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau nhưng cùng một chủ đề, sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết của nhóm mình với nhóm khác. Hoạt động trao đổi thường dùng cho những bài học có nhiều vấn đề càn giải quyết trong một thời gian ngắn. - Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn. b. Giám sát hoạt động nhóm: Trang 10 - Việc giám sát hoạt động nhóm của giáo viên đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của hoạt động nhóm. Giám sát về cơ bản có nghĩa là nhận biết được tiến độ và tiến triển của hoạt động đó và những nhân tố hỗ trợ để hoạt động đó thành công hay không thành công. - Giáo viên quan sát thái độ ứng xử của học sinh khi nói đến hoạt động mà mình vừa yêu cầu thực hiện. - Giáo viên di chuyển quanh lớp học để có thể quan sát được tất cả các nhóm và lắng nghe các nhóm trao đổi xem họ đi đúng theo chủ đề hay không. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để làm rõ nội dung được đưa ra. - Giáo viên quan sát các học sinh xem: Ai làm tất cả ? Ai bối rối, xấu hổ ? Ai lạc phương hướng ? Ai tỏ rõ vai trò lãnh đạo ? - Làm cho các nhóm nhận biết được hạn chế thời gian dành cho hoạt động đó và phải cố gắng hoàn tất công việc trong khung thời gian đã quy định lúc bắt đầu hoạt động. d. Kết thúc hoạt động nhóm: Các nhóm báo cáo hoạt động của nhóm mình. Có nhiều cách báo cáo: - Giáo viên gọi một bạn bất kỳ trong nhóm trình bày trên bảng về bài tập vừa làm. Mỗi nhóm sẽ có 1 thành viên lên trình bày. - Trình chiếu bài làm của nhóm cho các nhóm khác nhận xét. - Cho điểm theo từng nhóm học, có thể lấy làm cơ sở đánh giá học sinh sau này e . Sau hoạt động nhóm: Nhằm mục đích nhấn mạnh và củng cố các kết quả học tập của hoạt động này. - Nhấn mạnh các đặc điểm, ý chính đã thu được qua hoạt động. - Làm sáng tỏ những vấn đề hay những ý kiến khác biệt đã nảy sinh trong hoạt động. - Liên hệ hoạt động với toàn bộ buổi học về mặt kiến thức mới thu được hoặc những điều hiểu biết rõ hơn Trang 11 BẢNG TÓM LƯỢC CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM TT Các khâu Các bước cụ thể 1.Xác định mục tiêu, nội dung tiết học Thiết kế 1 họat động nhóm 2.Xác định mục tiêu của họat động nhóm 3. Thiết kế nhiệm vụ của họat động nhóm 4. Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá 5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc 2 Tổ chức thực hiện trên giờ học 6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc 7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm 8. Quan sát, kiểm soát họat động nhóm 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của nhóm 9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm 10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau 11. GV đánh giá, cho điểm kết quả làm việc nhóm 4. Phương pháp thi thố kiến thức. 4.1. Khái niệm: - Là một dạng trò chơi được tổ chức dưới dạng tranh tài giữa các nhóm hoặc cá nhân. 4.2. Cách tiến hành: Trang 12 - Sau mỗi chương, giáo viên tổ chức thi một lần theo nhóm hoặc theo cá nhân như hình thức “rung chuông vàng” - Giáo viên chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi dành cho nhóm và cá nhân. - Các nhóm cũng tổ chức các câu hỏi phù hợp với kiến thức trong chương đã học để trao đổi với giáo viên hoặc với các nhóm khác a. Tổ chức thi theo nhóm : Chia làm hai vòng. Tính tổng điểm cả hai vòng để xếp loại cho từng tổ, nhóm. Kết hợp trao phần thưởng và các hình thức phạt cho từng nhóm. - Vòng 1 : ( Khoảng 45 phút) + Giáo viên đặt ra từ 15 đến 20 câu hỏi theo các mức độ từ đến để tất cả các đội cùng trả lời theo hình thức trắc nghiệm đưa đáp án A, B,C,D. + Tính tổng điểm cuối vòng thi cho từng đội - Vòng 2 : (Khoảng 30 phút) + Mỗi đội đặt ra một bài toán, hoặc 1 vấn đề trong thực tế liên quan đến kiến thức trong chương. Câu hỏi được đưa trước cho giáo viên để biên tập, chỉnh sửa. + Các đội còn lại suy nghĩ trả lời, nếu trả lời được, điểm của toàn bộ câu hỏi đó sẽ thuộc về đội có đáp án nhanh nhất và đúng nhất. Nếu các đội không trả lời được. điểm số sẽ thuộc về đội đưa ra câu hỏi. + Tính tổng điểm cuối vòng thi cho từng đội. + Thực hiện trong khoảng 30 phút - Đánh giá kết quả. (Khoảng 15 phút) - Sau khi thi xong 2 vòng thi, giáo viên tính điểm cho từng đội. Yêu cầu các đội tự nhận xét về cách làm việc của nhóm mình và các nhóm khác. Giáo viên dựa vào kết quả để nhận xét cách làm việc của từng đội. Nêu những ưu điểm của việc làm việc theo nhóm và một vài kỹ năng để có kết quả làm việc tốt hơn. - Giáo viên chốt lại những kiến thức liên quan, cũng như những kỹ năng cần đạt được. - Thông báo các hình thức thưởng phạt cho các đội. b. Yêu cầu về các câu hỏi trong quá trình thực hiện phương pháp Trang 13 - Với các câu hỏi dành cho toàn nhóm, nếu có sự thách đố của nhóm khác hoặc giả là câu hỏi đó rất đặc biệt ( chẳng hạn giáo viên có thể quy định câu hỏi đó có ngôi sao may mắn ) thì số điểm có thể tăng theo hệ số cao nếu trả lời đúng và mất một số điểm nào đó nếu trả lời sai. - Với câu hỏi dành cho cá nhân giáo viên có thể cho điểm. Chẳng hạn, nếu trả lời đúng được 2 điểm, được 1 điểm nếu có hội ý với bạn trong nhóm, bị trừ 1 điểm nếu trả lời sai. - Giáo viên có những câu hỏi khó giành cho người giơ tay đầu tiên. - Câu hỏi lúc đầu rất khó rồi dễ dần ( song số điểm cũng bớt đi ) khi đã có thêm nhiều thông tin. PHẦN III. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM VÀO TIẾT HỌC PHỤ ĐẠO LỚP 12 NGÀY I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1.Xác định hình thức học tập (lý thuyết hay bài tập …) 2. Chia nhóm, đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký 3. Sắp xếp vị trí của nhóm 4. Giao công việc cụ thể cho nhóm 5. Đề xuất thời gian thực hiện 6. Yêu cầu thực hiện II. VÍ DỤ MINH HỌA Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để ôn tập về dao động điều hòa - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ từ 5- 6 học viên. - Sắp xếp vị trí của nhóm : Các nhóm có nhiệm vụ như nhau tại các vị trí gần nhau. Mỗi nhóm có 1 bàn làm việc chung. Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức về dao động điều hòa (15 phút) * Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1 : Viết phương trình dao động điều hòa, nêu tên các đại lượng có mặt trong phương trình. Trang 14 Nhóm 2 : Nêu định nghĩa và viết công thức tính chu kỳ, tần số, tần số góc trong dao động điều hòa, nêu mối liên hệ giữa các đại lượng trong chuyển động tròn. Nhóm 3 : Viết phương trình vận tốc, nêu các đặc điểm, các điểm đặc biệt và mối liên hệ của vận tốc với li độ, gia tốc. Nhóm 4 : Viết phương trình vận tốc, nêu các đặc điểm, các điểm đặc biệt và mối liên hệ của gia tốc với li độ, vận tốc. *Lưu ý : - Nếu lớp có nhiều nhóm có thể phân 2 nhóm 1 nhiệm vụ. - Sử dụng bảng phụ để từng nhóm có thể ghi nội dung - Giáo viên quan sát , theo dõi hoạt động của từng thành viên của nhóm. - Đề xuất thời gian công việc : Mỗi nhóm làm việc trong 10’, nhóm nào nhanh nhất, đầy đủ nội dung nhất sẽ đạt điểm A, những nhóm còn lại sẽ dựa vào thời gian và khối lượng kiến thức chính xác cho điểm. * Yêu cầu thực hiện : - Nhóm trưởng các nhóm sẽ treo các bảng phụ lên cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên dựa vào nội dung cho điểm, dung máy chiếu đa năng tải lại lượng thông tin cần thiết ứng với nội dung của bài. Hoạt động 2 : Vận dụng kiến thức để tìm các đại lượng trong dao động điều hòa (50 phút) - Giao nhiệm vụ cho nhóm : Tìm biên độ, tần số góc, tần số, chu kỳ, pha dao động, pha ban đầu, li độ tại thời điểm t = 2s, vận tốc cực đại, gia tốc cực đại, chiều dài quỹ đạo, quãng đường vật đi được trong 1 chu kỳ của các vật dao động có phương trình dao động Nhóm 1 : Nhóm 2 : x  2 cos(4t  x  5 cos(t   ) cm 4  ) cm 6 Trang 15 Nhóm 3 : x  2 3 cos(4t ) cm Nhóm 4 : x  10 cos(6t   ) cm Nhóm 5 : x  10 cos(6t ) cm - Đề xuất thời gian công việc : Mỗi nhóm làm việc trong 10’, *Yêu cầu thực hiện : - Mỗi thành viên trong nhóm tự làm vào giấy nháp của mình, sau đó trao đổi thống nhất với cả nhóm để đưa ra kết quả cuối cùng. - Giáo viên hướng dẫn học viên thảo luận, tìm ra cách giải bài tập - Giáo viên gọi thành viên bất kỳ trong nhóm lên giải, cho điểm cả nhóm dựa vào bài làm của thành viên nhóm đó. - Giáo viên tổng hợp cách thực hiện bài toán, chỉ ra những sai phạm thường mắc phải khi giải các bài tập tương tự, mở rộng thêm 1 số dạng bài tập, hướng dẫn học viên thực hiện Hoạt động 3: Thách đố (25 phút) * Nhiệm vụ : Mỗi nhóm nhỏ ra 1 câu hỏi (đã chuẩn bị trước) để thách đố nhóm còn lại. Sổ điểm mỗi lần thách đố là 25% số điểm của mỗi nhóm, và nhóm ra đề được quyền chọn bất kỳ thành viên nào của nhóm muốn trả lời, thực hiện trả lời * Đề xuất thời gian công việc : Mỗi nhóm có 5 phút thực hiện, giáo viên sắp xếp thời gian * Yêu cầu công việc : - Học viên tự tổ chức thực hiện - Giáo viên đóng vai trò là trọng tài, đồng thời là thư ký ghi lại điểm cho các nhóm - Các câu hỏi của các nhóm phải được đưa trước cho giáo viên biên tập, xác nhận mới được tham gia. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trang 16 Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phụ đạo học viên lớp 12. Sau một thời gian thực hiện đề tài “Nâng cao chất lương dạy – học trong giờ học phụ đạo môn vật lí lớp 12 GDTX”, tôi nhận thấy học viên đã từng bước làm quen với phương pháp hoạt động nhóm, bước đầu đã có sự tham gia vào các hoạt động của nhóm. Một số học viên yếu, kém, thụ động đã từng bước hòa nhập với không khí hoạt động của lớp, một số đã bắt đầu tự mình làm được 1 số bài tập vật lí đơn giản. Đặc biệt sau khi kiểm tra 15 phút bài đầu tiên, phần trăm số điểm trên trung bình của 2 lớp 12n và 12đ đã có xu hướng tăng lên. Cụ thể : 1. Trước khi thực hiện đề tài Kiểm tra chất lượng Sĩ số Điểm >5 Điểm <5 % trên trung binh đầu năm 12đ 28 7 21 25% 12n 33 2 31 6% 2. Kết quả bước đầu của việc thực hiện đề tài Kiểm tra 15 phút Sĩ số Điểm >5 Điểm <5 % trên trung binh chương 1 12đ 39 20 19 51,3% 12n 40 21 19 52,3% 3. Kết quả sau khi thi học kỳ 1, học kỳ 2 Thi học kỳ I Sĩ số Điểm >5 Điểm <5 % trên trung binh 12đ 39 27 8 69,2% 12n 38 32 6 84,2% Thi học kỳ 2 Sĩ số Điểm >5 Điểm <5 % trên trung binh 12đ 35 31 4 88,6% 12n 38 35 3 92,1% Trang 17 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. - Sau khi thực hiện sáng kiến, kết hợp với kiểm tra học viên khi tham gia hoạt động nhóm tôi nhận thấy : Phần lớn học viên lớp 12n và 12đ chưa có máy tính để tính toán các bài tập. Một số học viên có máy tính nhưng cũng chỉ biết cộng trừ nhân chia những phép tính đơn giản, những phép tính liên quan đến các hàm lượng giác, những phép tính liên quan đến căn bậc 2, phân số vẫn chưa biết thực hiện. Vì vậy khi giáo viên giảng dạy tiết học về máy tính cầm tay, giáo viên cần ra thêm bài tập về nhà để học viên tự luyện giải. Giáo viên cần theo dõi kiểm tra việc giải bài tập và có hướng dẫn, đôn đốc học viên giải toán. - Tuy đây là sáng kiến áp dụng cho tiết dạy phụ đạo môn vật lí lớp 12, nhưng do đặc thù môn học, sáng kiến có thể áp dụng cho các giờ học phụ đạo môn vật lí lớp 11, 10. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên vật lí 12 2. Sách giáo khoa vật lí 12. 3. Hướng dẫn dạy học vật lí 12 GDTX cấp THPT 4. Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Tác giả : Nguyễn Đức Thâm. Nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2006. 5. Các đề thi tốt nghiệp từ năm 2008 đến năm 201 Long Thành, ngày 20 tháng 5 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Hồng Trang 18 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TT GDTX Long Thành Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Long Thành, ngày tháng 5 năm 2012. PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC TRONG GIỜ PHỤ ĐẠO MÔN VẬT LÍ LỚP 12 GDTX Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hồng. Đơn vị (Tổ): Khoa học Tự nhiên. Lĩnh vực: Quản lý giáo dục □ Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí THPT □ Phương pháp giáo dục □ Lĩnh vực khác: …………………………. □ 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới □ - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □ 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả hiệu cao □ Trang 19 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □ - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □ - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả □ 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: - Tốt □ □ Đạt □ Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt - Khá □ Khá □ Đạt □ Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) □ Khá □ Đạt □ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan