Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện

.DOC
18
124
112

Mô tả:

MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã được UBND Tỉnh Thái Nguyên công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Song trường đạt chuẩn quốc gia là nhà trường đạt các tiêu chuẩn về tổ chức quản lí, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất - thiết bị trường học, về xã hội hóa giáo dục, về chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp với một giai đoạn nhất định. Để xây dựng nhà trường thực sự là điểm đến của các thế hệ học trò và niềm tin gửi gắm chăm sóc dạy giỗ con em của các bậc cha mẹ học sinh, là một Hiệu trưởng của nhà trường tôi luôn trăn trở, cố gắng đổi mới phương pháp quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường thân thiện, mong muốn mỗi ngày trẻ đến trường phải thực sự là một ngày vui, các mối quan hệ trong nhà trường phải thật sự thân thiện, mọi thành viên đều bình đẳng đoàn kết chan hoà. Đúng thời gian ấy cùng với các cuộc vận động “ Hai không”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”, Bộ GD&ĐT còn phát động phong tràp thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 - 2013 nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, thế là ý tưởng, niềm đam mê trong tôi lại bùng cháy, tôi đã tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua tài liệu, qua kinh nghiệm trường bạn, qua mạng... để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua này trong nhà trường. Từ ý nghĩa thiết thực của việc“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Như vậy, với vai trò của người hiệu trưởng tôi rất tâm đắc với phong trào thi đua này và luôn cố gắng: Quyết tâm xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa quản lý với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với quản lý với nhân viên, với cha mẹ học sinh; giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và các hành vi thân thiện với môi trường, với thiên nhiên của thầy và trò. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện. Đặc biệt quan tâm đến giáo kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Bằng kinh nghiệm thực tế đã làm ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ trong hai năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc thực hiện phong trào này với nhan đề: “ Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.Mục đích: Mục đích của đề tài này tôi chỉ có mong muốn là đưa ra các kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thực hiện; những kết quả đã thu được qua phong tràothi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để cùng trao đổi, nhân rộng những việc làm có hiệu quả thiết thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.Tính cấp thiết : Hiểu và xác định được tầm quan trọng của phong trào thi đua này tôi thấy: Nếu tổ chức tốt phong trào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp trẻ ham thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, được bộc lộ những tài năng của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Làm cho trẻ thực sự: yêu thầy cô, bè bạn, coi trường lớp của mình như một gia đình lớn. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.Vì đầu tư cho trẻ là phát triển bền vững nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu: Ngay từ năm học 2008- 2009 khi Bộ GD&ĐT phát động tôi đã quan tâm triển khai tích cực phong trào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. - Phạm vi nghiên cứu: qua các hoạt động của nội , ngoại khoá của trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. - Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, Phụ huynh học sinh, học sinh nhà trường tiểu học Hoàng Văn Thụ . -Cách tiếp cận Bằng thực tế kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào, bằng kinh nghiệm của đồng nghiệp, của học trò, của cha mẹ học sinh, và qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua trao đổi trò chuyện... 4. Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra - Trắc nghiệm - Vấn đáp, trao đổi. - Trực quan - Nghiên cứu tài liệu. II/NỘI DUNG: 1.Thực trạng vấn đề: Thời gian đầu khi bắt tay vào thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại nhà trường tôi không khỏi lúng túng, và không biết phải bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào cho có hiệu quả cao và để phong trào này thực sự là một công việc không thể thiếu trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng các hoạt động thi đua hai tốt của nhà trường. Lúc đầu mọi người trong trường chỉ nghĩ đơn giản phong trào này có gì mới đâu, vẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế, vẫn đổi mới phương pháp giảng dạy như thế, vẫn làm tốt công tác chủ nhiệm như thế... Nhưng không phải, ngay việc làm thế nào cho mọi người hiểu và ủng hộ phong tráo này đã là cả một quá trình, rồi việc hiểu thế nào là trường học thân thiện học sinh tích cực nữa đã là cả một quá trình. Vậy Thế nào là trường học thân thiện? - Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS, năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông (có cả THPT). - Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. -Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. -Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. -Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… -Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. - Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. - Tôi đã tiến hành điều tra sự hiểu biết về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào thời điểm tháng 9 năm 2009, sau một năm triển khai thực hiện phong trào này trên các đối tượng: cha mẹ học sinh khối 4,5, toàn bộ giáo viên, học sinh khối 3,4,5 thu được kết quả như sau: Đối tượng TSố Biết Không biết Không tỏ rõ thái độ Giáo viên Cha mẹ học sinh Học sinh 40 292 477 40 = 100% 163 = 56% 452 = 95% 0 73 = 25% 19 = 4,5% 56= 19% 6 = 0,5% Và điều tra về việc học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc tham gia các hoạt động thuộc các tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và được kết quả như sau: 38= 955%1 = 2,5%1 = Tổng 2,5%Đối tượng Cần thiết Không cần thiếtCó cũng được Số không có cũng Cha mẹ học sinh40 292 248= 85% 21=7% chẳng sao 23 = 8% Giáo viên Học sinh 477 450 = 94% 14= 3% 13 = 3% Như vậy về hiểu biết của các đối tường còn thiếu đồng đều, một số người còn thờ ơ, không ủng hộ, nhưng đại đa số mọi người đều hiểu và thấy được tính thiết thực của phong trào thi dua này. Đa số mọi người đã hiểu: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 5 nội dung là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hóa Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng, giữa con người với con người; đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian; tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, mọi trường đều cần và có thể tham gia phong trào này mà không nhất thiết phải có đủ các điều kiện và cơ sở vật chất 2.Giải pháp và biện pháp giải quyết thực trạng: Các bước giải quyết thực trạng như sau: 2.1 Đọc kĩ các tài liệu hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu: Việc làm đầu tiên của tôi là: Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn của bộ: chỉ thị số 40/2008 CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 và kế hoạch số 307/KH – BGD&ĐT ngày 22/07/2008 để triển khai thực hiên vai trò này. Thực hiên công văn số 123- KH SGĐT Tỉnh Thái Nguyên Ngày 15/08/2008 và công văn số 627/KH-PGD&ĐT Thành phố Thái Nguyên ngày 1/09/2008 Sau đó: tham khảo các kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực qua báo chí, INTERNET, đài, truyền hình...Tôi đã đến thăm quan mô hình trường học thân thiện ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, trường THPT Chu Văn An -Thái Nguyên để học tập kinh nghiệm của họ, lựa chọn những điểm phù hợp để áp dụng tại cơ sở của mình. - Xác định rõ mục tiêu mà mình cần đạt được khi thực hiện phong trào”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở nhà trường là: Bám sát vào 5 tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đã quy định, đặc biệt chú ý đến xây dựng được các mối quan hệ thận thân thiện nhưng vẫn phải giữ vững tính kỷ luật, kỷ cương, dân chủ nhưng phải tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm. 2.2 Làm tốt công tác tham mưu: Để triển khai có hiệu quả tôi đã tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương cùng phối hợp tuyên truyền trong toàn dân hiểu được ý nghĩa và mục đích của phong trào”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”: bằng hệ thống tuyên truyền qua lao trưyền thanh của địa phương, qua các buổi giao ban các bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố. CHính quyền địa phương có hiểu có thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện phong trào thi đua này thì mưói tạo điều kiện giúp chúng ta về mọi mặt như: kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ cơ sở vật chất tu bổ nhà trường, chỉ đạo các đoàn thể , các tổ chức chính trị xã hội: Phụ nữ, Đoàn thanh niên, cựu chiến binh.. quan tâm ủng hộ mọi mặt cả vật chất và tinh thần. 2.3 Làm tố công tác tuyên truyền đến toàn dân: Việc tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên, cha mẹ học sinh cácem học sinh hiểu được tầm quan trọng của phong trào là hết sức cần thiết. Ngay từ đầu các năm học tôim đã tổ chức : tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung và trưng cầu các ý kiến từ các tổ chuyên môn , các đoàn thể, cha mẹ học sinh về cách thức tổ chức xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” thế nào cho đạt hiệu quả cao.làm cho mọi ngườ đều nhận thức được đích cuối cùng là: huy động được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục an toàn , thân thiện hiệu quả; Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội. Công tác tuyên truyền cực kỳ quan trọng. Ngoài việc tuyên truyền như trên thì các pa nô, tranh áp phích, khẩu hiệu được treo tại các khu vực trong trường cũng manh tính hiệu quả cao, nó nhắc nhở mọi người luôn cố gắng 2.4 Thành lập ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo được thành lập ngay với đủ các thành phần là cán bộ chủ chốt của nhà trường và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia. 2.5 Xây dựng kế hoạch từng thời kì cụ thể; biện pháp thực hiện các nội dung: - Bàn thống nhất trong lãnh đạo, ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho có tính khả thi (Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn, các cá nhân).Kế hoạch được phổ biến tới toàn thể cán bộ giáo viên; Tổ chức lễ ký kết thi đua cho toàn thể giáo viên và học sinh để thể hiện sự quyết tâm đồng lòng hành động trong nhà trường - Phân công giao trách nhiệm và quyền hạn cho trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn thực hiện kế hoạch của nhà trường và đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả cho nhà trường. - Các tổ chuyên môn đặc biệt chú trọng đến công tác đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học siunh lấy học sinh làm trung tâm; đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn. Tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT có hiệu quả vào giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi: Làm đồ dùng dạy học, soạn giáo án điện tử, thi giờ dạy điện tử.... - Đổi mới công tác chủ nhiệm: Từ cách ăn mặc, đi đứng giao tiếp, của giáo viên phải luôn là hình ảnh đẹp trong mắt đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh. Giáo viên gần gũi thân thiện với học sinh, xưng hô đúng quy định trong nhà trường, trang trí lớp thấn thiện..... - Phát huy hết vai trò của Công đoàn: Xây dựng tập thể đoàn kết; xây dựng cơ quan văn hoá và cơ quan văn hoá có đời sống cao; xây dựng nội quy nề nếp sinh hoạt tập thể; đổi mới sinh hoạt Công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh như: câu lạc bộ những người đi bộ, cầu lông, khiêu vũ, hội diễn văn nghệ; Tạo điều kiện vay vốn để giáo viên làm kinh tế nâng cao đời sống gia đình để mọi người yên tâm công tác. Tổ chức gặp mặt các con giáo viên học giỏi, gặp mặt giao lưu các cô dâu, chú rể của trường để họ hiểu được công việc của vợ hay chồng mình từ đó giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, gia đình có vững bền thì hiệu quả công việc mới cao. Mọi thành viên trong trường sẽ sống đoàn kết gắn bó thân thiện với nhau như một gia đình lớn. - Đoàn thanh niên: Nêu cao vai trò tiên phong, tích cực học tập nâng cao trình độ,tham gia có hiệu quả các cuộc thi do các cấp tổ chức. - Đội TNTPHCM: Tăng cường các hoạt động tập thể. Rèn kĩ năng sống cho học sinh + Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp và an toàn: Mỗi lớp đều được đăng ký chăm sóc vườn hoa cây cảnh, các em biết bảo vệ môi trường cảnh quan + Tổ chức các hoạt động thi đua có hiệu quả nhân các ngày lễ lớn trong năm học 2.6 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch - Hàng tuần, hàng tháng các bộ phận được phân công và lãnh đạo nhà trường trực tiếp việc kiểm tra đon đốc để kịp thời điều chinh những việc còn bất cập hoặc còn tồn tại. Động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân và tổ chức thực hiện có hiệu quả - Tự tập thể học sinh, giáo viên và trường đánh giá (học sinh, giáo viên nhà trường có thể bỏ phiếu đánh giá kết quả phong trào thi đua của trường theo các tiêu chí, trên cơ sở báo cáo của Hiệu trưởng, sự tự nhận xét của học sinh, giáo viên và mỗi học sinh, giáo viên tự cho điểm thi đua của các tiêu chí, sau đó nhà trường tổng hợp và công bố, phân tích.). - Thông tin báo cáo hai chiều: Phải kịp thời và đầy đủ. Phải biết lắng nghe và phân tích các thông tin dể xử lí cho chính xác. - Tổ chức khen thưởng: Cuối mỗi đợt thi đua, cuối kì, cuối năm học các tổ chuyên môn, đoàn thể bình bầu các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào để nhà trường khen thưởng. Khen đúng thời điểm, đúng người, đúng việc sẽ là nguồn động lực lớn gúp phong trào phát triển mạnh. 2.7 Kết quả của phong trào và tính khả thi của kinh nghiệm: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Qua 2 năm thực hiện tôi thấy: - Mối quan hệ của các thành viên với nhau trong nhà trường đã có nhiều đổi thay, mọi nguời gần gũi nhau hơn, thân thiện với nhau hơn nhưng không phải vì thế mà mất đi tính kỷ cường của nhà trường. Nhiều tấm gương điển hình mới trong công tác thi đua dạy và học, công tác chủ nhiệm, công tác từ thiện, công tác xã hội đã xuất hiện trong nhà trường. Giáo viên chủ động sáng tạo tích cực đổi mới phuơng pháp dạy học.Trong nhà trường không có hiện tượng giáo viên xúc phạm học sinh dưới mọi hình thức, không có hiện tượng học sinh trốn học hay bỏ học, không có hiện tượng bạo lực học đường... - Học sinh tích cực chủ động học tập.Trong giờ học các em được thoả sức bộc lộ năng lực, khả năng năng khiếu của mình: hùng biện, tranh luận, sắm vai, diễn tiểu phẩm, tập làm phóng viên... Các sân chơi cho các em được tổ chức có hiệu quả như: tuổi thơ khám phá, trò chơi âm nhạc, triển lãm mĩ thuât, hội chợ khéo tay kĩ thuật, ngày hội múa hát dân ca và trò chơi dân gian, thi kể chuyện, hái hoa dân chủ, đặc biệt là sân chơi: Rung chông vàng đã gây được dấu ấn cho học sinh, được đông đảo phụ huynh ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt... Việc xây dựng thư viện thân thiện cho học sinh đã cuốn hút rất nhiều học sinh tham gia, các em rất thích được đến thư viện: ở đấy các em đọc sách, tìm hiểu về các lĩnh vực, sáng tác văn thơ, vẽ tranh, đóng vai, xem phim tài liệu, vào mạng INTENET để tìm tài liệu, giải toán... Toàn trường có gần 200 em tham gia câu lạc bộ giải toán violimpic qua mạng: có 10 em được giải cấp tỉnh và 2 em được giải cấp Quốc Gia. + Các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã phát huy tối đa vai trò và tính hiệu quả của nó: Múa hát tập thể ,AROBIC, múa hát các làn điệu dân ca, triển khai các trò chơi dân gian, thi viết thư quốc tế UPU,thi an toàn giao thông...: Các em được chơi các trò chơi như: mèo đuổi chuột, kéo co, ô ăn quan, rống rắn lên mây, hát các bài đồng giao quen thuộc. Ngoài các bài hát quy định theo chương trình các em còn được tham gia hát múa biểu diễn các làn điệu dân ca 3 miền. Tôi đã phân công một đ/c giáo viên âm nhạc phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng dẫn các em được tham gia đóng các tiểu phẩm dân gian: Tấm Tám, Mai An Tiêm, Tích Chu... Được làm quen với đàn ooc gan và các nhạc cụ dân tộc như: sáo, thanh la, trống , mõ, song loan.... + Chúng tôi đã tổ chức tốt các hoạt động: “Uống nước nhớ nguồn”,” “Đền ơn đáo nghĩa”,”Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vườn hoa em chăm” ,”Lá lành đùm lá rách” “Ủng hộ đồng bào bị bão lụt” “ Mua ủng hộ các thành phẩm do hội người mù, khuyết tật làm ra, gây quỹ vì bạn nghèo, tổ chức tốt công tác thực hiện “3 đủ” cho học trò. Hàng năm các thầy cô cùng các em học sinh quyên góp ủng hộ được hàng trăm bộ quần áo cùng nhiều đồ dùng sách vở để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2009 trường được UBND thành phố Thái Nguyên khen tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào từ thiện nhân đạo. + Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử địa phương. Buổi chào cờ đầu tiên sau khai giảng tôi đã tổ chức triển khai: Bài học truyền thống của nhà trường tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường để mọi người ôn lại truyền thống của nhà trường và khắc sâu hình ảnh Người chiến sĩ cách mạng kiên cường Hoàng Văn Thụ mà trường mang tên, sau đó tổ chức lễ dâng hương Hoàng Văn Thụ ngay tại phòng truyền thống của nhà trường để thầy và trò cùng tự hào và cố gắng giữ gìn phát huy; các em được chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức lễ kí kết chăm sóc đình làng Quan Triều với địa phương, được tìm hiểu về anh hùng Dương Tự Minh- Người con của Quan Triều đã có công phò vua diệt giặc cứu nước; biết được phường Quan Triều nơi các em sinh sống đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang giai đoạn chống Mỹ cứu nước.... từ đó khơi dậy trong các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong năm học các em còn được thăm quan Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, thăm và dâng hương ở nhà tưởng niệm Bác Hồ tại nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Tổ chức các hoạt động hướng về nghìn năm Thăng Long Hà Nội tổ chức cho học sinh thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa... + Chương trình phát thanh măng non của các em mới thật sự tuyệt vời: các em có các biên tập viên, có ban biên tập có phát thanh viên dưới sự phụ trách của TPT, hàng tuần cập nhật tin tức của liên đội và phát thanh tuyên truyền đạt hiệu quả. Nhiều em có bài viết rất hay rất ấn tượng. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp thiết thực như vậy các em rất yêu trường, yêu lớp đoàn kết, thân thiện gắn bó với bạn bè thầy cô. Nhiều em có những “thần tượng”riêng của mình về thầy cô, bè bạn. - Cảnh quan nhà trường đã đổi thay rất nhiều, nhiều đồng chí giáo viên cũ, cha mẹ và học sinh, các thế hệ học trò đã nói mỗi lần đến trường đều có cảm giác trường như mới được “Lột xác”.Đó cũng chính là hiệu quả của việc phát huy các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất xây dựng nhà trường mà qua việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mang lại. - Cha mẹ học sinh rất phấn khởi khi họ thấy con em họ đến trường không còn áp lực: Học, học,và học như trước đây nữa , con họ đến trường được: “ Học mà chơi- chơi mà học”, được hưởng các quyền lợi học tập, hưởng một môi giáo dục an toàn, thân thiện. Nhiều cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường rất nhiệt tình về mọi nguồn lực( việc mà trước đây vô cùng khó khăn). Thấy được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh tôi đã phát huy sức mạnh tiềm năng của ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động để xã hội hoá giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất góp phần cải tạo môi trường ngày một khang trang: như tu sửa bếp ăn công nghiệp cho học sinh, làm nhà để xe cho học sinh, xây mới 170m tường rào, sắm mới mỗi năm 85 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi cho học sinh, làm sân khấu có mái che.... tổng trị giá trên 300 triệu đồng /2năm học. Ngoài ra cha mẹ học sinh còn tích cực đóng góp các ý kíên để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua này. - Các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể của địa phương đã có sự quan tâm hơn đến nhà trường, coi giáo dục là của toàn dân, họ có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần chứ không thờ ơ đứng ngoài cuộc như trước đây. Trồng cây rồi cũng đến ngày hái quả: Năm học 2008- 2009 trường tiểu học Hoang Văn Thụ đã được Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Thái Nguyên khen thưởng nhà trường có nhièu thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Song phần thưởng lớn nhất đối với nhà trường, với các em học sinh khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của xã hội đối với nhà trường và ngành Giáo dục. Như vậy, việc đánh giá kết quả phong trào thi đua ở mỗi trường cần đối chiếu với tình hình của trường trước khi triển khai phong trào thi đua, hoặc trước mỗi đầu năm học, đối chiếu với 5 nội dung của phong trào, nhà trường đã chọn mức phấn đấu cho từng năm học thế nào theo tinh thần: mỗi năm học tạo sự chuyển biến, tiến bộ thực sự ở một số nội dung, phát huy tối đa khả năng của nhà trường và xã hội, nhưng không chạy theo “bệnh thành tích”. MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA: “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2009- 2010 III/ KẾT LUẬN - Với tôi, đây là kết quả đúc rút kinh nghiệm của 2 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có thể mặt này mặt khác còn hạn chế. Song tôi thấy từ phong trào này - Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện để chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí để tôi thực hiện có hiệu quả hơn trên con đường đổi mới giáo dục và đào tạo và công tác quản lý của mình. IV/ ĐỀ XUẤT: - Cần có sự phối hợp liên nghành để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo dục về mọi mặt. Ngày 5 tháng 5 năm 2010 Người viết Nguyễn Bích Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ GD&ĐT 2. Thân thiện với môi trường – Nhà xuất bản GD 2009 3. Báo giáo dục thời đại 4. Mạng INTERNET 5. Cẩm nang văn hoá ứng xử nơi công sở 6. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Nhà xuất bản GD 2008 Cùng sự cộng tác của các đồng chí cán bộ giáo viên nhà trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất