Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chọn và bồi dưỡng học ...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt thạch

.DOC
14
91
67

Mô tả:

PHẦN A . ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn, tạo những chuyển biến lớn, đưa nhà trường trở thành một trong những trường THPT uy tín trong tỉnh bên cạnh chất lượng đại trà, tôi cho rằng chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu của nhà trường. Có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa thiết thực trong việc chăm sóc bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường và tương lai xa hơn là cho quê hương, đất nước. Đứng trước sự vận động của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, công tác dạy học có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường trung học phổ thông. Với suy nghĩ như vậy, cùng tư cách là TTCM và bản thân nhiều năm chịu trách nhiệm lãnh đội tuyển học sinh giỏi toán của nhà trường , tôi mạnh dạn nêu lên “Một vài kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THPT Thạch Thành 3”. II/ PHẠM VI ĐỀ TÀI. - Đội tuyển HSG tỉnh môn Toán (khối 12) trong 6 năm trở lại đây. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất. B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI. I. Thực trạng học sinh giỏi môn Toán tại trường THPT Thạch Thành 3. 1. Thuận lợi: 1 - Có được sự quan tâm sát sao trong công tác bôì dưỡng học sinh giỏi của lãnh đạo nhà trường. - Đội ngũ giáo viên tổ toán còn trẻ , nhiệt tình trong công tác . 2. Khó khăn: + Về phía giáo viên: - Số lượng học sinh giỏi ngày càng giảm sút, số lượng học sinh tham gia đội tuyển hàng năm dù chọn được ổn định (10 em) nhưng chất lượng giải trong kì thi học sinh giỏi tỉnh các năm trước thấp. - Những năm gần đây mặc dù sách tham khảo bán trên thị trường rất nhiều nhưng giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm các tài liệu chuyên ngành Toán có giá trị và uy tín cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác, do giáo viên dạy môn Toán hầu hết thường kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm và nhiều công tác khác nên không có thời gian để đầu tư đúng mức cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi… + Về phía học sinh: Gần đây, số lượng học sinh có năng khiếu và niềm đam mê môn Toán bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là do động cơ học tập của các em học sinh có năng khiếu Toán thì phụ huynh học sinh lại hướng nghiệp sang học các môn theo xu hướng học để đi thi đại học . Chính vì lẽ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và số lượng học sinh giỏi Toán. Một nguyên nhân khác phải kể đến là mặt bằng dân trí ở vùng huyện miền núi Thạch Thành còn thấp nên văn hóa đọc cũng thấp. Vì thế mà số lượng học sinh giỏi môn Toán ở trường THPT Thạch Thành 3 các năm trước đó không nhiều và chất lượng cũng không cao lắm. Bên cạnh đó còn một số học sinh ít chịu khó suy nghĩ, khám phá, tìm tòi mà chỉ trông chờ vào bài giảng của giáo viên. Trong khi , môn Toán – môn học được 2 coi là môn học khô khan đòi hỏi ở học sinh chiều sâu suy nghĩ , tìm tòi mạnh dạn trong tư duy sáng tạo… II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH. 1.Bước 1: Công tác phát hiện học sinh có tư chất, năng khiếu môn Toán. Với tư cách là tổ trưởng chuyên môn cá nhân tôi tổ chức cho tổ viên phát hiện nhân tố học sinh giỏi toán , có năng khiếu đam mê học môn toán từ cuối cấp 2 lên đầu lớp 10 thông qua các kì thi học sinh giỏi cấp trường, huyện ,tỉnh và kì thi vào 10 hoặc thông qua các giáo viên dạy toán ở cấp II để sớm phát hiện nhân tố để có kế hoạch bồi dưỡng lâu dài tạo nguồn cho đội tuyển toán lớp 12 có chất lượng Để chọn được học sinh giỏi toán có chất lượng, giáo viên phải vận động giáo viên trong Tổ và cả giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ, nhất là làm công tác tư tưởng tốt đối với học sinh mình đã phát hiện bởi có những em còn giỏi các môn khác gần môn toán như Hoá , Lí ,Sinh học, thậm chí những em học tôt môn Toán lại là những em có tư duy tốt ở các môn xã hội nữa nên có khi đã được giáo viên các môn này chọn đi thi. Hơn nữa tham gia thi học sinh giỏi những môn Hoá , Lí ,Sinh học các em dễ đạt giải hơn. Do đó giáo viên chúng tôi phải phân tích cho học sinh thấy được những lợi ích của việc học tốt – giỏi môn Toán và cả lợi ích của việc tham gia thi học sinh giỏi môn này. Đây là điều kiện để học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho mai sau, nhất là cho kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và đặc biệt là kì thi Đại học đối với học sinh hướng nghiệp thi khối A; A1 và D. Đây còn là niềm tự hào của bản thân học sinh, truyền thống dạy và học tốt môn Toán của nhà trường. 1. Bước 2: Tổ chức thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Toán: - Tổ chức thi chọn đôi tuyển cho các ba khối thành lập đội tuyển khối 10 và 11 với số lượng hơn 10 học sinh để sàng lọc dần thông qua quá trình dạy ôn . 3 - Khi ra đề chúng tôi bám sát vào những yêu cầu và thực tế đề thi trong các năm gần đây để ra. - Việc ra đề thi được công cho các giáo viên có kinh nghiệm, giỏi trong chuyên môn và chéo khối, lớp (tức là giáo viên ra đề không có học sinh ở khối đó) để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong tuyển chọn học sinh vào đội tuyển. Đặc biệt việc tổ chức thi chọn học sinh vào đội tuyển chúng tôi làm rất kĩ và cẩn thận qua nhiều vòng loại với mức độ đề thi vòng sau khí hơn vòng trước. 3. Bước 3: Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi khi đã thành lập đội tuyển: a) Về phía giáo viên: * Trước khi chọn được đội tuyển: Tại các lớp có học sinh trong đội tuyển: để vừa dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt chúng tôi đã được nhà trường tạo điều kiện ngay từ khi giao lớp bởi đa số học sinh giỏi môn Toán chủ yếu có nguyện vọng học hướng nghiệp thi đại học khối A; A1 và D; rất ít học sinh giỏi chọn được theo học tại các lớp đăng kí hướng nghiệp thi đại học khối C hoặc các lớp cơ bản, lớp thường. Giáo viên còn phải chịu khó học tập từ sách vở, trao đổi với đồng nghiệp. Quá trình trau dồi kiến thức của giáo viên là khâu then chốt, bởi thầy có giỏi thì trò mới có thể giỏi được. Giáo viên phải hệ thống được kiến thức đã đọc thành những đề tài riêng. Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận ra được những nét giống và khác nhau của từng đối tượng trong cùng một đề tài. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải tìm tòi, phát hiện được những cái mới, trên cơ sở kiến thức đã có. Có như thế mới hấp dẫn được học sinh và học sinh mới yêu thích môn Toán hơn. - Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có lòng nhiệt tình, phải xem văn học nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình. Còn những lợi ích khác, chúng tôi tạm gác lại. Khi dạy, chúng tôi phải dạy bằng cả trái tim. Có những giờ giảng tận tâm như vậy thì chúng tôi mới tạo được sự rung động và cộng hưởng của học sinh. Làm được như vậy dần dần chúng tôi mới truyền được tình yêu môn Toán cho học sinh. 4 * Khi đội tuyển được thành lập: Không như nhiều năm trước là sau khi chọn được học sinh cho đội tuyển thì tổ lại giao học sinh của giáo viên nào về cho giáo viên đó tự bồi dưỡng đến khi đi thi mà chúng tôi lên kế hoạch (xem phụ lục 1) và trao đổi cùng tổ chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng chung cả đội tuyển bằng việc phân công giáo viên dạy. Chúng tôi đề xuất và giao cho các giáo viên có kiến thức chuyên môn khá vững vàng, có kinh nghiệm hoặc từng có học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh. Nhóm giáo viên dạy đội tuyển mỗi năm từ 3 đến 5 người. Khi dạy, chúng tôi dạy theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Có như thế, chúng tôi mới nắm được năng lực, đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh, sớm phát hiện ra được những chỗ nhận thức sai lệch của học sinh, để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. - Các giáo viên được phân công dạy đội tuyển cũng không nhất thiết phải là những giáo viên có học sinh giỏi trong đội tuyển bởi chúng tôi muốn phát huy thế mạnh của từng giáo viên trong tổ ở một mảng kiến thức. Các giáo viên được phân công không chỉ là người có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình. Chúng tôi với quan điểm là tất cả vì học sinh, vì trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. - Quá trình bồi dưỡng được lên kế hoạch cụ thể, phân công theo mảng, chuyên đề và giao cho từng giáo viên chuẩn bị, soạn giáo án bồi dưỡng. - Trong quá trình bồi dưỡng, sau mỗi buổi ôn luyện đội tuyển, chúng tôi giao cho học sinh nhiều bài tập (đề bài) để học sinh rèn luyện kỹ năng. Ngoài những bài tập vừa sức, chúng tôi còn chú ý đến những bài tập phát huy trí tuệ thông minh của học sinh. (xem phụ lục 2) - Khâu chấm bài, sửa bài và nhận xét đều được chúng tôi xem trọng. Bởi lẽ, đây là khâu giúp học sinh thấy rõ những ưu và khuyết điểm của cá nhân mình để kịp thời động viên, khích lệ, phát huy những mặt mạnh đã đạt được cũng như sửa chữa những non yếu của mỗi em trong đội tuyển. 5 b) Về phía học sinh: * Khi học tại lớp: - Học sinh không những hoàn thành các bài tập, yêu cầu đọc sách của giáo viên mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). - Học sinh không những tiếp thu được những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ, hay thắc mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ. * Khi ôn luyện đội tuyển: - Mỗi em đều nắm được kế hoạch ôn luyện (xem phụ lục 3) nên biết trước nội dung hoặc vấn đề được bồi dưỡng để tìm hiểu, suy nghĩ hoặc thu thập tài liệu. III. KẾT QUẢ: Qua 5 năm qua, tôi đã bàn bạc thống nhất với đồng nghiệp trong tổ, lên kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình sách giáo khoa mới áp dụng các phương pháp nêu trên từ năm 2009. Khi áp dụng các giải pháp trên bản thân giáo viên chúng tôi thấy tự tin, chủ động hơn trong giảng dạy. Kết quả là chúng tôi đã chọn được những học sinh yêu thích môn Toán, có năng lực thực sự. Học sinh cũng thích thú hơn trong học tập, đặc biệt khi tham gia thi chọn và học bồi dưỡng đội tuyển. Kết quả các bài kiểm tra sau ôn luyện bồi dưỡng đều tăng Kết quả các kì thi học sinh giỏi trong 4 năm học qua đều được đánh giá tốt hơn những năm trước, cụ thể : Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số lượng giải 6 giải/10 em đi thi 6 giải / 10 em đi thi 9 giải/ 10 em đi thi 7 giải/ 10 em đi thi 6 giải/ 10 em đi thi 9 giải / 10 em đi thi 6 IV. KẾT LUẬN Có thể nói với thực tế quá nhiều khó khăn thì kết quả nêu trên của công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở trường THPT Thạch Thành 3 khi áp dụng các giải pháp trên là rất đáng mừng. Chúng tôi đã đạt được chỉ tiêu đăng kí đầu năm về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đó là kết quả từ sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc của giáo viên tổ Toán và học sinh trong mấy năm qua. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà giáo viên tổ tôi chủ quan, tự bằng lòng. Chúng tôi luôn nhận thức phải luôn cố gắng tiến lên, chí ít là cũng giữ vững thành tích. Với đề tài nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm nhỏ mong muốn giúp các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp ở trường bạn (nếu cùng hoàn cảnh, đặc điểm) có thêm một gợi ý để áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên nghiên cứu này không tránh khỏi những ý kiến chủ quan và sai sót. Rất mong các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đồng cảm và chia sẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thạch Hoá,ngày 20 tháng 5 năm 2013. ĐƠN VỊ. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đỗ Duy Thành 7 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi năm học 2012-2013 (Giáo viên) THÁNG NỘI DUNG GV DẠY GHI CHÚ BỒI DƯỠNG 9 + 10 -Bài toán khảo sát Các GV ra câu hỏi, hàm số , ứng dụng ra đề, hướng dẫn và - Khối đa diện thể đ/c Thành tích Hướng dẫn các đề thi yêu cầu HS làm, chấm và chữa hàng tuần học sinh giỏi hằng năm - Mũ và logarit - 11 Các bài toán về phương trình, hệ đ/c Phương phương trình, bất phương trình Xen kẽ hướng dẫn các đề thi học sinh giỏi hằng năm -Nguyên hàm –Tích phân - Các bài toán thể tích đ/c Hằng , khoảng cách , góc cực trị trong hình học không gian C 8 Xen kẽ hướng dẫn các đề thi học sinh giỏi hằng năm Bài toán ứng dụng đạo hàm Xen kẽ hướng dẫn đ/c Hoà các đề thi học sinh 12 giỏi hằng năm Hình học giải tích trong mặt phẳng Xen kẽ hướng dẫn đ/c Cường các đề thi học sinh 1 Các GV ra câu hỏi, ra đề, hướng dẫn và giỏi hằng năm - Lượng giác Các đ/c - Đại số tổ hợp Duyên+ Vinh yêu cầu HS làm, chấm và chữa hàng tuần Ra đề mức độ tương Đ/c Nhung đương đề HSG cho Tháng 2 Nửa đầu học sinh làm Tổng hợp kiến thức, Đ/c Thành tháng 3 kĩ năng Phụ lục 2: Kế hoạch ôn tập – bồi dưỡng của đội tuyển HSG ( Học sinh) năm học 2012-2013 9 THÁNG ND ÔN TẬP - YÊU CẦU GHI CHÚ BỒI DƯỠNG 10 9-10 -Bài toán khảo sát Học, tìm đọc các tài hàm số , ứng dụng liệu GV yêu cầu - Khối đa diện thể trong thư viện hoặc Các GV sẽ kiểm tích Hướng dẫn các đề GV cung cấp Nghiên cứu đề tra đọc, thu thập thi học sinh giỏi trước và tìm hướng hằng năm giải tư liệu, và bài tập, bài kiểm tra hàng tuần chấm và chữa - Mũ và logarit 11 - Các bài toán về phương trình, hệ phương trình, bất phương trình -Nguyên hàm – Học theo sự hướng Tích phân dẫn của giáo viên - Các bài toán thể và HS tự ôn tập . tích , khoảng cách , góc cực trị trong hình học không 12 gian - Bài toán ứng Ôn tập nắm vững lí dụng đạo hàm thuyết - Chữa đề thi học Nghiên cứu đề sinh giỏi các cấp trước và tìm hướng giải - Hình học giải tích Đọc tài liệu, trong mặt phẳng Làm bài tập, đề. 11 - Lượng giác Ôn tập lí thuyết, - Đại số tổ hợp tìm đọc tư liệu. Làm đề GV yêu 1 Chữa đề thi học cầu Nghiên cứu đề sinh giỏi các cấp trước và tìm hướng giải 2 Nửa đầu tháng 3 Ra đề mức độ . Làm đề GV yêu tương đương đề cầu Các GV sẽ kiểm HSG cho học sinh tra đọc, thu thập làm Tổng hợp kiến thức Ôn tập tổng hợp tư liệu, và bài tập, kiến thức, kĩ năng Tổng hợp kiến thức trước khi tham dự kì thi HSG . bài kiểm tra hàng tuần chấm và chữa. Phụ lục 3: Hệ thống bài tập ôn luyện đội tuyển : Câu Ý Nội dung 12 1 I 2 1 II 2 1 III 2 1 IV 2 1 V Hàm số: - Sự biến thiên của hàm số - Cực trị của hàm số - GTLN và GTNN của hàm số trên một khoảng, một đoạn - Đồ thị của hàm số Áp dụng tính chất của hàm số Phương trình: - Giải và biện luận phương trình: đại số, mũ và lô ga rít - Giải các PT lượng giác - Các bài toán liên quan: Tìm ĐK để PT có nghiệm, vô nghiệm, có nghiệm duy nhất,…v…v… Hệ PT: - Giải hệ phương trình - Các bài toán liên quan: Bất đẳng thức, bất phương trình - Chứng minh bất đẳng thức - Giải và biện luận bất PT - Các bài toán liên quan Hệ bất phương trình: - Giải và biện luận - Các bài toán liên quan Tổ hợp và xác suất - Giải các bài toán về hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp và các quy tắc đếm - Giải các bài toán về nhị thức Niu- tơn: khai triển, tìm hệ số, số hạng, số mũ lũy thừa, ….v…v… Hình học phẳng: - Các bài toán về hình học phẳng, các phép dời hình trong mặt phẳng - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng: Vec tơ và các phép toán vec tơ, đường thẳng, đường tròn, các đường cô nic, - Các bài toán liên quan Hình học không gian: - Các bài toán về hình học không gian: Điểm, đường, mặt, quan hệ song song, quan hệ vuông góc, góc và khoảng cách, diện tích và thể tích các hình - Các phép dời hình, biến hình trong không gian 13 2 Phương pháp tọa độ trong không gian: - Vec tơ và các phép toán vec tơ - Mặt phẳng - Mặt cầu - Các bài toán liên quan 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất