Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy tập làm văn trả bài v...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy tập làm văn trả bài viết 4, 5

.DOC
28
112
117

Mô tả:

Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VIẾT LỚP 4 - 5 DƯƠNG THỊ MỸ LƯƠNG Trường TH: TRẦN ĐẠI NGHĨA - PLEIKU 1 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai NĂM HỌC 2008 – 2009 MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VIẾT LỚP 4 – 5 A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh do đó nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong chương trình tiểu học,Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn tập làm văn, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ, đặt câu chính xác, độc đáo để từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng viết văn thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em sẽ biết cách dùng từ đặt câu, chọn ý sao cho đúng và hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động, đang nảy nở, đang sinh sôi và phát triển. Đối với tiết tập làm văn ( trả bài viết ) cho học sinh lớp 4 - 5, không chỉ là khâu “Tổng kết đánh giá sản phẩm” mà còn giúp học sinh tự phát hiện 2 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai những khiếm khuyết trong bài làm của mình, của bạn, biết sửa chữa các lỗi sai và rút kinh nghiệm cho bài tập làm văn sau. Nếu tiết trả bài tập làm văn tốt, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh thì hiệu quả sẽ rất cao; ngược lại, nếu trả bài qua loa, chung chung thì học sinh chỉ chú ý đến mục tiêu là nhận bài, xem điểm mà thôi. Chính vì vậy giáo viên cần giúp học sinh biết tự sửa lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu... để lần sau các em viết văn mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc chân thật. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy tập làm văn ( trả bài viết ) ở lớp 4 - 5 là một phương pháp đã được đặt ra từ lâu trong sách giáo viên và sách học sinh. Các giáo viên lớp 4 - 5 cũng đã được hướng dẫn về phương pháp dạy học tập làm văn qua nhiều chuyên đề hàng năm một cách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi giáo viên chúng ta đã có những cố gắng nhất định để thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong giờ trả bài tập làm văn. Qua giảng dạy nhiều năm, giáo viên đã tìm tòi đúc rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy tốt đóng góp cho phong trào chung. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy chúng ta cũng chưa đạt được như kết quả mong muốn. Biểu hiện cụ thể nhất hiện nay là học sinh lớp 4 - 5 chưa có ý thức học tập tốt bộ môn này. Chưa thấy rõ nhu cầu phải nắm vững cách trình bày bài viết đúng với thể loại trong đề bài đã quy định. Một số học sinh còn ỷ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái ấy theo kiểu liệt kê sự việc. Bài làm của các em còn viết sai chính tả do phát âm địa phương, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tuỳ tiện. Việc lặp ý, lặp từ trong bài văn còn quá nhiều. Bài văn chưa diễn đạt được một thể thống nhất từ đầu đến cuối.... Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng, một số ít giáo viên chưa chú tâm mấy đến tiết "trả bài viết", giảng dạy chung chung, đại khái cho xong tiết. Đã thế, tiết trả bài viết trong sách giáo 3 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai viên không được hướng dẫn cụ thể chi tiết cho từng đề. Vì vậy giáo viên cũng rất khó khăn trong việc chuẩn bị bài dạy của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn tập làm văn, thấy được những yếu kém cơ bản của học sinh cũng như bản thân và nhiều giáo viên khác. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh khi học môn này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học? Đó cũng là lý do khiến tôi chọn đề tài này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. TÌM HIỂU CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TRONG MỖI KIỂU BÀI TẬP LÀM VĂN: Về phân môn tập làm văn lớp 4: Học sinh được học các kiểu bài như kể chuyện, viết thư, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Trong đó mỗi kiểu bài đều có một tiết trả bài viết. Về phân môn tập làm văn ở lớp 5: Học sinh được học kiểu bài văn tả cảnh và tả người. Đồng thời ôn tập văn kể chuyện, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Trong đó có: 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn kể chuyện, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật. Như vậy trong cả năm học học sinh được chọn trả 4 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai bài viết (10 tiết ) với từng bộ đề cụ thể dưới nhiều hình thức chữa lỗi như: Lỗi về chính tả, lỗi về từ, lỗi về câu, lỗi dùng dấu câu, lỗi đoạn văn.... Nội dung dạy tập làm văn nhằm hệ thống vốn kiến thức của các em đã học được trong môn Tiếng việt. Môn tập làm văn đòi hỏi học sinh vận dụng được các kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn ( Tập đọc, LTVC, Kể chuyện, Chính tả …) nên giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh nắm vững những thao tác tập làm văn theo từng kiểu đề quy định trong chương trình, chịu khó suy nghĩ để có hiệu quả trong khi làm bài tập làm văn. Bài văn của các em là phản ánh kiến thức trình độ sử dụng Tiếng Việt. Kỹ năng viết bao gồm kỹ năng dùng từ và đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và hay về lập luận. II. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC CẦN THIẾT: Muốn học tốt tiết học này, mỗi giáo viên cần có một định hướng rõ ràng trong quá trình giảng dạy: + Khi dạy giáo viên cần giúp học sinh nắm được lôgic giữa tiết tập làm văn quan sát tìm ý, lập dàn bài, làm văn miệng, làm văn viết, trả bài viết trong một đề bài cụ thể, khác với học sinh lớp lớn, học sinh tiểu học còn ít vốn từ ngữ, tầm hiểu biết còn có phần hạn chế. Để giúp học sinh chữa lỗi sai giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh hình thành sườn đề có sẵn ngay sau tiết học trước ( bước này được học ở các tiết lập dàn bài, làm văn miệng… ) + Cần xác định rõ tiết trả bài viết không chỉ sửa lỗi về chính tả, cách dùng từ, đặt câu… mà giáo viên cũng cần chú ý sửa lỗi diễn đạt cho học sinh. Trên cơ sở một dàn ý chi tiết, giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa các ý thu thập được qua quan sát tìm ý. Qua đó cho học sinh thấy rõ được: như thế nào là sơ sài, như thế nào là đủ ý cơ bản, như thế nào là ý phong phú. Hình thức này được làm như sau: Khi nói lại ý chính bài viết học sinh, cần nêu được một số vấn đề bài viết của các em chưa giải quyết được cùng học sinh làm rõ vấn 5 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai đề đó. Chẳng hạn khi chữa lỗi về dùng từ, tôi đã ghi lỗi vào bảng phụ để chữa tập trung cả lớp. + Khi học sinh đã nắm được ý nghĩa về nghệ thuật diễn đạt của từng câu, từng ý trong bài làm, cần hướng dẫn các em sửa lại cho cụ thể rõ ràng hơn, rõ nghĩa hơn, hình ảnh phong phú hơn bằng cách thêm từ ngữ gợi tả, gợi cảm và tạo thành câu văn có hình ảnh, phong phú về ý. + Để nâng cao hiệu quả của bài dạy, cần sử dụng phiếu bài tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời tạo hứng thú cho các em trong học tập. Từ những định hướng trên, tôi mạnh dạn trình bày một số số biện pháp sau đây nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiết tập làm văn “Trả bài viết” lớp 4 – 5. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Phát hiện lỗi và sửa lỗi: a. Sửa chữa lỗi dùng từ: Trong quá trình dạy học tập làm văn ở lớp 5 đặc biệt là khi chấm bài cho học sinh ta thường thấy các em sử dụng từ một cách không chính xác, dùng từ không đúng, dùng từ chưa hay vì vậy hiệu quả của bài làm không cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do vốn từ của các em còn nghèo,bí từ nên dùng sai, dùng từ một cách bừa bãi làm hỏng, sai ý của câu văn hoặc làm cho câu văn khô khan, đơn diệu, thiếu hình ảnh. Các em cũng chưa biết cách khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo để diễn tả những điều đã quan sát được, chưa biết cách thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một sự vật hiện tượng. Do khả năng hiểu từ, lựa chọn từ, sử dụng từ của học sinh còn nhiều hạn chế, các em sử dụng từ một cách tùy tiện, không biết vận dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh… vì thế câu văn thường thiếu sinh động và không có hình ảnh. 6 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Sau đây là những ví dụ cụ thể: *Dạng 1: Dùng từ sai về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ.(Hay còn gọi là lỗi chính tả) Đó là việc sử dụng từ có âm thanh hoặc hình thức cấu tạo của từ gần giống với âm thanh hoặc cấu tạo của từ cần miêu tả làm cho người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt. Nguyên nhân là do đường ranh giới giữa các âm của từ láy và tính từ tuyệt đối là rất nhỏ, học sinh không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ vì vậy khi viết các em thường dùng những âm na ná như nhau, lẫn lộn với nhau, đồng thời còn do sự phát âm không chuẩn của từng địa phương. Ví dụ: a.Những tiếng gió xào xạt ngoài kia khiến lòng em càng thêm lưu luyến. b.Những luống rau xanh ngát trông thật thích mắt. c. Chiêng trống bắt đầu nổi nên tất cả mọi người đổ dồn về hướng mấy con voi đang bắt đầu đua. d. Cảnh vật ở đó càng thêm đẹp hơn bởi những giọt sương xa. Trong các câu trên, do không nắm được nghĩa của các từ có âm thanh gần giống nhau do đó học sinh đã sử dụng sai các từ “nên” và “xa” ở các câu c và câu d khiến cho người đọc có thể hiểu sai nội dung cần diễn đạt. Chẳng hạn ở câu c, có thể hiểu là: Vì chiêng trống bắt đầu nổi cho nên tất cả mọi người đổ dồn về phía mấy con voi. Hoặc có thể hiểu câu d như sau: Cảnh vật ở đó đẹp hơn là bởi vì trông xa sẽ thấy những giọt sương xa xa lấp lánh. Cả hai câu c và d đều làm người đọc, người nghe hiểu sai nội dung cần diễn đạt. Ở câu a và câu b, việc viết sai hình thức cấu tạo của các từ “xào xạt” và “xanh ngát” cũng làm cho câu văn trở nên khác thường và người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt của người viết. Khi gặp những lỗi này, tôi đã hướng dẫn học sinh khắc phục bằng cách: Cho các em nêu nghĩa của từ “xào xạt” và “xanh ngát”, từ đó giải thích cho các em hiểu được không có từ “xào xạt”, còn từ “xanh ngát” cũng là một từ 7 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai chỉ màu xanh nhưng không dùng để chỉ màu xanh của một luống rau, do đó cần thay thế các từ “xào xạt” và “xanh ngát” thành các từ “xào xạc” và “xanh ngắt”đồng thời giải thích để các em hiểu được nghĩa của các từ đó. Đối với 2 câu d và c, cũng làm tương tự, cần cho học sinh nắm được rằng “nổi lên” là một từ còn “nổi” và “lên” là hai từ, “sương xa” cũng là một từ có nghĩa khác với “sương sa”. *Dạng 2: Dùng từ không đúng nghĩa. Đó là việc sử dụng các từ ngữ tùy tiên do không hiểu được rõ nghĩa của những từ cần miêu tả, từ đó cũng gây cho người đọc, người nghe khó hiểu trước nội dung cần thể hiện của người viết. Nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa là do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa với các từ cần tả, không nắm được ý nghĩa biểu thái của từ. Ví dụ 1: Qua đề bài: " Em hãy tả người bà mà em kính yêu."Có học sinh của tôi viết: Bà của em có đôi mắt hiền lành. Trong trường hợp này chưa vội khẳng định từ các em dùng là thiếu chính xác, mà cần dùng câu hỏi gợi ý để học sinh phát hiện: Từ "hiền lành" dùng chưa chính xác, vì "hiền lành" là tính từ nói về tính tình của người hoặc vật nói chung, còn ở đây tả đôi mắt người bà - giúp học sinh tìm từ thích hợp thay thế" hiền từ." Viết lại câu : Bà em có đôi mắt hiền từ . Ví dụ 2: a.Lòng em cảm thấy mơn man khi ngày hè đang đến gần. b.Cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp làm em cảm thấy quê hương thật hòa bình. c.Không khí trong veo đã khiến tâm hồn em trở nên sảng khoái hơn. d.Dưới lũy tre xanh, làng tôi yên lặng trong tiếng ngân nga của những tiếng chuông nhà thờ. Ở đây cũng do không nắm được nghĩa của các từ mà học sinh đã tùy tiện sử dụng khi viết câu gây khó hiểu cho người đọc, người nghe đôi khi còn tạo ra các yếu tố gây cười. Trong câu a, học sinh đã hiểu nhầm động từ “mơn 8 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai man” thành tính từ. Ở câu b, cho dù từ “hòa bình” có gần nghĩa với từ “thanh bình” thì cũng không thể dùng từ “hòa bình” thay cho từ “thanh bình” như câu văn trên được. Ở câu c, rõ ràng học sinh đã không hiểu nghĩa của từ “trong veo” và nhầm cho rằng nó có nghĩa giống như là “trong lành”. Tương tự , ở câu d, học sinh cũng đã nhầm từ “yên lặng” có nghĩa giống với từ “yên ả”. Khi gặp những lỗi này, tôi có thể đưa ra những câu đúng trong đó có chứa từ “mơn man” và hỏi học sinh về từ loại của từ này, từ đó cho các em hiểu được cách dùng từ như vậy là sai, đồng thời giải thích cho các em về nghĩa của câu văn và hướng dẫn các em có thể thay từ “mơn man” bằng từ đúng là “man mác”. Đối với các câu còn lại (b, c, d), tôi cho học sinh nêu nghĩa của các từ hòa bình,trong veo, yên lặng và yêu cầu các em đặt câu với mỗi từ đó đồng thời so sánh nghĩa của các câu vừa đặt với các câu ở trên. Từ đó yêu cầu học sinh tự sửa lại các câu đó bằng cách thay các từ “hòa bình” , “trong veo” và “yên lặng” bằng các từ “thanh bình” , “trong lành” và “yên ả” Ví dụ 3: Khi tả chú gà trống, có học sinh viết như sau: Trên đầu khoác chiếc mào đỏ. Trong trường hợp này tôi đã đặt câu hỏi gợi mở để giúp các em phát hiện lỗi sai và sủa lỗi như sau: + Câu văn bạn đã sai gì? (Sai từ khoác). + Các em nên thay từ khoác bằng từ nào phù hợp hơn ? (Đội chiếc mào đỏ chót). - Có học sinh tả đôi mắt của chú gà như sau: Hai con mắt tròn như hòn bi nước. + Câu văn này bạn tả đôi mắt chú gà có phù hợp không? + Khi tả đôi mắt của chú gà chúng ta có thể so sánh với vật gì phù hợp hơn? (hạt đậu đen....) 9 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Học sinh có thể sửa lại: Đôi mắt tròn đen láy như hạt đậu đen luôn luôn nhìn ngang liếc dọc Ví dụ 4: Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học ( TV 5 ) Khi tả học sinh đến trường có bạn viết: + Các em học sinh tung tăng cắp sách đến trường trong những bộ quần áo trang trọng. (Sửa lại: “ Chỉnh tề ”). Khi tả sân trường buổi sáng sớm có em viết: + Sáng sớm sân trường có cây bàng và cây trâm tỏa bóng mát rượi. Sửa lại: “Buổi trưa sân trường có cây bàng và cây trâm tỏa bóng mát rượi. ” hoặc “Sân trường có cây trâm và cây bàng đứng sừng sững hiên ngang đón gió của sớm mai”). *Dạng 3: Dùng từ sai do kết hợp. Khi viết, do không hiểu được ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ, các phụ từ mà học sinh cũng sẽ dễ sử dụng sai các từ ngữ khi kết hợp làm cho câu văn trở nên sai về nghĩa hoặc vô nghĩa. Nguyên nhân của việc dùng sai kết hợp từ là do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mỗi quan hệ giữa hai vế câu ghép, mỗi quan hệ nội tại giữa các từ trong câu. Ví dụ: a.Lũy tre xanh làng tôi đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhưng tôi chẳng muốn rời xa quê. b.Tuy con đường làng rất đẹp nên đã khiến lòng tôi nao nao mỗi khi về làng. c.Bây giờ là mùa gặt, trên cánh đồng làng, bà con xã viên đã gặt lúa. d.Tôi bị lạc vào một khu vườn đầy hoa thơm và trái ngọt. Trong các ví dụ trên, ở câu a, do không nắm được ý nghĩa của câu ghép có cặp từ quan hệ chỉ nguyên nhân kết quả mà học sinh đã kết hợp sai từ “nhưng” với từ “vì” (đã bị ẩn đi). Tương tự, ở câu b, học sinh cũng đã kết hợp sai từ “tuy” với từ “nên”. Đối với câu c và câu d, học sinh đã kết hợp sai các phụ từ “đã” và “bị” do không hiểu được nghĩa của mỗi câu. 10 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Khi gặp các lỗi trên, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ trong câu ghép chính phụ, từ đó giải thích cho học sinh nắm được không có cặp từ chỉ quan hệ “ vì – nhưng” hay “tuy – nên”, cũng cần nhắc lại để học sinh nắm được cấu tạo của câu ghép chính phụ đó là việc ta có thể lược bỏ một hoặc cả hai từ chỉ quan hệ trong câu mà nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Đối với câu c và d, tôi tiếp tục cho học sinh nêu nghĩa của mỗi câu trên và yêu cầu học sinh nêu cách dùng từ của mỗi từ “đã” và “bị” để học sinh nắm được “đã” dùng để nói về những sự việc đã qua nên không thể viết “đã gặt lúa” trong khi đang mùa gặt, còn “bị” chỉ được dùng như là một sự bắt buộc phải làm một việc gì đó nên cũng không viết như câu trên đây bởi vì “ vườn cây với đầy hoa thơm, trái ngọt” chắc chắn ai cũng muốn đến chứ không phải bị bắt đến, có thể liên hệ cho các em hiểu được, tương tự như vậy ta cũng không dùng từ “được” để viết câu “Tôi được vào tù đã hai tháng nay.” *Dạng 4: Dùng từ sai do lặp từ. Do vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo nên các em chưa biết sử dụng các từ đồng nghĩa thay thế cho các từ đã viết vì vậy trong bài viết của mình các em thường viết các từ lặp lại làm cho câu văn lủng củng không mạch lạc. Có hai dạng lặp từ đó là: lặp từ hoàn toàn và lặp từ đồng nghĩa. Ví dụ: a.Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, quê ngoại em là một vùng quê ven sông Hồng, quê ngoại em có một cánh đồng lúa rất rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát. b.Cánh đồng lúa quê em rộng bao la, bát ngát. c.Con đường làng em rất đẹp, con đường làng em đã được rải nhựa nhẵn lì, con đường làng em có hai hàng cây xanh mát. d.Những hàng cây nhè nhẹ thổi rì rào. 11 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Trong các ví dụ trên, học sinh đã dùng các từ lặp đi lặp lại nhiều lần đó là “quê ngoại em”, “con đường làng em”, các từ đồng nghĩa là “bao la, bát ngát”; “ nhè nhẹ, rì rào” Gây nhàm chán đối với người đọc, người nghe. Trong trường hợp này, tôi hướng dẫn học sinh nhắc lại cách liên kết câu bằng phép thế, bằng cách cho các em dùng các từ khác mà có thể thay thế các từ “ quê ngoại em”, “con đường làng em” mà nội dung của các câu đó không thay đổi. Các em sẽ dễ dàng tìm được các từ thay thế đó là: “nơi đó”, “nơi ấy”, “ con đường ấy”, “nó”… Tương tự như vậy, ở câu b và câu d, giáo viên cần cho học sinh tìm các từ khác thay thế một trong hai từ đồng nghĩa với từ còn lại hoặc có thể bỏ đi một trong hai từ đó ở mỗi câu và giải thích để các em hiểu rằng, không nên viết các từ đồng nghĩa trong cùng một câu vì như thế sẽ làm giảm đi hình ảnh đẹp của câu văn. Trong các câu này các em có thể tìm các từ thay thế như: “ thẳng cánh cò bay” hay có thể bỏ đi một trong hai từ mà ý của mỗi câu không hề thay đổi và làm cho câu văn ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Việc phát triển kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn cho học sinh lớp 4 - 5 là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Việc làm này sẽ giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới việc viết hay, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn ở lớp 4 - 5 đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. b. Sửa chữa lỗi diễn đạt: Thông thường việc sửa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài viết của lớp để tìm ra các câu tiêu biểu có vấn đề về ngữ pháp, về chính tả để cho học sinh nhận xét, sửa chữa như tôi đã trình bày ở phần 1. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát trình độ của lớp. Tuy nhiên, để có được bài văn tốt giáo viên cũng cần tính đến việc sửa lỗi diễn đạt cho học sinh. Về cách tiến hành sửa chữa lỗi diễn đạt, cần chia ra nội dung sửa chữa lỗi chung trước lớp và nội dung cá nhân học sinh tự sửa chữa lỗi trên bài viết đã được thầy, cô giáo nhận xét. Để thực hiện được việc này, giáo viên cần thống nhất với học 12 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai sinh lớp mình dạy một số ký hiệu trong chấm bài của thầy cô giáo. Ký hiệu này không cần thống nhất trong toàn trường hay toàn khối. Chỉ cần thống nhất giữa giáo viên mình đang dạy và học sinh của lớp mình. Để thực hiện vẫn đề này có hiệu quả, trong thời gian qua bản thân tôi đã thực hiện như sau: Những lỗi thông thường, hay gặp trong bài viết của học sinh, tôi đã gạch dưới và ghi ra bên lề ký hiệu xác nhận hình thức lỗi cần sửa. Học sinh nhận lại bài khi cô giáo đã chấm và có trách nhiệm tìm đọc các lỗi đã được cô giáo phát hiện để chữa lại cho đúng. Các lỗi như chính tả tôi ký hiệu là (ct), lỗi dùng từ (tn) thì có thể sửa và viết lại ngay ở lề bài. Những lỗi về câu như thiếu hay thừa chủ ngữ (cn), vị ngữ (vn), bổ ngữ (bn), định ngữ (đn) thì cần viết lại cả câu ở dưới bài viết. Những lỗi về đoạn như nhập đề hay kết bài chưa hay, vụng về (vg), những lỗi về tính chính xác của dẫn chứng hay chi tiết( chx) cần được sửa lại ở bên dưới bài. Đã giao việc cho học sinh làm thì cần có kiểm tra việc thực hiện. Chính vì vậy, sau tiết trả bài tôi thường yêu cầu học sinh nộp bài cũ mà các đã sửa chữa trước khi làm bài viết mới để kiểm tra, kết hợp tuyên dương những em biết sửa chữa. Công việc này tuy vất vả, nhưng làm được như vậy thì các em mới thực hiện việc sửa chữa bài một cách nghiêm túc. Và các em có nghiêm túc sửa chữa bài đã làm thì hiệu quả luyện viết văn mới được nâng cao. Việc sửa chữa chung trên lớp, cũng cần được thực hiện cho đủ các nội dung sau: - Phát hiện lỗi sai trong câu. - Tìm hiểu nguyên nhân của lỗi sai. - Xác định hướng sửa chữa. - Sửa chữa cụ thể. Cần lưu ý là việc sửa chữa lỗi sai nhiều khi có thể thực hiện theo hai ba cách khác nhau. Một ý có thể diễn đạt bằng nhiều câu khác nhau. Chỉ cần cho các em thấy những cách diễn đạt ý khác nhau đó. Ví dụ 1: 13 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Ông thường cho em ăn quà nên em rất yêu mến và nhớ mong ông khi ông có dịp đi xa. ( Bài viết của học sinh). Câu văn muốn nói lên tình cảm yêu mến và nhớ mong của đứa cháu ( đã học đến lớp 5 ) đối với người ông. Hai vế trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ nên đã giúp chúng ta nhận ra nguyên nhân của tình cảm đó. Và chính điều đó làm chúng ta phải băn khoăn về thứ tình cảm yêu mến và nhớ mong của người cháu đối với người ông. Cháu yêu mến ông vì sao? Vì ông thường cho cháu ăn quà. Viết như vậy sẽ làm giảm tình cảm yêu mến của cháu đối với ông. Có thể kết hợp với ý ở ngay câu trên trong bài viết để sửa lại, nhằm tôn lên tình cảm yêu thương của cháu đối với ông: Là đứa cháu đích tôn trong đại gia đình, em được nuông chiều nhiều nhất nên em rất yêu mến ông. Viết như vậy sẽ làm cho tình cảm ông cháu trở nên sâu nặng hơn và phần nào có tính chất thiêng liêng. Sự gắn bó của hai thế hệ, sự gắn bó của cả dòng họ. Sự gắn bó mới sâu nặng làm sao! Nỗi nhớ mong của cháu đối với ông được diễn đạt là Khi ông có dịp đi xa. Đối với người già mà dùng cụm từ đi xa là có ý khác. Cần tránh.Phải chăng, chỉ khi ông đi xa mới nhớ, còn ông đi gần thì không nhớ chắc! Nên sửa là: Khi ông đi vắng, hay khi ông ra khỏi nhà .Nói như vậy sẽ tăng được sự gắn bó của người cháu đối với người ông, và tránh được sự ngộ nhận của người đọc. Có thể sửa lại như sau: Mỗi khi ông đi vắng, em lại nhớ mong ông. Có thể cụ thể sự nhớ mong ông của người cháu bằng cách miêu tả tâm trạng của người cháu. Ví dụ: Mỗi khi ông đi vắng, em lại cảm thấy căn nhà như trống trải hẳn, em càng nhớ mong ông nhiều hơn. Hay có thể thêm chi tiết làm rõ hoàn cảnh vắng ông và tâm trạng nhớ mong của người cháu đối với ông: 14 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Mỗi khi đi học về mà không thấy ông ở nhà, em lại cảm thấy căn nhà như trống vắng hẳn. Em không còn thiết làm gì nữa chỉ hết chạy ra cửa lại quay vào nhà mong ngóng ông trở về. Ví dụ 2: Đề bài: Hãy tả con gà trống mà em đã từng chăm sóc(hoặc em đã từng quan sát)(TV4). Khi trả bài viết, muốn sửa lỗi trong phần mở bài giáo viên cần đặt câu hỏi để học sinh định hướng được bài làm của mình như: Các em phải giới thiệu được con gà trống đó của ai? Nuôi được bao lâu? Thuộc giống gà gì? + Trong bài viết học sinh có thể mắc lỗi như sau: Chú gà trống cồ nuôi được ba năm thuộc giống gà ta của ba em. + Dựa vào câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh có thể sửa lại như sau: Nhà em có nuôi một chú gà trống đến nay đã gần một năm tuổi. Hoặc: Ò – ó – o... đó là tiếng gáy của chú gà trống nhà em đấy. Gia đình em nuôi đến nay đã được 8 tháng tuổi. + Hoặc khi tả trọng tâm chủ đề là con gà trống mà em đã từng chăm sóc, các em còn viết lan man, đang tả chú gà trống của mình lại tả sang con gà trống của người khác là không được. Vậy khi tả con gà trống của em phải có một trình tự lôgích của bài làm đó là: Hình dáng bên ngoài của con gà như lông, mào, cổ, cánh của nó ra sao? Tính nết của nó như thế nào? Tiếng gáy, cách cư xử của chú gà trống này với gà trống khác hoặc tính tình của nó với gà mái. Khi sửa lỗi về câu, từ, cách diễn đạt, để dẫn đến một khía cạnh khác học sinh sẽ thấy được tại sao cùng các từ ngữ đó mà hình ảnh câu văn của bạn sinh động hơn. c. Sửa chữa lỗi sử dụng dấu câu: Dấu câu có vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tiếp cận văn bản viết. Nó có tác dụng để phân cách các bộ phận trong câu, phân cách các câu với nhau, làm sáng tỏ ý cần trình bày của người viết, thống nhất cách hiểu văn bản viết bao giờ người viết cũng cần phải sử dụng dấu câu. Chính nhờ dấu 15 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai câu cùng với các phương tiện đặc trưng của văn bản viết để làm sáng tỏ ý mình cần trình bày. Xác định được vai trò của dấu câu nên chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã đưa vào các loại dấu câu dạy ở các lớp. Các loại dấu câu được dạy gắn kết với các kiểu câu tương ứng. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, tôi nhận thấy, khi sử dụng dấu câu trong việc sản sinh văn bản, học sinh thường mắc hai lỗi cơ bản là: Lỗi không dùng dấu câu và lỗi dùng dấu câu sai. Sở dĩ có thực trạng này vì nó liên quan đến phương pháp dạy học dấu câu hiện nay đó là dạy học sinh nhận diện dấu câu trong văn bản viết chứ chưa dạy học sinh sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản viết. Từ thực trạng nêu trên mỗi một giáo viên chúng ta cần phải có trách nhiệm là tìm ra lỗi mà học sinh thường mắc phải và cách khắc phục những lỗi đó. *Lỗi không dùng dấu câu: Đó là những câu sai do học sinh không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần câu. Có những bài viết không hề có một dấu câu nào. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu: Khi kết thúc một ý phải đặt dấu chấm ngắt câu. Việc học sinh không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp bởi người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có trường hợp không xác định được hoặc hiểu sai ý các em muốn diễn đạt. Ví dụ: - Sáng nay tôi dậy hơi muộn tôi thấy cách cửa hé mở tôi không hiểu chuyện gì, tôi gọi Cún con ra sân tập thể dục nhưng chẳng thấy Cún con đâu tôi chạy đi tìm Cún con bỏ đi rồi. - Cô giáo khen em khi nào về bố mua cho em một chiếc cặp sách. Để chữa các lỗi này, tôi hướng dẫn học sinh phân tích cấu trúc, tách đoạn ra thành câu và điền dấu chấm, viết hoa cho đúng. 16 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Học sinh thường bỏ không dùng các dấu phẩy (dấu chấm phẩy) ngăn cách hô ngữ, ngăn cách các bộ phận đồng chức. Ví dụ: - Chiếc bút chì của em dài bằng gang tay to như chiếc đũa. - Mẹ em rất vui em cũng rất vui. Khi chữa lỗi này, tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách thêm các dấu phẩy ( dấu chấm phẩy ) vào chỗ cần thiết. * Lỗi sử dụng dấu câu sai : Đó là lỗi mà dấu câu được sử dụng không hợp lý, không đúng quy tắc. Lỗi sử dụng câu sai của học sinh tiểu học bao gồm: Dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý, dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần Chủ – Vị ( tất nhiên ở đây đã loại trừ trường hợp sử dụng dấu câu với dụng ý tu từ ), ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia… Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý. Ví dụ: - Buổi sáng, trên những cành cây ngọn cỏ. Sương long lanh như nhưng hạt ngọc. - Chiếc cặp ấy to. Hình chữ nhật vuông vắn. - Anh trai cày tưởng lão nói thật. Làm việc quần quật cho lão. Để chữa lỗi các câu trên tôi yêu cầu học sinh đọc lại mỗi câu xem đã đủ ý chưa, xác định câu sao cho đủ ý để người đọc có thể hiểu được nội dung của câu đó. Sau đó học sinh sẽ tự sửa lỗi bằng cách thay dấu chấm bằng dấu phẩy ở các câu trên. Ngoài ra học sinh còn mắc các lỗi dùng dấu câu khác mà chúng ta có thể hình dung qua các ví dụ: - Quê hương em, có rất nhiều dừa. - Mẹ của em, là người rất thương con. 17 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai - Em khoe mẹ, một điểm mười đỏ rực. - Trăng đã lên: Em thấy hôm đó trăng rất sáng. - Tôi cũng không biết nên làm thế nào? Dê trắng tìm mãi không thấy bạn ở đâu? Với các lỗi này, tôi giúp học sinh nắm vững quy tắc là không dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ vị trong câu, ngăn cách động từ với bổ ngữ, không dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia và cũng không được dùng dấu chấm hỏi khi kết thúc câu không phải là câu hỏi. Trong quá trình chấm, chữa bài cho học sinh, chúng ta còn gặp trường hợp học sinh muốn truyền đạt lời nói của người khác theo hình thức gián tiếp, nhất là đối với những câu cầu khiến, câu cảm thán, câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: - Bà bảo cháu hát đi ! - Mẹ tôi hỏi tôi có thích đi xem phim không? Học sinh mắc lỗi này là do các em không nắm vững được quy tắc chuyển đổi câu từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp. Để chữa được lỗi này, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: Khi muốn truyền đạt lời nói của người khác bằng lời nói của mình, gặp những câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán thì cần phải chuyển đổi những câu đó thành câu kể và dùng dấu chấm để kết thúc. 2. Đọc đoạn văn hay: Đọc đoạn văn hay có mục đích giúp cho học sinh nhận biết được cụ thể một bài viết đạt yêu cầu, một bài viết hay theo đúng yêu cầu của đề bài cả lớp vừa thực hiện. Có hai nội dung cần thống nhất trong công việc này : Chọn bài đọc và cách đọc bài văn hay trước lớp. Nói chung, bài được đọc cho cả lớp nghe cần đảm bảo có chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Bài đem đọc trước lớp phải đảm bảo giúp học sinh học tập được về cách chọn ý, sắp xếp ý 18 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai cũng như thể hiện ý. Nếu bài đọc mẫu đảm bảo được cả 3 nội dung nêu trên thì thật quý. Không thì cũng phải đảm bảo một mặt nào đó trong ba mặt nói trên. Để làm tốt phần này,trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng chọn bài đọc từ hai nguồn: Bài viết của lớp và bài viết bên ngoài (bài văn mẫu hoặc bài của học sinh những năm học trước). Đối với nguồn thứ nhất, khi sử dụng có lợi thế là tạo được niềm hưng phấn cho học sinh trong lớp. Học sinh có bài được tuyên dương đọc trước lớp đương nhiên là rất phấn khởi đã đành, ngay các em trong lớp cũng cảm thấy tự hào có được người bạn có bài viết hay, kích thích sự ganh đua lành mạnh trong học tập của cả lớp. Tuy nhiên khi sử dụng bài viết của học sinh trong lớp cần lưu ý là chỉ nên chọn đọc từng đoạn nhỏ, ngắn. Có như vậy mới đảm bảo đem lại được bài học bổ ích cho các em. Với mục đích để giúp cho đoạn văn đọc lên gây được tác động mạnh mẽ cho cả lớp, những lỗi không quan trọng như lỗi chính tả, lỗi dùng từ hay những lỗi về câu cú do sơ ý, do viết vội trên lớp mà mắc phải tôi đã sửa chữa trước khi cho các em đọc. Có như vậy thì mới làm nổi bật được ưu điểm trong đoạn văn viết của các em khi chúng ta cho đọc trước lớp. Vấn đề tiếp theo là chọn người đọc. Thông thường tôi để chính em học sinh viết đoạn văn đọc trước lớp bởi vì nếu thực hiện được như vậy thì sẽ là một động viên rất lớn cho em học sinh đó. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo em học sinh đó phải có giọng đọc rõ ràng, đủ to cho cả lớp nghe được, biết đọc lưu loát, đọc diễn cảm. Gặp phải học sinh viết tốt nhưng đọc chưa hay thì cũng không nhất thiết cứ phải để em đó đọc, dễ gây phản tác dụng. Trong trường hợp đó nên chọn một học sinh khác đọc hoặc chính tôi đọc đoạn văn cho học sinh nghe. Khi chọn bài đọc từ nguồn thứ hai, chúng ta phải chọn cho được bài văn tiêu biểu, đáp ứng đúng yêu cầu sư phạm của nhà trường. Cũng chỉ nên chọn từng đoạn ngắn cho phù hợp với yêu cầu của đề bài viết. 19 Döông Thò Myõ Löông – Tröôøng TH Traàn Ñaïi Nghóa, Pleiku, Gia Lai Có thể trong một tiết trả bài, cho đọc một đoạn trong bài viết của học sinh lớp để động viên, rồi đọc một đoạn ngắn trong bài viết ở bên ngoài để làm mẫu. Điều quan trọng hơn mà chúng ta cần bàn là cách tiến hành việc đọc đoạn văn trước lớp. Với mục đích đọc đoạn văn hay để giúp cho các em biết cách học theo thì không thể chỉ đọc đoạn văn, dù đọc thật hay, đọc thật diễn cảm. Các em và ngay cả người lớn chúng ta, không phải ai nghe đọc cũng nhận ngay ra được cái hay, cái đẹp, cái cần học tập theo trong đoạn văn vừa nghe đọc. Bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, có khi giảng một đoạn văn đến lần thứ mười rồi mới nhận ra được một điều lý thú trong ý tưởng, trong cách diễn đạt của đoạn thơ văn đã từng giảng dạy bao lần. Cho nên sau phần đọc đoạn văn nhất thiết phải có phần bình chú về đoạn văn. Bình chú để làm bật ra cái đáng học tập trong đoạn văn . Bình chú để làm nổi rõ ý tuưởng sâu sắc trong một từ, một câu. Bình chú để giúp các em nhận ra cách hành văn độc đáo mà người đọc, người nghe nhiều khi không nhận ra . Về cách bình chú, có thể sử dụng đối thoại giữa thầy và trò hoặc giáo viên gợi mở rồi để cho lớp làm việc theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên cần tính đến thời gian trong tiết học chọn ra giải pháp tối ưu, để vừa đảm bảo thời gian, vừa đảm bảo chất lượng nội dung bình chú. Nội dung bình chú phải gắn liền với nội dung của tiết học, của đề bài văn, của chương trình rèn luyện kỹ năng viết của lớp. 3. Sử dụng phiếu bài tập trong tiết trả bài : Để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, trong tiết trả bài viết giáo viên cần sử dụng phiếu bài tập nhằm giúp học sinh chủ động phát hiện lỗi và sửa lỗi. Các phiếu bài tập dùng cho mỗi tiết dạy, giáo viên phải xây dựng dựa trên việc chấm bài và ghi chép những lỗi của học sinh, lựa chọn những lỗi điển hình sau đó soạn dạng bài tập cho phù hợp. Ví dụ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan