Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 5...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 5

.DOC
18
131
138

Mô tả:

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP5 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bậc học nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy trong bậc tiểu học nói riêng, từ lâu đã được ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Trong bậc tiểu học cần đổi mới phương pháp, nhằm hướng tới một mục đích chung là bước đầu giáo dục căn bản toàn diện cho các em học sinh qua các môn học, trong đó có môn Tiếng Việt. Trong chương trình Tiểu Học, môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí quan trọng. Vì qua môn Tiếng Việt bước đầu hình thành và rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết “Nghe, nói, đọc, viết”, do đó mà môn Tiếng Việt được phân bố thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Trong đó phân môn Tập làm văn lại chiếm phần nhiều thời lượng trong môn Tiếng Việt. Vì vậy, việc dạy Tập làm văn có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng, nó là nền tảng để giúp các em học sinh học tốt các môn học khác. Để đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng một cách có hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là những người giáo viên biết nắm bắt thực tế đối tượng học sinh mình đang dạy, và từ đó linh hoạt vận dụng phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy. Đồng thời đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi, có sáng kiến mới trong mỗi giờ dạy của mình, để giúp các em học tập tốt hơn.Tư tưởng coi học sinh là trung tâm là muốn bổ sung nguồn kiến thức cho học sinh, dạy học không chỉ là truyền dạy một khối kiến thức, mà phải chú ý phát triển kĩ năng cho người học là hấp dẫn, hứng thú với vấn đề cần học. Trải qua nhiều năm công tác, từ trong thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm về dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5. Với mong muốn góp một 1 phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng của học sinh trong việc học phân môn Tập làm văn nói riêng. Từ những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn đó, tôi xin trình bày thành đề tài sáng kiến cụ thể là: “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5”. Mặc dù chỉ là sáng kiến của cá nhân, sau khi được áp dụng vào thực tế giảng dạy học sinh của lớp mình phụ trách, đã đạt được một số kết quả tốt hơn. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số biện pháp, qua việc đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 5, nhằm giúp học sinh học Tập làm văn một cách tốt hơn. Qua đó cũng góp phần giúp các em học tốt các môn học khác. 2. Phương pháp: - Giáo viên nghiên cứu Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, chuẩn bị kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng tiết dạy. - Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh học tập trên lớp. - Giáo viên dẫn dắt, gợi mở và minh họa bằng đồ dùng học tập ( tranh ảnh, vật thật…). - Giáo viên thống kê số liệu, tỉ lệ kết quả của học sinh lớp dạy trong hai năm học trước và khảo sát đầu năm học của lớp dạy trong năm học này. - Giáo viên phân tích và xử lý số liệu để so sánh, đối chiếu để thấy hiệu quả ứng dụng sáng kiến mới trong quá trình giảng dạy. III. Đặc điểm tình hình: Đầu năm học 2014- 2015, được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, tôi nhận chủ nhiệm lớp 5B, lớp học một buổi/ngày. Tình hình chung của lớp như sau: Tổng số học sinh : 23 em – trong đó: 2 Dân tộc : 22 em. Nữ : 16 em. Nữ dân tộc : 15 em. 1/ Thuận lợi: -Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học nên các em có ý thức học tập tốt hơn so với các em ở đầu cấp. -Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu, chính quyền địa phương cùng với phòng Giáo dục và đào tạo. Bản thân nhiệt tình có kinh nghiệm trong công tác. Hầu hết các em là con em sống trên địa bàn của xã, thuận lợi cho việc liên lạc giữa gia đình – nhà trường. 2/ Khó khăn: a. Khó khăn chủ quan: - Chất lượng học sinh không đồng đều. kĩ năng học Tập làm văn của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Phần lớn học sinh trong lớp học phân môn Tập làm văn rất yếu. Qua một thời gian giảng dạy phân môn Tập làm văn theo chương trình sách giáo khoa, tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn Tập làm văn có một số khó khăn nhất định đó là: - Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em còn nhiều hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay. - Các em chưa nắm chắc cách trình bày bài văn. - Chưa biết cách sử dụng câu nêu ý chính bao trùm cho cả đoạn văn, cách chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong bài văn còn rời rạc và chưa logic. - Trong khi viết các em chưa biết cách sáng tạo và bộc lộ cảm xúc của mình. 3 - Một số em sử dụng biện pháp so sánh nhưng còn cứng nhắc. b. Khó khăn khách quan: - Tất cả học sinh lớp tôi sống ở ba buôn làng ( Buôn Liăp, Bôn Khăn và Buôn Hoang), nên các em thỉnh thoảng nghỉ học ảnh hưởng tới chất lượng học tập rất lớn. - Gia đình các em 100% làm nông trình độ dân trí thấp nên ít có sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của các em. Đối với học sinh lớp 5 ở địa bàn tôi trực tiếp giảng dạy, vốn ngôn ngữ của các em còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt dũa lời văn, câu văn cho bóng bẩy, để nó mang tính “nghệ thuật”, mà đa số các em nghĩ sao viết vậy, bởi lớp chiếm 95,7% là học sinh dân tộc thiểu số. Cho nên việc trước tiên là giáo viên phải nắm bắt rõ các phân môn trong môn Tiếng Việt, nhất là phân môn luyện từ và câu. Vì luyện từ và câu cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh, uốn nắn cho các em kĩ năng dùng từ, đặt câu, hướng cho các em từ cách quen sử dụng “ ngôn ngữ tự nhiên” chuyển thành kĩ năng sáng tạo ngôn ngữ “ nghệ thuật”. Kết quả cuối cùng của dạy Tập làm văn, là kết quả của những bài văn cụ thể. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, kĩ năng và cảm xúc. Vì vậy trong mỗi giờ Tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này. Để hình thành năng lực viết Tập làm văn cho học sinh, để giúp cho các em học tốt môn Tập làm văn, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp sau: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I,Khảo sát đầu năm, cuối năm so sánh với các kết quả của 2 năm liền kề: Trong năm học: 2013- 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B với sĩ số là 25 học sinh. Qua kết quả thi khảo sát đầu 4 năm, tôi thống kê được chất kết quả học sinh qua việc học phân môn Tập làm văn như sau: Bảng 1.1. Khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học 2013-2014: Tổng Giỏi số HS 25 Khá Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng 0 % 0 lượng 2 % 8 Trung bình Số Tỉ lệ lượng 14 % 56 Yếu Số Tỉ lệ lượng 9 % 36 Nhận xét: Từ bảng 1.1 cho thấy tỉ lệ học sinh Khá – Giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao. Qua một năm tìm tòi, sáng kiến các biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh, tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được cuối năm học như sau: Bảng1.2. Khảo sát đánh giá chất lượng cuối năm học 2013-2014: Tổng số HS 25 Giỏi Số Tỉ lệ lượng 1 4 Khá Số Tỉ lệ lượng 5 20 Trung bình Số Tỉ lệ lượng 17 68 Yếu Số Tỉ lệ lượng 2 8 Nhận xét: Từ bảng 1.2 cho thấy tỉ lệ học sinh Khá – Giỏi cao hơn nhiều so với đầu năm. Đồng thời tỉ lệ học sinh Yếu giảm đi. Năm học 2014- 2015 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp 5B với sĩ số là 23 học sinh, trong đó có 16 học sinh nữ. Vào đầu năm học tôi tiếp tục làm khảo sát tỉ lệ học sinh, và từ đó có kế hoạch giảng dạy. BảngI.3. Khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học 2014-2015: Giỏi Khá Trung bình Yếu 5 Tổng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ số HS 23 lượng 0 % 0 lượng 2 % 8,7 lượng 12 % 52,2 lượng 9 % 39,1 Nhận xét: Từ bảng 1.3 cho thấy tỉ lệ học sinh Khá – Giỏi thấp bằng tỉ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao. II/ các biện pháp giảng dạy: Trong chương trình hướng dẫn giảng dạy phần Tập làm văn lớp 5 cũng đặt ra một số vấn đề cơ bản, từ đó giáo viên vận dụng vào mỗi tiết học. Nhưng thực tế giảng dạy có nhiều đối tượng học sinh với những khả năng khác nhau. Đòi hỏi muốn giảng dạy có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sáng kiến. Khi nghiên cứu chương trình Tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn trong chương trình lớp 5 gồm các tuyến kiến thức: - Văn miêu tả gồm có: + Tả cảnh. + Tả người. - Các loại văn bản khác: + Báo cáo thống kê. + Làm đơn. + Thuyết trình tranh luận. + Làm biên bản… Trong đó thể loại văn miêu tả khá trọng tâm và quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 5. Bởi văn miêu tả là hình thức dùng ngôn từ phác họa ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người…một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang: “ Xem tận mắt, bắt tận tay”. Nhưng bản thân tôi khi vận dụng sáng kiến vào giảng dạy, cũng chỉ mới áp dụng cho phần Tập làm văn miêu tả, mà chưa áp dụng rộng ở các thể lại và phân môn khác. Đồng thời sáng kiến cũng chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân đề xuất, nên phạm vi nghiên cứu còn hẹp. Vì vậy; 6 chưa dám khẳng định sẽ có hiệu quả cao, khi áp dụng cho những đối tượng học sinh lớp khác và phân môn khác. Ở lớp 5 để viết bài văn miêu tả, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là: - Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh hoặc tả người. - Phân tích các văn bản mẫu. - Quan sát lập dàn ý chi tiết. - Viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, giáo viên lần lượt phải thực hiện linh hoạt các bước sau: 1. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh: Để học sinh học tốt phân môn Tập làm văn, trước hết thực hiện yêu cầu của đề bài nào đó, qua đó giáo viên cần giúp hoc sinh hệ thống hóa các từ ngữ thuộc chủ đề bài học, để học sinh có vốn từ ngữ khi vận dụng vào làm bài. Từ đó giúp các em đỡ lúng túng khi sử dụng từ ngữ khi viết. Ví dụ: Khi dạy bài Tập làm văn: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước ( Tiếng Việt 5- Tập 1- trang 74). Giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hóa các từ ngữ thuộc chủ đề sông nước như: lăn tăn; êm đềm ; man mác; quanh co, xanh thẳm, lung linh… 2. Mở rộng câu đúng thành câu hay: Do kĩ năng đặt câu của học sinh còn nhiều hạn chế, nên giáo viên cần giúp cho các em ôn luyện cách đặt câu đúng, và biết cách mở rộng thành câu hay để sử dụng trong bài văn. Ví dụ: Khi dạy bài : Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). ( Tiếng Việt 5- Tập 1- trang 22). Sau khi giúp học sinh xác định 7 đề bài, giáo viên cần giúp các em cách đặt câu đúng và từ câu đúng mở rộng thành câu hay vận dụng vào bài làm. + Chẳng hạn: Mặt trời mọc (câu đúng). Mở rộng: “Ở chân trời phía Đông, ông mặt trời từ từ dâng cao trên đỉnh núi”. Hoặc “Mặt trời vừa nhô lên khỏi rạng tre, xua tan những đám sương mù dày đặc…” + Chim hót (câu đúng). Mở rộng: “Trong vòm lá xanh, con chim chào mào hót líu lo như đón chào ngày mới”… 3. Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh hoặc tả người; - Từ một văn bản mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả cảnh, tả người. - Cho học sinh rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả cảnh, tả người. - Sau đó lưu ý cho học sinh về cách trình bày bài văn sao cho tách bạch rõ 3 phần của một bài tập làm văn. 4. Phân tích các văn bản mẫu: Với các văn bản mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung vào việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong bài văn. Đồng thời cũng chú tâm vào việc tìm hiểu cách sử dụng các giác quan khi quan sát và cách chọn lọc chi tiết để tả. Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc quan sát các cảnh vật thông qua tranh, ảnh. Ví dụ: * Bài “ Luyện tập tả cảnh” - Sách Tiếng Việt 5- Tập 1 – trang 14. - Cho học sinh đọc bài văn “ Buổi sớm trên cánh đồng”. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích bài văn bằng các câu hỏi: + Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? + Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? + Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. 8 - Sau khi tìm hiểu xong bài văn, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả. * Bài “ Luyện tập tả cảnh’ – Tiếng Việt 5- Tập 1- trang 21. - Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích hai văn bản “ Rừng trưa’’ và “ Chiều tối” để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn. - Cách tiến hành bài này là : + Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn. + Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát. + Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn. Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó. - Giáo viên cần tôn trọng ý kiến học sinh, đặc biệt khen ngợi những em tìm được những hình ảnh đẹp. - Sau cùng, giáo viên chốt lại những hình ảnh đẹp từng bài văn và hướng cho học sinh đưa ra những hình ảnh đẹp vào bài văn miêu tả. 5. Quan sát lập dàn ý chi tiết: Để làm tốt được bài văn miêu tả, giáo viên yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đó là nhắc các em quan sát kĩ cảnh vật, sự vật hoặc một người nào đó trước khi vào học bài mới, điều này giáo viên nhắc nhở các em trong phần dặn dò cuối buổi học. Bởi học sinh hay nghĩ rằng với cảnh vật quen thuộc hàng ngày, thì không cần quan sát lại, điều này là hoàn toàn sai lầm. Sự tiếp xúc hằng ngày chỉ cho ta nhận biết hời hợt, chung chung, chưa toàn diện.Có quan sát kĩ nhiều mặt, nhiều lượt bằng nhiều giác quan thì mới có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho ta cảm xúc “ nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được sự tẻ nhạt. Bên cạnh, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được. 9 Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là thích hợp hơn cả. Khi vào học bài mới, giáo vên luôn luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi là yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài, học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính trong đề bài. Đề bài thuộc thể loại gì? Đề bài yêu cầu tả gì? Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học sinh chú ý. Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (Tả cảnh con sông, tả cảnh ở công viên,…), thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh minh họa cho học sinh quan sát. Hướng dẩn học sinh lập dàn ý từ những điều quan sát được. Ví dụ: * Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường (sách Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 43) Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý: + Có thể tả ngôi trường vào một thời điiểm nhất định (sáng, trưa, chiều mùa đông - mùa hè..). Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (Từ sáng đến chiều, từ mùa xuân đến mùa hè). + Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong… hoặc ngược lại, tả gần đến xa , từ trong ra ngoài. + Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò.Tuy nhiên chỉ nên tả lướt qua hoạt động này, để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài. - Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường. 10 - Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài cần giới thiệu bao quát: + Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu? Quay mặt về hướng nào? + Nêu đặc điểm nổi bật của ngôi trường. Phần thân bài gồm các ý: Tả từng phần của cảnh trường: + Cổng trường (cổng như thế nào? Bảng tên trường ra sao?) + Sân trường (Sân trường ra sao? Cột cờ,cây cối như thế nào?) + Lớp học (Các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?) - Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều đảm bảo đủ ý chính. 6. Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn: Để học sinh diễn đạt bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật, các em thường được trau dồi qua tiết học “Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn”. - “Một phần của dàn ý” có thể là mở bài, kết bài, cũng có thể là một phần của thân bài. - Phần này, giáo viên cần nhắc nhở các em vận dụng cách mở rộng câu đúng thành câu hay để đưa vào bài văn. * Phần mở bài: Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, có em có thể mở bài chỉ bằng một câu, nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách rời nội dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài văn của mỗi em mà giáo viên góp ý không nên gò bó áp đặt. 11 Ví dụ: * Đề bài: “…Miêu tả một cảnh sông nước (Một vùng biển, một con sông, một con suối hay một hồ nước). (Tiếng việt 5- Tập một - Trang 62). - Có em mở bài thẳng luôn vào đề: “Quê em có một con suối rất đẹp”. - Có em mở bài rất sinh động: “Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Quê hương tôi có một dòng suối hiền hòa quanh năm nước chảy”. Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác nhau, mà vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều bài văn hay, có tính nghệ thuật. * Phần thân bài: - Đa phần các em rơi vào tình trạng liệt kê các chi tiết của cảnh, hoặc của người. Ví dụ: Con suối quê em rất dài, trên bờ có hàng cây, có nhiều cỏ, có đàn bò…Vì vậy giáo viên cần lưu ý cách mở rộng câu đúng thành câu hay, để học sinh vận dụng thì bài văn sẽ hay hơn. - Điều quan trọng là lưu ý cho học sinh phải bám vào các chi tiết đã lập ở dàn bài, để chuyển thành bài văn, đoạn văn. Tránh một số trường hợp học sinh viết bài văn một cách ngẫu hứng, không bám theo dàn ý đã lập, làm cho bài văn có thể sẽ mất đi tính lôgic hay tính cân đối, do không chủ động được thời gian. * Phần kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em nêu cảm xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý thức, trách nhiệm giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc chân thực. 7. Viết thành bài văn hoàn chỉnh: 12 Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước: + Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học. - Để tiến hành, tôi gợi ý cho các em những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. - Tôi luôn hướng dẫn các em biết cách lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa…trong các kiểu bài tập làm văn. + Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa đôi khi học sinh dùng những hình ảnh chưa chính xác. * Chẳng hạn với đề bài: “Tả một người thân trong gia đình em”. Có em chọn tả chị gái của mình.Tôi hỏi: + Hình dáng (mái tóc, hàm răng, nước da…) của chị tả như thế nào? - Học sinh nêu: + Mái tóc của chị đen và dài như những sợi dây. + Nước da của chị đen như mun. + Răng của chị rất trắng… - Chính vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách dùng những hình ảnh so sánh hợp lí hơn. Ví dụ: Mái tóc của chị gái em đen và mượt mà như dòng suối xõa xuống ngang vai. Mỗi khi chị cười để lộ hành răng trắng đều như hạt bắp. Chị em có làn da ngăm đen nhưng trông chị rất có duyên. - Tương tự, trong các đề bài khác giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các em: + Cô hiền như cô Tấm trong truyện cổ tích. + Mái tóc của bà trắng như mái tóc của các diễn viên trong tuồng chèo. - Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ sung, sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biền pháp nghệ thuật. 13 8. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn: - Ngoài việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu văn, giáo viên cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài, mà còn cần thể hiện trong từng câu, từn đoạn của bài văn. Điều này chúng ta cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài. Ví dụ:- Được sống với ông bà em thấy như thế nào? (Bà gần gũi, chăm sóc em chu đáo như một bà tiên hiền hậu, em luôn giúp bà làm mọi việc để bà đỡ vất vả). - Được bà chăm sóc hằng ngày em nghĩ gì? (Tình cảm gần gũi thương yêu của bà, như chắp cánh cho em vững bước trong cuộc đời) Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc nhận xét trước một sự vật, hay một hiện tượng bất kì. Bài văn của học sinh tránh được những nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc, mà ngược lại thể hiện cảm xúc dồi dào của người viết. III. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG: BảngI.4. Kết quả cuối kì I năm học 2014-2015: Tổng số HS Điểm 9-10 Số Tỉ lệ Điểm 7-8 Số Tỉ lệ Điểm 5-6 Số Tỉ lệ Điểm dưới 5 Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 23 1 4,3 4 17,4 13 56,6 5 21,7 Nhận xét: Từ bảng 1.4 cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm từ 7 đến 10 tằng lên tỉ lệ học sinh đạt điểm 5 và dưới 5 chiếm tỉ lệ giảm. 1. Đối với giáo viên: Đề tài đã được vận dụng vào quá trình giảng dạy, tạo sự hứng thú của học sinh trong giờ dạy. 2. Đối với học sinh: 14 Qua quá trình áp dụng giảng dạy theo phương pháp trên trong năm học 2013-2014; học kì I 2014 - 2015 này, đến nay tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ so với đầu năm học. Những học sinh yếu về kỹ năng viết văn miêu tả đã mạnh dạn, tự tin và hứng thú hơn trong giờ học Tập làm văn. Còn những em học lực trung bình và khá đã tự mình viết được bài văn, đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Tuy những bài văn, đoạn văn có những chỗ chưa hay, chưa sinh động nhưng các em đã tự viết bằng chính tư duy của mình. Kết quả đạt được như trên tuy chưa cao, nhưng đã phần nào cho thấy sáng kiến khi được ứng dụng vào thực tế, cho kết quả khả quan. Do vậy, từ nay đến cuối năm học tôi luôn cố gắng phát huy, vận dụng phương pháp một cách linh hoạt để học sinh lớp tôi đạt chất lượng tốt hơn, nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong sáng kiến. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. C. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài với công tác: Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các môn trong phân môn Tiếng Việt. Học tốt tập làm văn giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốt các môn học khác. Với việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp của đề tài này, tôi thấy bước đầu mang lại kết quả tốt. II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: Tuy nhiên học tập là một quá trình, muốn đạt được kết quả cần có sự hợp tác từ nhiều phía, đặc biệt là học sinh và giáo viên. Hơn nữa, học Tập làm văn cần có sự tích hợp của nhiều môn khác, các em phải có vốn hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta, thì các em mới đưa các hình ảnh, các dẫn chứng vào bài văn của mình, để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập làm văn của học sinh lớp 5, làm nền tảng cho việc học tốt các môn học khác, đáp ứng nhu cầu về 15 chất lượng mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Ban giám khảo để việc giảng dạy bộ môn Tập làm văn trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. AyunPa, ngày 31 tháng 01 năm 2015 Người viết : Lê Thị Đào MỤC LỤC Stt Tên mục Trang A Đặt vấn đề 1 I Lí do chọn đề tài 1 16 II Mục đích và phương pháp nghiên cứu 2 1 Mục đích 2 2 Phương pháp 2 III Đặc điểm tình hình 2 1 Thuận lợi 2 2 Khó khăn 3 B Giải quyết vấn đề 4 I Khảo sát đầu năm, cuối năm, so sách kết quả của hai năm liền kề 4 II Các biện pháp giảng dạy 5 1 Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh 6 2 Mở rộng câu đúng thành câu hay 7 3 Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh hoặc tả người 7 4 Phân tích các văn bản mẫu 7 5 Quan sát lập dàn ý chi tiết 8 6 Chuyển Một phần dàn ý thành đoạn văn 10 7 Viết thành bài văn hoàn chỉnh 11 8 Bộc lộ cảm xúc trong bài văn 12 III Hiệu quả ứng dụng 13 C 14 Kết luận AyunPa, ngày . . . tháng . . . năm……… Xác nhận của Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm Ngành giáo dục. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 17 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất