Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến t...

Tài liệu Skkn một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử cấp thpt

.DOC
18
193
106

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ trong việc dựng nứoc và giữ nước. Năm 1941, khi về nước Lịch sử nước ta” mở đầu bằng hai câu. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Có thể khẳng định rằng, tác dụng của môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức về quá khứ mà còn có tác dụng về tình cảm, phẩm chất, đạo đức, quan điểm chính trị, về nhận thức tư tưởng và khả năng hành động. Thế nhưng trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử trong ngành giáo dục: Thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả trong các kì tuyển sinh, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt”... Với thực trạng đáng lo ngại đó, là một người giáo viên giảng dạy môn lịch sử, tôi cảm thấy chạnh lòng và thấy mình cũng phải có trách nhiệm. Thực trạng đó, khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận thức, kết quả học tập môn lịch sử. Qua kinh nghiệm 12 năm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn quyết định viết đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử cấp THPT”. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tên đề tài đã nói rõ phần nào về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài trình bày những vấn đề về vai trò của giáo viên 1 trong dạy học môn lịch sử cÊp THPT và những biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử. Người giáo viên phải xác định được đối tượng người học và tìm hiểu cũng như nắm bắt, phân tích được tình hình thực trạng để từ đó có những cách thức biện pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, tránh nhàm chán trong tiết học, tạo hứng thú học tập tập bộ môn; đề cập một số cách thức biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng tự học và dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề - đề tài, một sự vật hiện tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá… Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Qua các phương pháp nghiên cứu làm việc như đọc các tài liệu tham khảo, tìm hiểu thực trạng việc học tập môn lịch sử của học sinh cũng như trao đổi với học sinh về thái độ tình cảm cũng như phương pháp học tập... tôi rút ra được nhiều kết luận để viết đề tài. II. NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG 1.1. Thuận lợi. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, người giáo viên cũng như học sinh có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin truyền hình báo chí, các tư liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy và học. 1.2. Khó khăn. 2 Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong công tác giảng dạy tôi cũng nhận thấy được nhiều khó khăn-bất cập, nguyên nhân dẫn đến chất lượng của bộ môn lịch sử ngày càng sa sút. Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học lịch sử, coi môn lịch sử là “môn phụ”- không chỉ là là đa số học sinh- cho nên học sinh chưa thật sự ý thức trong việc học tập môn học này. Thứ hai, chương trình học và việc giảng dạy bộ môn lịch sử còn nhiều vấn đề tồn tại: Chúng ta thấy rằng từ sau chương trình đổi mới sách giáo khoa “dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì quá ít.. Thứ ba, từ những nguyên nhân dẫn đến học sinh “ngán” - không hứng thú với môn lịch sử, học lịch sử chỉ là để đối phó trong thi cử, nên đa số học sinh, học lịch sử theo phương pháp “thuộc lòng” “máy móc”... và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Chính những vấn đề đó mà có những bài thi của học sinh “cười ra nước mắt”, những bài thi điểm 0. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Khái niệm. * Khái niệm về Kỹ năng: Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn {Từ điển tiếng Việt} Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Các định nghĩa thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. 3 Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. *Khái niệm về Tự học: Người ta cũng có nhiều quan niệm về tự học, có người cho rằng: Tự học là học riêng một mình ? ... Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình học tập hoặc hợp tác với bạn (nhóm) học, không có sự giảng dạy một cách trực tiếp của giáo viên...tự bản thân tìm tòi, lao động bằng tri óc để nắm bắt, hiểu một vấn đề, một sự vật hiện tượng... Việc tự học của học sinh là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ nhận thức sâu sắc và có thể vạn dụng một cách thành thạo. Vì vậy, có thể quan niệm việc tự học trong quá trình học tập của học sinh là việc các em độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên. Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu. * Khái niệm về Kỹ năng tự học: Từ hai khái niệm trên, chúng ta thấy rằng Kỹ năng tự học là khả năng làm chủ các hoạt động học tập của bản thân người học, như kỹ năng lập được kế hoạch tự học - thời gian thời điểm học hợp lý, kỹ năng đọc sách, ghi chép bài,... người học xác định được mục tiêu, phương pháp học tập một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao. * Khái niệm về Nhớ: Nhớ là “ghi vào trong trí óc cho khỏi quên” [Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr. 524]. Có nhiều nguyên nhân làm người ta nhớ: lặp đi lặp lại nhiều lần, thấu hiểu vấn đề, có tình cảm, tình yêu, có ấn tượng mạnh... 4 2.2. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà trường phổ thông. Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành “xã hội học tập” và việc phát triển một nền “Giáo dục suốt đời” càng có ý nghĩa. Việc học tập suốt đời giúp cho những người đang làm việc luôn được cập nhật với những kiến thức và những hiểu biết mới có ý nghĩa về mặt xã hội, chính trị, văn hóa, góp phần tích cực xây dựng một xã hội bền vững. Vì vậy trong việc học thì tự học là cốt lõi để giải quyết vấn đề học tập suốt đời. Nhưng tự học như thế nào? Và hình thành năng lực tự học cho học sinh THPT ra sao đối với từng môn học cũng là vấn đề cần phải bàn đến. Đồng thời xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn giáo dục: Trong điều kiện của xã hội hiện đại, khi mà khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, sự bùng nổ của cách mạng thông tin đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng thì giáo dục ý thức tự học một cách thường xuyên theo một phương pháp khoa học cho HS là một nhiệm vụ nặng nề của người thầy. Chỉ có dạy cách học và học cách tự học, tự học sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu cao của sự phát triển xã hội. Học sinh THPT đang trong lứa tuổi phát triển mạnh về thể chất hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, nhân cách thuận lợi để hình thành năng lực tự học vì vậy giáo viên phải rèn luyện năng lực tự học để từng bước hình thành kỹ năng tự học cho họ, đây cũng là vấn đề cốt lõi trong đổi mới cách dạy học hiện nay. Trong xu thế phát triển của thời đại và công cuộc cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục hiện nay xác định học sinh là trung tâm, là người chủ động tích cực và sáng tạo, người giáo viên chỉ đóng vai trò là người điều khiển hướng dẫn học sinh học tập...Với việc xác định học sinh là trung tâm, giáo viên là người điều khiển, hướng dẫn học sinh thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là người giáo viên phải nắm vững kiến thức của toàn 5 bộ chương trình và phải lập được kế hoạch giảng dạy khoa học mang tính bao quát và cụ thể - đặc biệt là giáo án trong từng tiết dạy... 2.3. Một số lưu ý khi học sinh tự học. Việc tự học của học sinh là rất quan trọng và đóng vai trò cao trong kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, khi mới áp dụng cách học này học sinh còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều khi cảm thấy không hiệu quả bằng cách học truyền thống là thầy đọc - trò chép và về nhà chỉ việc học thuộc lòng những gì thầy cô cho ghi tại lớp. Cho nên, trong quá trình tự học, học sinh cần lưu ý một số vấn đề. - Trước hết, học sinh cần nắm rõ thế nào là tự học; tự học là một chu trình 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu, tìm tòi- Tự thể hiên- Tự kiểm tra và điều chỉnh. Chu trình này thực chất là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và giải quyết vấn đề học tập. - Thứ hai, học sinh cần xác định mục tiêu, nội dung học tập. Mục tiêu là cái đích chúng ta muốn đạt được, từ đó chúng ta mới xác định được nội dung cần học và xây dựng phương pháp học tập. Chỉ khi nào xác định được mục tiêu-mục đích thì mới học hiệu quả. - Thứ ba, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa học rõ ràng và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch. - Thứ tư, học sinh phải có phương pháp, cách học hiệu quả. Phương pháp đúng đắn là chìa khóa đi tới thành công trong học tập. 3. BIỆN PHÁP Trong đề tài này tôi xin đưa ra một vài biện pháp (phương pháp học tập) giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử. 3.1. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình. Khi học bài học sinh không nên học nguyên văn trong sách giáo khoa , hoặc nội dung bài học mà giáo viên chép ở lớp... Cách học như vậy mang tính 6 “máy móc” còn gọi là học “thuộc lòng”, dẫn đến nặng nề, khó hiểu và khó nhớ. Để nhớ được kiến thức cơ bản, các em nên kết hợp sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, tập vở... Trước hết, học sinh cần phải nhớ các phần, mục chính rồi sau tìm xem mỗi phần, mục ... gồm mấy ý chính rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình để học; Cách học này học sinh có thể Sơ đồ hóa đơn vị kiến thức theo dạng cành cây, mô hình, biểu đồ... Học sinh chỉ cần nhớ “ý” chứ không cần thiết nhớ “văn” (có nghĩa học sinh không nhất thiết phải diễn đạt (nói và viết) giống hệt như sách giáo khoa hoặc như lời giảng của thầy cô, miễn sao đúng là được). Ví dụ, khi học diễn biễn một cuộc chiến tranh, một quá trình lịch sử... thì nhất thiết phải nhớ mốc mở đầu, đỉnh cao, kết thúc và một số sự kiện tiêu biểu khác để nhớ. Cụ thể, khi học Cách mạng tư sản Pháp cuối XVIII: Sự kiện mở đầu 14/7/1789 nhân dân Pari nổi dậy phá ngục Baxti; đỉnh cao: 2/6/1793 phái Giacobanh lên nắm quyền; sự kiện thoái trào - kết thúc: 27/7/1794- tháng Técmiđo (tháng Nóng)... Để dễ học dễ nhớ hơn, nội dung này chúng ta có thể sơ đồ hóa kiến thức. Ý nghĩa thắng lợi của mỗi cuộc cách mạng lớn, mỗi cuộc kháng chiến lớn thường có ý nghĩa dân tộc và quốc tế, ý nghĩa dân tộc thường có hai ý nhỏ là kết thúc cái gì và mở ra cái gì; ý nghĩa quốc tế cũng có hai ý nhỏ là tác động đến thù và bạn như thế nào. Cụ thể, khi học về ý nghĩa thắng lợi của cuộc mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) hay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) chúng ta đều nhận thấy những điểm chung như vậy. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng Pháp (1945-1954),... có các ý: Đảng và Bác Hồ, nhân dân, hậu phương và quốc tế. Trên cơ sơ các ý cơ bản đã chọn, lập dàn ý sơ đồ hóa kiến thức, học sinh tập diễn đạt theo ngôn ngữ của mình. Khi mới học theo phương pháp này học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như trình bày bài dòng,vấp váp và có khi thiếu chính 7 xác, có thể diễn đạt sai kiến thức. Tuy nhiên, khi đã tập học theo cách này nhiều, thuần thục trở thành kỹ năng thì rất dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu. Nhà giáo dục Geoffrey Petty người Anh cho rằng: “Đọc vở ghi chép hay nghe những lời tóm tắt chưa đủ, chính tập nhớ lại mới có tác dụng. Các kỹ năng trí tuệ và thể chất cũng được lưu giữ tốt nhất bằng cách dùng đi dùng lại, chứ không phải bằng những phương pháp thụ động”. Khi học tập bằng phương pháp này học sinh cũng cần tự tổ chức các buổi học nhóm- chỉ cần hai học sinh truy bài cho nhau để kiểm tra nhau và tự điều chỉnh. 3.2. So sánh . So sánh cũng là cách học hiệu quả để ghi nhớ kiến thức, trong lịch sử có những đơn vị nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương phản... Học sinh có thể so sánh về đơn vị nội dung kiến thức, về sự kiện, số liệu, các nhân vật lịch sử, so sánh về thuật ngữ gần giống nhau nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau... so sánh theo cặp phạm trù hoặc lập bảng... và điều đó giúp học sinh tránh tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong trình bày - diễn đạt. Với cách học này, học sinh chúng ta đưa các nội dung kiến thức lại gần với nhau từ đó nhận rõ hai nội dung đơn vị kiến thức đó có điểm gì chung nhất và điểm khác biệt nào cần nhớ rõ, từ đó học sinh có thể học một mà biết được hai và đạt hiệu quả cao hơn. Tìm hiểu về đơn vị - nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương phản, ví dụ: đường lối cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX), học sinh cần lập bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau về xu hướng cách mạng của hai vị lãnh tụ này. Cụ thể, chúng ta có thể lập bảng như sau: Xu hướng cách mạng PHAN BỘI CHÂU PHAN CHÂU TRINH Giống nhau Khác nhau 8 Hoặc khi tìm hiểu về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta thấy rằng hầu hết các nguyên nhân cơ bản là giống nhau, chỉ có điều sách giáo khoa và các tài liệu thường không sắp xếp các nguyên nhân một cách thuận tiện cho người học, khi học học sinh nên lập bảng và trình bày 5 nguyên nhân của Mĩ và 6 nguyên nhân của Nhật bằng sắp xếp tương đồng theo từng ý phù hợp. Cụ thể, học sinh lập bảng như sau: Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ 1.Áp dụng thành tựu KHKT... Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản 1.Áp dụng thành tựu KHKT... 2.Lãnh thổ Mỹ rộng lớn... (Điều kiện tự 2.Con người được coi là vốn quý nhiên ) nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu 3.Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu... (Con người) 4.Các tổ hợp công ty Công nghiệp quân sự, 3.Chi phí cho quốc phòng thấp... các công ty độc quyền... có sức cạnh tranh 4.Các công ty Nhật năng động, có lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm 5.Các chính sách và biện pháp điều tiết của lực và tính cạnh tranh cao Nhà nước đóng vai trò quan trọng 5.Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước 6.Tận dụng các yếu tố bên ngoài:nguồn viện trợ.. Từ bảng so sánh trên, học sinh có thể nhận thấy rằng nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau năm 1945 cơ bản là giống từ 1,3,4,5 (6), chỉ có nguyên nhân thứ 2 là có sự khác biệt: Mỹ (điều kiện tự nhiên thuận lợi); Nhật Bản (Con người là vốn quý- kỷ luật lao động, năng động, sáng tạo, giàu nghị lực...) 9 Trong quá trình học và tự học chúng ta cần có sự so sánh để dễ dàng chiếm lĩnh tri thức; ví dụ: Cương lĩnh chính trị (2/1930) với Luận cương (10/1930); Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) với Hiệp định Pari (27/1/1973), Tổ chức Liên Hợp quốc với tổ chức ASEAN ... Học lịch sử có rất nhiều số liệu và ngày tháng khó nhớ, nhưng chúng ta nếu biết vận dụng tìm những điểm chung tương đối và đưa ra so sánh thì một số sự kiện ghi nhớ rất đơn giản. Ví dụ, từ khi Đức đánh bại Pháp (22/6/1940) đến khi Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941) là đúng một năm trời và một năm cũng là thời gian từ khi tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (7/5/1953) đến khi tướng Đờ Cátơri đầu hàng ở Điện Biên phủ (7/5/1954). Số người chết và bị thương trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai lần lượt là: Lần 1: 10 - 20 triệu ; lần 2: 60 - 90 triệu... Trong thực tế có rất nhiều đơn vị kiến thức nội dung có mà chúng ta có thể áp dụng đưa vào so sánh để học một cách hiệu quả. 3.3. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ-bản đồ. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ thường gây ấn tượng mạnh cho học sinh, ấn tượng mạnh là một trong những nguyên nhân giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn. Ví dụ, bức tranh biếm hoạ: “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”, sẽ giúp học sinh nhớ ngay đến nỗi thống khổ của người nông dân Pháp trước cách mạng 1789, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cách mạng tư bản Pháp. Hình ảnh “Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp”, sẽ làm học sinh hiểu sâu sắc sự “cảm tử” anh dũng hi sinh của các Trung đoàn thủ đô trong những ngày đầu kháng Pháp ở Hà Nội ( ôm bom đánh địch ). Sử dựng lược đồ: “Cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16”, học sinh sẽ dễ dàng nhớ kiến thức và xác định các đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng... 10 Tranh ảnh, lược đồ-bản đồ là phương tiện dạy và học, là một kênh thông tin hết sức quan trọng, là hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập và góp phần rất quan trọng trong việc ghi nhớ kiến thức của học sinh. 3.4. Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện . Để dễ dàng cho việc hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học, chúng ta có thể lập bảng niên biểu ngắn gọn, trong đó chia thành các cột thời gian, cột sự kiện và cột nội dung hoặc diễn biến vắn tắt trong một bài học lịch sử. Việc lập bảng này sẽ giúp các thí sinh hệ thống hóa được khối lượng kiến thức bài học nhanh và ngắn gọn nhất, đồng thời sẽ nhìn nhận trực quan và dễ nhớ các mốc thời gian cùng với các sự kiện, nội dung xảy ra tương ứng với mốc thời gian đó. Từ đó, thí sinh nắm được nội dung bài học và thuộc bài lâu hơn. 3.5. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt. Việc ghi nhớ các mốc thời gian và các sự kiện ở môn Lịch sử lâu nay được coi là một trong những vấn đề khó khăn của nhiều häc sinh. Hơn nữa, việc ghi nhớ các yếu tố này phải có trật tự, logic và phải chính xác nữa. Vì vậy, trong quá trình học, mỗi häc sinh cần tùy vào khả năng và hoàn cảnh để ghi nhớ sao cho hiệu quả. Chẳng hạn, để nhớ được lâu các sự kiện và các mốc thời gian trong một bài học, có thể ghi ra một tờ giấy hoặc sổ tay để khi cần thiết có thể tranh thủ học. Khi học ôn, học sinh cần sử dụng kỹ năng tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không rơi vào việc quên kiến thức cũ, chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1961- 1975, ta nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập để khắc sâu kiến thức. Trong học ôn môn Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó, mỗi học sinh nên tập cho mình cách ghi nhớ mang tính “tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, ta không nhất thiết phải nhớ cụ 11 thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thu-đông năm 1947... Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), ngày Bác Hå đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975)… 3.6. Hệ thống hóa lại kiến thức. Sau khi học bài xong, học sinh cần kiểm tra và hệ thống hóa lại kiến thức bài học một lần nữa, nếu cảm thấy chưa đạt thì phải có biện pháp khắp phục ngay. Đây là khâu quan trong đối với các môn khoa học xã hội, bởi nếu ta học xong mà không hệ thống hóa kến thức sẽ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.... Thao tác này cũng giúp cho thí sinh có cách nhìn tổng thể, khách quan về các chặng đường, giai đoạn lịch sử và rút ra những kỹ năng nắm bắt, so sánh, lý giải. Từ đó, sẽ giải quyết được những yêu cầu của nội dung bài học. 3.7. Thực hành, luyện tập. Thực hành luyện tập được ví như chiếc cầu “đưa tri thức chuyển tới năng lực” vì nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu mà còn nhớ lâu kiến thức. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”... Thành ngữ Trung Quốc cũng có câu “Tôi nghe, thì tôi quên. Tôi thấy, thì tôi nhớ. Tôi làm , thì tôi hiểu ”. Từ “học tập” là gồm hai động từ “học” và “tập” ; “học” là quá trình ở lớp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới, “tập” là thực hành, luyện tập ở nhà của học sinh. Trong đó “tập” bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của học sinh: Tập tìm các ý cơ bản, tập diễn đạt, làm bài tập, vẽ lược đồ, sơ đồ, lập bảng so sánh, tìm tài liệu, đọc sách tham khảo, trao đổi với ban... Trong các môn khoa học tự nhiên thì luyện tập là công việc thường xuyên, nhưng trong các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử thì rất 12 hiếm, mà có yêu cầu học sinh thì giáo viên cũng không có thời gian để kiểm tra sữa chữa nên cũng chưa thật hiệu quả... Như vậy, học tập thì học sinh cần phải tự thực hành luyện tập nhiều, đấy là điều tối quan trọng để học sinh nhớ lâu kiến thức, nâng cao hiểu quả học tập. Ngoài ra còn nhiều cách ghi nhớ khác nữa như: chuyện kể, bài hát, bài thơ, nhớ theo ngày sinh, số điện thoại, số nhà, tên gọi... 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua 12 năm dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi nhận tấy rằng cách học của học sinh trong môn học lịch sử là hết sức thụ động, thầy cô giảng dạy như thế nào là về nhà học thuộc lòng “máy móc” như thế mà ít chịu nghiên cứu tìm tòi, dẫn đến những kết quả không mong đợi - học sinh ngày càng ngán học môn lịch sử và kết quả ngày càng thấp. Với tình hình như vậy, trong dạy học tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nhằm tạo hứng thú học tâp cho học sinh cũng như hướng dẫn đổi mới phương pháp học tập cho học sinh. Qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi và rút kinh nghiệm từ bản thân tôi thấy rằng việc tự giác học tập của học sinh là rất quan trọng, đồng thời tự học cũng phải có phương pháp, khi tôi đưa những phương pháp đã nêu trên hướng dẫn học sinh tự học thì học sinh rất hứng thú và kết quả ngày càng đáng khích lệ. * Cụ thể Kết quả học tập môn lịch sử của học sinh khối 11 năm học 2010-2011 T T 1 2 3 Lớp 11A1 11A2 11A3 Xếp loại học lực Số HS 40 36 39 Giỏi SL % 1 0 0 3% 0 0 Khá SL % 8 5 6 20% 14% 15% TB SL % 26 24 25 Yếu SL % 65 67% 65% 5 7 8 12% 19% 20% Kém SL % 0 0 0 0 0 0 Kết quả học tập môn lịch sử của học sinh khối 11 năm học 2011-2012 13 T T 1 2 3 Lớp 11C1 11C2 11C3 Xếp loại học lực Số HS 42 39 41 Giỏi SL % Khá SL % TB SL % Yếu SL % Kém SL % 1 2% 12 29% 25 59% 4 10% 0 0 0 0 9 23% 24 69% 3 8% 0 0 0 0 10 24% 24 64% 5 12% 0 0 III. KẾT LUẬN Có thể nói rằng, việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh đóng vai trò tối quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, ngọn đèn lớn soi sáng người đi trong đêm tối, "thiếu phương pháp người có tài cũng không đạt kết quả, có phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường" Trong học tập hay bất kỳ một công việc gì đều phải ứng dụng các cách thức phương pháp phù hợp mới dẫn bạn đi đến thành công và mình phải là người chủ động tìm tòi nghiên cứu. Cho nên, học sinh phải luôn phải tự trau dồi kiến thức, tìm kiếm cho mình những phương pháp đúng và bồi dưỡng rèn luyện thuần thục trở thành kỹ năng cơ bản “kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử”. Như vậy, tự học Lịch sử không những có ý nghĩa to lớn đối với bản thân học sinh để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ mà còn đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của học sinh. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức lịch sử dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên. Để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh, giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở các trường phổ thông cần có phương pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu 14 quan trọng của học tập. Tự học nói chung và tự học trong môn lịch sử nói riêng là một vấn đề lớn và cần được nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn nữa.. Đề xuất ý kiến : Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay rất cần có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học vì vậy nếu được cung cấp đầy đủ các thiết bị , phương tiện sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian vào việc nghiên cứu tài liệu phục vụ việc giảng dạy tốt hơn . Cần phải giảm tải dung lượng kiến thức trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. Thiệu Hóa, Ngày 26 tháng 4 năm 2012 Người viết Lê Minh Thành 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa lịch sử lớp 10;11;12- nhà xuất bản giáo dục 2.Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thụng tin, 2001, 3.Hồ chí Minh toàn tập 4.Phương pháp dạy học lịch sử ( tác giả: Phan Ngọc Liên; Trần Văn Trị) NXB giáo dục 5.Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK.NXB giáo dục. 6.Các tài liệu khác có liên quan. MỤC LỤC 16 I. Phần mở đầu ..................................................................................... Trang 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................1-2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 II. Phần nội dung ............................................................................................. 2 1. Thực trạng ................................................................................................... 2 1.1. Thuận lợi ...................................................................................................3 1.2. Khó khăn ...............................................................................................2-3 2. Cơ sở lý luận.................................................................................................3 2.1. Khái niệm................................................................................................3-4 2.2. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà trường phổ thông.......................................................................................................5-6 2.3. Một số lưu ý khi học sinh tự học................................................................6 3. Biện pháp...................................................................................................... 6 3.1. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình..................6-7 3.2. So sánh .................................................................................................8-10 3.3. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ-bản đồ......................................................10-11 3.4.Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện ....................................................11 3.5.Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt.....................................................11-12 3.6.Hệ thống hóa lại kiến thức.................................................................. ......12 3.7. Thực hành, luyện tập............................................................................12-13 4. Kết quả ...................................................................................................13-14 III. Kết luận.................................................................................................14-15 Së GD&§T Thanh hãa 17 Trung t©m GDTX ThiÖu Hãa ....................***................... S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Mét vµi biÖn ph¸p gióp häc sinh ph¸t triÓn kÜ n¨ng tù häc vµ ghi nhí kiÕn thøc lÞch sö cÊp THPT Ngêi thùc hiÖn: Lª Minh Thµnh Chuyªn ngµnh : LÞch sö §¬n vÞ: Trung t©m GDTX ThiÖu Hãa ThiÖu Hãa, Th¸ng 4 n¨m 2012 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan