Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài biện pháp giảm học sinh bỏ học của trường trung học cơ sở nhuận phú...

Tài liệu Skkn một vài biện pháp giảm học sinh bỏ học của trường trung học cơ sở nhuận phú tân

.DOC
18
122
120

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIẢM HỌC SINH BỎ HỌC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHUẬN PHÚ TÂN” Chương 1. Phần mở đầu 1.1. Bối cảnh của đề tài: Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, trộm cắp, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành mối lo ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường. 1.2. Lý do chọn đề tài: Trong năm học 2009 – 2010 vừa qua, số học sinh có nguy cơ bỏ học của trường THCS Nhuận Phú Tân có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường đáng được báo động. Để góp phần vào công tác duy trì sỉ số học sinh trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, qua thực tiễn công tác PCGD và giảng dạy học sinh, tôi nhận thấy việc giảm học sinh bỏ học và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: học sinh trường THCS Nhuận Phú Tân. Đối tượng nghiên cứu: học sinh bỏ học và học sinh có nguy cơ bỏ học. 1.4. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng bỏ học và nguy cơ bỏ học của học sinh trong trường THCS Nhuận Phú Tân. Thông qua đó đề ra biện pháp duy trì sĩ số, giảm nguy cơ bỏ học một cách có hiệu quả, nhằm giúp nhà trường nâng cao hiệu quả đào tạo, duy trì được thành quả PCGD THCS một cách vững chắc. 1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bỏ học và nguy cơ học sinh bỏ học, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác huy động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp, từ đó đề ra biện pháp duy trì sĩ số trong giai đoạn hiện nay. Chương 2. Phần nội dung 2.1. Cơ sở lý luận: Điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chỉ thị số 61-CT/TW, ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập THCS có nêu: “Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn 2001 - 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong trường THCS hiện nay, mọi hoạt động đều hướng đến hai vấn đề chính là nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo số lượng, tức là duy trì sỉ số học sinh, để thực hiện mục tiêu của PCGD THCS là: đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ngăn chặn học sinh bỏ học có hiệu quả và kịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ bỏ học chỉ đạt kết quả tốt khi có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Việc duy trì sỉ số học sinh, người thầy phải nắm vững các đặc điểm tâm - sinh - lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Ngăn chặn học sinh bỏ học và kịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ bỏ học là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Tích cực: Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. 2.2.2. Tiêu cực: Một số ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, uống rượu, đánh nhau dẫn đến bỏ học. 2.2.3. Nguyên nhân khách quan: - Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội hoặc ngoại nên thiếu sự quan tâm và quản lý các em. - Cha mẹ giàu có, nuông chiều cho nhiều tiền, thiếu sự kiểm tra, quản lý. - Cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trò giáo dục của mình. 2.2.4. Nguyên nhân chủ quan: Ý thức học tập của học sinh chưa cao, học yếu, bệnh do sức khoẻ yếu, ham chơi, dẫn đến bỏ học. 2.2.5. Những biểu hiện chung nhất ở học sinh bỏ học, học sinh có nguy cơ bỏ học và những tác hại của nó: Những trẻ loại này có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, doạ nạt bạn bè, hay trốn học và không tham gia các hoạt động tập thể như: lao động, sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoài giờ,… không để cho các em quay cóp hoặc báo cho thầy cô biết thì các em doạ đánh, không trực tiếp đánh thì nhờ người khác đánh. Các em này tiêu xài các khoản tiền của cha mẹ đưa nộp cho nhà trường, giả mạo chữ ký của cha mẹ để ký vào sổ liên lạc, giấy xin nghỉ phép,… Những học sinh này thường vi phạm nội quy, kỷ luật nhưng chúng không dễ dàng nhận ngay mà phải nhiều lần vặn hỏi với đầy đủ những lý lẽ chứng cứ thì chúng mới chấp nhận, chúng cho việc nói dối là chuyện bình thường. Ở những học sinh này uy tín của cha mẹ, thầy cô bị thay thế bằng uy tín của những kẻ cầm đầu gọi là “đại ca”, chính điều này các em học sinh cá biệt dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến, xúi giục của “đàn anh”, hoặc “đàn chị”. Và con đường dẫn đến bỏ học, tụ tập băng nhóm, cờ bạc, trấn lột, trộm cấp, tổ chức gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến tù tội là điều không tránh khỏi. Có thể nói, những tác hại do các em học sinh cá biệt, những học sinh bỏ học gây ra là không nhỏ và thậm chí khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung, phong trào thi đua của nhà trường, trật tự xã hội, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của các em sau này. 2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Giáo dục của gia đình: Điều 94 của Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ trách nhiệm của gia đình: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”; “Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”. Nhiều năm làm công tác PCGD, giảng dạy đã cho tôi thấy rằng đối tượng học sinh bỏ học và học sinh có nguy cơ bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ ly hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện rượu, cờ bạc,…. thường đối xử thô bạo với các em thì tỷ lệ học sinh bỏ học, vi phạm nội quy và có nguy cơ bỏ học là rất cao. Một số gia đình, cha mẹ chỉ biết nuông chiều, thoả mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ, ham chơi, trốn học, dẫn đến học yếu rồi bỏ học. Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự lao động vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả. Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều. Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên có hiệu quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình - nhà trường - xã hội thì hiện tượng học sinh cá biệt, việc học sinh bỏ học sẽ giảm đi rất nhiều. 2.3.2. Giáo dục ở nhà trường: Điều 93 của Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục gia đình và xã hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dục các em, còn coi nhẹ kỷ cương - tình thương - trách nhiệm. Người giáo viên, nhất là GVCN phải nắm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc biệt là những học sinh có nguy cơ bỏ học để đề ra những biện pháp giúp đỡ thích hợp. Có giáo viên rất ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là một hạn chế trong việc ngăn chặn học sinh bỏ học. Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc duy trì sỉ số học sinh chủ yếu là do GVCN phụ trách, có giáo viên tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khoảng 7 tiết/tuần nhưng cũng có GVCN chỉ tiếp xúc với lớp không quá 3 tiết/tuần, trong khi công việc của GVCN đâu chỉ có duy trì sỉ số. Thực tế hiện nay các hoạt động, các phong trào trong nhà trường nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, chưa hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt động dạy và học như: đố vui để học, văn thể mỹ, cắm trại, ngoại khoá chuyên đề, tham quan dã ngoại, tổ chức cho học sinh về nguồn, … chính các hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu hút những học sinh la cà các nơi giải trí bida, điện tử, internet, … vì những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình đưa tin không ít. 2.3.3. Về phía GVCN: GVCN có vai trò rất lớn trong công tác duy trì sỉ số học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách, là cầu nối giữa BGH với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên PCGD, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên để theo dõi học sinh, nếu vắng một ngày không phép, mời gia đình vào trao đổi xem lý do gì nghỉ, còn vắng hai ngày không phép hoặc trốn học GVCN đến tận nhà học sinh tìm hiểu và vận động trở lại lớp có ghi vào biên bản vận động, nếu vận động nhiều lần không có hiệu quả thì báo cho địa phương hỗ trợ vận động. Giáo viên PCGD phát mẫu danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học: Số Họ Ngày Họ tên Địa Diện cơ pháp Kết GVCN đề thứ và tháng cha (mẹ chỉ tự tên năm hoặc (Tổ (Học yếu, của trường học sinh người , ham chơi, GVCN những gì? đỡ đầu) ấp) nghèo,…) sinh nguy Biện quả nghị nhà 1 2 3 Dựa vào mẫu này, đầu năm GVCN lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học và chuyển cho giáo viên PCGD cập nhật vào sổ theo dõi học sinh có nguy cơ bỏ học để phối hợp theo dõi cùng với GVCN. Học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy của lớp, vắng không phép một ngày hoặc trốn học GVCN mời cha mẹ học sinh vào trao đổi. Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. Giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong trường tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, phản ánh kịp thời với GVCN tình hình học sinh của lớp. GVCN phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh, phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo. 2.3.4. Về phía giáo viên PCGD: Để hỗ trợ GVCN, tôi đã lập sổ điểm danh học sinh vắng theo mẫu: Nguyên Lớp Tên học sinh vắng Ngày/tháng/năm Kết quả nhân Từ mẫu sổ này, tôi đã thường xuyên phối hợp với đội Cờ đỏ để điểm danh học sinh vắng, cúp tiết… hàng ngày. Khi phát hiện có học sinh vắng, cúp tiết… mặc dù đã xác định được nguyên nhân hay chưa xác định được nguyên nhân, tôi lập tức báo cáo ngay cho GVCN thông qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp GVCN để thông báo tình hình của học sinh. Từ đó GVCN tiếp tục xử lý, vì đây có thể là xuất hiện nguy cơ bỏ học mới, nếu như chúng ta không tìm hiểu tới nơi tới chốn. Mặc khác, tôi cũng đã lập sổ theo dõi học sinh có nguy cơ bỏ học: Lớ Tên Họ và Ngày/ Diện Địa Họ tên Biện Kết p GVC tên tháng/ nguy chỉ cha (mẹ pháp quả N học năm cơ (Tổ, hoặc sinh sinh ấp) người đỡ phục đầu) khắc để cập nhật danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học mà GVCN chuyển đến, những nguy cơ mới phát hiện, theo dõi và phối hợp GVCN, tham mưu BGH, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh để duy trì sỉ số học sinh. Theo tôi, chúng ta nên tránh đối xử thô bạo, trách móc các em, hãy tôn trọng nhân cách các em. Cha mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè hãy gần gũi, cảm thông, độ lượng, chia sẻ, tạo điều kiện và cơ hội để các em sửa chữa những lỗi lầm, khuyết điểm hoặc phát huy những tài năng, sáng tạo. Chúng ta hãy giúp các em lấy lại lòng tin, lòng tự trọng. Đừng bao giờ để các em đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình. Bởi vì đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình thì các em sẽ mất tất cả. Hãy đến với các em bằng tình thương, sự đồng cảm hơn là một người giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu các em chủ động tìm đến các hoạt động của nhà trường với thầy cô giáo thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn việc thầy cô giáo chủ động tìm đến các em. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trong năm học 2009 – 2010, số học sinh bỏ học ở học kỳ I khá cao 13 em, đạt tỷ lệ 1,8% với lý do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, học yếu, lười học, ham chơi. Với những biện pháp vừa nêu, đầu năm học 2010 – 2011, qua khảo sát thực tế học sinh trường THCS Nhuận Phú Tân ở 21 lớp, tôi đã xác định có 37 học sinh có nguy cơ bỏ học (có phụ lục danh sách 37 học sinh có nguy cơ bỏ học kèm theo). Áp dụng những kinh nghiệm, cách làm vừa nêu, trong học kỳ I năm học 2010 – 2011 này, số học sinh bỏ học giảm đáng kể có 4 em, đạt tỉ lệ 0,6% với lý do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, bệnh, ham chơi: TT Họ tên học sinh Địa chỉ (Tổ, ấp) Lý do bỏ học Lớp 1 8 - Giồng Giữa Bệnh 66 Nguyễn Thị Hằng Ni Thiếu sự quan tâm 2 Nguyễn Chí Bảo 13 - Giồng Chùa 94 của cha mẹ Thiếu sự quan tâm 3 Mai Văn Vĩnh 5 - Bến Xoài 65 của cha mẹ 4 Ngô Văn Quốc Cường 3 - Giồng Đắc Ham chơi 86 Ưu điểm: - Trong học kỳ I năm học 2010 – 2011, GVCN kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường để vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp. Tồn tại: - Còn một vài GVCN chưa làm tốt công tác này, tác dụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn còn học sinh bỏ tiết, vắng khá nhiều. - Thiếu sự quan hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh. - Ngoài ra giáo viên bộ môn phải thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học. Nguyên nhân: Công tác chủ nhiệm là một công tác khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cho công tác này, nhưng thực tế GVCN còn phải lo cho công tác chuyên môn. Chương 3. Phần kết luận 3.1. Những bài học kinh nghiệm: Giảm học sinh bỏ học là một việc khó khăn, phức tạp, hết sức nhạy cảm, đòi hỏi sự kiên trì, lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao, cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả từ các lực lượng giáo dục nhất là vai trò của gia đình. GVCN là lực lượng chính trong công tác duy trì sỉ số và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của học sinh, do đó, khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải: - Có lập trường tư tưởng vững vàng. - Có uy tín, có phẩm chất đạo đức tốt. - Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề. - Có năng lực tổ chức. - Biết quan tâm đến học sinh, thương yêu và tôn trọng học sinh. 3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Xuất pháp từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác duy trì sỉ số học sinh trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Khả năng ứng dụng, triển khai: Những vấn đề tôi vừa trình bày đã và đang là một trong những bức xúc lớn của trường, với các biện pháp đưa ra tuy chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp chúng ta thấy được thực trạng bỏ học và nguy cơ bỏ học của học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong năm học 2011 – 2012 để góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học của trường. 3.4. Những kiến nghị, đề xuất: Tôi có kiến nghị là trường THCS Nhuận Phú Tân tiếp tục triển khai, ứng dụng đề tài của tôi trong năm học 2011 – 2012. Người thực hiện đề tài Lê Văn Cường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan