Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Skkn một số vấn đề vềdạy chương ôn tập toán 5...

Tài liệu Skkn một số vấn đề vềdạy chương ôn tập toán 5

.PDF
20
115
113

Mô tả:

Một số vấn đề về DẠY CHƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 5 Phần : On tập Phân số, số thâp phân và các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nội dung chương trình Toán lớp 5, dành riêng một chương để ôn tập cuối năm nhằm giúp HS hệ thống hóa kiến thức Toán đã học ở bậc tiểu học nói chung và chương trình lớp 5 nói riêng. Cũng ở chương này học sinh sẽ nắm và vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các yêu cầu bài tập đặ ra sát với thực tế . Thực tế hiện nay không ít Giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn phần ôn tập kiến thức cuối năm cho HS, vì nhiều nguyên nhân sau đây: - Đây là phần dạy ở gần cuối năm học nên ít ai dự giờ, dạy sao cũng được. - Cho là HS đã học kiến thức này rồi, vào lớp cứ cho HS số bài tập theo yêu cầu sách Giáo khoa (SGK)-sách Giáo viên (SGV) quy định là được, còn các em nhớ – hiểu vận dụng được hay không thì tuỳ thuộc vào các em. - Hoặc có Giáo viên dạy như một tiết dạy cung cấp kiến thức mới, nên thường tiết dạy kéo dài thời gian (có tiết từ 50 – 55 phút) gây tâm lý nhàm chán đối với học sinh nhưng nội dung kiến thức học sinh nhớ và vận dụng được thì chẳng bao nhiêu. Theo yêu cầu hiện nay, giảm kỳ thi tốt nghiệp, giảm bớt chi phí nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức - kỹ năng của học sinh (HS) sau khi học xong chương trình Tiểu học là một yêu cầu bức xúc để các em có đủ kiến thức cơ bản tiếp tục học Trung học cơ sở (THCS). Cho nên việc hướng dẫn học sinh học tập các tiết học ở chương ôn tập trong nội dung chương trình Toán lớp 5 là vô cùng cần thiết nhằm góp phần thực hiện yêu cầu trên. Từ nhận định trên, muốn góp một ít ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở chương ôn tập, sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) sẽ nêu rõ một số hạn chế của không ít Giáo viên dạy tiết ôn tập ở chương ôn tập (do thời gian hạn hẹp nên sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu trao đổi và đề ra hướng dạy – học phần I: Ôn tập P/S và STP; phần II: Ôn tập về các phép tính vcới các số tự nhiên, P/S, STP) PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT A. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SKKN: Qua các năm giảng dạy, dự giờ thăm lớp một số Giáo viên ở một số đơn vị, bản thân nhận thấy: I/ Thực trạng giảng dạy và nội dung SGK-SGV: 1/ Thực trạng SGK - SGV: 1.1 SGK: Chương VI (chương ôn tập ) có 32 tiết (không kể tiết kiểm tra), trong đó: Ôn tập phân số (P/S)-số thập phân (STP) :4t Ôn tập các phép tính với các số tự nhiên (STN), P/S, STP :12 t Ôn tập về đo lường :5 t Ôn tập về diện tích các hình :3 t Ôn tập về giải toán :8 t 1.2. SGV: Thể hiện rõmục đích yêu cầu từng tiết dạy, định hướng kiến thức kết quả các bài tính,… Tuy nhiên chưa thể hiện rõ phương pháp lên lớp từng bài (từng hoạt động cho GV-HS). 1.3. Thực tế soạn và dạy của GV: Phần đông GV chỉ ghi lại bài soạn đã gợi ý ở bài soạn của Vụ Tiểu học hoặc SGV, hoặc có GV soạn quá đơn giản (chỉ ghi tên bài dạy; mục đích yêu cầu; số bài tập cần giải quyết ở lớp; số bài tập HS phải về nhà làm, …) còn hoạt động cụ thể thì chưa thể hiện rõ. Có GV dạy mang tính áp đặt, sao cho hết tiết dạy – hết nội dung bài là xong, nhưng hiệu quả thì ?… 2/ Hướng giải quyết vấn đề: Từ thực trạng nêu trên, bản thân có một số ý kiến trao đổi để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ dựa trên cơ sở sau: Dạy chương trình ôn tập dựa trên cơ sở học sinh đã biết qua kiến thức ở các tiết trước, nhiệm vụ GV hướng dẫn HS khái quát, hệ thống kiến thức vận dụng giải quyết số bài tập SGK và thực tế đề ra. GV chỉ gợi ý để HS tái hiện, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… và đi vào vận dụng một cách cụ thể để giải quyết vấn đề. Thực tế, một số GV dạy Đề nghị hướng thực hiện a Tiết 132: Ôn tập về Có thể thực hiện: b P/S... a) GV ghi: Tử số (TS) Chỉ ghi TS-MS Khi ôn tập khái niệm Mẫu số (MS) P/S, hỗn số ,... GV thực sau khi HS phát biểu đúng hiện trình tự như SGK nhưng chưa khái quát hóa GV hỏi: Các em đã học về P/S, vậy các em hãy ghi lại và cho PS a/b ( trong SKKN , PS có TS a và MS b được a để HS tự giải quyết vấn biết, trong b ghi là a/b) ; a gọi là gì ? ; b gọi là gì ? (Tất cả HS ghi vào vở đề. hoặc giấy nháp a là TS; b là MS ) HS nêu trước lớp; HS Có GV ghi hết phần ở khác nhận xét; GV kết luận, sau đó yêu cầu HS trình bày khái SGK lên bảng (bảng niệm P/S. (P/S là số có Tử số và Mẫu số, tử số nằm trên gạch a không đủ chỗ để ghi) rồi ngang, Mẫu b số nằm dưới gạch ngang). yêu cầu HS làm bài tập. a b GV hỏi TS - MS chỉ ghi trong P/S ? a b (Cả lớp ghi nhanh vào vở hoặc giấy nháp: MS chỉ số phần bằng nhau được chia ra trong một đơn vị, TS chỉ số phần đã lấy ra trong đơn vị đó). GV mời HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét; GV kết luận. b) P/S thế nào có thể viết dưới dạng hỗn số ? (TS > MS); GV ghi: P/S a/b viết được dưới dạng hỗn số khi: a > b c) Tương tự gợi ý HS trả lời, GV tóm tắt: < 1 ; khi a < b = 1 ; khi a = b >1 ; khi a > b và viết được dưới dạng hỗn số Tiết 133: P/S (tiếp theo) a) Muốn quy đồng MS b) Muốn quy 4 MS 5các P/S, 6 ta có thể làm như sau: 3 đồng như sau: 5 4 các P/S, ta có thể làm 6 7 Tìm MS chung (Hs Giỏi có thể tìm một số có thể chia hết cho các MS, còn không thì HS nhân tất cả các MS của các P/S Nhân TS của PS thứ nhất lại) với tích các MS của các PS còn lại TD: , , , Nhân TS của PS thứ hai HS có thể tìm MS chung: với tích các MS của các PS còn lại Cứ tiếp tục...cuối cùng 4 x 5 x 6 x 7 = 840 Sau đó: Lấy MS chung chia cho MS của P/S cần quy đồng, được thương là bao nhiêu, lấy thương vừa tìm nhân với TS của P/S cần quy đồng. 3/4 : Lấy 840 : 4 = 210 Lấy 210 x 3 = 630 ; 630 là TS mới của 3/4 3/4 = 630 / 840 4/5 : Lấy 840 : 5 = 168 Lấy 168 x 4 = 672 ; 672 là TS mới của 4/5 4/5 = 672 / 840 Cứ tiếp tục thực hiện quy đồng đến hết Phần ôn tập về các phép tính với STN, P/S, STP. Thực hiện như thế có thể tìm được kết quả nhanh đối với Khi hướng dẫn HS thực HS khá Giỏi, nhưng chưa hiểu ý tác giả là yêu cầu HS biết vận hiện tính nhanh về phép dụng các tính chất của phép toán để giải toán nhanh hơn. cộng a. GV hỏi để có kết quả như thế chúng ta thực hiện thế nào ? (bài tập 2) Hs trả lời: Khi HS nêu kết quả đúng, GV kết luận mà Ap dụng tính chất kết hợp của phép cộng: không cần HS nêu cách tính: a) (961 + 825) +175 = ( 961 + 825 ) + 175 = 961 + ( 825 + 175 ) = 961 + 1000 1961 = 1961 619 + ( 478 + 381 ) 619 + (478 + 381 ) = 1478 = 1478 HS trả lời: b) ( 3/5 + 5/9 ) + 2 / 5 = Ap dụng tính chất giao hoán của phép cộng: (27/45 + 25/45) + 619 + (478 + 381) = ( 478 + 381 ) + 619 18/45 Ap dụng tính chất kết hợp của phép cộng: = 70/45 = 14/9 ( 478 + 381 ) + 619 = 478 + ( 381 + 619 ) = 1 = 478 + 1000 đơn vị 5 phần chín = 1478 c) ....v.v..... Hoặc: Ap dụng tính chất giao hoán của phép cộng: 619 + ( 478 + 381 ) = 619 + ( 381 + 478) Ap dụng tính chất kết hợp của phép cộng: 619 + ( 381 + 478 ) = ( 619 + 381 ) + 478 = 1000 + 478 = 1478 Các dạng còn lại thực hiện tương tự nhưng khi HS nhuần nhuyễn, sang phần luyện tập GV không nhất thiết phải yêu cầu HS thực hiện phần này. Dạy phép chia: ( bài tập 3) Tính bằng 2 cách, GV lưu ý: Phần b: 0,95 : 0,18 - 0,59 : 0,18 Nếu tính: 0,95 : 0,18 - 0,59 : 0,18 5,27... - 3,27... = 2 Khi thực hiện phép chia HS gặp khó khăn với STP tuần hoàn. Nên GV phải gợi ý: chỉ lấy 2 chữ số TP ở mỗi thương và yêu cầu HS lưu ý, nên đưa về dạng: * Dạng a:c - b:c = (a-b):c 0,95:0,18 - 0,59: 0,18 = (0,95 - 0,59) : 0,18 = 2 * Dạng a : c - b : c = ( a - b ) : c Được vận dụng thực hiện vào thực tế sau này. Do thời gian và nhận thức có hạn, phần còn lại mong bậc Thầy cô và đồng nghiệp nghiên cứu trao đổi thêm để bản thân được học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. 3/ Kết quả thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu, các ý kiến trao đổi này được thực hiện qua tiết dạy và đề kiểm tra ở 7 lớp của trường Tiểu học "A" T.T An Châu và trường Tiểu học "A" Vĩnh An, với kết quả như sau: - Tiết dạy: Qua 2 tiết dạy ở lớp 5A và lớp 5B của trường Tiểu học "A" Vĩnh An đều được BGH đánh giá tốt; 03 GV của trường Tiểu học " A" T.T An Châu đều được GV dạy Giỏi cấp Huyện. - Chất lượng: Đề kiểm tra: Thời gian 15 phút 1/ Điền dấu thích hợp a) 2 / 3 1 =,>,< ; 6 /5 vào ô trống: (6 đ) 1 ; 20 / 19 1 đơn vị 1/19 b) 29 / 31 1 ; 29 /29 1; 34 / 31 2/ Tính bằng cách nhanh nhất: (4 đ) a) 85,72 + 45,8 + 14,28 ; b) 8 / 15 + 4 / 6 + 7 / 15 c) 12,5 x 0,6 + 12,5 x 0,4 ; d) 27,6 : 3 - 15,3 : 3 Hình thức kiểm tra: ( kiểm tra viết) II/ Kết quả: Xem biên bản kiểm tra B. KẾT LUẬN: I/ Các tồn tại nảy sinh và biện pháp khắc phục: 1. Hạn chế: - GV không chuẩn bị trước sẽ lúng túng khi ghi bảng - Học sinh nghèo không có vỡ nháp hoặc giấy nháp ? 1 - Đối với HS nghỉ học, không học qua nội dung có liên quan đến phần ôn tập, khi yêu cầu ghi ý kiến hoặc phát biểu các em khó thực hiện được. [ 2. Biện pháp khắc phục: - GV phải thâm nhập bài soạn, ghi bảng thể hiện tính khái quát hóa. - Có thể ghi như sau: Thứ ..........., ngày..........tháng.........năm......... a b Toán a b a b Tên bài dạy: Ôn tập ....................... a b Tóm tắt nội dung TS MS < 1 ; khi a < b = 1 ; khi a = b >1 ; khi a > b (*) Phần bảng để luyện tập - HS lúng túng khi phát biểu; GV gọi HS khác phát biểu, sau đó cho 1 HS đến 2 HS nhận xét, yêu cầu HS này gặp lại. -Vận động sự hỗ trợ của mạnh thường quân, sự giúp đỡ của các bạn HS cùng lớp, tận dụng giấy kiểm tra(mặt chưa viết để HS có tập, giấy nháp). II/ Thực tế phân tích và phạm vi áp dụng: 1/ Qua thực nghiệm và phân tích, khi dạy chương ôn tập theo dẫn này, GV ghi bảng nhanh, gọn mang tính khái quát và giúp HS dễ ghi - dễ nhớ hơn. 2/ Xây dựng được cho HS phương pháp ôn tập "suy nghĩ - viết - nhớ", sau đó trình bày bằng ý riêng của mình. III/ Đề xuất hướng giải quyết: 1/ Phòng Giáo dục: - Chỉ đạo các trường thực hiện kiểm tra đánh giá việc dạy ôn tập cuối năm một cách chặt chẽ, lưu ý dự giờ đột xuất không chỉ ở khối năm mà là ở tất cả các khối lớp. - Chỉ đaọ tất cả các trường tăng cường họp tổ chuyên môn đi sâu vào việc bàn cách dạy phần ôn tập (xác định mục tiêu và kiến thức trọng tâm của bài dạy ) không qua loa chiếu lệ. - Tăng cường kiểm tra chất lượng dạy - học các tiết ôn tập ở các trường Tiểu học. 2/ Các trường Tiểu học: 2.1 - BGH & Tổ trưởng chuyên môn: - Có kế hoạch dự giờ, kiểm tra chất lượng các lớp để kịp thời uốn nắn sửa chữa những hạn chế, thiếu sót của GV và HS. - Có nhận định đúng về tiết dạy ôn tập, họp tổ phải đặt nặng phương pháp truyền đạt, số bài tập cần giải quyết trong một tiết dạy, đồ dùng dạy học cần có để hỗ trợ cho hoạt động dạy - học đảm bảo mục tiêu kiến thức và thời gian dạy - học. 2.2- Giáo viên: - Thực hiện soạn giảng một cách nghiêm túc, không viện lý do nào ( phải làm sổ sách, hoàn thành thủ tục để thi tốt nghiệp ...) để soạn qua loa chiếu lệ. - Phát huy tính tích cực chủ động cuả học sinh trong việc tham gia phát biểu hệ thống hóa - khái quát hóa kiến thức, từ kiến thưc đó vận dụng giải quyết mục tiêu bài dạy để hình thành kỹ năng - kỹ xảo giải toán cho HS. IV/ Bài học kinh nghiệm: 1/ Phải hiểu được việc ôn tập và hệ thống hóa kiến thức môn toán cũng như các môn học khác là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và của môn toán nói riêng, vì: * Kiến thức Toán ở bậc Tiểu học sắp xếp rất chặt chẽ, từ đơn giản đến phức tạp. * Kiến thức Toán ở Tiểu học ( đặt biệt là lớp 5) mang tính khái và trừu tượng cao. Trẻ muốn tiếp thu được phải được hướng dẫn nhiều lần qua nhiều dạng bài và các phương pháp - biện pháp phù hợp đặc điểm tâm - sinh lý trẻ Tiểu học. Qua ôn tập các em phải thấy được mối quan hệ chặt chẽ và bản chất của từng mặt kiến thức. * Trẻ em Tiểu học chóng nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy ta cần gợi ý để các em nhớ lại ( không phải dạy lại - hoặc tưởng các em đã biết, chỉ cần yêu cầu học sinh làm bài tập GV nhận xét là xong việc). 2/ Ôn tập hệ thống hóa kiến thức giúp các em nắm vững kiến thức, vận dụng thành thạo từng mảng kiến thức, từng bước hình thành kỹ xảo. 3/ Kiểm tra việc dạy - học tiết ôn tập là một khâu quan trọng để nhận định đánh giá chất lượng dạy và học của GV và học sinh, qua đó phát hiện những mặt tích cực và hạn chế để phát huy những mặt mạnh, nhân điển hình, đồng thời có biện pháp uốn nắn sửa chữa kịp thới những thiếu sót của GV và học sinh. V/ Kết luận: 1/ Ôn tập là một yêu cầu cần thiết trong việc dạy và học tất cả các môn học, nhờ vào đó học sinh tái hiện, nhớ lại, khái quát hóa những kiến thức đã học được. 2/ Qua những tiết ôn tập: - GV nhận định được kết quả giảng dạy của mình qua việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS, để điều chỉnh kịp thời phương pháp giúp HS tiếp thu bài nhanh hơn; đồng thời qua đây cũng giúp GV phát hiện những mầm móng năng khiếu cũng như những thiếu sót của HS để đề ra yêu cầu bài tập phù hợp với từng đối tượng HS. - Người CBQL nhận định được năng lực và trình độ chuyên môn của GV cũng như chất lượng học tập của HS để kịp thời có những chỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. Qua thực tế nghiên cứu và dự giờ thăm lớp ở một số đơn vị bản thân có những suy nghĩ riêng để áp dụng vào thực tế giảng dạy. Do điều kiện cũng như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn hẹp cho nên trong nội dung bài có không ít thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các bậc Thầy và đồng nghiệp để bản thân học hỏi thêm nhằm xây dựng và góp chút ít công sức vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường Tiểu học. Hướng nghiên cứu: Chọn nghiên cứu một trong những đề tài có liên quan đến việc dạy và học chương trình Tiểu học năm 2000. Chân thành cảm ơn ! An châu, ngày 07 tháng 4 năm 2004 Thực hiện: Võ Minh Bửu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan