Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn một số ứng dụng hóa học trong đời sống , lồng ghép trong bài học , tăng hứn...

Tài liệu Skkn một số ứng dụng hóa học trong đời sống , lồng ghép trong bài học , tăng hứng thú cho học sinh.

.DOCX
22
1301
59

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DẦU GIÂY  Mã số: …………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG , LỒNG GHÉP TRONG BÀI HỌC , TĂNG HỨNG THÚ CHO HỌC SINH  Người thực hiện: HỒ THỊ SEN Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn hóa học Có đính kèm: Mô hình  Đĩa CD(DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác  Năm học: 2014 – 2015  Trang 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. 2. 3. 4. 5. Họ và tên: HỒ THỊ SEN Ngày tháng năm sinh: 12/12/1965 Nam,nữ: Nữ Địa chỉ: 153/2 Xuân Thạnh - Thống Nhất - Đồng Nai Điện thoại: Cơ quan: 061.3761229 Nhà riêng: 061.3761857 Di động: 01212500486 , Email : [email protected] 6. Fax : 7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Hóa 8. Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy môn hóa 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân hóa học - Năm nhận bằng: 1987 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học - Số năm có kinh nghiệm: 29 năm - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: - Năm học 2008-2009 sáng kiến : “Bài tập phát huy tính sáng tạo cho học sinh” , Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp Cơ sở năm học 2008 – 2009 theo quyết định số 642/ QĐ. GD-ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai - Năm học 2009-2010 : Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp Cơ sở năm học 2009 – 20010 theo quyết định số 519/ QĐ. GD-ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai - Năm học 2011-2012 sáng kiến : “ Giúp học sinh tiếp cận với đề thi tuyển sinh đại học ” Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp Cơ sở năm học 2011 – 2012 theo quyết định số 587/ QĐ. GD-ĐT ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Đồng Nai - Năm học 2012-2013 sáng kiến : “ Phương pháp giải sáng tạo bài toán hóa hữu cơ ” - Năm học 2013-2014 sáng kiến : “Bí quyết giải bài tập về axít clohiđric và axít sunfuric ” Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp Cơ sở năm học 2013 – 2014 theo quyết định số 522/ QĐ. GD-ĐT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Đồng Nai Trang 2 MỘT SỐ ỨNG DỤNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG , LỒNG GHÉP TRONG BÀI HỌC , TĂNG HỨNG THÚ CHO HỌC SINH I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong thực tế hiện nay , một bộ phận học sinh hứng thú với môn hóa , đa số các em khác không thích học hóa hoặc học không vô Với nhiều lí do , trong đó lí do cơ bản không biết học hóa để làm gì ? Các em chưa khai thác được những ứng dụng hóa học trong đời sống Vì sao những năm 1945 đến 1954 dân ta đói khổ cơm không đủ ăn , áo không đủ mặc ? Do năng suất lao động thấp kém , thiếu trình độ sản xuất , mùa màng thất bát , những năm chiến tranh ác liệt , những thành tựu hóa học chưa được áp dụng Từ năm 1975 đấn nay , đất nước hòa bình, Đảng , nhà nước ta chú trọng phát triễn kinh tế , khoa học kỉ thuật phát triển , đời sống nhân dân nâng cao . Không những ăn no mặc ấm mà cón ăn ngon , mặc đẹp ,đường sá , nhà cửa khang trang , đau ốm có thuốc chữa bệnh . Đời sống nhân dân dần ấm no , hạnh phúc Có những thành tựu trên , hóa học góp phần không nhỏ , cải tiến kỉ thuật nâng cao năng suất Biết được ứng dụng hóa học trong đời sống , một trong những động lực học tốt môn hóa Thông qua việc dạy hoc , giáo viên liên hệ thực tế , soạn giảng phong phú những ứng dụng , khơi dậy lòng đam mê cho học sinh . II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN A. Cơ sở lí luận: Theo cuốn sách “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông của PGS . TS Nguyễn Xuân Trường” có nêu : Nguyên lí giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam : “Học đi đôi với hành , giáo dục kết hợp với lao động sản xuất , nhà trường gắn liền với xã hội ” Hóa học là môn khoa học tự nhiên , gắn liền với đời sống con người . Hóa học có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế , xã hội và môi trường . Cho nên giáo viên dạy hóa không những giúp học sinh lỉnh hội kiến thức của môn hóa mà còn cho các em biết được vai trò quan trọng đối đời sống . Nhờ hóa học đã xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu , vươn tới đời sống ấm no, hạnh phúc, văn minh , hiện đại . Dạy hóa khơi dậy những đam mê khám phá , phát minh ở học sinh , gieo mầm ước mơ cho các em thông qua những mẫu chuyện phát minh của các nhà khoa học , những phát minh của sinh viên, học sinh gần nhất B . Cơ sở thực tiển : Hóa học là môn khoa học thực tiển . Học lí thuyết kết hợp với thực hành , liên hệ thực tế , khai thác ứng dụng . Tuy nhiên rất nhiều học sinh lãng quên về mặt nầy . Trang 3 Trong những năm qua , thực tế ở trường tôi cũng có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp trường , cấp tĩnh , thi đậu vào các trường đại học. Tuy nhiên phần đa học sinh chưa đi sâu vào chuyên đề này . Học sinh học bài mới ; làm bài tập dàn trãi ; kiến thức thu được chưa chuyên sâu ,dễ quên , khó vận sụng linh hoạt . Khi giáo viên khơi gợi lòng đam mê , hứng thú và giao nhiệm vụ các em , tự tìm kiếm thông tin , làm bài tập và rút ra phương pháp giải học sinh thích thú bắt tay vào công việc , khẩn trương , hợp tác . Sau một thời gian các em hoàn thành chuyên đề nhỏ . Các em rất thích với thành quả của nhóm mình đạt được . Tuy trình bày đôi chỗ còn vụng về nhưng cái quý ở đây các em có dịp thể hiện khả năng tự nghiên cứu ,tự tìm tòi , tự trình bày , chắc chắn khiến thức tự tìm được khắc sâu . Bản than tôi tự tìm tòi , khám phá hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh tìm kiếm ,các ứng dụng , lồng ghép trong các bài học , làm cho các em hứng thú học tập . III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 1 . Ứng dụng hóa học đối với hóa lớp 10 : Lớp 10 là lớp đầu cấp , kiến thức hóa cấp 2 còn chấp nhận nhiều điều . Để giải quyết những thắc mắc giáo viên hướng dẫn , trang bị cho các em nhiều nền tảng kiến thức , đồng thời nghiên cứu lí thú các ứng dụng trong đơi sống .Hóa học cải tạo nâng cao đời sống ấm no hạnh phúc . Hóa học giúp con người biết bảo vệ môi trường sống , chống bệnh tật Bằng cách nào để đưa ứng dụng hóa học sinh động , lí thú đến với học sinh ? - Lồng ghép với bài giảng , giáo viên đưa ra các ví dụ thuyết phục - Cho học sinh chuẩn bị trước và trình bày trong tiết dạy , đặc biệt tiết dạy công nghệ thông tin hấp dẫn hơn - Tổ chức học sinh hoạt động ngoại khóa tham quan nhà máy sản xuất . Thí nghiệm vui… Tiết thứ 38: BÀI 22: CLO Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ? Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nước Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều Trang 4 xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương. BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng: NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng đọ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày. NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O Trong công nghiệp, một lượng lớn axit clohiđric dùng để sản xuất các muối clorua và tổng hợp các chất hữu cơ. Hàng năm trên toàn thế giới sản xuất hàng triệu tấn axit clohiđric Tiết thứ 44: BÀI 25: FLO- BRÔM- IÔT (tiết 2) Vì sao không dùng chai thuỷ tinh mà phải dùng chai bằng nhựa (chất dẻo) để đựng dung dịch axit flohiđric HF? Do axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thuỷ tinh vì nó tác dụng được với oxit silic có trong thành phần của thuỷ tinh. Trang 5 SiO2 + 4HF  SiF4 + 2H2O Người ta thường lợi dụng tính chất này để khắc chữ lên thuỷ tinh. Đối với cơ thể muối iot có vai trò như thế nào ? Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot. Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn Thế Giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam , theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau. Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em. Để khắc phục sự thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như : muối ăn, sữa, kẹo… Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3 ). Thí dụ: Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn. Người ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm… Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín. Teflon là chất gì ? Trang 6 Teflon có tên khoa học là politetrafloetilen (-CF2-CF2-)n.Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hoá chất. Nó bền trong khoảng nhiệt độ rộng từ - 1900C đến + 3000C, có độ bền kéo cao (245 - 315kg/cm3) và đặc biệt có hệ số ma sát rất nhỏ và độ bền nhiệt cao, tới 4000C mới bắt đầu thăng hoa, không nóng chảy, phân huỷ chậm. Teflon bền với môi trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện. Do có các đặc tính quí đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡi (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi… để chống dính. Đối với cơ thể muối iot có vai trò như thế nào ? Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot. Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn Thế Giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam , theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau. Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em. Để khắc phục sự thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như : muối ăn, sữa, kẹo… Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng. Trang 7 Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3 ). Thí dụ: Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn. Người ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm… Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín. Tiết 50: Bài 29: OXI – OZON (tiết 2) Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy? Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo ra CO2, phản ứng toả nhiệt. Nhiệt toả ra được tích góp dần, khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy. Vì sao khi đốt, khí CO cháy còn khí CO2 lại không cháy? Do trong CO2, nguyên tử C đã có số oxi hoá cao nhất là +4 rồi. Trong CO nguyên tử C mới có số oxi hoá +2, khi tác dụng với O2 nó tăng lên +4. 2 4 2CO  O 2  2CO 2 Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ? Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen. 4Ag + O2+ 2H2S  2Ag2S + 2H2O Tiết 50: Bài 29: OXI – OZON (tiết 2) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2. Ban ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhớ chất diệp lục) 6nCO2 + 5nH2O as clorophin (C6H10O5)n + 6nO2 2 . Ứng dụng hóa học đối với hóa lớp 11 : Trang 8 Hóa 11 cung cấp cho học sinh hiểu biết vận dụng vào cuộc sống :Nitơ , hợp chât nitơ .Ni tơ có trong không khí , con người khai thác ứng dụng trong đời sống như thế nào ? Phốt pho có trong quặng apatit , photphorit , con người đã khai thác chế biến và ứng dụng nó như thế nào ? Về lỉnh vực hóa hữu cơ học sinh nghiên cứu về hiđrocacbon : nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên khai thác chế biến , ứng dụng nó trong đời sống thế nào ? . An col , phênol , anđehit , axitcacboxilic là hợp chất chế biến từ chất sẵn có trong thiên nhiên thành chất ứng dụng trong đời sống như thế nào ? Thông qua tiết học , hoạt động ngoại khóa , giao nhiệm vụ học sinh sưu tằm những kiến thức đó đến với các em một cách tự nhiên Bài 1: SỰ ĐIỆN LI Tại sao nước có độđiện li yếu, không dẫn điện nhưng khi dây điện bị đứt rơi xuống hồ, ao, rãnh nước, người chạm vào nước lại bị giật. Trả lời: Trong nước ở ao, hồ, rãnh nước có các ion kim loại hòa tan hoặc các loại hóa chất hòa tan phân li ra ion do đó có thể dẫn điện. Tiết 11: NITƠ thí nghiệm thu khí N2 Tiết 12 - Bài 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI Tại sao khi bón nhiều phân đạm amoni ((NH4)2SO4) thì đất dễ bị chua?   Trả lời: khi hòa tan trong nước, các muối amoni phân li ra các ion NH 4 có tính axit, chính ion này đã làm cho đất bị chua. Vì vậy khi bón phân đạm amoni cần chú ý bón đúng liều lưỡng và nên bón ở những vùng đất đã được khử chua. Phương trình phân li: (NH4)2SO4 2  NH 4 +  NH 4 + H2O  NH3 + 2−  SO 4  H 3O  Tại sao trước khi hàn người ta lại rắc một ít bột muối amoni clorua lên bề mặt kim loại rồi nung nóng? Trả lời: Để làm sạch bề mặt kim loại. Khi nung muối amoni clorua (NH4Cl) thì muối sẽ bị nhiệt phân tạo ra NH3, NH3 sinh ra có tác dụng khử các oxit kim loại tạo ra kim loại như vậy bề mặt kim loại sẽ được làm sạch. o t NH4Cl   NH3 + HCl Trang 9 to 2NH3 + Fe2O3   2Fe + N2 + 3H2O Tại sao khi ăn bánh bao đôi khi ta cảm thấy có mùi khai? Hoặc có thể hỏi: tại sao khi làm bánh bao người ta lại sử dụng bột NH4HCO3 làm bột nở? Trả lời: Khi sản xuất bánh bao người ta sử dụng muối NH4HCO3 để làm bột nở, muối này bị nhiệt phân dễ dàng khi đun nóng, khi hấp bánh bao muối này sẽ bị phân hủy tạo thành khí NH3 và CO2, khí này thoát ra đẩy lớp bánh phồng ra và tạo ra các lỗ hổng, như vậy bánh sẽ phồng và xốp hơn. Sở dĩ khi ăn bánh bao đôi khi ta cảm thấy có mùi khai là vì: khí NH3 (mùi khai) sinh ra khi khi nhiệt phân NH4HCO3 chưa thoát ra hết trong quá trình hấp bánh, chính khí này gây ra mùi khai trong bánh. NH4HCO3 to → NH3 + CO2 + H2O Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở? (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở. (NH4)2CO3 t0 2NH3 + CO2  + H2O BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Trả lời:Khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: N2 + O2 → 2NO (khoảng 30000 C) Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2 Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa: 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 HNO3 → H+ NO3- Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat =>cung cấp dinh dưỡng cho cây => "phất cờ mà lên": NH4(+) + NO3(-) → NH4 NO3 R(+) + NO3(-) → RNO3 Tiết 16 –BÀI 10: PHOTPHO Hiện tượng “ma trơi” Trả lời:Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng P được giải phóng dưới dạng phophin PH3 có lẫn P2H4. P2H4là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy theo tạo ra P4H10 và H2O: 2P2H4 + 7O2 → P4H10 + 4H2O + Q (1) Nhờ nhiệt Q tỏa ra ở phản ứng (1) mà: 4PH3 + 8O2 → P4H10 + 6H2O + Q’ (2) Trang 10 Các phản ứng (1), (2) tỏa ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 + P2H4) có hình thành ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi là “ma trơi” Hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa và có gió nhẹ. Tiết 18-BÀI 12: PHÂN BÓN HOÁ HỌC Vì sao lại lấy tro bếp hoặc nước tiểu để bón cho cây. Trả lời: Bón tro bếp:Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. Bón nước tiểu:trong nước tiểu có chứa rất nhiều phân đạm do đó cây có thể hấp thụ được nguồn đạm này. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều nước tiểu cho cây vì khi bón nhiều cây sẽ bị dư đạm dẫn đến cháy lá và chết cây Tiết 23 : Bài 15- CACBON Cần chú ý gì khi ăn rau cải trắng ? Cải trắng là loại rau rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng nhưng nó cũng đồng thời chứa một lượng khá lớn muối của axit nitric (HNO3). Nếu sau khi đã nấu chín rồi để trong thời gian quá dài do tác dụng của vi khuẩn, muối của axit nitric sẽ biến thành muối của axit nitrơ (HNO2) là chất dễ gây ra ung thư. Vì thế không nên ăn rau cải trắng đã nấu chín để qua đêm. Sau khi đã nấu chín nên cho thêm vào rau một ít giấm ăn để tăng tác dụng dự phòng. Bút chì có từ khi nào ? Cách đây hơn 430 năm, ở Pollod nước Anh phát hiện mỏ chì đen. Lúc bấy giờ người ta cắt những thỏi chì đen thành que dài, kẹp giữa 2 miếng gỗ, lấy dây buộc lại để viết. Đó là cây bút chì đầu tiên. Khoảng 250 năm trước, tức là năm 1975, Congtai người Pháp phát minh ra phương pháp trộn than chì với đất sét rồi đem nung cứng thành ruột bút chì. Cho đến nay, toàn thế giới vẫn dùng phương pháp của CongTai để làm ruột bút chì.  Cách làm bút chì màu thế nào ? Nguyên liệu làm ruột bút chì màu không phải là đất sét và than chì mà là bột màu và bột hoạt thạch... và cũng không phải nung lửa nên ruột bút tương đối mềm. Sau khi làm xong ruột bút, các bước khác giống như làm bút chì thường. Trang 11 Dầu mỏ là loại vật chất có thể đốt cháy, con người thường dùng dầu mỏ làm nhiên liệu cho các động cơ của các phương tiện giao thông. Dầu mỏ cũng là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo. Dầu mỏ là loại tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng dầu mỏ của toàn thế giới là 121,5 tỷ tấn, với tốc độ khai thác 2,9 tỉ tấn một năm như hiện nay, trữ lượng dầu mỏ chỉ còn đủ khai thác trong hơn 40 năm nữa. Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê. làm cho cơm đỡ mùi khê. Tiết 24:Bài 16- HỢP CHẤT CỦA CACBON Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,... bằng khí CO2? Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2 Thí dụ: 2Mg + CO2  2MgO + C Nước đá khô là gì ? Là cacbon đioxit CO2ở dạng rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh. Dùng bảo quản thực phẩm khi chuyển đi xa. Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động Trả lời:Sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình: - Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối Ca(HCO3)2 tan: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 - Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ: Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O vì sao HF không đựng trong lọ thủy tinh Trả lời:Thủy tinh có thành phần chủ yếu là SiO2 khi cho HF vào thì HF sẽ tác dụng với SiO2 (ăn mòn thủy tinh). Có SiO2+4HF−>SiF4+2H2O Vì vậy: Người ta khắc chữ lên thủy tinh nhờ HF Tiết 38: ANKAN.(tiết 2) Trang 12 Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa ? Đánh giá lượng khí metan hàng năm thoát ra và đi vào khí quyển đang là một thách thức với các nhà khoa học. Những đánh giá này đòi hỏi việc phân tích một lượng khổng lồ các số liệu. Những nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy có một lượng lớn khi metan sinh ra từ sự thối rữa các vật thể hữu cơ từ ruộng lúa. Người ta ước chứng khoảng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ hoạt động cày cấy ! Người ta đã tiến hành 1300 thí nghiệm trong mùa gieo trồng trong năm 1988 và 1989 ở Giang Châu (Trung Quốc) cho thấy lượng khí metan thoát ra trung bình là 58mg/(m2.h). Con số này ở Châu Âu và Tiết 46: ANKIN. Đèn xì oxi - axetilen dùng để làm gì? Khí axetilen sinh ra khi cho đất đèn tác dụng với nước được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen để hàn cắt kim loại do nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 30000C. Để sản xuất được một chiếc xe đẹp người ta phải dùng tới 3 kg đất đèn. Việc hàn, cắt kim loại bằng đèn xì oxi - axetilen được sử dụng khi đóng mới hoặc sửa chữa các con tàu sông, biển hay xây dựng, sửa chữa các cây cầu, các công trình xây dựng. Khi cần cắt, phá các con tàu đã bị hư hỏng để tận dụng sắt, thép cũ phục vụ cho ngành luyện cán thép người ta cũng dùng đèn xì oxi - axetilen. Khí axetilen đã được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các chất hữu cơ như thế nào? Khi công nghiệp chế biến hoá học dầu mỏ chưa phát triển (cho đến khoảng năm 1950) thì khí axetilen sản xuất từ đất đèn là nguyên liệu chính của công nghiệp sản xuất các hợp chất hữu cơ. + Người ta cho khí axetilen tác dụng với khí hiđroclorua để được vinyl clorua, sau đó trùng hợp vinyl clorua thành polivinyl clorua. C H  CH + HCl Xúc tác CH2 = CH - Cl Trang 13 Xúc tác n CH2 = CH t0 - CH2 - CH - Cl Cl n Polivinyl clorua (PVC) được coi là chất dẻo vạn năng. PVC dùng để sản xuất ra màng mỏng, bao bì, da giả, thùng đựng hoá chất, sợi chịu hoá chất, các cấu kiện xây dựng... Để sản xuất 1 tấn PVC phải dùng từ 17 - 2 tấn đất đèn. + Cũng trên cơ sở cho khí axetilen tác dụng với khí hiđroclorua người ta đã có các công nghệ tiếp theo chuyển đổi thành butadien để sản xuất cao su nhân tạo và hàng loạt monome có giá trị công nghiệp như acrilonitril, vinylaxetat, este của axit acrylic,... Trùng hợp vinylaxetat rồi thuỷ phân người ta thu được polivinyacol. Từ polime này kéo thành sợi bền, đẹp, chịu được hoá chất và thời tiết, có độ hút ẩm cao được gọi là vinylon. Như vậy axetilen là nguyên liệu quan trọng để giải quyết tốt vấn đề mặc. Tiết 44: ANKAĐIEN. Cao su là gì ? Cao su là vật liệu có tính đàn hồi (đặc tính có thể biến dạng khi chịu lực bên ngoài tác dụng nhưng lại trở lại hình dạng ban đầu khi lực tác dụng không còn). Cao su có thể bị kéo dãn gấp 10 lần chiều dài ban đầu. Tính đàn hồi của cao su là do tính linh hoạt của các phân tử trong mạch polime. Tuy nhiên trong thực tế, cao su là hỗn hợp các polime, nên nếu lực ngoài tác động quá mạnh thì cao su mất hoàn toàn tính đàn hồi. Vào năm 1839, nhà hoá học Mĩ Charles Goodyear đã phát minh ra kĩ thuật lưu hoá cao su có tác dụng làm tăng đặc tính cơ lí của cao su, do đó mở rộng rất nhiều khả năng ứng dụng của nó. Cao su thiên nhiên là poli-cis-isopren được lấy chủ yếu từ cây cao su (Hevea barasiliensis) được trồng nhiều ở Nam Mĩ. Cây cao su được trồng ở nước ta từ năm 1887 và hiện nay được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cao su tổng hợp (Cao su Buna, cao su Buna-S, …) được phát triển mạnh từ chiến tranh thế giới lần II do sự khan hiếm cao su thiên nhiên. Hầu hết các cao su tổng hợp đều là sản phẩm của công nghiệp dầu mỏ. Trang 14 Tiết 64: AXIT CACBOXILIC Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau. 2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2 Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit. CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc? Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,30C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi). Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết. Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh. Muối của axit xianhiđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng, bạc ra khỏi quặng . Vì sao rau quả thường được ngâm giấm ? Trang 15 Một số thức ăn, thường là rau quả được ngâm vào giấm và sau đó đóng vào một cái chai kín gió. Giấm là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 5%. Nó ngăn được sự phát triển của vi khuẩn cho nên thức ăn được bảo quản. Hành và dưa chuột là những thức ăn được ngâm giấm thường gặp. Nguồn gốc của dầu mỏ thế nào ? Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đều là di thể các sinh vật từ thời cổ đại, biến đổi qua hàng triệu năm mà tạo thành, do đó chúng còn được gọi là nhiên liệu hoá thạch. Trữ lượng dầu mỏ và than đá trong lòng đất đều là có hạn, trong tương lai nhất định sẽ bị khai thác hết. do đó chúng ta phải biết quí trọng nguồn tài nguyên quí giá này, không được lãng phí. . Dầu mỏ có thành phần như thế nào ? Các thành phần nguyên tố chủ yếu trong dầu thô là cacbon 83 -> 87%; hidrô 11-> 14%; lưu huỳnh 0,1 - 4,5%; oxi và nitơ 0,54 - 3,6%. Hợp chất chủ yếu là hiđrôcacbon và tỉ lệ các nguyên tố nói trên có thể thay đổi theo khu vực. Ngày 27 - 8 - 1859, gần Titusvile ở Pensylvanie, ông William Drake đã khoan thành công đến độ sâu 21 mét trong lòng đất. Một chất màu đen và nhờn liền phun lên trên mặt đất. Đó là dầu mỏ. Khí dầu mỏ được sử dụng đầu tiên từ khi nào ? Lần đầu tiên con người sử dụng khi dầu mỏ tại Anh vào năm 1727. Năm 1760, Geore Dixon là người đầu tiên thắp sáng bằng khí. Ánh sáng do khí đốt cung cấp sáng hơn đèn dầu. . Dầu mỏ được chế biến như thế nào ? Dầu thô được đưa vào tháp chưng cất của nhà máy lọc dầu để phân tách, có thể phân chia các sản phẩm dầu theo thứ tự trong lượng từ nhẹ tới nặng như sau: Dầu dễ bay hơi, xăng, dầu hoả, dầu ma dút và dầu nặng. Trang 16 Dầu thô khi đưa vào nhà máy lọc dầu sẽ được đun nóng biến thành hơi, sau đó dần dần làm nguội, ở mỗi nhiệt độ khác nhau sẽ thu được sản phẩm hoá lỏng khác nhau, đồng thời phân tách riêng ra từng sản phẩm. 3 . Ứng dụng hóa học đối với hóa lớp 12 : Tiết 8: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ Vì sao gạo nếp lại dẻo ? Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…rất dẻo, dẻo tới mức dính. Tiết 7: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ? Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết. Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hòa tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng. Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo. Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước Tiết 13: AMIN Vì sao rượu rượu làm mất mùi tanh của cá ? Cá tanh trong cá có trimetylamin , đimetylamin , metylamin là những chất có mùi khó ngửu Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được muì tanh của cá . vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá người ta khó trục ra . nhưng trong rượu Trang 17 có cồn , cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi trimetylamin ra khỏi chỗ ẩn . Nên chiên cá ở nhiệt độ cao cồn và trimetylamin đều bay hơi hết , nên chỉ một lúc sau mùi tanh của cá bay đi hết Ngoài ra trong rượu có một ít ethilacetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt. ( trích hóa học và ứng dụng trang 36 số 12 / 2014 . tạp chí của hội hóa học Việt nam ) Tiết 47; 48 Nh«m vµ hîp chÊt cña nh«m Vì sao không dùng nồi nhôm để nấu canh chua ? Nhôm thường rất bền trong không khí nhờ lớp oxit nhôm bảo vệ . Nhưng lớp oxit này lại bị phản ứng hóa học với axit có trong canh chua tạo dung dịch muối nhôm tồn tại các ion nhôm. Khi ta ăn vào cơ thể gây bệnh lú lẫn Vì thế không nên dùng nồi nhôm để nấu canh chua . Vì sao không đựng thức ăn thừa trong nồi kim loại thời gian dài ? Vì kim loại thường không được nguyên chất , thường có tạp chất là kim loại khác , có tính khử khác . Thức ăn của ta là dung dịch chất điện li . Hội dủ 3 điều kiện ăn mòn điện hóa kim loại . Khi mòn ion kim loại đi vào dung dịch thức ăn ảnh hưởng tới sức khỏe Vì sao nồi nấu lâu ngày đun thức ăn lâu sôi hơn nồi mới ? Nước sinh hoạt ta chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+ hay còn gọi là nước cứng . Đối với nước tạm thời có muối Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 khi đun sôi dễ phân hủy tạo kết tủa CaCO3 , MgCO3 bám trên đáy nồi . Những chất này khả năng dẫn nhiệt kém hơn kim loại nên thức ăn lâu sôi . Vậy xử lí vấn đề nầy thế nào ? Ta lấy giấm chứa axít axetic CH3COOH ngâm một thời gian tẩy sạch lớp CaCO3 , MgCO3 bám trên đáy nồi . Lúc nầy nấu thức ăn mau sôi , tiết kiệm thời gian , tiết kiệm ga. Phèn chua là chất gì ? Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Trang 18 Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo ra kết tủa Al(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Trên đây là một số ứng dụng , có thể có nhiều ứng dụng khác , lồng ghép giờ học cho học sinh , có thể đặt cấu hỏi gơi mở cho các em trả lời , có thể giáo viên trả lời vào cuối giờ học , có thể sinh hoạt ngoại khóa . Mỗi lúc một ít , dần dà các em tích lủy được nhiều kiến thức . Làm cho các em yêu thích môn hóa hơn , học giỏi hóa hơn . Những kiến thức đó có thể hành trang bước vào cuộc sống IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : * Khi đưa ứng dụng vào bài học , học sinh hứng thú học tập hơn , tiếp thu bài tốt hơn . Làm cho bài học sống với thực tế , sinh động , hấp dẫn .Những ứng dụng khơi dậy ước mơ các em , biến những chất sẵn có trong thiên nhiên thành những chất ứng dụng trong đời sống * Trên đây là kết quả nghiên cứu của bản thân , nhằm tích lủy kinh nghiệm giảng dạy ngày càng phong phú . Kết quả này có thể tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp , đồng thời trang bị cho học sinh trong về phương phảp nghiên cứu khoa học . * Kết quả này đã được đưa vào cho học sinh ứng dụng các lớp10 ; 11 và 12 , đặc biệt các lờp học sinh khá giỏi , làm hành trang trong các kì thi tuyển sinh đại học , cao đẳng rất tốt . Năm học Lớp học Điểm trung bình Điểm khá giỏi 2012-2013 chưa 10A1 , 1A13 80% 20% sử dụng chuyên đề 2013-2014 có sử 10B2 , 10B4 26,015% 73,985% dụng chuyên đề V. ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ , KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : Trang 19 * Đừng vội áp đặt phương pháp cho học sinh . Đưa bài tập học sinh sáng tạo tìm ra phương pháp giải . Sau đó Giáo viên đúc kết thành phương pháp giải , ra nhiều bài tập cùng dạng nhằm khắc sâu * Muốn làm một chuyên đề phải tham khảo nhiều sách , mạng , đồng nghiệp , học sinh , duyệt của tổ chuyên môn * Thử nghiệm đối với nhiều đối tượng học sinh * Ban lảnh đạo quan tâm , phát hiện kịp thời những sáng kiến khen thưởng động viên , đồng thời đưa những sáng kiến vào áp dụng thực tế * Xây dựng môi trường học tấp tốt như sinh hoạt chuyên đề , xây dựng thư viện sách phong phú * Kịp thời khen thưởng những học sinh học tốt làm gương cho các em khác * Trên đây là những sáng kiến bản thân tôi , được đúc kết qua những năm tháng giảng dạy . Tính mới ở đây không phải phát minh mới hoàn toàn mà có tính cải tiến cách làm , đổi mới phương pháp học tập , tinh thần hợp tác tập nghiên cứu ,tập tham khảo thông tin cho học sinh đi sâu vào chuyên đề . Nếu nhiều chuyên đề chuyên sâu thành khối kiến thức vững vàng cho học sinh . * Hi vọng ít nhiều góp phần xây dựng phương pháp giải học tập linh hoạt cho các em học sinh , là tài liệu tham khảo cho giáo viên môn hóa VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1 . Tạp chí hội hóa học Việt Nam (2009 đến 2015). . Hóa học và ứng dụng , sô 1-12 . 2 . Giáo khoa và bài tập hóa 10,11 ,12 .Nguyễn Xuân Trường , nhà xuất bản giáo dục (2013 ) 3. Những vấn đề chung về đổi mới GDTHPT( 2007 ) . Nhà xuất bản giáo dục 4. Phương pháp dạy hóa học ở trường phổ thông, Nguyễn Xuân Trường . Nhà xuất bản giáo dục , (2005) 5. Kể chuyện các phát minh lớn thế kỉ 20 (2003 ) . Vũ bội Tuyền. Nhà xuất bản giáo dục , (2003) VII . PHỤ LỤC :  Kết quả chất lượng học sinh môn hóa của giáo viên trực tiếp giảng dạy năm học 2014-2015  Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh của giáo viên trực tiếp giảng dạy năm học 2014-2015  Đĩa CD : Hình ảnh ứng dụng hóa học trình chiếu cho học sinh  Biên bản họp xét thi đua của tổ chuyên môn tổ hóa năm học 2014-2015  Biên bản họp xét thi đua của liên tịch nhà trường năm học 2014-2015 Người thực hiện : HỒ THỊ SEN Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan