Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh chậm phát triển trí t...

Tài liệu Skkn một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh chậm phát triển trí tuệ.

.PDF
20
695
148

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số:………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Người thực hiện: Thân Thị Kim Liên Lĩnh vực / Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật: Phát triển ngôn ngữ Sản phẩm đính kèm Mô hình Phần mềm Phim ảnh Năm học: 2014 – 2015 Hiện vật khác SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Thân Thị Kim Liên 2. Ngày tháng năm sinh: 14/10/1986 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 143 tổ 4, Đoàn Kết - Vĩnh Thanh - Nhơn Trạch - Đồng Nai. 5. Điện Thoại: CQ: 0613954171 ;ĐTDĐ: 0962950174 6. Fax : E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 - CPTTT 9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai. Khu phố 3, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân cao đẳng - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. - Số năm kinh nghiệm: 6 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :  Một số biện pháp giúp học sinh Chậm phát triển trí tuệ học tốt môn Toán tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai. Năm học 2011 – 2012.  Một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng vận động cho học sinh Chậm phát triển trí tuệ tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai. Năm học 2012 – 2013.  Một số biện pháp giúp học sinh Chậm phát triển trí tuệ học tốt phân môn Học vần lớp 3. Năm học 2013 – 2014. MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm. Vì thế, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cở sở của mọi suy nghĩ, là công cụ để giao tiếp. Nó đóng vai trò rất lớn trong sự việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí. Chính vì vậy mà trong công tác giáo dục cần hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ có thể nắm ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua ngôn ngữ nói và đặc biệt là hệ thống phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) đặc biệt là trẻ có khó khăn về ngôn ngữ thì việc tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ ở mỗi trẻ theo một cách thức và mức độ khác nhau. Đa số trẻ CPTTT gặp vấn đề về ngôn ngữ, nhất là vấn đề về phát âm. Do một số rối loạn ngôn ngữ thường gặp như: nói lắp, nói ngọng, nói từng từ và đặc điểm về vấn đề bệnh lý như: lưỡi ngắn và dày làm ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ. Những yếu tố trên làm cho trẻ phát âm không rõ, bật hơi rất yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ CPTTT có khả năng lĩnh hội từ mới nhưng diễn đạt lại rất chậm. Trẻ thường gặp trở ngại trong việc phát âm và sử dụng ngôn từ. Trẻ biết nói chậm, có những trẻ đến 5-6 tuổi vẫn chưa nói được rõ ràng chỉ phát ra âm gió hoặc những tiếng ngọng nghịu khó nghe. Trước những khó khăn, trở ngại trên mà các em đang gặp phải, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng và vốn từ của các em phát triển được tốt hơn. Tôi không ngừng nỗ lực, tìm tòi những phương pháp giúp học sinh trong lớp có mọi cơ hội phát triển ngôn ngữ. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy trò chơi chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục. Thông qua trò chơi trẻ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học nói, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè. Chính vì lí do đó, tôi đã nghiên cứu và mong muốn chia sẻ đề tài: “Một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh Chậm phát triển trí tuệ” bằng các trò chơi đơn giản, có tính chất thi đua, bắt chước để kích thích trẻ chú ý và luyện tập tốt hơn. II. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tiêu chí chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ [1, 7-8] Định nghĩa theo DSM – IV (Tài liệu Chẩn đoán và thống kê các bệnh về tâm thần, một hệ thống phân loại) và AAMR (hiệp hội về thiểu năng trí tuệ của Hoa kỳ - Luckasonetal - 1992) đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật trí tuệ: - Chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh IQ bằng 70 hay thấp hơn) trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. 1 - Bị thiếu hụt hay khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt tại gia đình, kĩ năng xã hội và liên cá nhân, sử dụng các tiện ích cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường hiệu quả, công việc, giải trí, sức khỏe và sự an toàn. - Tật xuất hiện trước 18 tuổi. * Phaân loaïi mức độ chậm phát triển trí tuệ của Kisler [1, 14] Theo söï phaân loaïi hieän ñaïi treân cô sôû nghieân cöùu, chaån ñoaùn taâm lyù thì söï phaùt trieån trí tueä chia laøm 4 loaïi:  Loaïi nheï: IQ = 53 – 69  Loaïi thöôøng: IQ = 36 – 52  Loaïi naëng: IQ = 20 – 35  Loaïi traàm troïng: IQ < 20 2. Hoạt động nhận thức của trẻ CPTTT Tư duy mang tính trực quan – cụ thể: Trẻ CPTTT nhận biết sự vật chủ yếu bằng cách quan sát hình ảnh. Quá trình hình thành kiến thức chậm và không vững chắc: Do chức năng vỏ não bị suy giảm nên trẻ CPTTT gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới và dễ mất kiến thức đã được tiếp thu. Ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi: Trẻ CPTTT có vốn từ ít nên gặp khó khăn khi hiểu lời nói, hoặc không có từ để diễn tả, phát âm sai. Trí nhớ ngắn hạn và máy móc: Trí nhớ trẻ CPTTT có đặc điểm chậm nhớ, chóng quên và ghi nhớ bằng hình ảnh, khó ghi nhớ bằng lời nói. Tính thụ động cao: Trẻ CPTTT hay có những biểu hiện thờ ơ với sự vật xung quanh và không có hứng thú học tập. 3. Đặc điểm học sinh CPTTT tại Trung tâm - Mặc dù ở độ tuổi 8-14 tuổi nhưng tuổi trí tuệ của các em chỉ ở mức 4-5 tuổi. - Khả năng ghi nhớ kém, chủ yếu là ghi nhớ máy móc. - Vốn từ nghèo nàn, không đủ từ trong giao tiếp, khó khăn trong việc dùng từ để diễn đạt ý của mình. Vì thế khi nói trẻ thường gắn liền với cử chỉ, điệu bộ hoặc những sự vật, đồ vật xung quanh. Nói nhưng không hiểu mình đang nói gì. - Những trẻ bị chấn thương não thường chóng mệt mỏi, thiếu chú ý nên khi viết thường không cẩn thận, chữ nguệch ngoạc, nhiều lỗi chính tả. Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết cũng khó, chỉ ở mức độ sao chép. - Không hiểu hoặc rất khó hiểu nghĩa của từ, nhiều khi trẻ nói nhưng không hiểu mình đang nói gì. - Khả năng tập trung chú ý kém. - Tư duy logic kém: Trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với các hoạt động trí tuệ. - Chậm nhớ, mau quên. 2 3. Khái niệm trò chơi Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí của con người, là phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo lại các hoạt động, các mối quan hệ qua lại. Trò chơi vừa là hoạt động độc lập của trẻ vừa là phương tiện, phương pháp giáo dục của người lớn, trong hoạt động vui chơi trẻ bắt đầu sử dụng và hoàn thiện những kinh nghiệm, tính trọn vẹn, tính lựa chọn, chi tiết… được hình thành và chi phối hoạt động nhận thức của trẻ. 3.1. Vai trò của trò chơi đối với trẻ - Trò chơi giúp trẻ phát triển những kỹ năng mới thông qua việc quan sát, khám phá, tìm tòi, phỏng đoán và bắt chước. - Trò chơi là hoạt động giải trí giúp xóa bỏ sự buồn bực, chán nản. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để dành chiến thắng, phát triển năng khiếu, sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha. - Trò chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, thông qua chơi trẻ được học nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân… Chơi không chỉ mở rộng trí tưởng tượng và tái tạo sáng tạo - Qua những trò chơi, trẻ khám phá được bản thân, mối quan hệ với bố mẹ, bạn bè và thế giới xung quanh trẻ. 3.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn trò chơi - Trò chơi giúp tạo nền móng và phát triển khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ: luyện cơ môi, cơ hàm, luyện hơi… - Trò phải phù hợp với lứa tuổi và dạng tật của trẻ. - Trò chơi phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mỹ và giáo dục. - Trò chơi cần gây được sự hứng thú để kích thích trẻ phát triển hết khả năng ngôn ngữ. - Luật chơi, cách chơi phải rõ ràng, chính xác. - Môi trường chơi phải an toàn, sạch sẽ, thoáng mát và không ồn ào. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đưa ra một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh CPTTT như sau:  Luyện cho trẻ phát âm đúng.  Làm giàu vốn từ cho trẻ.  Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Để thực hiện tốt những nội dung trên tôi đã linh hoạt tổ chức, lồng ghép vào một số trò chơi sau: 3 1. Trò chơi phát triển chú ý thính giác Đặc điểm của trẻ CPTTT là khả năng tập trung chú ý kém, trẻ chỉ tập trung được trong một thời gian ngắn. Để trẻ nói và phát âm đúng thì trước tiên trẻ phải chú ý lắng nghe, nghe để nhận biết và phân biệt những âm thanh khác nhau. Nghe đúng và chính xác âm thanh đó phát ra từ đâu, âm thanh của đồ vật nào, tiếng kêu của con vật gì, tiếng nói đó của ai… thì trẻ mới có cơ hội và điều kiện để bắt chước. Vì thế, tôi đưa ra một số trò chơi nhằm phát triển chú ý thính giác cho trẻ. Trò chơi 1: Chúng ta chơi cái gì? Mục đích: - Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý. Chuẩn bị: - Những vật có thể tạo ra âm thanh (tiếng đập của hai đồ vật, tiếng leng keng, sột soạt, tiếng còi…). Cách chơi: - Chọn một bạn A đứng lên trên, quay lưng vào những trẻ còn lại, những trẻ còn lại xếp thành một nhóm cách xa bạn A 2 – 3m. Chọn bạn B trong nhóm tiến tới gần bạn A đồng thanh nói: “Chúng ta chơi cái gì” và bắt đầu làm phát ra âm thanh (gõ hai đồ vật vào nhau hay thổi còi…) Bạn A cần xác định âm thanh phát ra từ những vật gì? Nếu bạn A nói đúng sẽ được nhập vào nhóm và có quyền chỉ định người khác thay thế vào vị trí của mình, còn nếu nói sai thì phải tiếp tục đoán cho đến khi chịu thua. Hình ảnh minh họa phụ lục 1 Trò chơi 2: Tìm đồ chơi [3, 4] Mục đích: - Giúp trẻ chú ý lắng nghe Chuẩn bị: - Một số đồ chơi: lục lạc, trống, còi, chuông, băng bịt mắt Cách chơi: - Trẻ đứng thành vòng tròn. Giáo viên gọi một trẻ ra đứng giữa vòng tròn và bịt mắt lại. - Cô đưa một đồ chơi (lục lạc) cho một trẻ cầm và ra hiệu trẻ thực hiện để phát ra âm thanh. - Yêu cầu trẻ bị bịt mắt đi tìm xem bạn nào đang cầm đồ chơi vừa phát ra âm thanh đó. - Trẻ tìm được bạn cầm đồ chơi thì bạn đó sẽ bị đứng ra giữa vòng tròn và bịt mắt lại. Nếu không tìm được thì phải tiếp tục bị bịt mắt. Trò chơi 3: Con gì kêu? Mục đích: - Luyện phát âm và củng cố nhận thức về các con vật, đồ vật. Đồ chơi: - Hình về các con vật như con mèo, con vịt, con chó, con gà… 4 Cách chơi: Giáo viên cầm hình con vật, gọi một trẻ lên đưa cho xem một hình. Sau khi xem xong, trẻ phải bắt chước tiếng kêu của con vật trong tranh cho phù hợp (ví dụ: cạp - cạp, meo - meo, gâu - gâu, ò ó o…). Trẻ còn lại chú ý lắng nghe và nêu tên con vật có tiếng kêu đó. Đánh giá: Qua những trò chơi đã nêu trên, tôi nhận thấy kĩ năng nghe của các em được tăng lên, nghe và phân biệt được những âm thanh như: tiếng trống, tiếng kèn, tiếng lục lạc, tiếng vỗ tay, tiếng hai đồ vật gõ vào nhau, tiếng con vật kêu… và khả năng chú ý, định hướng âm thanh khá tốt, nhớ và gọi tên được các đồ vật như trống, kèn, còi, chuông… và nhất là trẻ hứng thú khi tham gia chơi. 2. Trò chơi luyện cơ quan phát âm Trẻ CPTTT do đặc điểm bệnh lí như lưỡi ngắn và dày làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát âm của trẻ, để trẻ phát âm đúng thì các cơ quan phát âm của trẻ phải hoạt động linh hoạt và nhanh nhậy, biết điều chỉnh lượng hơi phù hợp. Vì thế, tôi đã linh hoạt tổ chức các trò chơi nhằm phát triển cơ quan phát âm của trẻ như phát triển cơ hàm, cơ lưỡi, cơ môi, luyện hơi thở… Trò chơi 1: Chú lưỡi vui tính [3, 13] Mục đích: - Rèn luyện cơ lưỡi, hàm dưới - Nhận biết phải, trái Cách chơi: - Trẻ ngồi đối diện với cô. Giáo viên kể câu chuyện: Có một chú lưỡi sống trong một ngôi nhà, ngủ dậy, Lưỡi nhìn lên trần nhà (cong lưỡi lên), Lưỡi ngó xuống đất, rồi Lưỡi muốn đi ra ngoài đường chơi (thè lưỡi ra), Lưỡi ngó qua phải (đưa lưỡi qua phải), Lưỡi nhìn bên trái (đưa lưỡi qua trái). Chơi chán Lưỡi đói muốn ăn, bèn liếm sữa (Liếm sữa trên đĩa). Ăn xong Lưỡi lau miệng rồi đi ngủ (lấy lưỡi liếm quanh miệng). - Cô làm mẫu, sau đó kể lại, kể đến đâu trẻ làm đến đó. Hình ảnh minh họa phụ lục 2 Trò chơi 2: Gọi gà Mục đích: - Rèn luyện cơ môi, cơ hàm dưới Cách chơi: - Giáo viên nêu: Khi cho gà ăn, ta thường gọi gà lại gần bằng cách nào? - Cô làm mẫu tiếng gọi gà cho trẻ xem: pập, pập (hai môi ngậm chặt, dùng hơi bập ra tạo thành tiếng pập, pập) - Yêu cầu HS thực hiện lại cách gọi gà. Cho học sinh thi đua xem bạn nào thực hành cách gọi gà to và rõ hơn. - Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 bắt đầu học sinh cùng thực hiện. Giáo viên quan sát và sửa lỗi cho học sinh nếu có. 5 Trò chơi 3: Thổi giấy Mục đích: - Luyện hơi - Giúp trẻ điều tiết lượng hơi. Chuẩn bị: - Giấy màu (đỏ, vàng) đã xé nhỏ. Cách chơi: - Cho học sinh xếp thành hai hàng, mỗi hàng sử dụng một màu giấy khác nhau. - Cho học sinh cầm giấy trên tay. Khi nghe cô đếm từ 1, 2, 3 bắt đầu, trẻ đứng đầu hàng sẽ thổi giấy, trẻ nào thổi xa hơn thì sẽ được thưởng một bông hoa. - Trò chơi tiếp tục với những trẻ đứng sau. Kết thúc trò chơi trẻ nào nhiều bông hoa sẽ đổi được một hình dán. Hình ảnh minh họa phụ lục 3 Đánh giá: Qua thời gian thực hiện những trò chơi trên, tôi nhận thấy khả năng phát âm của các em khá tốt, các cơ quan phát âm như cơ hàm, cơ lưỡi, cơ môi…cũng linh hoạt và nhanh nhậy hơn, kĩ năng bắt chước cách phát âm và số lượng âm, từ trẻ phát âm được cũng tăng, khả năng điều tiết lượng hơi cũng khá tốt, biết điều chỉnh được hơi thở và giọng nói phù hợp với nội dung nói... Trong quá trình hướng dẫn trẻ phát âm, giáo viên cần chú ý chỉnh sửa lỗi cho trẻ nếu trẻ phát âm không đúng. 3. Trò chơi phát triển thính giác ngôn ngữ Trẻ CPTTT có khi nghe mà không hiểu, có khi chăm chú nhìn nhưng không biết rõ, có khi làm nhưng lại không biết mình làm cái gì, để làm gì,…hơn nữa trẻ lại rất mau quên. Để trẻ nghe và hiểu tốt cần phải luyện nghe để trẻ nghe thấy được những âm thanh ngôn ngữ. Trò chơi 1: Phương tiện giao thông Mục đích: - Luyện phát âm các âm khác nhau - Luyện vận động và thăng bằng Cách chơi: - Giáo viên cho trẻ đứng theo đội hình tự do. + Giáo viên nói “ô tô”, trẻ đưa hai tay về phía trước như đang cầm vô lăng, chạy đều đều và miệng kêu “bin bin”. + Giáo viên nói “tàu hỏa” trẻ đưa hai tay về phía trước và đặt lên vai bạn, chạy chậm chậm và miệng kêu “u, u, u”. + Giáo viên nói “máy bay” trẻ đưa hai tay dang ngang như cánh máy bay, chạy nhanh và miệng kêu “vù, vù, vù”. - Chúng ta có thể tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần để trẻ thay đổi tốc độ vận động. 6 Trò chơi 2: Gió thổi Mục đích: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Nhận biết môi trường xung quanh Luật chơi: Trẻ phải thực hiện theo đúng yêu cầu của cô. Cách chơi: Trẻ nghe và làm theo yêu cầu của cô. - Khi nghe cô nói: “Gió thổi, gió thổi”, trẻ sẽ trả lời “Thổi gì, thổi gì”. Và cô nói: “Thổi tay các bạn đặt lên vai người bên cạnh”. Trẻ phải thực hiện theo đúng yêu cầu của cô. - Yêu cầu có thể thay đổi như: “Thổi mỗi bạn đi lấy cho cô một cây bút chì”, “Thổi bạn A lên hát một bài hát”... Trò chơi 3: Ô tô vào bến [2, 10 – 12] Mục đích: - Củng cố, nhận biết chữ cái đã học - Hiểu và thực hiện theo hiệu lệnh của cô. - Giúp phát triển vận động. Chuẩn bị: - 4 tấm bìa cứng hình ngôi nhà có viết chữ cái, tượng trưng cho bến xe - 4 tấm bìa cứng hình tròn, có gắn chữ cái giống với chữ cái ở biển cắm làm “bến xe” giả làm “vô lăng”. Luật chơi: Không được chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau. Cách chơi: - Cô mời 4 trẻ cầm biển và đứng vào một chỗ để quy định là “bến xe”. 4 trẻ mỗi trẻ cầm một cái “vô lăng”, đóng vai làm tài xế. - Trước khi chơi, cô nhắc trẻ phải đi đúng luật giao thông, không chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau. - Khi nghe cô nói: “Xe chạy”, trẻ đóng vai “tài xế” cầm “vô lăng” thực hiện động tác lái xe chạy xung quanh lớp, vừa chạy vừa nói “pin, pin…” - Khi nghe hiệu lệnh: “Về bến”, trẻ sẽ chạy đến đúng “bến xe” của mình (chữ cái trên “vô lăng” giống với chữ cái của “bến xe”) - Trẻ nào chạy đến nhanh và đúng “bến xe” của mình sẽ được thưởng một bông hoa. Hình ảnh minh họa phụ lục 4 Đánh giá: Qua thời gian thực hiện các trò chơi, cho thấy đa số trẻ hiểu yêu cầu của cô, biết bắt chước và thực hiện đúng yêu cầu, khả năng hiểu cũng khá tốt. Trong trò chơi gió thổi và ô tô về bến trẻ nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của cô như đặt tay lên vai người bên cạnh, lên hát một bài hát, đi lấy cho cô cây bút chì… và khi nghe hiệu lệnh xe chạy trẻ thực hiện động tác lái xe và chạy xung quanh lớp… 7 4. Trò chơi phát triển thính giác âm vị Sự khác biệt của âm, tiếng và các dấu thanh khó nhận thấy và các em cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt các âm, dấu thanh trong các từ khác nhau. Các em cần có nhiều cơ hội phát triển khả năng nghe nhằm giúp phân biệt sự khác nhau giữa các vần và thanh. Trò chơi nghe này là một cách hay và thu hút sự tập trung của học sinh nhằm giúp các em nghe, phân biệt và phát âm rõ được những âm vị khác nhau. Trò chơi 1: Hái quả Mục đích: - Củng cố, nhận biết chữ cái đã học - Rèn kỹ năng chơi luân phiên Chuẩn bị: - Mô hình quả bằng bi tít có dán các chữ cái, rổ, cây… Luật chơi: - Khi chơi không được chen lấn, xô đẩy nhau Cách chơi: - Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm, mỗi nhóm xếp thành hai hàng dọc. - Lần lượt từng bạn trong nhóm lên tìm và hái quả táo có mang chữ m. Kết thúc trò chơi, nhóm nào hái được nhiều quả nhóm đó thắng. - Giáo viên làm mẫu. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi. Trò chơi 2: Bạn nghe chữ gì? Mục đích: - Trò chơi này giúp trẻ phân biệt các chữ cái Chuẩn bị: - Một số thẻ chữ như: o, ô, ơ, e, i, u...., và các phiếu bài tập theo mẫu sau: o ô ơ a ă â e ê i u ư b Cách thực hiện: - Giáo viên đọc to mỗi chữ cái có trong thẻ, các em chọn chữ cái thích hợp có trong phiếu bài tập rồi khoanh tròn vào. Ví dụ: Khi nghe cô đọc chữ “o”, học sinh khoanh tròn chữ “o”. - Giáo viên tiếp tục đọc hết các chữ cái, học sinh khoanh tròn các chữ nghe được trong bảng chữ của mình. - Giáo viên kiểm tra và nhận xét học sinh thực hiện. Trò chơi 3: Lắng nghe [3, 7 - 8] Mục đích: - Chú ý lắng nghe sự thay đổi trong tiếng Cách chơi 1: - Cho trẻ ngồi thành vòng tròn Giáo viên nói: “Lắng nghe, lắng nghe” 8 Trẻ nói: “Nghe gì, nghe gì?” Giáo viên nói 2 tiếng gần giống nhau, chỉ khác rất ít. Ví dụ: Tay - tai, buồn - buồm, muỗi - mũi… Trẻ phải nhắc lại đúng như cô nói. Cách chơi 2: - Giáo viên nói tiếng với các thanh khác nhau. Trẻ lắng nghe và phải nhắc lại theo đúng thứ tự. Ví dụ: cò, có, cỏ, cọ, … Cô có thể bắt đầu từ 1- 2 tiếng rồi tăng dần lên. Trẻ nào nhắc lại sai bị đứng lên. Đánh giá: Trong quá trình thực hiện trò chơi, tôi nhận thấy trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia chơi, khả năng chú ý khá tốt, biết chơi luân phiên, nhớ các chữ cái đã học, biết tìm gạch chân và khoanh tròn chữ cái theo yêu cầu của cô. Nhớ và nhắc lại đúng các âm, tiếng mà cô nói. 5. Trò chơi phát triển vốn từ Trẻ CPTTT nhẹ có thể tạo nên được các câu hoàn chỉnh trong tiếp. Những trẻ bị nặng có thể dùng kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Với những trẻ này thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, vốn từ nghèo nàn, khó khăn trong việc dùng từ diễn đạt ý của mình. Nội dung cung cấp vốn từ cho trẻ cũng như hình thức, ngữ pháp phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng… Trò chơi 1: Tập tầm vông Mục đích: - Rèn luyện khả năng quan sát, suy đoán của trẻ. - Củng cố sự nhận biết và phát âm đúng các đồ vật. - Luyện nói được từ “cái kẹo, bông hoa, viên phấn” Chuẩn bị: - Kẹo, bông hoa, viên phấn… Cách chơi: - Giáo viên cho học sinh ngồi hình vòng cung. Cho học sinh xem cái kẹo và gọi tên cái kẹo. Sau đó, cô nắm kẹo trong tay lại. Cô cho cả lớp cùng đọc bài “Tập tầm vông”. Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Tay nào có ? Tay nào không? - Cô gọi 1 học sinh đoán xem tay nào của cô có kẹo. Nếu học sinh nói đúng, cô mở tay ra và cho học sinh gọi tên “cái kẹo”. Nếu trẻ đoán không đúng, cô cho trẻ đoán lần thứ 2. Trẻ đoán đúng được thay cô làm chủ trò. 9 - Trò chơi tiếp tục với các đồ vật khác. Trò chơi 2: Con gì biến mất? Mục đích: - Rèn khả năng quan sát, chú ý và phản xạ nhanh. - Rèn khả năng ghi nhớ. - Nhớ và nói được tên các con vật. Chuẩn bị: - Mô hình các con vật. Cách chơi: - Cho học sinh ngồi theo hình vòng cung. Cô đặt các con vật (con chuột, gà, khỉ, heo, thỏ) trên bàn, yêu cầu trẻ quan sát và gọi tên các con vật đó. - Khi nghe cô nói: “Trời tối” học sinh nhắm mắt lại. Đồng thời cô lấy một con vật cất đi, cô nói: “Trời sáng” học sinh mở mắt. Cô hỏi trẻ: “Các con hãy nhìn xem con vật nào đã biến mất”. Học sinh quan sát các con vật trên bàn và nói nhanh tên con vật đã biến mất. Cô mời 1 trẻ trả lời. Trẻ nào trả lời đúng cô và cả lớp hoan hô. Nếu trẻ trả lời sai, cô mời trẻ khác trả lời giúp bạn. Hình ảnh minh họa phụ lục 5 Trò chơi 3: Ai sống trong ngôi nhà này? Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học. - Miêu tả được đặc điểm của một số con vật (tiếng kêu, dáng đi…) - Phát triển kĩ năng giao tiếp. Chuẩn bị: - Các ngôi nhà có hình vẽ các con vật và có ghi chữ cái về các con vật đó (nhà gà – hình con gà và viết chữ g). Cách chơi: - Cô đặt tranh các ngôi nhà của các con vật ở 4 góc khác nhau. Sau đó cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái. Cô cho trẻ đi xung quanh vừa đi vừa hát bài: “Ta đi vào rừng xanh”. Khi nghe hiệu lệnh của cô: “Tìm về đúng ngôi nhà của mình”. Trẻ chạy thật nhanh về ngôi nhà có chữ giống với thẻ chữ của trẻ. - Sau đó cô đi đến lần lượt từng ngôi nhà và hỏi: “Cốc, cốc, cốc ai ở trong ngôi nhà này?”. Ví dụ: Cô đi đến gõ cửa nhà gà: “Cốc, cốc, cốc, ai sống trong ngôi nhà nay? - Trẻ ở trong ngôi nhà đó trả lời bằng tiếng kêu và dáng đi của con vật sống trong ngôi nhà đó. Ví dụ: “Chúng tôi là gà đây, ngôi nhà của chúng tôi có mang chữ g” rồi vỗ cánh và gáy: “Ò ó o”. - Sau khi đi hết các nhà, cô nhận xét trẻ chơi. o Lưu ý: - Giáo viên hỗ trợ trẻ trong các ngôi nhà để trả lời. Đánh giá: Qua thời gian thực hiện trò chơi, cho thấy vốn từ của các em tăng lên rõ rệt, trẻ nói nhiều hơn trước, số lượng từ trẻ nói được cũng tăng lên, trẻ mạnh dạn và tích cực hơn, biết lắng nghe, chờ đợi đến lượt của mình khi tham gia chơi. 10 6. Trò chơi phát triển kĩ năng nói mạch lạc Đối với trẻ CTTT nói mạch lạc là một nội dung tương đối khó. Trẻ có thể giao tiếp với các bạn, với người người lớn, nhưng giao tiếp của trẻ chưa thể hiện được sự hiểu biết, đúng và biểu cảm. Vì vậy, khi được đặt một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể, trẻ rất ngại trình bày hoặc có trình bày thì trẻ chỉ nói những từ đơn giản, ngắn gọn theo kiểu vuốt đuôi, nói không rõ ràng. Chính vì vậy mà tôi đưa ra một số trò chơi nhằm phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho trẻ. Trò chơi 1: Gọi điện thoại Mục đích: - Trẻ biết cách đáp lại lời nói của người khác. - Trẻ biết nói theo lượt - Thể hiện tình cảm với mọi người - Phát triển khả năng giao tiếp Chuẩn bị: - Điện thoại - 1 con búp bê hoặc rối nhồi bông to Cách thực hiện: - Cho trẻ ngồi xung quanh, giáo viên giới thiệu về bạn búp bê đáng yêu nhưng hơi nhút nhát, muốn nói chuyện với các bạn. Khuyến khích trẻ nói giúp bạn cách trả lời điện thoại: cầm điện thoại áp vào tai và miệng, lắng nghe và trả lời. - Giáo viên (nói lời thoại của búp bê) cầm điện thoại giả tiếng chuông “reng reng” rồi đưa điện thoại cho trẻ nói: Điện thoại của con nè. Giáo viên đưa cho trẻ nhanh nhẹn trước, theo dõi các câu thoại với búp bê. Giáo viên đóng lời mở đầu và kết thúc. Ví dụ: Na: Alô, chào Lan Tớ là Na đây! Lan: Chào Na Na: Lan đang làm gì vậy? Lan: Lan đang xem tivi Na: Ngày mai được nghỉ học Lan qua nhà An chơi nhé! Chào Lan, hẹn mai gặp lại! - Giáo viên có thể nâng dần độ khó của cuộc hội thoại theo khả năng của trẻ. Đảm bảo lần lượt các trẻ được nói chuyện với búp bê. Khi trẻ đã biết cách chơi, có thể cho trẻ đóng vai sử dụng điện thoại để trò chuyện với nhau. Mở rộng thêm các tình huống cho trẻ nói chuyện: Mời bạn đi sinh nhật, gọi điện hỏi thăm ông bà… Hình ảnh minh họa phụ lục 6 Trò chơi 2: Đi chợ Mục đích: - Phát triển tập trung chú ý, lắng nghe. - Phát triển ngôn ngữ - Rèn kỹ năng luân phiên - Phát triển khả năng tương tác, vui chơi với bạn 11 - Củng cố nhận thức về các loại thực phẩm đã học. Chuẩn bị: - Một số quả nhựa: Táo, chuối, thơm, dưa hấu… - Một số loại thực phẩm như: Tôm, cua, cá… - Một số loại rau củ: Cà rốt, mướp đắng, … - Giỏ nhựa, tiền bằng giấy. Cách chơi: - Phân trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 trẻ. + Nhóm 1: Đóng vai làm người mua hàng. Các bé sẽ ngồi vòng tròn. + Nhóm 2: Đóng vai làm người bán hàng. Mỗi bé sẽ phụ trách bán một mặt hàng. - Giáo viên nói: “Đi chợ, đi chợ”. - Cả lớp sẽ đáp lại: “Mua gì, mua gì”. - Giáo viên sẽ yêu cầu mua một loại thực phẩm nào đó. Ví dụ: “Mua một quả táo” và đưa tiền cho một trẻ. Trẻ đó sẽ đứng lên đi tới chỗ người bán táo và nói: “Bán cho mình một quả táo”. Trẻ có thể nói và trò chuyện với người bán hàng để mua được thứ mình cần. Sau đó trẻ sẽ trả tiền và bỏ hàng mua được vào giỏ. Cứ như vậy tất cả các trẻ sẽ lần lượt đi mua hàng. Có thể nâng dần yêu cầu đối với trẻ. Ví dụ: “Mua một quả táo và một con cá” “Mua một quả thơm và ba con cua màu đỏ” o Lưu ý: - Có thêm một giáo viên hỗ trợ giúp 2 trẻ khi đóng vai người mua hàng và bán hàng nếu thấy trẻ cần. - Thực phẩm đưa vào trò chơi là những thứ mà trẻ đã biết. Hình ảnh minh họa phụ lục 7 Đánh giá: Dạy trẻ nói mạch lạc cũng là một nội dung của công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là phát triển ở trẻ khả năng nghe – hiểu ngôn ngữ của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, ý muốn, nguyện vọng… của mình cho người khác biết một cách trình tự, có lôgic, có nội dung. Trong quá trình thực hiện các trò chơi nêu trên, cho thấy khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của các em tăng, trẻ biết thể hiện ý muốn của mình cho người khác hiểu. Ví dụ: Con muốn ăn. Con muốn ra chơi. Con muốn bơi. Con thích chơi xích đu. Chào cô con về. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua thời gian áp dụng đề tài để giúp các em phát triển ngôn ngữ, tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt như: - Vốn từ của các em tăng, nói cũng to rõ hơn trước, biết lắng nghe, chờ đợi khi giao tiếp. 12 - Những em rụt rè, nhút nhát nay đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia học cũng như chơi. - Phát âm cũng to và rõ hơn. - Trẻ nói nhiều hơn trước. Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện trò chơi năm học 2014 - 2015 Tổng số học sinh Phát âm Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp SL SL % 3/8 37,5 % 3/8 37,5 8 Trước khi thực hiện Trẻ hứng Lời nói rõ thú khi ràng, tham gia mạch lạc chơi SL % SL % 5/8 62,5 1/8 12,5 Vốn từ phát triển Nói đúng ngữ pháp SL % SL % 2/8 25 1/8 12,5 5/8 62,5 3/8 37,5 Sau khi thực hiện 5/8 62,5 6/8 75 7/8 87,5 3/8 37,5 Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua các từ, các câu nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng, hiểu đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó. Trong quá trình thực hiện trò chơi, tôi có sử dụng một số tranh ảnh, vật thật, mô hình để giúp các em tri giác sự vật được tốt hơn. Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Qua bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện trò chơi cho thấy ngôn ngữ của các em tăng lên rõ rệt. Trẻ phát âm to, rõ hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ hiểu được ý nghĩ của từ, mạnh dạn và chủ động hơn khi giao tiếp với các bạn, trẻ tích cực và hứng thú hơn khi tham gia chơi cũng như học, lời nói cũng rõ ràng, mạch lạc hơn nhiều so với trước. “Chơi mà học, học mà chơi” qua trò chơi trẻ được học tập, vui chơi, được làm việc, giải quyết những mâu thuẫn, được va chạm với thế giới xung quanh và nhất là trẻ được giao tiếp với các bạn. V. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thông qua việc thực hiện các trò chơi trên trong quá trình thực tế giảng dạy trẻ CPTTT tôi thấy kết quả đạt được khá khả quan, học sinh thích thú, chủ động và tích cực tham gia chơi hơn. Vốn từ của trẻ ngày càng tăng, trẻ nói nhiều và mạnh dạn hơn khi giao tiếp… áp dụng các trò chơi trên có hiệu quả tại đơn vị. Bản thân tôi xin có một số đề xuất sau: 13 * Đối với giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ: - Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp, hình thức tổ chức cho các hoạt động thật phong phú, lôi cuốn, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh. - Tạo mọi điều kiện trẻ được tự do học tập, giao tiếp và tiếp xúc với thế giới xung quanh. - Khuyến khích, động viên trẻ kịp thời. - Sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh, trẻ và đồng nghiệp trong phạm vi chuyên môn của mình. - Chọn chủ đề, nội dung chơi phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hình thức, hoạt động khác nhau. * Đối với Trung tâm và các cấp quản lí: - Tăng cường phương tiện hỗ trợ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ. - Phân công giáo viên dạy tiết cá nhân. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn, tham gia các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục trẻ CPTTT nói riêng. * Đối với gia đình và cộng đồng: - Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường. - Quan tâm hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng tránh phân biệt đối xử, kì thị người khuyết tật. Trên đây là một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ CPTTT mà cá nhân tôi rút ra trong quá trình hướng dẫn. Sáng kiến còn nhiều thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, toàn thể quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến thêm hoàn thiện. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà (2011). Tài liệu bài giảng chẩn đoán đánh giá trẻ Chậm phát triển trí tuệ, TP.HCM 2. Đặng Thu Quỳnh. Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ, Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Thị Phương Nga (1996). Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ, TP.HCM 4. Thạc sĩ Lê Xuân Huệ (2004). Giáo dục học đặc biệt mầm non, TP.HCM 14 VII. PHỤ LỤC 1. Hình trò chơi “Chúng ta chơi cái gì?” 2. Hình trò chơi “Chú lưỡi vui tính” 3. Hình trò chơi “Thổi giấy” 15 4. Hình trò chơi “Ô tô về bến” 5. Hình trò chơi “Con gì biến mất” 16 6. Hình trò chơi “Đi chợ” 7. Hình trò chơi “Gọi điện thoại Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN Thân Thị Kim Liên 17 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc Biên Hoà, ngày tháng năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 – 2015 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Họ và tên tác giả: Thân Thị Kim Liên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy Trẻ khuyết tật Đồng Nai. Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:……………….. Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong ngành 1. Tính mới - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị. 2. Hiệu quả - Giải pháp này thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp này thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao. - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng