Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn một số phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 10 theo hướng p...

Tài liệu Skkn một số phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

.DOC
23
2729
66

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH Mã số: ......................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Người thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lí - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LỊCH KHOA NămLÝ học:20122013 HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: TRẦN THỊ HƯƠNG 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: TRẦN THỊ HƯƠNG 2. Ngày tháng năm sinh:08/01/1985 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường PT Dân tộc nội trú Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613 868367 ( cơ quan) ; ĐTDĐ: 0975220923 6. Fax: ; E-mail:[email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc nội trú Đồng Nai III.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Địa lí IV. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Địa lí Số năm có kinh nghiệm: 6 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 MỤC LỤC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................4 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.......................................................................5 1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................5 1.1. Quan niệm chung về kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10.........................5 1. 2. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10............................................5 1.3 . Ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí...............................5 2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................6 III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH..............................................................................................................................................7 1. Nguyên tắc sử dụng.............................................................................................7 2. Một số phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh............................................................7 2.1. Phương pháp thuyết trình:..................................................................................8 2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở với hình...........................................................9 2.3. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình..........................................................13 2.4. Phương pháp khai thác kênh hình kết hợp với phiếu học tập...........................15 3. Một số lưu ý trong việc nâng cao hiệu quả khai thác kênh hình...................17 3.1. Trong khâu chuẩn bị bài :.................................................................................17 3.2. Trong khâu hoạt động dạy học trên lớp............................................................17 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................19 1. Phương pháp thực nghiệm................................................................................19 2. Kết qủa thực nghiệm.........................................................................................19 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG......................................................21 VI.Tàiliệuthamkhảo……………………………………………………………….22 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNHTRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THEO HƯỚNGPHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề cấp thiết đang được các cấp, các ngành quan tâm. Sự phát triển giáo dục đòi hỏi phải đổi mới việc giáo dục, đạo tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, theo kịp thực tế phát triển của sản xuất và đời sống trong xã hội. Xuất phát từ thực tiễn cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về phương pháp tiếp cận trong dạy học chương trình mới môn Địa lí. Bên cạnh đó, thực tế đổi mới còn chưa rõ, tình trạng dạy học theo phương pháp truyền thụ một chiều, không phát huy được năng lực hoạt đông và tư duy sáng tạo của học sinh, không kích thích được quá trình tự học tập của học sinh còn chưa cải thiện được nhiều so với yêu cầu. Những kiến thức trong chương trình Địa lí 10 là những kiến thức cơ sở để học sinh tiếp thu những kiến thức của lớp 11, 12. Chương trình địa lí 10 là chương trình của đầu cấp học, SGK địa lí 10 có rất nhiều kênh hình mà trong nó ẩn chứa nhiều kiến thức mà kênh chữ không thể hiện hết được. Trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cần luôn chú trọng tới bồi dưỡng kĩ năng địa lí cho học sinh để các em học tập bộ môn được tốt hơn. Do đó, sử dụng phối hợp kênh hình trong việc hình thành kiến thức Địa lí 10 có ý nghĩa rất lớn. Với mong muốn được chia sẻ và bày tỏ một số nội dung đã thực hiện khi giảng dạy địa lí 10 nên tôi chọn đề tài: “ Một số phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”. 4 II . TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Quan niệm chung về kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 Kênh hình được hiểu như thế nào? “Tất cả các hình vẽ, bao gồm các lược đồ, bản đồ và các sản phẩm của khoa học bản đồ, tranh ảnh và các hình vẽ trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình”. Chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Hệ thống kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thành hệ thống kiến thức cơ bản, phát triển tư duy địa lí, tư duy trừu tượng. Hệ thống kiến thức này được xích lại gần thực tế hơn nếu biết khai thác những kiến thức tàng trữ trong kênh hình phục vụ bài học địa lí. Ngoài kiến thức minh hoạ cho kênh chữ, những kiến thức tàng trữ trong kênh hình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép. Vì vậy, cần coi trọng đúng mức vai trò của kênh hình trong các sách giáo khoa. 1. 2. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 Kênh hình bao gồm các loại sau: - Các bản đồ, các lược đồ - Các hình vẽ không theo tỉ lệ trình bày các mối quan hệ không gian hai chiều, ba chiều, các mối quan hệ thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng, hiện tượng. - Tranh ảnh - Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 có nhiều loại khác nhau với số lượng khá nhiều. Kiến thức địa lí 10 là kiến thức đại cương, tương đối trừu tượng với học sinh nên ta thấy hình thức biểu hiện nhiều kiến thức. 1.3. Ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí Ở đây tôi đề cập chủ yếu đến ý nghĩa của bản đồ, lược đồ và các hình vẽ trong dạy học địa lí 10. Trong đó các bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa được học sinh 5 tiếp xúc nhiều nhất và đây cũng là thể loại duy nhất học sinh nào cũng có thể có, các em dùng nó để học ở nhà và học ở trường. Các lược đồ bản đồ còn tham gia hình thành trong học sinh các quy luật phân bố của các đối tượng địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất, quy luật phân công lao động theo lãnh thổ, khai thác hợp lí nguồn tài nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ và các hình vẽ trong sách giáo khoa có giá trị không nhỏ trong việc hình thành các mối quan hệ địa lí, các biểu tượng và các khái niệm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế ở trường phổ thông trong những năm qua, việc học sinh làm việc với kênh hình, khai thác kiến thức qua kênh hình còn nhiều hạn chế, đặc biệt là học sinh lớp 10 đầu cấp. Chính vì vậy để nâng cao và mở rộng kiến thức đồng thời tạo nền tảng cho học sinh lớp 10 có được kĩ năng về đọc lược đồ, bản đồ…thì mỗi GV cần trang bị cho mình những kiến thức và phương pháp tối ưu trong việc khai thác tri thức từ kênh hình trong sách giáo khoa. Thông qua vấn đề sử dụng kênh hình ở sách giáo khoa Địa lí nói chung và lớp 10 phần địa lí tự nhiên nói riêng giúp học sinh rèn luyện về kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ để rút ra những kiến thức cần thiết cho bài học mới, phần củng cố kiến thức và có thể giải quyết một số câu hỏi và bài tập cuối bài một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, nắm kiến thức vững vàng hơn. Về mặt tâm lí lứa tuổi, học sinh lớp 10 cũng có xu hướng muốn tiếp cận thông tin theo các phương pháp tư duy logic. Ghi chép và nhớ máy móc vụn vặt sẽ không có hiệu quả và không tạo ra hứng thú học tập, tính chủ động cũng sẽ không có. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 1. Nguyên tắc sử dụng Để khai thác triệt để “tiềm năng” của kênh hình, giáo viên phải nắm được một số nguyên tắc có tính bắt buộc sau: 6 - Sử dụng đúng lúc: Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của HS. Yếu tố bất ngờ khi kênh hình xuất hiện càng kích thích tính hấp dẫn và hứng thú từ người xem. Nếu cho các em xem trước thì dễ nhàm chán và phân tán sự chú ý của cả lớp. - Sử dụng đúng vị trí: Tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trực quan một cách hợp lý nhất. Có như vậy HS mới huy động được nhiều giác quan nhất, dù ngồi ở mọi vị trí trong lớp ai cũng có thể tiếp xúc phương tiện một cách rõ ràng và đồng đều. - Sử dụng đủ cường độ: Chúng ta cần nhớ, hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. 2. Một số phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 có tính thẩm mĩ cao, được in màu đẹp bắt mắt mà không phải sách giáo khoa nào cũng có được nên cũng góp phần tăng thêm sức hấp dẫn của sách giáo khoa, tạo hứng thú học tập cho các em học sinh. Hầu hết các hình đều kèm theo câu hỏi/ nhiệm vụ đối với học sinh, nó vừa có tính hỏi vừa có tính hướng dẫn, gợi ý cho học sinh chú trọng vào khía cạnh của hình cần quan sát, rút ra nhận xét...Nhờ hệ thống câu hỏi hoặc nhiệm vụ kèm theo hình, các em có thuận lợi hơn trong định hướng vào các nội dung cần khai thác tìm kiếm. Khi hướng dẫn học sinh học tập trên lớp, giáo viên không được làm thay học sinh việc phân tích, giải nghĩa, rút ra kiến thức cần nắm; mà giáo viên nên là người tổ chức, hướng dẫn các em làm việc theo các câu hỏi kèm theo hình, phát hiện, tìm tòi các kiến thức cần nắm. Để tổ chức cho học sinh làm việc tốt với hình có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau, bản thân tôi khi dạy học chương trình sách giáo khoa địa lí 10 đã áp dụng một số cách sau: 7 2.1. Phương pháp thuyết trình: Đây là một phương pháp truyền thống, GV hạn chế sử dụng phương pháp này trừ những trường hợp hình ảnh mang tính chất minh họa cho bài học, hoặc HS khó hay ít khi gặp ở thực tế. VD: Đây là dạng địa hình băng tích, vì vậy HS Việt Nam khó nhận biết và hình dung, nên GV cần mô tả tỉ mỉ và dùng phương pháp giảng giải, thuyết trình để HS nhận biết được dạng địa hình Phio và nguyên nhân hình thành dạng địa hình này. * Lưu ý : GV cần mô tả ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, giảm sức thuyết phục. GV nên giảng giải: Băng hà khi di chuyển mang theo những vật liệu vụn nát( đá, cát, sỏi) gọi là băng tích di động. Khi băng hà xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, có thể tạo ra nhiều dạng địa hình khác nhau, ví dụ như trong hình 9.7 là các vịnh hẹp băng hà( phi-o). 2.2. Đàm thoại gợi mở với hình Đàm thoại gợi mở là phương pháp trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn thông báo cho học sinh hoặc sử dụng hệ thống câu hỏi kèm theo kênh hình trong SGK. Sau đó chia câu hỏi lớn ra thành câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgíc với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn. Nhìn chung, các câu hỏi gắn với hình trong sách giáo khoa địa lí 10 thường có 2 loại. - Loại 1: Câu hỏi chỉ yêu cầu quan sát và nhận xét (hoặc phát hiện các sự vật hiện tượng ở trên hình) trong sách giáo khoa. 8 Ví dụ:“Quan sát hình 5.2, nhận xét quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?” - Loại 2: Câu hỏi gồm 2 ý gắn bó với nhau. Ý đầu chủ yếu hướng học sinh vào quan sát, rút ra nhận xét; ý sau yêu cầu học sinh giải thích. Ví dụ 1: “Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ có một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?” Loại câu hỏi sau thường phức tạp hơn loại trước, chủ yếu ở phần giải thích. Để thực hiện câu hỏi này, tuỳ thuộc đối tượng học sinh, có thể có các mức độ hướng dẫn khác nhau, nhưng nhìn chung giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hiện. Phương pháp thông dụng là đàm thoại gợi mở trên cơ sở câu hỏi của sách giáo khoa. Nội dung chương trình Địa lí 10 là một phần tương đối khó, với học sinh ở các lớp đại trà thì việc tự hoạt động với kênh hình để tìm ra kiến thức không phải là điều dễ dàng. Vì thế rất cần sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, đặc biệt là ở những bài đầu chương trình, hướng dẫn cụ thể sẽ giúp học sinh tìm ra kiến thức tốt 9 hơn và khi các em đã được làm quen với cách học, cách tìm hiểu nội dung của bài thì những bài sau học sinh sẽ có thể làm bài đạt hiệu quả cao hơn Ví dụ : Với hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ (Ví dụ trong các ngày 22 – 6 và 22 – 12). Giáo viên có thể gợi mở học sinh bằng các câu hỏi để đạt tới những kiến thức cần thiết: + Hãy chỉ ra đường sáng tối trên hình vẽ và vị trí của nó vào ngày 22 – 6 và 22 – 12; đường sáng tối của ngày trên hình vẽ có điểm gì tương tự nhau? Trả lời: Cắt trục Trái Đất ở xích đạo, chia xích đạo ra hai phần sáng tối bằng nhau. + Đường sáng tối của 2 ngày trên hình vẽ có điểm gì khác nhau? Trả lời: Ngày 22- 6, phần chiếu sáng ở bán cầu Bắc có diện tích lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối; ngày 22 – 12 ở bán cầu Bắc, phần chiếu sáng có diện tích nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối... + Nếu giả sử trục Trái Đất nghiêng ngược lại với hướng hiện nay thì tình hình diện tích chiếu sáng và khuất trong bóng tối ở mỗi bán cầu sẽ như thế nào? Trả lời: Sẽ không đúng như hiện nay. Vậy rõ ràng nguyên nhân ngày đêm dài ngắn theo mùa là do trong khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất nghiêng và không đổi phương. * Lưu ý: 10 - Hệ thống câu hỏi để khai thác hình GV cần biên soạn 1 cách tỉ mỉ, có sự phát triển từ thấp đến cao, nhằm phát triển tư duy của học sinh. GV có thể dùng nhiều dạng câu hỏi khác nhau như: so sánh, nêu vấn đề, tạo nghịch lí….Có như vậy mới phát huy tinh thần học tập tích cực, tạo hứng thú cho bài học. VD1: Khi khai thác sơ đồ tuần hoàn nước trên Trái Đất, GV có thể đặt câu hỏi tổng quát nêu vấn đề như: “Chứng minh rằng nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn khác nhau nhưng cuối cùng trở thành 1 vòng khép kín?”. Với câu hỏi này sẽ kích thích được tư duy của các em học sinh, bài học sẽ thú vị hơn. VD2: Khi khai thác bản đồ khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới, GV có thể đặt ra nghịch lí cho các em HS như sau: “Tại sao ở các nước như Vê-nêzu-ê-la, Nam Phi, Mê-hi-cô, Iran, Ca-zac-tan, Chi lê, Mô-ri-ta-ni có sản lượng quặng sắt lớn nhưng lại không sản xuất thép, trong khi đó 1 số nước không có quặng sắt như Nhật Bản, Anh, Ý nhưng lại có sản lượng thép rất lớn?” 11  HS trả lời: là do ngành này yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật, quy trình sản xuất gang thép phức tạp nên chỉ có những nước có trình độ khoa học kĩ thuật phát triển mới có sản lượng gang thép lớn. - Có một số hình trong sách giáo khoa đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã có vào việc phân tích hình mới có thể giải thích được. Ví dụ: Hình 12.4 – Gió biển và gió đất. Câu hỏi kèm theo: “Dựa vào hình 12.4 và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hoạt động của gió biển và gió đất.” Về ý trình bày hoạt động của gió biển và gió đất, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hướng gió và nêu nhận xét: Gió biển là gió thổi từ biển vào đất liền vào ban ngày; gió đất là gió từ đất liền thổi ra biển vào ban đêm. Để trình bày sự hình thành gió biển và gió đất, giáo viên lưu ý học sinh về sự khác nhau mặt đệm đất và biển, từ đó việc thu và toả nhiệt giữa đất liền và biển 12 không giống nhau dẫn đến sự chênh lệch khí áp giữa 2 địa điểm, dẫn đến cơ chế gió như ở trên. Như vậy để hiểu rõ nội dung của phần này học sinh cần liên hệ tốt với kiến thức nguyên nhân thay đổi của khí áp (khí áp thay đổi theo nhiệt độ). 2.3.Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình Thảo luận là phương pháp trong đó học sinh trao đổi với nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. Phương pháp thảo luận được thực hiện trong bài học trên lớp ở các trường hợp nội dung bài học dễ gây ra những ý kiến khác nhau ở các em học sinh . Trước một bức ảnh địa lí, một sơ đồ, bảng số liệu...các em khác nhau dễ có các ý kiến không nhất quán với nhau hoàn toàn. Đó là cơ hội để tổ chức trao đổi, thảo luận ở nhóm học sinh. Chính vì vậy, phương pháp thảo luận được sử dụng rất thích hợp với kênh hình. Ví dụ: Bài 16. Sóng, thuỷ triều, dòng biển. Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới 13 Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh quan sát bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới để thảo luận theo nội dung sau: - Trình bày sự chuyển động của các dòng biển trong Bắc Đại Tây Dương - Chứng minh: Tính chất nóng lạnh của dòng biển quy định đặc điển khí hậu các lục địa mà nó đi qua Sau khi quan sát hình, thảo luận HS sẽ trả lời như sau: - Sự chuyển động của các dòng biển trong Bắc Đại Tây Dương + Dòng biển là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. + Trong Bắc Đại Tây Dương, xuất phát từ bờ tây của lục địa Phi do ảnh hưởng của gió Tín phong kéo lớp nước trên mặt đại dương men theo xích đạo qua Đại Tây Dương đến bờ đông của lục địa Nam Mỹ gây ra hiện tượng dâng nước  chia thành 2 nhánh, 1 nhánh đi về phía nam (dòng biển nóng Braxin), 1 nhánh đi về phía bắc (Gơn-xtrim), dưới ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít, dòng biển này men theo lục địa Bắc Mỹ, đến khoảng vĩ độ 300B dưới ảnh hưởng của dòng gió tây kéo dòng biển này di chuyển về phía đông, gặp lục địa Á-Âu tách ra thành 2 nhánh, 1 nhánh tiếp tục đi về phía bắc, 1 nhánh chảy về xích đạo (dòng biển lạnh Canari). + Ngoài ra, trong bắc Đại Tây Dương còn có 2 dòng biển lạnh là Labrado và Grơnlen xuất phát từ cực men theo lục địa chảy về phía nam. - Tính chất nóng lạnh của dòng biển quy định đặc điển khí hậu các lục địa mà nó đi qua + Xét cùng 1 vĩ độ nhưng bờ đông của lục địa Nam Mỹ nơi có dòng biển nóng đi qua có khí hậu ẩm, mưa nhiều, còn bờ tây của lục địa Phi nơi có dòng biển lạnh Canari đi qua thì có khí hậu khô khan. + Ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa, ngược lại nơi có dòng biển lạnh đi qua ít mưa, vì không khí trên dòng biển lạnh, hơi nước không bốc hơi lên được. Như vậy, thông qua phương pháp thảo luận để khai thác kênh hình trên, HS có thể tự mình rút ra được đặc điểm về nơi xuất phát, hướng chảy, quá trình thay 14 đổi hướng chảy của các dòng biển và nguyên nhân của nó; ngoài ra chúng ta còn thấy được tác động của nó đối với nơi mà chúng đi qua. * Lưu ý: Thảo luận với hình có thể được tổ chức theo lớp (giáo viên chủ trì), thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận cặp đôi. Giáo viên nên cân nhắc các câu hỏi, nhiệm vụ giao cho học sinh. Trong quá trình thảo luận giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn kịp thời hoạt động của học sinh, tránh trường hợp học sinh không tập trung hoặc chưa thảo luận đúng trọng tâm của bài học. 2.4. Phương pháp khai thác kênh hình kết hợp với phiếu học tập. Phương pháp này ít được sử dụng trong chương trình lớp vì tính chất học sinh ở trường, giáo viên phải chuẩn bị phiếu, in ấn…. Phiếu học tập do người GV biên soạn, trong phiếu học tập có thể bao gồm hệ thống các câu hỏi, hoàn thành bảng biểu, điền lược đồ câm, vẽ biểu đồ,.... với phiếu học tập này có thể định hướng nội dung bài học cho HS, phục vụ tốt cho phương pháp thảo luận nhóm. VD: Trong bài thực hành số 10: Nhận xét về sự phân bố của các vành đai núi lửa, động đất và các dãy núi trẻ trên Trái Đất. Tôi sử dụng phiếu học tập sau: Bài tập 1: Quan sát hình 10 và bản đồ tự nhiên thế giới, hoàn thành bài sau: CÁC KHU VỰC ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ. CHÂU MỸ CHÂU ÂU CHÂU Á CHÂU PHI CHÂU UÙC 15 ĐỘNG ĐẤT NÚI LỬA CÁC DÃY NÚI TRẺ Bài tập 2: Dựa trên kết quả của bài tập 1 và hình 10, rút ra kết luận về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài tập 3: Dựa vào hình 10 và hình 7.3, rút ra kết luận về mối liên quan của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển. Giải thích. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài tập 4: Dựa vào hình 10 và hình 7.3, hoàn thành bảng sau: NGUỒN GỐC THÀNH TẠO CÁC MIỀN NÚI THEO THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG Miền núi/dãy núi Hệ thống Coođie Anđet Sóng núi ngầm giữa Đại Tây Dương Pirênê, Anpơ, Cácpat, Capcadơ (Nam châu Nguyên nhân thành tạo Âu) Apganistan, tây Pakistan, Hymalaya (Nam Sự va chạm giữa mảng Á Âu và mảng Á) Curin- Nhật Bản –Philippin - Inđônesia Ấn Độ 16 (Vòng cung đảo phía Đông ChâuÁ) Thông qua phiếu học tập này, HS vừa có thể hoàn thành bài tập thực hành trên lớp, vừa nắm được nội dung chính bài học.Từ đó kích thích tinh thần học tập của các em HS. 3. Một số lưu ý trong việc khai thác kênh hình có hiệu quả Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10, giáo viên không nên dùng kênh hình như là một phương tiện minh họa cho kênh chữ hoặc lời giảng của mình mà phải biết cách hướng dẫn học sinh khai thác các nội dung chứa đựng trong kênh hình từ đó nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn. Biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng kênh hình tốt nhất là giáo viên đưa ra yêu cầu dưới dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh làm việc với kênh hình. Để làm được những điều đó, giáo viên cần phải lưu ý : 3.1. Trong khâu chuẩn bị bài : Cần quan sát kĩ các kênh hình trong sách giáo khoa xem nội dung chủ yếu của mỗi hình là gì ? Nội dung nào chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ, những hình nào có nội dung trùng với kênh chữ? Cần bổ sung những nội dung nào cho kênh hình để giúp học sinh dễ quan sát, phân tích ? Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình đồng thời tự giải các câu hỏi, bài tập có trong bài hoặc giáo viên đưa ra để tìm ra đáp án đúng. 3.2. Trong khâu hoạt động dạy học trên lớp : - Với những nội dung đã có trong kênh hình giáo viên không giảng hoặc làm thay học sinh trong việc khai thác chúng mà nêu thành các vấn đề hoặc đặt câu hỏi cho học sinh làm, giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn giúp đỡ học sinh. - Không bỏ sót một hình nào của sách giáo khoa, đồng thời phải biết sử dụng chúng đúng lúc : + Đối với những nội dung chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ như : Hình 7.3 , Hình 10 : Hình 14.2 , Hình 15, Hình 19.1.....Giáo viên không nên bỏ qua các hình này mà dành thời gian cho học sinh quan sát, phân tích, khai 17 thác kiến thức từ các hình này nhằm sử dụng hoàn thiện các kiến thức địa lí có trong bài mà kênh chữ đã nhường cho kênh hình thể hiện. + Đối với những nội dung trùng lặp giữa kênh hình và kênh chữ thì giáo viên không nên giảng trước sau đó dùng kênh hình minh họa mà nên đặt câu hỏi để học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trước, sau đó giáo viên khai quát, bổ sung thành kiến thức. Ví dụ : Hình 1.3b – Bài 1 ; hình 5.2 – Bài 5 ; hình 6.2 – Bài 6 …. - Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh hình trong sách giáo khoa với nhau, giữa kênh hình trong sách giáo khoa với kênh chữ và các phương tiện dạy học khác như : bản đồ treo tường,, video,... để giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề, đồng thời biết cách tổng hợp thông tin từ nguồn tư liệu khác nhau. - Khi hướng dẫn học sinh làm việc với kênh hình, cần đi theo các bước sau: + Giáo viên định hướng, giao nhiệm vụ cho học sinh như : nêu một vấn đề, câu hỏi, bài tập nhằm khai thác kiến thức từ kênh hình. + Giáo viên gợi ý cách làm : bắt đầu từ đâu, quan sát như thế nào ? hoặc cung cấp thêm thông tin, bổ sung số liệu mới cho bảng số liệu thống kê. + Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường, giáo viên giúp học sinh chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên giúp học sinh nắm được cách thức làm việc với kênh hình theo một trình tự nhất định như : Quan sát toàn bộ hình  Nêu nhận xét chung trước  Quan sát, phân tích các nội dung cụ thể, rồi đối chiếu các hình với nhau và liên hệ kiến thức đã có để giải thích nguyên nhân… - Không nhất thiết mọi kênh hình đều phải sử dụng trong giờ học bài mới (vì thời gian có hạn ) mà có thể sử dụng chúng trong việc đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh hoặc ra bài tập về nhà… - GV có thể bổ sung các kênh hình (thường là hình ảnh minh họa thêm) trong trường hợp kênh hình trong SGK chưa có hoặc chưa thể hiện cụ thể 1 nội dung nào đó, nhằm phục vụ cho bài học. 18 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp thực nghiệm - Dựa vào tình hình thực tế nhà trường, tôi chọn hai lớp và tiến hành dạy để kiểm nghiệm. + Lớp đối chứng – không vận dụng nhiều phương pháp khai thác kênh hình( 10a2 và 10a3) + Lớp thực nghiệm – dạy có sử dụng phối hợp phương pháp khai thác kênh hình(10a1 và 10a4) 2. Kết quả thực nghiệm Tại lớp đối chứng: - Phương pháp dạy không vận dụng nhiều phương pháp khai thác kênh hình. Tư duy của hầu hết học sinh còn phổ biến giản đơn, không có tính toàn diện và hệ thống trong trình bày các kiến thức có độ phức tạp cao như các mối quan hệ nhân quả. Học sinh nắm bài không sâu sắc, tỉ lệ điểm dưới trung bình còn rất lớn, tỉ lệ khá khiêm tốn. Tại lớp thực nghiệm: Qua quá trình cho học sinh thực hiện nội dung theo các phương pháp vừa trình bày, tôi nhận thấy các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu nội dung và khả năng tiếp thu, tìm tòi kiến thức cũng được đánh giá cao. Các em rất tích cực tham gia xây dựng bài, với các câu hỏi gợi mở đặt ra phần nào vừa sức hơn với học sinh; những em học sinh yếu hơn cũng đã có thể tham gia vào nội dung bài, những em có lực học khá có cơ hội thử sức với những câu hỏi khó. So sánh kết quả của học sinh qua 1,5 năm học: Thời gian thử nghiệm Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 ( Học kỳ I) Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) ( Trên 5đ) Lớp đối chứng Lớp thử nghiệm 10A 2 10A3 10A1 10A4 52 55 70 63 57 62 80 72 19 - So sánh kết quả kiểm tra học kỳ I và bài kiểm tra 45’ ở thời điểm khảo sát (học kỳ II) của các lớp áp dụng các phương pháp trên : tỉ lệ điểm trên trung bình của bài kiểm tra 45’ ở học kỳ II (thời điểm khảo sát) cao hơn 18%, tỉ lệ điểm giỏi (> 8): cao hơn 32% (ở các lớp đối chứng). - Thống kê điểm đối với bài 33 khi dùng phương pháp trên: tỉ lệ trên trung bình đạt 92.2% (cao hơn lớp đối chứng 13%) điểm giỏi cao hơn đến 32% ở lớp thực nghiệm. Qua kết quả trên ta thấy: - Tại các lớp không khai thác triệt để nội dung từ kênh hình, kết qua nhiều học sinh không nắm kĩ nội dung bài học, từ đó không đáp ứng tốt yêu cầu của các bài kiểm tra. - Tại các lớp, dạy học bằng phương pháp khai thác kênh hình trong SGK, kết quả đa số học sinh nắm được kiến thức bài học rất nhanh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan