Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn mỹ...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn mỹ thuật lớp 8

.DOC
23
1
127

Mô tả:

Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ----------------------- o0o -------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT CÁC BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔN MỸ THUẬT LỚP 8” - Lĩnh vực: MỸ THUẬT - Cấp học: TRUNG HỌC CƠ SỞ - Tên tác giả: Nguyễn Đức Thịnh - Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh - Chức vụ: Giáo viên 1/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Mục tiêu chung của chương trình mỹ thuật lớp 8 là nâng cao hơn cho học sinh những kiến thức về mỹ thuật, nâng cao hơn kỹ năng thực hành trên cơ sở những bài lý thuyết cơ bản học sinh đã được học ở những năm lớp 6, 7 đồng thời giúp các em bước đầu biết vận dụng những hiểu biết về mỹ thuật vào học tập và cuộc sống hàng ngày. Giờ dạy mỹ thuật, giáo viên cung cấp kiến thức cho tất cả các học sinh. Kiến thức mỹ thuật có những qui ước chung, có những khái niệm rất trừu tượng không thể giải thích rạch ròi, không thể chứng minh bằng công thức cũng không có những qui định dứt khoát về tỉ lệ. Những kiến thức chung chung, trừu tượng của mỹ thuật sẽ được vận dụng vào từng bài vẽ cụ thể... Bài vẽ đẹp, đạt yêu cầu hay yếu kém là do cách suy nghĩ, tìm tòi của người học. Mỗi học sinh có cách khai thác đề tài, cách bố cục, xây dựng hình tượng, cách vẽ màu riêng, không giống nhau. Tuy cùng một đề tài, cùng một tên gọi, cùng nhìn, cùng vẽ một mẫu nhưng sẽ có nhiều kết quả khác nhau. Có thể nói bài tập mỹ thuật “không có đáp số” chung cho tất cả. Bởi mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp, và cái đẹp ở bài vẽ được thể hiện ở nhiều hình, nhiều vẻ, tùy thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên, vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và quan trọng hơn là cả sự hứng thú của học sinh. Trên cơ sở cấu trúc chương trình môn mỹ thuật 8 : Đa số là những bài ứng dụng, thực hành thuộc các phân môn : Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu - Giống với năm lớp 6, 7 nhưng yêu cầu đối với mỗi bài cao hơn, khả năng ứng dụng trong thực tế nhiều hơn. Để gây hứng thú học tập cho học sinh, tránh sự nhàm chán vì lặp lại những bài đã học đồng thời để đạt được mục tiêu của bài học, giáo viên cần có những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về mỹ thuật, cần có phương pháp giảng dạy hợp lý, đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa đầy đủ, đẹp, khoa học để học sinh hứng thú học tập, từ đó học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc, khích lệ trí sáng tạo thẩm mỹ trong mỗi học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, tìm tòi thể hiện cái đẹp theo ý muốn. 2. Phạm vi thời gian thực hiện đề tài : Bắt đầu thực hiện từ năm học 2021 - 2022 đối với môn mỹ thuật khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng - Hà Nội. 2/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 PHẦN B: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài : Phần lớn học sinh có biểu hiện chủ quan vì cho rằng đây là những bài đã học, đã làm nhiều trong năm lớp 6, 7. Dẫn đến việc các em lười quan sát, so sánh, tìm tòi và hiệu quả cuối cùng của bài vẽ không nâng cao hơn, chỉ dừng ở mức độ như bài vẽ của học sinh lớp 7. Một số lượng nhỏ học sinh tỏ ra không hứng thú vẽ bài. Các em vẽ chỉ để có đủ bài nộp nên bài vẽ của những đối tượng này thường không đạt yêu cầu. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài : Qua kết quả của những bài vẽ đầu tiên của học sinh trong năm lớp 8, số liệu cụ thể như sau : Khối 8 : Tổng số học sinh : 198 ĐẠT CHƯA ĐẠT Số lượng 164 34 % 82,8 17,2 3. Những biện pháp thực hiện : 3.1: Điều tra cơ bản : Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường THCS., tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. 3.2: Biện pháp tiến hành Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn đầu, phần đông học sinh yêu thích môn học. Bên cạnh đó có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản đến giờ học, điều này 3/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước thời gian thực hành, tôi giới thiệu cho các em một số tác phẩm vẽ tiêu biểu của những hoạ sĩ nhí trong trường bạn để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh. Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua các bức tranh đó, động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học vẽ tranh tôi khuyến khích các em vẽ nhiều và vẽ đẹp cho học sinh tự nhận xét, tự đánh giá tác phẩm của bạn có đẹp hay không đẹp và vì sao? Như vậy tôi đã hướng dẫn cho các em biết tự nhận xét, đánh giá được bài vẽ của mình. Môn học Mĩ thuật không chỉ đòi hỏi các em vẽ phải đẹp các bài tập thực hành mà còn đòi hỏi các em có sự cảm nhận giá trị nghệ thuật, nắm được mục tiêu giáo dục ở trong mỗi bài học. Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi đều phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp. Việc muốn học sinh thực sự tập trung vào môn học thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của giáo viên, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ bài dạy, đồ dùng dạy học phải sát với nội dung bài học, đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Muốn học sinh thể hiện được những tác phẩm theo cảm nhận của riêng mình thi người giáo viên phải gợi ý, giảng giải đặc biệt là phải tạo ra được không khí sôi nổi, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, khích lệ, động viên học sinh tự tìm tòi, tự sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học, từ đó học sinh có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào các bài tập sau này của mình. Trên thực tế muốn có tiết học trở lên hấp dẫn, luôn cuốn, tìm tòi, khám phá, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của mình thì giáo viên là người phải hiểu sâu sắc được mục tiêu giáo dục. Vì thế tiết học mới có thể tốt hơn, ngoài ra phải áp dụng cho các em tiếp xúc thực tế với tự nhiên. Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới thực, hướng các em vào việc chọn nội dung tranh, sử dụng sắc màu, hiểu được bố cục, cách chọn hình mảng chính, phụ và luật xa gần. Sau đó các em tự thể hiện theo cảm nhận riêng của mình. Những buổi học như vật đã đem lại cho học sinh sự hứng thú và ấn tượng tốt đẹp đối với từng tiết học. Nói tóm lại, việc giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường THCS tuy là kiến thức rất cơ bản, song để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi người giáo viên làm công tác giảng dạy môn Mĩ thuật (còn gọi là môn giáo dục thẩm mĩ cho học sinh) phải thực sự linh hoạt và khéo léo, phải gần 4/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 gũi với học sinh, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của các em là chóng thích, chóng chán. Mặt khác khi giáo dục nghệ thuật cần dựa vào cảm hứng mới sáng tác được. Nắm được đặc điểm này tôi đã chọn những thời điểm thích hợp để động viên khích lệ các em luôn tôn trọng ý nghĩ của các em, không áp đặt, đòi hỏi cao đối với các em, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại trong giảng dạy. Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh trường tôi có rất nhiều tiến bộ trong học tập môn Mĩ thuật cả về tâm lý và năng lực. Khi các em có niềm say mê nghệ thuật thì việc truyền thụ kỹ thuật sẽ thuận lợi hơn, giờ học sổi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt bộ môn. 3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường THCS. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn cũng thông qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh thực hiện tốt bộ môn Mĩ thuật tôi tự khẳng định và rút ra một số kinh nghiệm sau : - Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để học sinh thực hành, do vậy giáo viên cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các hoạt động, để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực của mình ở mỗi bài vẽ. - Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. - Đối với một số bài vẽ tranh đề tài, giáo viên có thể tổ chức cho học sinhhoạt động vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo. - Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp. - Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. - Tuỳ theo nội dung của từng bài, giáo viên điều chỉnh thời gian thực hành của học sinh cho phù hợp, không thực hiện máy móc cho tất cả các bài. 5/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 - Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, giáo viên cần lưu ý học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên đi sâu rèn luyện kĩ năng vẽ. - Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích, yêu cầu của môn học, từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn tôn trọng gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. - Ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao. -Tôi nhận thấy đề tài này có những ưu điểm sau : - Về phía giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. - Về phía học sinh các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen. 6/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 * Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng vào từng bài thực hành, ứng dụng: I - MỤC TIÊU BÀI HỌC : Căn cứ vào từng thể loại bài vẽ giáo viên đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với khả năng của học sinh và kiến thức của bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn bám sát mục tiêu và cùng với học sinh hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra II - CHUẨN BỊ : a. Giáo viên : - Sưu tầm, tham khảo những tài liệu liên quan đến kiến thức bài học nhằm mục đích bổ xung, đẩy sâu những kiến thức về mỹ thuật cho học sinh. - Chuẩn bị đầy đủ tranh minh hoạ (nếu giáo viên không quen minh hoạ trực tiếp lên bảng), tranh phiên bản cho học sinh tham khảo đối với mỗi bài đồng thời chuẩn bị sẵn cụ thể phương án sử dụng những tranh phiên bản, tranh minh hoạ đó như thế nào (giới thiệu tranh vào phần nào, trong thời gian bao lâu, nhằm mục đích gì). Các hình minh hoạ phải mang tính khoa học, hợp lý và ở các dạng khác nhau để gợi ý cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi. - Đối với những bài vẽ theo mẫu giáo viên cần chuẩn bị những mẫu mới, có cấu trúc đẹp, hình dáng phong phú (có thể chuẩn bị vài bộ mẫu vẽ cho học sinh vẽ theo nhóm). b. Học sinh : - Nhớ lại đầy đủ, chính xác cách vẽ của mỗi thể loại bài vẽ. - Chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện : giấy, màu, bút chì, tẩy, compa, thước kẻ... để phục vụ tốt cho bài vẽ. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học môn mỹ thuật trong cả giờ dạy : - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp gợi mở. 7/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 - Phương phấp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp làm việc theo nhóm.. Tất cả các phương pháp trên đều phải đạt được định hướng đổi mới về phương pháp là dạy học mỹ thuật phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Không nên hướng dẫn chung chung, dàn trải hoặc nhắc lại một cách nhàm chán kiến thức đã học. IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a . Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét : Quan sát, nhận xét mẫu rất cần thiết cho dạy mỹ thuật. Quan sát, nhận xét mẫu giúp học sinh tiếp cận với bài học, hiểu khái niệm, tìm hiểu sơ bộ về mẫu và nhận ra vẻ đẹp của nó, tạo điều kiện cho các em vẽ một cách hứng thú. Quan sát nhận xét ở các loại bài vẽ : + Vẽ theo mẫu : Học sinh quan sát, nhận xét về vị trí, nguồn sáng chiếu tới, hình dáng, cấu trúc tỉ lệ đậm nhạt và màu sắc chung của mẫu. Từ đó học sinh có ý định bố cục để hình vẽ cân đối với trang giấy, làm cho bài vẽ thuận mắt, đẹp hơn, đồng thời cảm nhận vẻ đẹp của mẫu. + Vẽ trang trí : Học sinh quan sát, nhận xét về cách sắp xếp hình mảng, cách vẽ hoạ tiết, cách vẽ màu, vẽ đậm nhạt...Qua đó học sinh thấy được vẻ đẹp đa dạng của mẫu, sẽ khích lệ các em suy nghĩ để có bài vẽ khác và đẹp theo ý mình. + Vẽ tranh : Quan sát, nhận xét giúp các em hiểu cách khai thác đề tài, cách bố cục, cách tìm hình tượng, cách vẽ màu và thấy được vẻ đẹp của tranh. Tuỳ thuộc vào từng bài vẽ mà giáo viên định ra thời gian cho phần quan sát, nhận xét một cách hợp lý. Quan sát, nhận xét sẽ đan xen với lời giảng giải, phân tích của giáo viên trong suốt giờ dạy. Quan sát, nhận xét có ý nghĩa đến kết quả bài vẽ, vì nó gây cảm hứng, lôi cuốn học sinh đến bài vẽ có kết quả. Dạy phần này cần nhẹ nhàng, hấp dẫn. Các phương pháp thường vận dụng là : Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan, phương pháp so sánh. b. Hướng dẫn học sinh cách vẽ : 8/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Sau khi học sinh đã quan sát nhận xét đối tượng, đã hiểu sơ bộ đối tượng thì phần hướng dẫn cách vẽ sẽ trả lời cho câu hỏi “Vẽ như thế nào là đẹp”. Đối với môn mỹ thuật, cách tiến hành vẽ cho mỗi loại bài thường giống nhau, lặp lại qui trình chung. Nên nếu bài dạy nào cùng nhắc lại “điệp khúc” chung đó thì hiệu quả bài vẽ sẽ không cao, học sinh không hứng thú học tập. Mỗi dạng bài tập cần có hướng dẫn cụ thể . Ví dụ : khung hình và cách vẽ khung hình của bài này như thế nào ? Hình mảng và cách vẽ hình mảng ở bài trang trí hình vuông, hình tròn giống nhau và khác nhau như thế nào ?... Qui trình chung về hướng dẫn cách vẽ diễn ra như sau : + Vẽ theo mẫu : - Đo hoặc ước lượng chiều cao nhất so với chiều ngang rộng nhất của mẫu để xác định khung hình của mẫu và vẽ phác khung hình vào trang giấy sao cho cân đối, đảm bảo cho hình vẽ có tỉ lệ hài hoà với trang giấy. Bố cục hình vẽ vừa phải, không to quá, nhỏ quá hay xô lệch sang phải, sang trái, lên trên hoặc xuống dưới quá. - Ước lượng tỉ lệ bộ phận của mấu theo chiều cao, chiều ngang. - Nhìn mẫu vẽ phác nét cơ bản bằng các nét mờ. - Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. Đến đây bài vẽ xem như xong phần hình. - Vẽ phác các mảng đậm nhạt. - Nhìn mẫu, vẽ đậm nhạt cho bài vẽ có không gian. + Vẽ trang trí : - Làm phác thảo (làm nháp). . Kẻ trục đối xứng ( nếu thấy cần thiết ), phác các mảng chính, mảng phụ trên bề mặt hình trang trí. . Tìm đậm nhạt bằng đen trắng. . Tìm hoạ tiết hợp với ý định trang trí và vẽ hoạ tiết vào các mảng ở phác thảo. . Tìm màu : dựa vào phác thảo đen trắng, căn cứ vào đậm nhạt để tìm màu tương ứng. Đến đây coi như xong phần làm phác thảo - làm nháp. Có thể làm 2 - 3 phác thảo ở mỗi “công đoạn” ( hình mảng, đậm nhạt, hoạ tiết, màu ) để so sánh chon lọc lấy một cho công đoạn tiếp theo. - Làm bản chính : 9/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 . Phóng to phác thảo bằng kích thước thật. Nếu là bài vẽ có trục đối xứng (hình vuông, hình tròn...) Thì có thể vẽ một góc rồi can ra, vừa nhanh, vừa đều. . Chuẩn bị lượng màu vừa đủ cho bài vẽ (nếu thay đổi màu nhiều sẽ làm cho màu không đúng như phác thảo, ảnh hưởng đến tương quan chung, làm cho bài vẽ mất di vẻ đẹp đã chọn ban đầu). . Những hình giống nhau cần vẽ màu như nhau và cùng độ đậm nhạt... . Vẽ màu như phác thảo. Vẽ xong, nhìn toàn bộ, có thể điều chỉnh đôi chút về đậm nhạt cho bài vẽ đẹp hơn. Nhưng tránh thay đổi nhiều về phác thảo. + Vẽ tranh : - Làm phác thảo : . Suy nghĩ về đề tài, hình dung cách bố cục và các hình tượng của tranh. . Phác thảo hình mảng chính, mảng phụ. . Vẽ mảng đậm nhạt bằng đen trắng. . Tìm màu và vẽ màu làm rõ nội dung tranh. - Cách thể hiện tranh : . Phóng to phác thảo bằng kích thước đã cho. . Vẽ màu theo phác thảo. Vẽ xong có điều chỉnh đôi chỗ về đậm nhạt cho phù hợp với nội dung chủ đề. Phần hướng dẫn cách vẽ thường tiến hành từ 10 - 15 phút đối với các bài vẽ đầu của chương trình. Đến các bài tiếp theo có thể chỉ nhắc lại cách tiến hành bài vẽ, và cần nhấn mạnh những điểm chính, điểm mấu chốt nhất. c. Hướng dẫn học sinh làm bài : * Nhiệm vụ của học sinh : Nhớ lại cách vẽ ở những bài lý thuyết cơ bản, tự tìm phương án vẽ bài thực hành. * Nhiệm vụ của giáo viên : - Quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo bài vẽ đúng tiến độ. - Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp, nếu ở những bài của năm học trước chưa có điều kiện, hay chưa khắc sâu được cho học sinh. - Củng cố, hay tổng hợp những kiến thức còn rời rạc, tản mạn ở học sinh mà giáo viên nhận thấy trên bài vẽ của các em. 10/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 - Chỉ ra những thiếu sót ngay trên từng bài vẽ của học sinh bằng cách giúp các em quan sát mẫu, so sánh đối chiếu với bài vẽ của mình và tự sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của từng người, hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại, tìm tòi thêm. Giáo viên không vẽ giúp, không trực tiếp sửa bài cho học sinh mà chỉ gợi ý, động viên các em làm bài. Giáo viên dạy ngay trên “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và học sinh học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái sai cái đúng, cái hợp lý hay chưa hợp lý, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu. Được sự gợi ý, chỉ dẫn của giáo viên, học sinh nhận ra ngay những thiếu sót, những cái gì chưa hợp lý ở bài vẽ của mình và tự tìm cách điều chỉnh làm cho bài ve tốt hơn. Đó chính là cách học mang lại hiệu quả cao, vì học sinh tự giác học tập. d. Đánh giá kết quả học tập : Kết thúc mỗi tiết học vẽ, giáo viên lấy đại diện những bài vẽ tốt và những bài vẽ còn mắc những nhược điểm cho học sinh dán lên bảng, gơi ý cho học sinh cả lớp tự nhận xét về những điểm được, chưa được , giáo viên nhận xét bổ xung cho các em về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong, hoặc rút kinh nghiệm cho những bài vẽ cùng loại lần sau. 11/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 GIÁO ÁN MINH HọA TIẾT 17+18+19+20 Chủ đề 6. HỘI HOA XUÂN. (4 Tiết) I.MỤC TIÊU CHUNG: (HS cần đạt) 1. Kiến thức: Vẽ được tranh tĩnh vật lọ hoa và quả. Vận dụng những kiến thức đã học, tạo hình và trang trí được sản phẩm chậu cây cảnh/ lọ hoa quả. 2. Kĩ năng: Tạo hình được cây cảnh/ hoa lá cân đối với chậu cây cảnh/ lọ hoa đã tạo dáng. 3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. II.PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC. Phương pháp: - Quan sát trực quan,luyện tập thực hành,liên kết học sinh với tác phẩm. Có thể vận dụng quy trình tạo hình từ vật tìm được. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. Chuẩn bị của GV: - Sách Dạy, Học MT lớp 8. - Mẫu vẽ: Lọ hoa , chậu cây cảnh,hoa ,quả. - Tranh ảnh minh họa về chậu cây cảnh. 12/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Chuẩn bị của HS: - SGK lớp 8. - Mầu vẽ, giấy vẽ,giấy bìa , hồ dán, giấy báo, giấy mầu, và một số vật liệu tìm được như hộp, lọ, ống bơ…. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC. Đồ dùng / Phươ ng Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS dung tiện/ sản phẩ m của HS Hoạt động 1. (Tiết 1) VẼ TĨNH VẬT(VẼ HÌNH) Mục tiêu (HS cần đạt được) -Hoạt động này nhằm rèn luyện kĩ năng vẽ theo mẫu cho hs, qua đó giúp hs vững vàng hơn về nắm bắt bố cục, hình dáng, tỷ lệ của mẫu vẽ. -HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu, biết cách sắp xếp các vật mẫu, để tạo được bố cục phù hợp, rèn luyện được khả năng quan sát để nhận biết được đặc điểm, vị trí tỉ lệ, chất liệu…của các mẫu. 1.1 Tìm hiểu -Phân nhóm HS : HS chia nhóm vẽ, và tham Lớp chia thành 3 nhóm, bầy gia bầy mẫu. mẫu theo nhóm ở nơi có as chính chiếu vào vật mẫu(mẫu vẽ 13/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Đồ dùng / Phươ ng Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS dung tiện/ sản phẩ m của HS gồm khoảng 2-3 vật mẫu gồm bình hoa/lọ hoa, chậu cảnh, quả.. -Hướng dẫn hs quan sát mẫu, Hs quan sát nhận xét mẫu HS thảo luận để tìm hiểu. vẽ. quan + Đặc điểm của mẫu về hình sát dáng, cấu trúc tỷ lệ,chất liệu. SGK +Vị trí các vật mẫu. lớp 8 + So sánh các tỷ lệ với nhau về kích thước, chất liệu…. *Lưu ý hs đặt bố cục sao cho - HS Trả lời câu hỏi. cân đối thuận mắt,các góc nhìn, tranhsawps đặt các mẫu vật quá rời rạc hay quá tập trung. 1.2. Hướng dẫn -?Nêu các bước vẽ tranh tĩnh vật. +Bước 1:Vẽ khung hình chung,xác định vị trí, tỷ lệ từng vật mẫu để vẽ khung hình riêng cho từng vật mẫu. 14/22 Vở, bút. HS ghi bài Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Đồ dùng / Phươ ng Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS dung tiện/ sản phẩ m của +Bước 2:Xác định tỷ lệ của từng mẫu vẽ phác hình bằng nét thẳng, +Bước 3:Vẽ chi tiết và hoàn thiện. -GV yêu cầu HS quan sát mẫu. *Lưu ý : Bố cục hình dáng của mẫu vẽ ở mỗi vị trí quan sát khác nhau, nên hs cần chú ý bố cục trên trang giấy soa cho hợp 15/22 HS SGK, máy chiếu . Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Đồ dùng / Phươ ng Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS dung tiện/ sản phẩ m của HS lý -Hướng dẫn hs quan sát nhận xét, về tỷ lệ mẫu vật với hình vẽ trong bài của mình và bài cuarb bạn. 1.3. Hướng dẫn hs thực hành. -HS thực hành quan sát vật mẫu bầy theo nhóm để vẽ. -HS quan sát nhận xét Bút chì, bút màu, giấy … 1.4. Hướng dẫn nhận xét. Hoạt động 2. (Tiết 2) VẼ MẦU TRANH TĨNH VẬT. 16/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 Mục tiêu (HS cần đạt được) - Giúp hs phat triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, khả năng quan sát, khả năng nhận biết sắc độ đậm nhạt của mầu sắc trên mẫu vẽ, khả năng thể hiện mầu sắc cho tranh tĩnh vật. 2.1 -Tổ chức hs bầy mẫu như tiết -HS trao đổi, thảo luận, đưa SGK Hướng học trước. ra ý kiến. + dẫn ?Hướng a/s chính trên mẫu. + Hướng a/s. Máy thực ?Sắc độ đậm nhạt trên mẫu vẽ. + Sắc độ đậm nhạt trên chiế hành. ?Ảnh hưởng của các mầu qua lại mẫu vẽ. u cạnh nhau giữa các vật mẫu và + Sự ảnh hưởng của mầu không gian chung quanh. sắc nên mẫu vật. Hình ảnh -Cho học sinh xem một số bài -HS quan sát bài vẽ mẫu. trên vẽ do các bạn học sinh khóa máy trước vẽ. chiế -Một số bài của họa sĩ. u và một số tranh tĩnh vật -HS quan sát một số bài vẽ mẫu. của các họa sĩ. SGK -HS thực hành làm bàivẽ SGK tranh tĩnh vật mầu. , Máy chiế u. Một số sản phẩ m của HS năm trướ 17/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 c. Hìn h ảnh trên màn hình Hoạt động 3. (Tiết 3) TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CÂY CẢNH/LỌ HOA. Mục tiêu (HS cần đạt được) - Trải nghiệm 1 hướng sang tạo gần gũi hơn với thực tế. HS vận dụng kiến thức kĩ năng một cách linh hoạt, dể tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng, đạt yêu cầu về thẩm mỹ. -Dựa vào đk thực tế của địa phương để linh hoạt gợi mở, khuyến khích hs tạo hình 3 chiều hoặc 2 chiều với các vật liệu phong phú đa dạng dễ làm. -Giúp hs yêu thích, hứng thú và hình thành ý tưởng tạo hình sản phẩm. 3.1. Hướng dẫn HS quan sát nhận -HS QS trên màn hình để Hướng xét tìm hiểu về sự đa dạng, dẫn tìm - GV gợi ý giúp HS tìm hiểu về phong phú về mầu sắc, hiểu các sản phẩm mĩ thuật chậu kiểu dáng và chất liệu . hoa cây cảnh, lọ hoa đc thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau. +Hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ. +Cách trang trí, họa tiết , -HS lắng nghe, ghi nhớ: mầu sắc… +chất liệu.. - -GV yêu cầu hs quan sát. - Tìm hiểu các bước tạo dáng và trang trí chậu cảnh. + Bước 1: Phác khung hình. +Bước 2: Kẻ trục, chia tỷ lệ, 18/22 SGK , một số lọ hoa, chậu cảnh có hình dáng , chất liệu và mầu sắc khác nhau . Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 phác bằng nét thẳng. +Bước 3;Vẽ bằng nét cong. +Bước 4 :Vẽ chi tiết. +Bước 5: Hoàn thiện và tô mầu. Màn hình máy chiế u. -khuyến khích hs tự do thể hiện ý tưởng. Phế -HS quan sát hình vé. Tìm liệu, hiểu cách tạo dáng và trang ngu trí chậu cảnh. yên vật liệu, kéo, màu, giấy ... 3.2 Hướng dẫ thực hành Dây thép, giấy bồi, giấy báo, màu. .. Sản phẩ m của các nhó m 19/22 Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8 -HS thực hành làm bài(tự HS do thể hiện hình thức làm bài 2 chiều hoặc 3 chiều) 3.3. Hướng dẫn thực hành. TIẾT 4 HOẠT ĐỘNG 4. TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM. Mục tiêu (HS cần đạt được) - Giúp HS: + Rèn luyện khả năng cảm thụ thẩm mỹ về tranh tĩnh vật và sản phẩm tạo hình 3 chiều. + Học hỏi kinh nghiệm ứng dụng kiến thức, kĩ năng tạo hình với các hình thức khác nhau. + Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng cảm xúc và củng cố kiến thức và kĩ năng vẽ tranh tĩnh vật tạo hình và trang trí sản phẩm 3 chiều. 4. -Hướng dẫn hs trình bầy các sp - Hs tìm hiểu trao đổi trong Trưng chậu cây cảnh, lọ hoa, tranh tĩnh nhóm bày giới vật theo nhóm sp ở các vị trí - Đại diện nhóm lên trình thiệu thích hợp trong lớp theo chủ đề” bầy. Sản sản hội hoa xuân” phẩ phẩm -Giúp hs: m +Cảm nhận về sp. của +Cách thể hện mảng khối, mầu nhó sắc đậm nhạn , không gian. m +Ý tưởng tạo hình sp. +Cách sử dụng, kết hợp chất liệu. +Hình thức thể hiện. Dặn dò: + Đọc trước chủ đề 7: tỉ lệ cơ thể người + Chuẩn bị dây thép, vải… 20/22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan