Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học skkn Một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết Mĩ thuật ...

Tài liệu skkn Một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết Mĩ thuật

.DOC
9
2266
128

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết Mĩ thuật Người thực hiện: Dương Thị Nhàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Số 1 Ba Đồn Ba Đồn, tháng 6 năm 2016 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài . Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ thơ bằng sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Huto Ro Tenh đã nói “ Thế giới sẽ chỉ hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ”. Môn mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành kĩ năng cảm thụ cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập sinh hoạt hằng ngày. Theo phương pháp hiện hành môn mĩ thuật được chia làm 5 phân môn: Vẽ tranh, Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật được lặp đi lặp lại trong từng khối lớp, sự chú trọng rèn luyện cho học sinh trong tất cả các phân môn trên đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên phương pháp hiện hành còn nhiều bất cập đối với học sinh các giờ học không gây hứng thú, học sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự chia sẻ ít thể hiện được mình, diễn đạt bị hạn chế cách dạy còn cứng nhắc chưa khơi dậy tiềm năng sáng tạo. Hiện nay với sự đổi mới về phương pháp giáo dục mĩ thuật tiểu học ( SAEPS) có 7 quy trình mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch : Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ biểu cảm, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 2D 3D, nghệ thuật tạo hình không gian, tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 7 quy trình trên nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Trong 7 quy trình trên thì quy trình vẽ biểu cảm và vẽ theo nhạc thường có 3 tiết, 5 quy trình còn lại thì thời lượng là 5 tiết cho một quy trình, trong khi đó hoạt động nhóm chiếm 4 tiết tức là 1/2 thời gian một quy trình. Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp mới và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là 2 môn học bắt buộc trong 9 môn học của trường tiểu học. Có nhận xét đánh giá, xếp loại từng học kỳ, cuối năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên hàng đầu. Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn để dạy một tiết học có hiệu quả đạt được mục tiêu khi tiếp cận phương pháp mới cho giáo viên và học sinh. Các em từ trải nghiệm vừa phải tìm hiểu tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.Vận dụng những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày vừa rèn luyện kỷ năng sống thông qua môn học .Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn trau dồi thảo luận trong những buổi tích lủy do nghành tổ chức. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nổ lực của người giáo viên chuyên biệt. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên chúng ta phải tiếp thu những đổi mới phương pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn nói chung cũng như môn mỹ thuật nói riêng. Vì thế tôi nghiên cứu và tích luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ thuật” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn mỹ thuât . Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp. 2. Đổi mới của đề tài: Đây là lần đầu tiên bản thân tôi lựa chọn. Nhằm hình thành một số hình thức học tập giúp các em phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh luận, thảo luận để có cùng hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể hóa tính yêu cầu bài học. Chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh. Đảm bảo sự tiến bộ qua từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng kì, từng năm. 3 II . NỘI DUNG 1-Thực trạng của vấn đề : - Trong môn mĩ thuật các em thường phụ thuộc giáo viên khi thực hành bài vẽ, các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh họa để làm mẫu, các bài hầu như giống nhau, không thấy cái riêng không thấy có tính sáng tạo. - Giáo viên dạy tiểu học thường xem nhẹ môn mĩ thuật vì nghĩ đó là môn học phụ, nên hướng dẫn qua loa, hoặc ghi tên bài rồi giao học sinh vẽ nếu chưa xong thì để tiết sau làm tiếp và nhận xét bài. - Đặc biệt nhiều giáo viên quan niệm hoạt động nhóm trong tiết học mĩ thuật không mang lại hiệu quả đến các em, vì học sinh còn nhỏ chưa biết thảo luận, hợp tác, chưa biết phân công các công việc, có nhiều em có tính rụt rè, nhút nhát...ngoài ra hoạt động nhóm chiếm nhiều thời gian, gây mất trật tự trong lớp học...Trường lại chưa có phòng chức năng nên việc học tập của học sinh còn nhiều khó khăn.Còn một số học sinh không có năng khiếu cho rằng môn này học khó. * Tình hình thực tế trước khi thực hiện: - Khảo sát đầu năm: KHỐI 2 3 4 5 Cộng TSHS 140 127 105 131 503 HS BIẾT THAM GIA HOẠT HS CHƯA BIẾT THAM GIA ĐỘNG NHÓM HOẠT ĐỘNG NHÓM SL 50 60 60 80 250 % 36 47 57 61 49,7 SL 90 67 45 51 253 % 64 53 43 39 50,3 2. Những biện pháp tiến hành: Thực tế tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật một cách hợp lý, sinh động sẻ là chìa khóa thành công trong tiết dạy vì theo nghiên cứu cho thấy dựa vào thiên hướng trí tuệ thì trí tuệ thường liên kết các cá nhân là chủ đạo, khả năng giao 4 tiếp và quan hệ giữa người này với người khác, người học dễ kết bạn, thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm. a. Yêu cầu cần thiết đối với giáo viên: - Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng học sinh sẻ là một bài toán dễ cho việc phân nhóm. - Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp, năng động ( giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỷ năng cơ bản của trưởng nhóm). - Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, có thể nhóm 2, nhóm 4 phù hợp với điều kiện của lớp và quy trình học. - Giáo viên có thể hổ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hổ trợ nhau. - Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp tác, thảo luận ,tranh luận và tìm ra phương thức chung. - Cải thiện kỷ năng hợp tác và tương tác giữa thầy và trò. - Giáo viên phải linh hoạt xâu chuổi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết quả của các quy trình giảng dạy. b ) Tổ chức hoạt động nhóm cho một quy trình: Chủ đề : NGÔI TRƯỜNG EM YÊU ( lớp 5) Thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện Thời lượng: 5 tiết Tiết 1: Tìm hiểu nội dung và vẽ cùng nhau. ( tiết này học sinh làm việc đơn lẻ, tạo ngân hàng hình ảnh). Tiết 2: Xây dựng câu chuyện. Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này là hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp. Kết quả đạt được là biết làm việc tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác. - GV nói về chủ đề: Ngôi Trường em yêu. 5 - Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp - Gợi mở cho các nhóm hình thành nội dung của nhóm mình. - GV cho học sinh lên chọn hình ảnh mang về. - Các nhóm trình bày ý tưởng. - HS chọn hình ảnh - Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp. - Từ ngân hàng hình ảnh của các em, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và tạo thành tác phẩm về đề tài Nhà trường. * Câu hỏi gợi ý: - Nhóm em sẽ xây dựng câu truyện gì? Ở đâu? Các nhận vật trong truyện đang làm gì? Ngoài những hình ảnh ấy ngôi trường có những hình ảnh gì nữa? - Ở tiết này học sinh làm việc theo nhóm 4 hay 5, mỗi nhóm sáng tác một câu chuyện về trường em dựa vào ngân hàng hình ảnh của tiết 1, từ hình tượng độc lập. Nhóm sẽ thảo luận về câu chuyện của nhóm sau đó nhóm trưởng phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tìm hình, vẽ thêm hình, vẽ màu....( nhóm trưởng sẽ dựa vào năng lực, sở thích của mỗi bạn phân cho phù hợp). - Học sinh làm việc theo nhóm trên giấy A0. - Học sinh chia sẻ khi làm việc theo nhóm. - Giáo viên bao quát hướng dẫn chung. Tiết 3-4: Chia sẻ nội dung câu chuyện. Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này là: Hợp tác làm việc nhóm-“ trường em”. Kết quả đạt được là biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc nhóm. Giáo viên gợi ý từng nhóm chọn một câu chuyện cụ thể nhóm mình muốn kể để thể hiện. - HS quan sát, thống nhất cách thực hành - Học sinh ghi nhớ, thảo luận, nhóm trưởng phân vai tập chia sẻ, kể chuyện. - Nhóm sẽ thảo luận và tìm lời thoại cho câu chuyện cho phù hợp về nhà trường. - Nhóm trưởng hội ý phân vai cho từng thành viên và diễn tập và hổ trợ nhau cho câu chuyện sinh động. 6 - Giáo viên thường xuyên giúp đỡ HS trong hoạt động này Tiết 5 : Nhập vai biểu diễn. Mục tiêu hoạt động nhóm của tiết này: Mạnh dạn trình diễn trước đám đông. Kết quả đạt được là: Tự tin biểu diễn trước đám đông. - Hết thời gian tập trong nhóm: Mời nhóm trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn - GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. - Các nhóm biểu diễn, các nhóm còn lại chú ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện mà các bạn diễn. - Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. - Cuối tiết nhóm trưởng tập hợp nhóm và điều hành các thành viên trong nhóm xem những gì làm được hoặc chưa được để rút ra bài học cho những tiết học sau. - Giáo viên quan sát động viên khích lệ sự sáng tạo của HS. *Tóm lại: Trong mỗi tiết học giáo viên thường xuyên đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm trong nhóm hợp tác làm việc tự tin hơn. Giáo viên phải luôn chú ý đến việc khuyến khích học sinh trao đổi ý kiến, thảo luận và giúp đỡ nhau trong suốt 5 bước của quy trình mĩ thuật. Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm học sinh theo độ khó khác nhau. 4. Kết quả đạt được: Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Sau khi trải nghiệm phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy cùng nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm phong phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn. * Khảo sát cuối học kì 1: 7 KHỐI TSHS HS BIẾT THAM HS CÒN CHẬM GIA HOẠT ĐỘNG KHI THAM GIA HĐ NHÓM NHÓM TĂNG SO VỚI ĐẦU NĂM SL % SL % SL % 2 140 105 75 35 25 55 39 3 127 100 25 27 20 40 32 4 105 90 86 15 14 30 29 5 131 119 91 12 0,9 39 30 Cộng 503 414 82 89 18 164 33 - Qua theo dõi cuối học kì 1 nhận thấy các em biết và tham gia nhóm tự tin, nhiệt tình, thân thiện hơn với nhau. Một số học sinh giỏi, năng khiếu đã phát huy được vai trò chỉ đạo nhóm nhanh nhẹn, có sự sáng tạo trong các hoạt động ngoại khóa. 100% Các em thêm hứng thú và thích học môn mĩ thuật III. KẾT LUẬN 1.1:Ý nghĩa: Thế giới của tâm hồn trẻ thơ chỉ có“ hoa và nắng”, biết vui khi làm việc thiện, biết xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên và tất cả những tình cảm ấy được các em thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa để nói lên tình cảm thật của mình về những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà các em trong thấy. Vì vậy một tiết dạy mĩ thuật thành công không chỉ dựa vào phương pháp dạy mà còn phụ thuộc vào hình thức tổ chức tiết học, cụ thể là hoạt động theo nhóm. Khi hoạt động theo nhóm là khi mà người giáo viên hướng học sinh trở thành những người chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, tiến tạo, hình ảnh hóa và giao tiếp thông qua mĩ thuật một cách tự nhiên. Chính vì lẽ đó khi giảng dạy mỹ thuật giáo viên phải biết được đặc tính riêng của từng lứa tuổi, hiểu được những ham mê của các em để làm sao tổ chức nhóm thích hợp, chọn thời điểm thích hợp, tạo lồng ghép vào nội dung từng tiết học sẻ có hiệu quả như mong muốn. Học sinh được học tập, giao tiếp, trao đổi, tranh luận với 8 nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra những ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể sẻ tạo cho các em kỹ năng sống tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày. Thật bổ ích nếu như trong cuộc sống của mỗi người đều luôn gắn bó với nghệ thuật và thực sự hạnh phúc khi nhận thấy trong mỗi học sinh đã có một tâm hồn nghệ sĩ. 1.2: Phạm vi áp dụng của đề tài: - Đề tài được áp dụng trong môn mĩ thuật, khối 2,3,4,5. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh và giáo viên ở đơn vị trường tiểu 2. Những kiến nghị, đề xuất: - Để học sinh học tốt, vẽ đẹp thì nhà nước và nghành giáo dục cần tạo mọi điều kiện tốt hơn như: Trang bị cơ sở vật chất để tiện cho việc dạy và học. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng nhau tham gia giáo dục. - Cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cho học sinh và phụ huynh phải học tốt môn học, tránh học lệch. - Phát động nhiều những cuộc thi vẽ tranh cho học sinh. - Tổ chức những buổi tọa đàm, tuyên truyền…để nâng cao tay nghề và rút ra những kinh nghiệm để giúp giảng dạy đạt kết quả cao. Trên đây là những kinh nghiê êm mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp Đan Mạch ở bâ êc tiểu học, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của Hô êi đồng khoa học Giáo dục các cấp để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm áp dụng trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn và tôi cũng hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn. Ba Đồn, ngày 17 tháng 3 năm 2016 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan