Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số kỹ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở trường trung học c...

Tài liệu Skkn một số kỹ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở

.DOC
40
949
64

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực rất quan trọng: Nó luôn đi trước trong sự phát triển của đất nước, nhất là khi nước ta đang bước vào quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đất nước. Để đáp ứng được với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước ngành giáo dục hiện nay đã bước vào giai đoạn “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vì vậy để nâng cao được chất lượng giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Có như vậy thì sản phẩm của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao. Với cách biên soạn sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Địa Lí nói riêng, thì nguồn tri thức không chỉ được thể hiện ở kênh chữ mà nó còn được “ẩn” chứa trong kênh hình. Nên kênh hình thể hiện trong sách giáo khoa hay đồ dùng dạy học không chỉ mang chức năng minh hoạ mà nó còn có chức năng chủ yếu là “Nguồn tri thức”. Vậy làm thế nào để học sinh khai thác “Nguồn tri thức” có hiệu quả, để nâng cao chất lượng giảng dạy Địa Lí qua kênh hình như lược đồ bản đồ, tranh ảnh…giúp tiết học luôn sinh động, hấp dẫn, học sinh luôn chủ động tìm tòi khám phá tri thức? Đó cũng chính là lí do tôi trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình về: “Một số kỹ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí ở Trường Trung Học Cơ Sở”. Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 1 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mục đích nhiệm vụ của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình trong quá trình dạy học Địa Lí là: Học sinh thực sự hứng thú học tập, tìm hiểu các kiến thức Địa Lí hay các đối tượng, sự vật, hiện tượng Địa Lí từ kênh hình như: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu… Từ đó rèn luyện cho các em có kỹ năng khai thác kiến thức Địa Lí từ kênh hình và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực học tập, lòng say mê tìm hiểu bộ môn Địa Lí. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Để hoàn thành được bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng đối tượng nghiên cứu học sinh ở lớp 6A5, 7B5, tại trường trung học cở sở Nguyễn Nghiêm. 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện giảng dạy tôi đã sử dụng một số phương pháp như:  Phương pháp đàm thoại gợi mở  Phương pháp thảo luận nhóm  Phương pháp tổ chức trò chơi Địa Lí  Phương pháp điều tra, thống kê  Một số phương pháp khác 3. Thời gian nghiên cứu: Để có Bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy từ khi ra trường cho đến nay. Tuy nhiên, để hoàn thiện Bản sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện khảo sát thực tế năm học 2009 - 2010 ở lớp 6A5, 7B5, và năm học 2010 – 2011 ở lớp 6A5, 7B5 (thời gian gần 2 năm). Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 2 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lí luận: Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ từ một nền kinh tế nông nghiệp nay chuyển sang nền kinh tế Công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Trước sự phát triển đó đòi hỏi nghành Giáo dụcĐào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo, những chủ nhân khoa học tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên của đất nước. Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là“Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn hóa , khoa học công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”. Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh phải luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách tự chủ, năng động và sáng tạo, từng bước áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh. a. Khái niệm về kỹ thuật sử dụng kênh hình Kênh hình hay những bản đồ, lược đồ, mô hình, tranh ảnh…được xem là bộ phận rất quan trọng, vì nó có chức năng chính là “Nguồn tri thức”. Kỹ thuật sử dụng kênh hình là biện pháp hay một phần của phương pháp sử dụng kênh hình. Kỹ thuật sử dụng kênh hình khác với phương pháp sử dụng kênh hình nhưng do đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh nên kỹ thuật và phương pháp sử dụng kênh hình có những nét tương đồng nhau, vì thế chúng ta rất khó phân biệt một cách rõ ràng. Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 3 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 b. Một số vấn đề về kênh hình của môn Địa Lí hiện nay: Như tranh: “ Cấu tạo bên trong của Trái Đất ”. Khi nhìn vào chúng ta nghĩ nó chỉ có chức năng minh hoạ là Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp là: Lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian, lớp lõi. Nhưng thực tế ở đây nó thể hiện cả mô hình cấu tạo về độ dày của các lớp cấu tạo. Vì vậy các kiến thức ‘ẩn” trong hình đó chính là độ dày Cấu tạo bên trong của Trái Đất của các lớp cấu tạo nên khi học với kênh hình học sinh phải có nhiệm vụ khai thác kiến thức từ kênh hình. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa được chọn lọc rất kỹ và công phu nên thường có tính đại diện rất cao, chứa đựng được kiến thức cơ bản rõ ràng, thể hiện được những kiến thức cô đọng, súc tích, được sắp xếp một cách khoa học và hợp lí trong bài. Ví dụ: Khi nói đến hoạt động kinh tế chủ yếu của con người ở môi trường hoang mạc. Người ta đưa ra một số hình ảnh như: Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi lạc đà theo hình thức du mục Hệ thống kênh hình hiện nay có tính thẩm mỹ cao, màu sắc rõ ràng đẹp mắt, có chú giải rõ ràng. Vì vậy nó không chỉ có tính hướng dẫn gợi ý cho học sinh quan sát mà còn góp phần tạo hứng thú cho học sinh học tập Địa Lí. Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 4 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á màu sắc không chỉ rõ ràng đẹp mắt mà còn có chú giải rõ ràng. Vì vậy khi hướng dẫn, gợi ý cho học sinh quan sát, các em sẽ tìm hiểu và nắm chắc được kiến thức về điều kiện tự nhiên của Lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á khu vực Tây Nam Á. Vấn đề kênh hình hiện nay đang còn là vấn đề rất bất cập. Do nhiều hình ảnh đưa ra độ chính xác chưa cao, mô hình đưa ra còn thiếu tính khoa học như: - Mô hình Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (lớp 6). - Mặt phẳng hoàng đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời trên mô hình là hình tròn chứ không phải là hình ellip gần tròn, đúng như khoa học đã từng chứng minh. - Hình ảnh trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học chưa có sự thống nhất với nhau về màu sắc hay sự thể hiện ký hiệu các đối tượng Địa Lí như: Bản đồ và Lược đồ khoáng sản Việt Nam (SGK).... Chính vì vậy đây là khó khăn rất lớn để giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa Lí một cách có hiệu quả từ kênh hình. Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 5 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 2. Thực trạng dạy và học trực quan ở trường THCS. a/ Về phía giáo viên: Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay. Ở một số trường đã đưa ra sổ mượn đồ dùng dạy học và căn cứ vào sổ kí mượn để làm điều kiện xếp loại công chức, buộc giáo viên phải mượn thiết bị dạy học để dạy. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất lượng. Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn dụng cụ trực quan, nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức năng của dụng cụ trực quan bị hạn chế rất nhiều mà chương trình lớp 6,7 dụng cụ trực quan là yếu tố quyết định trong dạy học địa lý. Vì những lý do trên nên kết quả dạy và học theo phương pháp mới vẫn chưa cao. Đối với trường THCS Nguyễn Nghiêm những năm trước do tình hình chung nên dụng cụ trực quan còn thiếu quá nhiều, giáo viên đôi khi chuẩn bị không kịp nên chỉ chuẩn bị được những dụng cụ đơn giản, vì vậy kết quả dạy và học còn thấp. Đến nay đã được đổi mới phương pháp, các dụng cụ trực quan cũng được cung cấp nhiều hơn nên việc dạy và học cũng có những thuận lợi đáng kể. Đặc biệt từ tháng 11/ 2006 đến nay chất lượng Dạy và Học của trường đat nhiều thành tích cao. b/ Về phiá học sinh: Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 6 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 này, giáo viên có lẽ chưa tạo được tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em. Vì những lý do trên nên kết quả học tập môn Địa lý nhìn chung còn chưa cao. 3. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí: Qua 6 năm thực hiện công tác giảng dạy bộ môn Địa Lí ở trường trung học cở sở, mặc dù thời gian giảng dạy chưa phải là nhiều. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cũng đã đủ để cho tôi rút ra một bài học kinh nghiệm (hay một Bản sáng kiến kinh nghiệm) rất thực tế trong dạy học Địa Lí là: Muốn học sinh học tập tốt bộ môn Địa Lí ở trường trung học cơ sở, giáo viên - Người tổ chức, chỉ đạo phải có kỹ thuật hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên kênh hình. Vì kênh hình có một vai trò rất quan trọng, nó có chức năng chính là “Nguồn tri thức”.Vì vậy các kiến thức Địa Lí nó được “ẩn” chứa trong các lược đồ, bản đồ, tranh ảnh… Và chỉ khi nào học sinh có thể tự tìm tòi, khai thác được kiến thức từ kênh hình dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức của giáo viên trong dạy học Địa Lí thì hiệu quả của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao. Do đó ở Bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một số kỹ thuật điển hình đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao ở trường trung học cơ sở Nguyễn Nghiêm như sau: a. Kỹ thuật đàm thoại gợi mở: Làm việc với các loại hình ảnh như: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mô hình…., giáo viên phải có kỹ thuật đàm thoại gởi mở với hình, phải nắm được mục đích các câu hỏi đưa ra với hình, nhìn chung các câu hỏi với hình thường có 2 loại: Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 7 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013  Kỹ thuật hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, phát hiện sự vật, hiện tượng Địa Lí.  Kỹ thuật hướng dẫn học sinh quan sát rút ra nhận xét và giải thích sự vật hiện tượng Địa Lí. b. Kỹ thuật tổ chức cho học sinh thảo luận với hình Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình được thực hiện với các nội dung bài học dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau. Vì trước một hình ảnh Địa Lí như: Bản đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu…,học sinh thường có nhiều ý kiến khác nhau nên việc tổ chức cho học sinh thảo luận với hình là rất thích hợp để các em có cơ hội mạnh dạn, trao đổi với nhau. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình có thể được tổ chức theo lớp, nhóm nhỏ, cặp đôi nên các câu hỏi giao việc cho học sinh rất quan trọng đến chất lượng thảo luận. Vì vậy trước khi giao nhiệm vụ, giáo viên phải cân nhắc thật kỹ, không nên đưa ra câu hỏi quá dễ hoặc quá khó mà nên đưa ra các câu hỏi có nhiều ý kiến khác nhau. c. Kỹ thuật tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình Tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình được lồng ghép trong tiết học sẽ góp phần nâng cao sự hứng thú học tập Địa Lí cho học sinh. Từ đó khích lệ được sự tò mò, lòng say mê học tập Địa Lí cho học sinh. Có rất nhiều cách tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình khác nhau như: thi xác định, tìm đặc điểm các đối tượng địa lí ở trên hình, thi hỏi đáp trên hình theo cặp đôi Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 8 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ Qua điều tra khảo sát thực tế đầu năm học 2009 - 2010 ở lớp 6A5, 7B5, kết quả học tập bộ môn Địa Lí của học sinh tại Trường THCS Nguyễn Nghiêm đạt được như Bảng kiểm tra trước tác động Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Năm học 6A5 45 08 12 20 5 2009 -2010 7A5 44 11 15 16 2 2009 -2010 BIỂU ĐỒ ĐIỂM TRUNG BÌNH KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 9 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 NHÓM ĐỐI CHỨNG III. MỘT SỐ BÀI DẠY THỰC TẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giới thiệu một số bài dạy thực tế Để thực hiện được bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng hầu hết các bài học ở cấp Trung Học Cơ Sở. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ giới thiệu một số bài điển hình cho các khối lớp 6, 7, 8, 9: Lớp 6- Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất Lớp 7- Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. Lớp 8- Bài 9: Khu vực Tây Nam Á Lớp 9- Bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng. 2. Các giải pháp thực hiện qua từng bài dạy. LỚP 6 - BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT a. Đàm thoại gợi mở với hình: Em hãy quan sát hình 26/SGK và tranh Cấu tạo bên trong của Trái Đất kể tên và xác định các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải dựa vào SGK và tranh Cấu tạo bên trong của Trái Đất để kể tên, xác định các lớp cấu tạo bên trong của Cấu tạo bên trong của Trái Đất Trái Đất gồm có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 10 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 trung gian và lớp lõi b.Tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất, yêu cầu học sinh gấp SGK lại. Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép thể hiện đặc điểm bề dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng dán chính xác đặc điểm của từng lớp vào vị trí trên hình, em nào dán nhanh, đúng giáo viên sẽ khích lệ bằng cách cho điểm cao. c. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo yêu cầu về nội dung và thời gian Dựa vào hình 27/SGK kết hợp với lược đồ phóng to treo bảng chỉ ra chỗ tiếp xúc giữa hai địa mảng và kể tên 2 địa mảng:  Nhóm 1 và 3: Hai mảng xô vào nhau, hậu quả  Nhóm 2 và 4: Hai mảng tách xa nhau, hậu quả Mảng BẮC MĨ 1 Mảng PHI Mảng NAM MĨ 1,2,3,4 Các địa mảng nhỏ Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung 2 3 Mảng THÁI BÌNH DƯƠNG Mảng ẤN ĐỘ Mảng NAM CỰC 4 Mảng ÂU - Á Trang 11 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Giáo viên thu lại kết quả dán lên bảng, kết hợp với lược đồ, học sinh xác định, nhận xét, giáo viên chuẩn xác. Bài 20 : HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA. Phần 1 : Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.  Khai thác kiến thức: Để minh họa phần này Giáo viên nên tự minh họa bằng hình vẽ sáng tạo a- Biểu đồ lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào hình a: Nhận xét lượng mưa qua biểu đồ? Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 12 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 b-Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới. Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 13 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Quan sát hình b và cho biết: - Những khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm? - Những khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 2000m? - Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới?  Kiểm tra kiến thức: Sử dụng hình a và b để kiểm tra kiến thức và đặt câu hỏi, nêu nhận xét?  Rèn luyện kĩ năng: Quan sát, đọc, phân tích các mối liên hệ Địa lý, làm quen với số liệu, kĩ năng trình bày kiến thức bằng bản đồ, biểu đồ, hình vẽ. LỚP 7- BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC a. Đàm thoại gợi mở với hình: Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 14 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 H 20.1 H 20.2 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 20.1 và 20.2/SGK và tranh về hoang mạc cho biết: Hoạt động kinh tế gì ở môi trường hoang mạc? Học sinh sẽ tìm ra được đây là hoạt động kinh tế cổ truyền: Trồng trọt trong các ốc đảo và chăn nuôi du mục, chuyên chở buôn bán hàng hoá qua hoang mạc. b.Tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình Giáo viên chọn hai học sinh bất kỳ: Dựa vào hình 20.3 và 20.4/ SGK Chơi trò chơi: Thi hỏi đáp nhanh Yêu cầu đặt câu hỏi phải đúng mục đích, trả lời nhanh. Ví dụ :  Học sinh 1: Hoạt động kinh tế gì của môi trường hoang mạc?  Học sinh 2: Đây là hoạt động kinh tế hiện đại.  Học sinh 2: Để khai thác được môi trường này cần có những điều kiện gì?  Học sinh 1: Cần kỹ thuật tiên tiến và nhiều vốn c. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với hình Giáo viên yêu cầu học sinh chia lớp làm 4 nhóm thảo luận qua hình 20.5 và 20.6 trong sách giáo khoa với nội dung: Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 15 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 - Nguyên nhân dẫn đến hoang mạc ngày càng mở rộng - Một số tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc - Nêu hiện trạng hoang mạc trên thế giới và biện pháp hạn chế phát triển hoang mạc. Sau khi thảo luận xong, giáo viên thu lại kết quả, treo lên bảng, học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại kiến thức: Do cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu và chủ yếu do tác động của con người làm cho diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng mỗi năm thêm 10 triệu hecta nên phải biết khai thác nước ngầm, trồng rừng để cải tạo hoang mạc LỚP 8- BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á a. Tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình: Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 16 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Giáo viên sử dụng Bản đồ tự nhiên Thế Giới và hai mảnh ghép lược đồ về Khu vực Tây Nam Á. Cho hai học sinh bất kỳ lên bảng tham gia trò chơi thi gắn hình xác định vị trí địa lý, học sinh nào gắn xong trước và đúng giáo viên sẽ cho điểm cao để khích lệ học sinh b. Đàm thoại gợi mở với hình Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại vị trí của khu vực Tây Nam Á trên Bản đồ tự nhiên Thế Giới học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí của khu vực Ở đây học sinh phải rút ra được nhận xét: Khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng vì nó nằm ở ngã ba của ba châu lục ( Châu Âu, Châu Á và Châu Phi). + Dựa vào hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á gồm những quốc gia nào? Kể tên và xác định các quốc gia? Cho biết quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất? Ở câu hỏi này, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh kể được tên các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á , nhận xét được quốc gia có diện tích lớn nhất là Hình 9.3: Lược đồ các nước khu vực A- rập- xê- út, quốc gia có diện Tây Nam Á tích nhỏ nhất là Cata. (*) Các tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 17 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 + Quan sát hình 9.2 em hãy cho biết: khu vực Tây Nam Á có khả năng phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? Vì sao? Học sinh phải thấy được Iran có ngành công nghiệp tiêu biểu cho khu vực Tây Nam Á đó là ngành khai thác dầu khí . Từ đó học sinh nhận xét chung khu vực Tây Nam Á có khả năng phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác dầu khí vì ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới. c. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình: Ở nội dung phần 2 của bài này, giáo viên chia lớp làm 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm một nội dung theo yêu cầu. Dựa vào hình 9.1/SGK hãy:  Nhóm 1: Kết hợp với hình 2.1/SGK kể tên các đới khí hậu của khu vực? Cho biết tính chất chung và nguyên nhân hình thành đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Nam Á?  Nhóm 2: Kể tên và xác định vị trí các con sông? Cho biết đặc điểm chung của sông và chế độ nước sông của khu vực?  Nhóm 3: Kể tên và xác định các miền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam? Cho biết đặc điểm chung địa hình? Dạng địa hình nổi bật nhất?  Nhóm 4: Cho biết đặc điểm chung về tài nguyên khoáng sản và vị trí phân bố các loại tài nguyên khoáng sản? Sau khi thảo luận xong, giáo viên thu lại kết quả, treo lên bảng, yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại kiến thức theo từng nội dung, kết hợp với bản đồ tự nhiên của khu vực để xác định cho học sinh biết được: Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 18 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu có tính chất khô và nóng do có đường chí tuyến bắc chạy qua. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, nổi bật là dạng địa hình hoang mạc do khí hậu khô hạn. Sông ngòi ít, có hai sông lớn là Tigrơ và Ơphrat, nguồn nước chủ yếu do băng tuyết cung cấp. Khoáng sản ít loại nhưng trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà Hình 9.1: Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 19 Trường THCS Nguyễn Nghiêm Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 LỚP 9- BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG a.Tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình Giáo viên sử dụng bản đồ trống hoặc Bản đồ tự nhiên Việt Nam và mảnh ghép Vùng đồng bằng Sông Hồng (tương tự như bài 9 khu vực Tây Nam Á). Cho hai học sinh bất kỳ lên bảng tham gia trò chơi thi gắn hình xác định vị trí: Vùng đồng bằng Sông Hồng. Học sinh nào gắn xong trước và đúng giáo viên sẽ cho điểm cao để khích lệ học sinh. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài. b. Đàm thoại gợi mở với hình: + Qua hình 20.1/SGK, Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng ĐBSH, em hãy cho biết Vùng đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp với những vùng nào? Xác định vị trí đảo Cát Bà , Bạch Long Vĩ trên bản đồ. Học sinh phải xác định được vị trí của Vùng đồng bằng Sông Hồng ở trên bản đồ là: Phía Đông Bắc và Tây Nam giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ Hình 20.1 Lược đồ tự nhiên Vùng đồng bằng Sông Hồng + Dựa vào hình 20.2/SGK, em có nhận xét gì về dân số của Vùng Đồng Bằng Sông Hồng? Qua biểu đồ học sinh phải nhận xét được đây là vùng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Mật độ dân số là 1119 người/km² vào năm 2002 nên quỹ đất nông nghiệp ít. Giáo viên: Vũ Thị Cẩm Nhung Trang 20 Trường THCS Nguyễn Nghiêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan