Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học lịch sử....

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học lịch sử.

.DOC
36
1542
83

Mô tả:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nói về tầm quan trọng của việc nắm vững lịch sử , qua đó giáo dục niềm tự hào về lịch sử dân tộc, sinh thời Hồ Chí Minh có câu: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Thế nhưng, hiện nay giới trẻ hầu như không mấy quan tâm tới lịch sử nước nhà. Họ khá thờ ơ với lịch sử Việt Nam nhưng đôi khi lại rất rành về lịch sử nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc do xem nhiều bộ phim lịch sử của nước ngoài. Trong nhiều năm nay, môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ ở trường phổ thông. Là một bộ môn xã hội, dung lượng kiến thức nhiều nên dễ nảy sinh tâm lí ngán ngẩm của học sinh đối với môn này. Thêm vào đó, cách học lịch sử không kèm niềm đam mê biến lịch sử thành môn học thuộc lòng khó "nuốt trôi” đối với học sinh. Bởi vậy biến cách học của học sinh thành "học vẹt”. Mà học vẹt thì thường dễ quên nên sau khi học xong học sinh hết nhớ lịch sử là chuyện bình thường. Có một quan niệm khác môn Sử là môn thi của những người không học được khối A, B, D và là môn của những người học “thuộc lòng”. Rất nhiều phụ huynh, học sinh, mà ngay cả nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng đều có quan niệm như vậy. Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế, thầy giáo cũng mất hứng thú, sáng tạo trong giảng dạy sao cho tốt. Bên cạnh đó, sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kĩ thuật và công nghệ ở bậc đại học trong những năm qua cũng góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc có mong muốn theo học môn lịch sử. Xu hướng này có lẽ đi ngược với xu hướng phát triển của những nền giáo dục tiên tiến. Chúng ta không học đâu xa, hãy nhìn sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đó là những nền giáo dục biết coi trọng môn lịch sử thể hiện qua việc sản xuất và xuất khẩu được nhiều bộ phim lịch sử của nước mình. Có được điều đó xuất phát từ việc nhà nước, xã hội và nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc. Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức đáng báo động. Chất lượng đào tạo môn lịch sử, nhận thức và kết quả học tập của học sinh về môn lịch sử không phải bây giờ chúng ta mới đề cập. Mà thực trạng này đã diễn ra trong ngành giáo dục rất nhiều năm trở lại đây. Nhìn lại kết quả kỳ thi đại học năm 2011 có tới hàng nghìn thí sinh điểm 0, hàng ngàn thí sinh khác điểm dưới trung bình thì quả là điều đáng báo động. Thế nhưng, đó chỉ là giọt nước tràn ly, gây ra những bức xúc thực sự cho xã hội về chất lượng dạy và học môn học này. Tuy nhiên, thay vì đổ lỗi cho những yếu kém của ngành giáo dục thì chúng ta nên đầu tư thời gian và suy nghĩ để tìm ra giải pháp hiệu quả để khắc phục thực trạng đáng buồn này. Đó là lí do tôi chọn đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1 II . NỘI DUNG ĐỀ TÀI II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn II.1.1. Cơ sở lí luận Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông, tuỳ theo đặc trưng của mình, đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại là đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không chỉ về kiến thức mà còn về tư tưởng. Trong đó, lịch sử là một học có mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn (tự hào, gìn giữ, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết khâm phục, kính trọng những anh hùng dân tộc, người có công với tổ quốc...). Đó là những giá trị dễ bào mòn trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới hôm nay và mai sau. Xuất phát từ vai trò trên, lịch sử là một bộ môn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng trong quá trình cải cách giáo dục. Trước tầm quan trọng trên, để nhằm mục đích giảng dạy môn lịch sử tốt hơn nữa, và các em học sinh ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn nữa nên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong các trường phổ thông luôn là một vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Vậy, tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông? Phải nhận thấy rằng, trong một số năm trở lại đây, việc dạy học lịch sử ở các trường phổ thông đã có một số bước tiến về phương pháp dạy học. Việc tổ chức dự giờ học hỏi kinh nghiệm, thao giảng cấp trường, thanh tra sư phạm hay mở các kì thi giáo viên dạy giỏi, ứng dụng công nghệ thông tin giỏi, tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy... đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng môn lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra là thế hệ trẻ vẫn rất mơ hồ về lịch sử, không chỉ lịch sử thế giới mà cả lịch sử Việt Nam. Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp và đại học trong vài năm gần đây, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp và đại học năm 2011 với hàng ngàn điểm 0 cho môn Lịch sử. Điểm số chưa phải là tất cả, nếu như mọi người không được đọc những gì mà các em học sinh viết trong bài. Có những sự kiện lịch sử sai một cách nghiêm trọng về nội dung và thể hiện sự thiếu hiểu biết của người làm bài. Có thể đơn cử hai ví dụ sau đây: “Pháp - Nhật đánh nhau Việt Nam vớ bở” hay “Hoàng Thượng Thích Quảng Đức thắt cổ tự tử ở ngã Tư Sở”. Không biết rằng những nội dung này các em học sinh vô tình hay cố tình viết vào bài thi, nhưng dù sao đó cũng là một hồi chuông cảnh báo về việc học môn sử ở trường phổ thông cũng như ý thức đạo đức của các em về môn lịch sử. Thực tế trên đã làm cho dư luận rất bức xúc và không ít người đã đổ lỗi kết quả đó là do sự yếu kém trong công tác giảng dạy của giáo viên. Quan điểm đó thực ra có phần đánh giá không công bằng vì nó mang tính chất “vơ đũa cả nắm”. 2 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng cũng phải nhìn nhận một sự thực đó là phương pháp giảng dạy sử học chưa được đổi mới. Hầu như việc dạy học vẫn mang tính chất hỏi – đáp, đọc – chép mang tính chất truyền thống thông thường. Trong giờ học, người giáo viên vẫn giữ vai trò trung tâm, giảng bài theo kiểu thao thao bất tuyệt. Các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử… không được trình bày một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Học sinh ít có cơ hội được khám phá nội dung bài giảng. Người giáo viên, không biết tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Do đó, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Thêm vào đó, các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử còn thiếu thốn nên việc dạy trên lớp của giáo viên, chủ yếu là dạy chay, không có hình ảnh minh hoạ… hoặc nếu có thì cũng quá ít, chủ yếu là các hình ảnh đã phổ biến. Do đó trong giờ học thường diễn ra buồn tẻ, không sinh động, không tác động đến hứng thú học tập của các em. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới cách dạy môn lịch sử ở trường phổ thông, phải biết áp dụng nhiều phương pháp mới, kết hợp những phương pháp truyền thống trong dạy học. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Cuối tháng 2/1996, nhân kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Viện lịch sử quân sự các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta căn dặn: “Muốn đổi mới thì phải kế thừa di sản quý báu của quá khứ, lịch sử là người thầy vĩ đại đối với mọi thế hệ trẻ, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường”. Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) đề ra nhiệm vụ: “Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam”. Dưới ánh sáng của Đảng, và sự lãnh đạo của Bộ giáo dục, phương pháp sử học đang từng bước tiến hành đổi mới. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ như thế nào là đổi mới phương pháp dạy học sử và đổi mới như thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng đổi mới phương pháp dạy sử học là xoá bỏ hoàn toàn phương pháp cũ thay vào đó là hoàn toàn phương pháp mới. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chúng ta thay đổi phương pháp dạy học sử có nghĩa là trên cơ sở phương pháp cũ, tiếp thu thêm những phương pháp mới pháp mới tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ phát triển mới trong giáo dục. Đơn cử như phương pháp thuyết trình, phân tích và giảng giải trong sử học không thể bỏ bởi vì dạy học lịch sử mà không thuyết trình, phân tích, giảng giải minh hoạ chỉ nêu vấn đề cho học sinh tự tìm tòi giải đáp hoặc thảo luận nhóm thì làm sao dựng được hình ảnh của quá khứ một cách sống động, làm sao có thể giúp học sinh hiểu và biết được sâu sắc lịch sử. Trong giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, cần phải có phương pháp bởi vì phải làm cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất, với sự nỗ lực của bản thân, dưới sự hướng dẫn giảng dạy của giáo viên. Lịch sử là một môn khoa học, bởi vậy để học tốt môn lịch sử cần phải có một phương pháp dạy học môn lịch sử tốt. Phương pháp dạy học lịch sử rất đa dạng, sinh động, phong phú, không thể thực hiện một cách công thức, khô cứng, làm mất hứng thú học tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh. II.1.2. Cơ sở thực tiễn 3 Có nhiều giáo viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng những phương pháp dạy học mới trong dạy học lịch sử, thậm chí một số giáo viên còn ngại đổi mới. Đổi mới phương pháp trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới quan niệm dạy học. Quan niệm dạy học ngày nay không phải là lấy thầy làm trung tâm như trước kia mà là lấy trò làm trung tâm. Người dạy học là người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn làm được như vậy, phải phát huy được năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các em. Tuy nhiên, việc phát huy tính tích cực của học sinh hiện nay của nhiều giáo viên chưa tốt do chưa có sự đổi mới phương pháp. Thường thì các giáo viên quan niệm đặt nhiều câu hỏi hoặc cho học sinh ngồi thành từng nhóm thảo luận là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực. Kết quả là giờ học biến thành giờ hỏi – đáp thông thường mang tính chất căng thẳng, khô khan, thậm chí biến thành cơ hội để học sinh ngồi nói chuyện với nhau. “Hỏi – đáp”, thảo luận chỉ là một vài phương pháp, muốn phát huy ưu thế của phương pháp này cần kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là những phương pháp bộ môn (sử dụng lược đồ , tranh ảnh, phim tư liệu...) Hiện nay, ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…, không ít giáo viên ít có điều kiện được cập nhật thông tin khoa học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng và không sử dụng thành thạo vi tính nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thậm chí có biết cũng không thể làm, ngại làm, hoặc không có điều kiện để thực hiện. Bởi thế, trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu, trò thu động ghi chép còn khá phổ biến khiến cho việc đọc – chép diễn ra tràn lan, học sinh mất hứng thú học tập. Mặt khác, một số giáo viên, đặc biệt là ở những vùng xa xôi tuy nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung, nhưng trình độ nhận thức của học sinh lại quá kém nên dù được nhà trường trang bị phương tiện để đổi mới nhưng cũng không muốn thực hiện vì ngại tốn thời gian, tốn công sức mà không biết học sinh có tiếp thu nổi và có thay đổi được kết quả học tập hay không. Do vậy, trong vấn đề này lại cần phải có sự nhiệt tình của giáo viên Hiện nay sách giáo khoa lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới, kiến thức được giảm tải đáng kể. Nội dung trong sách giáo khoa ngắn gọn hơn, tăng kênh hình để làm sinh động bài học, phát huy tính tích cực của học sinh và giúp giáo viên có thêm thời gian để mở rộng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng sách giáo khoa cải cách ở trường phổ thông lạicho thấy phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài viết trong sách ngắn gọn, yêu cầu gợi mở, tăng phẩn mở rộng kiến thức thì nhiều giáo viên lại không có độ sâu kiến thức để theo kịp yêu cầu. Rốt cục, việc giảm tải chỉ giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn và dành nhiều thời gian cho việc dò bài. Bên cạnh đó, kênh hình nhưng nhiều giáo viên chưa hiểu hết nội dung kênh hình nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Ngoài ra, ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên mới chỉ tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các bài học tại thực địa, ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử và các hoạt động ngoại khoá vì nhiều lý do (kinh phí, quỹ thời gian, sự 4 quan tâm của các cấp quản lý…). Điều này đã làm cho việc dạy học lịch sử vẫn còn đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn. Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra các giải pháp để khắc phục. Dưới đây là những việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua: II.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN II.2.1. Kiến thức phải ngắn gọn Môn lịch sử ở trường phổ thông là bộ môn có dung lượng kiến thức khá dài, nhất là các mốc thời gian, số liệu và sự kiện lịch sử không ít. Thêm vào đó, thời lượng tiết học lại khá ít (lớp 10 và 12 là 1,5 tiêt/ tuần; lớp 11 là 1 tiết/ tuần) nên giáo viên phải biết cách ”gom” kiến thức lại cho học sinh. Đây là một điều vô cùng quan trọng vì nếu giáo viên cho học sinh ghi tràn lan thì sẽ dẫn tới tâm lí ngán ngẩm đối với học sinh bởi vì vốn dĩ lịch sử đã là một môn học khô khan. Kiến thức lịch sử nếu truyền tải một cách không chọn lọc sẽ khiến học sinh chán học, lười học dẫn đến việc chất lượng bộ môn thấp và hệ quả tai hại hơn là nó dẫn tới tình trạng giới trẻ không biết gì về lịch sử dân tộc. Mà đã không biết sao có thể tự hào và phát huy được sức mạnh cũng như truyền thống của dân tộc được. Thực tế, nhiều giáo viên đã quá coi trọng việc truyền tải hết kiến thức trong SGK, tức là thấy cái gì cũng quan trọng, cần phải cho học sinh ghi chép hết. Điều này dẫn tới sự phản tác dụng khi học sinh nhớ nhầm sự kiện, nhớ sai số liệu. Không đâu xa lạ, trong các kì thi tốt nghiệp hay cao đẳng đại học do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức, khá nhiều học sinh đã có những sai sót khiến người chấm bài cũng phải phì cười. Ví dụ, trong kì thi tốt nghiệp THPT 2007, khi nói đến sự thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập ĐCSVN, có thí sinh viết:"Trước tình hình đất nước bị bọn thực dân xâm lược, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam..." (HES 2521). Một thí sinh khác trong đề thi trình bày diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari năm 1972". Cũng câu hỏi trên, bài thi có mã số phách HNS 1420 trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mĩ (...) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc". Khi nói về tội ác của Mĩ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mĩ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mĩ dạy" (HSS 6208). Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, bài làm của thí sinh mang mã số HVS 4602 : "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 5 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”. Ở phần thi lịch sử thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại..." (KBS 3208). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm cho bộ môn lịch sử không trở thành nỗi ngán ngẩm, thậm chí là ám ảnh đối với học sinh. Theo tôi, trước hết người giáo viên phải biết cách làm cho bài giảng của mình ngắn gọn, dễ nhớ đối với học sinh. Muốn làm được như vậy, phải xác định được kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học. Kiến thức cơ bản thì rất nhiều nhưng kiến thức trọng tâm thì là phần chủ yếu của kiến thức cơ bản. Đó gần như là những kiến thức chính, cần và bắt buộc học sinh phải ghi nhớ. Ví dụ, trong bài CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH (bài 29, lịch sử 10), có rất nhiều kiến thức cơ bản như: 1. Tình hình nước Anh trước cách mạng: - Sự phát triển kinh tế ở Anh trước cách mạng: thủ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp - Sự xuất hiện lực lượng xã hội mới: quí tộc mới, tư sản - Chính sách của chế độ phong kiến (đứng đầu là Sác lơ I) và giáo hội Anh - Mâu thuẫn giữa quí tộc mới, tư sản với các thế lực phong kiến phản động 2. Diễn biến cách mạng Anh: - Sự kiện bùng nổ: tháng 8-1642 - Giai đoạn 1642-1648 - Sự kiện Sác lơ I bị xử tử - Sự kiện Crôm-oen cầm quyền sau đó thiết lập nền độc tài quân sự (1653) - Cuộc chính biến tháng 12-1688 3. Tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh - Tính chất: không triệt để (không lật đổ CĐPK, không đem lại ruộng đất cho nông dân) - Ý nghĩa: mở đường cho kinh tế TBCN phát triển ở Anh, mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản Thực ra đây chỉ là cái "sườn” còn việc giáo viên triển khai trên lớp lại là khác, có thể sẽ rất là dài và khó ghi nhớ với học sinh. Bởi vậy, muốn giúp cho học sinh nắm được nội dung bài học, yêu cầu giáo viên phải chọn ra phần kiên thức trọng tâm. Ví dụ, ở phần 1, tình hình Anh trước cách mạng, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nắm được: - Kinh tế TBCN phát triển ở Anh đi kèm với sự xuất hiện của tư sản, quí tộc mới - Sự cản trở của chế độ phong kiến với hoạt động kinh doanh của tư sản, quí tộc mới chính là nguyên nhân bùng nổ cách mạng Ở phần 2, diễn biến cách mạng Anh, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nhớ các sự kiện: 6 - Sác –lơ I tuyên chiến (8-1642) - Sác-lơ I bị bắt, xử tử (1649) - Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài - Cuộc chính biến tháng 12-1688 Những kiến thức liên quan đến những vấn đề trên, giáo viên sẽ dùng phương pháp dạy học của mình chuyển tải đến học sinh ngay trên lớp. Mặt khác, thay vì dùng những câu chữ dài dòng để dẫn giải một nội dung nào đó, giáo viên nên biết cách vắn tắt sự kiện, nội dung (giống như kiểu tóm tắt tác phẩm trong văn học chẳng hạn). Điều này vừa có tác dụng giúp học sinh dễ nhớ, vừa có tác dụng gợi mở. Ví dụ, ở bài 31 SGK Lịch sử 10 (CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII), khi nói về sự lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp (mục 1, phần I: Tình hình kinh tế - xã hội Pháp trước cách mạng), nhiều giáo viên cho học sinh ghi như thế này : - Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp: + Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu + Năng suất lao động thấp + Nông dân phải nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và phải đóng thuế + Nạn đói thường xuyên xảy ra + Đời sống nông dân khốn quẫn... Như thế là quá dài dòng, gây tâm lí ngán ngẩm với học sinh và khiến học sinh chỉ cần học thuộc lòng, không có tác dụng gợi mở. Với nội dung này tôi chỉ cho học sinh nắm vững: - Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp có một nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn Còn việc lạc hậu như thế nào, khó khăn thế nào tôi sẽ đặt câu hỏi để thầy trò cùng lí giải. Khi học bài, học sinh sẽ tự động nhớ lại và giải thích lại được nhờ đã tìm hiểu trên lớp. Việc chọn lọc kiến thức không chỉ giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc mà còn giúp cho giáo viên có thêm thời gian để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức bên ngoài hoặc thực hiện những phương pháp dạy học mới tăng hiệu quả và hứng thú trong tiết học lịch sử. II.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt thì việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với thế giới thông qua các trang báo điện tử, website, yahoo, mail, blog, facebook... nên tiếp thu được rất nhiều kiến thức bên ngoài. Từ đó quen với những cách thức tiếp xúc bằng công nghệ thông tin. Việc giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy lịch sử vẫn dạy học theo lối “cổ truyền” tức là đọc – chép sẽ khiến cho học sinh mất hứng thú với bộ môn này và nếu nói không quá, phương pháp đó sẽ “giết chết” bộ môn này trong tương lai. Không ứng 7 dụng công nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử cũng sẽ dẫn đến sự “lạc hậu” của bộ môn này và việc bị học sinh “đào thải” là điều khó tránh khỏi. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng. Yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, ví dụ như: - Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin vào giáo dục đào tạo (1993). - Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. - Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định: phải “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ: “Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin”. - Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin vì “công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” Vậy, phải ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào trong tiết giảng cho hợp lí? Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng tham dự hội nghị, hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cần đảm bảo không những tính khoa học (nội dung bài học), mà phải đặt mạnh tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng công nghệ thông tin để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các phương pháp dạy học tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường chúng ta hiện nay. Trong đó, việc giảng bằng các trang trình 8 chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên các trường phổ thông thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint để chạy theo số lượng và yêu cầu. Nhiều giáo viên quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen nên họ cứ thoải mái soạn thảo bài giảng rồi cho chiếu chữ trên máy tính. Làm như vậy đỡ mỏi tay lại đỡ mỏi miệng. Như vậy, vô tình công nghệ thông tin đã tiếp tay cho một số bộ phận giáo viên “lười biếng”, làm cho học sinh có cách nhìn sai lệch về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giảng như vậy thực ra chỉ thay viết tay bằng gõ bàn phím. Hình thức thì thay đổi nhưng nội dung vẫn như vậy, giống như “bình cũ, rượu mới” mà thôi. Cũng cần tránh việc lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Một số giáo viên lạm dụng sự am hiểu về công nghệ thông tin nên tìm mọi cách để “phô bày” trong bài giảng cho học sinh “tít mắt” vì cái tài của mình. Kết quả cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung. Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là: hiệu quả giờ học. Muốn được như thế, giáo viên phải biết chọn lựa nên đem cái gì vào bài giảng để trình chiếu. Trong một bài giảng lịch sử bằng công nghệ thông tin , giáo viên có thể đưa hình ảnh, lược đồ, bản đồ, phim tư liệu,… để trình chiếu cho học sinh nhưng phải biết lọc ra những cái cần thiết nhất, có tầm ảnh hưởng nhất đối với bài giảng, với học sinh. Bởi vì, hình ảnh và tư liệu lịch sử rất là nhiều. Nếu không chọn lọc sẽ dẫn tới hai hệ quả: hoặc không đủ thời lượng tiết dạy (cháy giáo án), hoặc sẽ làm “loãng” bài giảng khiến học sinh không nắm được kiến thức và ý nghĩa của việc trình chiếu. Ví dụ, ở tiết 2, bài 23, SGK 12: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975), có rất nhiều hình ảnh, lược đồ, phim tư liệu như: - Hình ảnh Hội nghị mở rộng của Bộ chính trị để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam - Hình ảnh quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế - Hình ảnh Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh - Hình ảnh xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập - Hình ảnh Dinh Độc Lập sau ngày giải phóng - Lược đồ diễn biến Tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 - Phim tư liệu chiến dịch Tây Nguyên - Phim tư liệu chiến dịch Huế - Đà Nẵng 9 - Phim tư liệu chiến dịch Hồ Chí Minh …. Với thời lượng 45 phút mà dung lượng kiến thức lại khá dài, giáo viên chỉ nên đưa Lược đồ diễn biến Tổng tiến công nổi dậy xuân 1975, hình ảnh quân ta tiến vào Huế, xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập cùng với đoạn phim tư liệu ngắn (khoảng 5 phút) về những chiêc xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập để trình chiếu. Việc trình chiếu, như đã nói ở trên cũng không nên lạm dụng chiếu chữ thông qua hiệu ứng PowerPoint. Theo tôi, cách giảng thiết thực nhất là kết hợp giữa viết bảng và trình chiếu. Tức là kiến thức học sinh cần nắm thì giáo viên vẫn ghi bảng theo cách truyền thống, còn khi nào cần sử dụng lược đồ, tư liệu thì giáo viên sẽ trình chiếu trên màn hình cho học sinh dễ quan sát và tiếp cận. Ứng dụng công nghệ thông tin không nhất thiết là phải trình chiếu tất cả trên màn hình. Làm như vậy nhiều khi mất đi tính nhân văn và nét đẹp của người giáo viên trên bục giảng. Cách ứng dụng công nghệ thông tin như trên vào bài giảng lịch sử chắc chắn sẽ tạo ra được một không khí mới trong lớp học. Nó kích thích hứng thú của học sinh, khiến học sinh gần gũi và dễ tiếp cận hơn với bộ môn này. Từ đó, rõ ràng hiệu quả của giờ học sẽ tăng lên rất nhiều. Lịch sử đâu phải lúc nào cũng khô khan, cũng cứng ngắc như cục đá. Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách “hiện đại hóa” giờ học lịch sử. II.2.3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việc dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa dân tộc và thế giới. Vì vậy, phương pháp dạy học môn lịch sử rất đa dạng, không chỉ có các phương pháp hiện đại mà còn có các phương pháp truyền thống, trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết và hữu ích. Học sinh không thể trực tiếp nhận thức các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại nguyên vẹn, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên. Do đó, dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lí thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững. Các loại đồ dùng trực quan là những phương tiện dạy học có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh nhằm góp phần đạt được mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn không ít giáo viên chưa kết hợp phương pháp này vào dạy học, nếu có chăng cũng chỉ minh họa qua loa, chưa phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong việc khai thác tư liệu lịch sử ở các đồ dùng dạy học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử.Vì vậy, theo 10 tôi cần tăng cường việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy lịch sử ở các trường phổ thông. Vậy đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là gì? Đồ dùng trực quan là những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các loại sau: - Đồ dùng trực quan hiện vật gồm hai loại: + Di tích lịch sử và cách mạng như: Chùa Một Cột, kinh thành Huế, cây đa Tân Trào, chiến khu D… + Những di vật khảo cổ và di vật thuộc các thời kỳ lịch sử như: đá ghè đẽo, mảnh gốm, lưỡi cày đồng, trống đồng, gươm, súng, quần áo… - Đồ dùng trực quan tạo hình gồm 3 loại: + Mô hình sa bàn, các đồ phục chế: mô hình kinh thành Thăng Long, Huế, sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh… + Hình vẽ, phim, ảnh lịch sử : ảnh Hồ Chí Minh tham gia chiến dịch Biên giới thu đông 1950, phim chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh… + Tranh ảnh, phim truyện lấy chủ đề về lịch sử như: chân dung các nhân vật lịch sử, phim Sao tháng Tám, Cánh đồng hoang, Tây Sơn hào kiệt… Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy cũng phải được tiến hành hợp lí để nâng cao hiệu quả của nó. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử phải căn cứ vào yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp và phải định rõ phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo cho học sinh được sử dụng, tránh tình trạng chỉ xem cho biết mà không hiểu. Khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện để tiếp thu và hiểu sâu kiến thức. Cần đảm bảo việc kết hợp lời nói với việc trình bày đồ dùng trực quan, đồng thời rèn khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (đắp sa bàn, vẽ lược đồ, tường thuật trên bản đồ…)… Trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy của mình, tôi lựa chọn những phương pháp khác nhau với từng loại đồ dùng trực quan khác nhau. Thứ nhất, với việc sử dụng ảnh chân dung nhân vật lịch sử, hình vẽ, tranh ảnh trong SGK: Loại hình thứ nhất là chân dung các nhân vật lịch sử. Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng…Giáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm, tính cách, tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Ví dụ như khi dạy về tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (mục 3, bài 13, SGK 12)học sinh không thể không biết đến Nguyễn Thái Học, lãnh tụ của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng, chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam 11 Nguyễn Thái Học (1904-1930) Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung (hình 29) và phát biểu những hiểu biết của mình về Nguyễn Thái Học, sau đó giáo viên có thể dựa vào đoạn tư liệu sau nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi này: 1/ Tiểu sử: Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên. Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này. Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varrenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varrenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học. 12 Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương 2/ Hoạt động cách mạng - Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác. Tháng 12 năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên. - Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã. Trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929, tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930. Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. 13 Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng khởi nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và 11 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lị Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương). Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Bái. Khi bị xử tử, ông cùng 12 đồng chí đã hô vang: (" Việt Nam muôn năm ") Như vậy, việc sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì, hình ảnh rõ ràng, cụ thể của kênh hình không những giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em. Loại hình thứ hai là tranh ảnh lịch sử. Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực, chẳng hạn như ảnh Bác Hồ ở chiến dịch Biên giới, cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập… Những hình ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học. Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung tranh ảnh. Sau đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức ảnh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn. Ví như: khi sử dụng hình 56, SGK Lịch sử 10, bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII. 14 Tôi gợi mở cho học sinh bằng các câu hỏi như: - Người khom lưng đại diện cho lực lượng sản xuất nào? (nông dân) - Ông ta cõng trên lưng thế lực nào? (tăng lữ, quí tộc) - Cái cuốc mà người nông dân sử dụng biểu hiện cho nền nông nghiệp Pháp lúc bấy giờ thế nào? (lạc hậu) - Ở dưới đất, xung quanh người nông dân có những con vật nào? Sự xuất hiện của chúng thể hiện điều gì? (chim, thú vật…phá hoại mùa màng)… Từ những câu hỏi đó, giáo viên dẫn dắt cho học sinh đến với nhận thức chung đó là sự khốn cùng của người dân Pháp trước cách mạng. Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú và trong sáng hơn. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK. Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát, học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em. Trong những điều kiện có thể cần gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó. 15 Sách giáo khoa hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất. Thứ hai là việc, sử dụng lược đồ, bản đồ, bảng biểu, sơ đồ. Trước hết là sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng biểu. Bản đồ, lược đồ, bảng biểu là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, lược đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian, chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiện của địa điểm đó. Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ, lược đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. Ví dụ khi giảng về khởi nghĩa Hương Khê (mục 3, phần II, bài 21, SGK Lịch sử 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX), giáo viên sử dụng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896): Tác dụng của việc sử dụng lược đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ qui mô, tính chất và tầm ảnh hưởng của khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương chống Pháp. 16 Trước khi đưa lược đồ phân tích, tôi trình bày sơ lược lại về việc bùng nổ phong trào Cần vương và khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là hưởng ứng phong trào Cần vương chống Pháp. Sau đó mới treo lược đồ lên tường (nơi mà tất cả học sinh có thể nhìn rõ) để lần lượt trình bày về diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. Kết hợp với lời giảng, tôi chỉ rõ cho các em căn cứ chính của nghĩa quân, các căn cứ khác, địa bàn hoạt động… Đặc biệt cần chỉ rõ địa bàn hoạt động của nghĩa quân trải dài khắp 4 tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để học sinh thấy được qui mô rộng lớn của phong trào. Đồng thời, việc chỉ rõ những vị trí diễn ra những trận đánh lớn của nghĩa quân cũng khắc sâu trong học sinh về một cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt, vang dội. Thông qua lược đồ, tôi cũng giới thiệu cho học sinh về địa bàn hoạt động của nghĩa quân chủ yếu là ở rừng núi, điều đó có tác dụng gây khó khăn cho địch, dễ đánh du kích và khó bị tiêu diệt… Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng lược đồ, bảng biểu thực tế đã cho những kết quả tốt, hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dễ hiểu và nắm được bài học ngay trên lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là sự khâm phục đối với những lãnh tụ chống Pháp, về tài năng lãnh đạo, bố trí… Ví dụ khi dạy mục 2a, phần I, bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng bảng so sánh chiến lược hướng nội và hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Philíppin) C.lược N.dung Hướng nội Hướng ngoại T. gian Sau khi độc lập Từ những năm 60-70 trở đi Mục tiêu Nhanh chóng xoá bỏ nghèo Khắc phục hạn chế của chiến lược hướng nội, nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển nhanh tự chủ Nội dung Đẩy mạnh C.N tiêu dùng nội Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung địa thay hàng nhập khẩu, lấy sản xuất hàng hoá xuất khẩu thị trường trong nước làm chỗ dựa cho sản xuất Thành - Sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ - Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp tựu bản trong nước - Mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh - Phát triển một số ngành chế - Tăng trưởng và công bằng xã hội được chú biến trọng giải quyết - Giải quyết thất nghiệp Hạn chế - Thiếu vốn, nguyên liệu, chi - Phụ thuộc vốn, thị trường bên ngoài phí cao - Đầu tư bất hợp lí - Tham nhũng ,quan liêu, đời sống nhân dân khó khăn - Tăng trưởng không gắn liền với công bằng xã hội 17 Ví dụ trong bài 31, SGK Lịch sử 10: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII, giáo viên có thể kết hợp sử dụng lược đồ phong trào nhân dân Pháp năm 1789 với bảng biểu về thời gian, các sự kiện chính trong cách mạng Pháp: Thời gian 5-5-1789 Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để đề xuất vay tiền và ban hành thuế mới nhưng bị đẳng cấp thứ phản đối. 14-7-1789 Quần chúng tấn công nhà ngục Ba-xti, cách mạng bùng nổ 8-1789 Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Đối với việc sử dụng sơ đồ, mục đích sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát huy khả năng suy luận logic của học sinh khi diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử...... Như vậy, khi dựa vào vào sơ đồ học sinh có thể phân tích, giải thích, suy luận các sự kiện lịch sử có quan hệ ràng buộc lẫn nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó tư duy học sinh phát triển cao hơn và chất lượng dạy học sẽ được nâng lên Ví dụ, khi giảng mục 1, phần II, bài 17, SGK Lịch sử 10: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), giáo viên có thể hướng dẫn HS vẽ sơ đồ nhà nước thời Lê, sau đó treo sơ đồ đã chuẩn bị sẵn ở nhà cho học sinh quan sát: Thông qua sơ đồ này, giáo viên giúp cho học sinh thấy được sự hoàn thiện của tổ chức nhà nước thời Lê sơ theo hướng tập quyền và khẳng định đây là mô hình của chế độ phong kiến ở Việt Nam và các triều đại sau đó đều dựa vào đó để xây dựng nhà nước. Như vậy, với việc sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng biểu trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi, gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy khả năng độc lập tư duy cũng như khả năng khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của học sinh. Vì thế, trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép, giáo viên nên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này. Thứ ba, đối với hiện vật lịch sử, sa bàn. Đối với hiện vật lịch sử (hiện vật gốc) thông thường thì chỉ có đến bảo tàng mới được quan sát thực tế. Do vậy, cần có những chuyến tham quan đối với học sinh để 18 các em tận mắt chứng kiến và cảm nhận được những đóng góp và sự tiến bộ của cha ông, của những thời kì lịch sử đã qua. Để có những chuyến tham quan bổ ích đó, tất nhiên cần có sự ủng hộ của phụ huynh, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể tự tạo hoặc hướng dẫn học sinh tạo ra những hiện vật dựa vào hiểu biết thực tế. Ví dụ, ở bài 1, SGK Lịch sử 10: SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY, giáo viên có thể tự tạo những công cụ đá ghè đẽo, đá mài, công cụ bằng xương, tre, công cụ sắt và đồng. Với những “hiện vật” ấy, tiết giảng sẽ trở nên sinh động, có hồn hơn vì học sinh được quan sát, cầm và có thể đưa ra những so sánh chính xác về tác dụng của các loại công cụ. Từ đó thấy được sự phát triển đi lên của xã hội loài người. Đối với các loại sa bàn, chúng ta cũng chỉ thấy ở các viện bảo tàng. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tự tạo cho mình những sa bàn phục vụ cho tiết học. Ví dụ, khi dạy chiến dịch Điện Biên Phủ, mục 2, phần II, bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC 1953-1954, giáo viên và học sinh có thể tự tổ chức đắp mô hình sa bàn Điện Biên Phủ (trên cơ sở đã quan sát, tìm hiểu và được hỗ trợ kinh phí). Thực hiện sa bàn trên, trước hết để học sinh thấy đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất, một pháo đài bất khả xâm phạm ở Đông Dương (như Pháp và Mĩ huênh hoang). Tập đoàn này gồm 49 cụm cứ điểm, chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc gồm đồi Độc Lập, Bản Kéo, Him Lam, phân khu trung tâm có sân bay chính Mường Thanh), phân khu Nam có sân bay phụ Hồng Cúm). Các cứ điểm quan trọng đó là các đồi A1, C1, E1, D1... Thêm vào đó, để học sinh thấy được những khó khăn cũng như quyết tâm và sự hi sinh của quân và dân ta, cần đắp các chiến hào mà trong lịch sử quân và dân ta đã khoét núi, san rừng xây dựng nên. Với việc xây dựng mô hình Điện Biên Phủ như thế sẽ rất bổ ích cho học sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. Bằng mô hình sa bàn như thế dễ khắc sâu kiến thức, có thể hình dung một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu... Thứ tư, với việc sử dụng phim tư liệu lịch sử. Điều này đã nói qua ở phần ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng phải khẳng định lại rằng phim ảnh lịch sử là bằng chứng sống động nhất về lịch sử, đặc biệt là những bộ phim trực tiếp quay trên chiến trường. Đó là những thước phim vô cùng quí giá và nói “thật” nhất về lịch sử giúp cho học sinh được chứng kiến tận mắt những gì mà nhân loại và dân tộc đã trải qua. Từ đó làm nảy sinh ở các em những cảm xúc thật nhất về lịch sử, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách của các em. Bên cạnh những bộ phim quay trực tiếp còn có những bộ phim tái hiện lại lịch sử. Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ với những nhân vật lịch sử, những sự vật hiện tượng, những sự kiện đã qua. 19 Chiếu những cuốn phim đó sẽ góp phần giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác, dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng. Cần coi trong việc sử dụng phim tài liệu vào quá trình dạy học nhằm tận dụng mọi cơ hội giúp cho học sinh dường như đang được chứng kiến quá khứ có thật mà hiện tại không có. Ví dụ: Trong giai đoạn lịch sử 1919-1930: Giáo viên có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh để minh họa cho bài 12, 13. Trong giai đoạn lịch sử 1930-1945, giáo viên có thể sử dụng các đoạn phim minh họa như Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2/9/1945 .....Ở giai đoạn lịch sử 1945-1954: Giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thông qua các đoạn phim tư liệu lịch sử như thế thì giờ học lịch sử không thể nào còn nhàm chán nữa. Hoặc ở giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975, giáo viên có thể chiếu những đoạn phim về cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Tổng tiến công và và nổi dậy xuân 1975... Qua đó giáo dục cho các em học sinh là những người sống trong thời kỳ hòa bình, phải biết sống như thế nào cho xứng đáng với cha ông, với các anh hùng đã hi sinh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ tổ quốc. Từ đó, các em sẽ có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức về vị trí và vai trò của bộ môn lịch sử. Ở giai đoạn 1975-2000, giáo viên cũng có thể giới thiệu đến học sinh những đoạn phim tư liệu về những thành tựu đạt được của Đảng và nhân dân ta sau Đại hội VI để khẳng định hơn nữa, đường lối đổi mới của Đảng hoàn toàn là đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội. II.2.4. Sử dụng tư liệu lịch sử trong tiết dạy lịch sử Việc học lịch sử trong những năm gần đây của học sinh đang gióng lên một hồi chuông đáng báo động. Nếu nhìn vào kết quả thi tốt nghiệp, Đại học những năm vừa qua chúng ta mới thấy được sự hờ hững của học sinh với bộ môn này. Hãy cùng nhìn về quá khứ, con số hàng nghìn học sinh bị điểm 0 trong kỳ thi đại học năm 2011 vẫn được dư luận ví là “thảm họa” của ngành giáo dục. Đến kỳ thi đại học năm 2012, các cán bộ chấm thi đánh giá chất lượng thí sinh khối C đã khá hơn so với những năm trước. Nhưng tính đến thời điểm này, theo ghi nhận của các trường đại học, Lịch sử vẫn là môn lĩnh nhiều điểm 0 nhất. Theo số liệu thống kê, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2012 nhà trường có 4.474 thí sinh tham gia dự thi ở các khối C, D1, N1-4, R1. Sau khi hoàn tất việc chấm thi, trường có tổng cộng 220 điểm 0, trong đó điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài. Trường Đại học Đà Nẵng đã có tới 45 bài thi lĩnh điểm 0 môn Sử. Trong số 1.947 bài thi, chỉ có 61 bài đạt điểm trên 5 (chiếm 3,1%). Với kết quả môn Sử như vậy, chắc chắn điểm thi khối C của trường sẽ bị kéo xuống rất nhiều. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan