Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm trong giảng dạy giúp học viên hệ vừa làm vừa học tại tru...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong giảng dạy giúp học viên hệ vừa làm vừa học tại trung tâm gdtx tỉnh thanh hóa nhớ vị trí của tính từ tiếng anh

.PDF
11
97
108

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ngữ pháp tiếng Anh, tính từ là một trong những từ loại cơ bản. Tính từ tiếng Anh có các dạng thức nhƣ: dạng thƣờng (positive adjectives), dạng so sánh hơn/ so sánh tƣơng đối (comparative adjectives) và so sánh nhất/ so sánh tuyệt đối (superlative adjectives). Việc học tính từ tiếng Anh rất quan trọng đặc biệt là nhớ vị trí tính từ trong cụm từ và trong câu bởi chúng đƣợc sử dụng trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Càng luyện tập chúng nhiều, ngƣời học càng tiến gần đến việc làm chủ tiếng Anh, ngôn ngữ mà mình đang học. Ở Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên Tỉnh, học viên ở trình độ rất khác nhau: một số đã đƣợc học tiếng Anh ở trƣờng phổ thông, một số chƣa đƣợc học hoặc học quá lâu không còn nhớ gì về tiếng Anh nữa. Nhƣng nhìn chung, trình độ của các học viên không cao, khả năng tiếp thu môn ngoại ngữ còn chậm. Bên cạnh đó, theo lịch học của mình, học viên phải học liên tục cả sáng và chiều, khối lƣợng kiến thức phải nhớ quá nhiều, không có thời gian luyện tập. Điều đó có ảnh hƣởng ít nhiều đến kết quả học của học viên và gây cho học viên không ít khó khăn trong việc học bộ môn Tiếng Anh nói chung và việc học ngữ pháp về vị trí của tính từ trong cụm từ và trong câu nói riêng. Với mong muốn đƣợc chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm tích lũy đƣợc trong những năm gần đây tôi quyết định chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm giảng dạy giúp học viên hệ vừa làm vừa học tại trung tâm GDTX tỉnh nhớ vị trí cuả các loại Tính từ tiếng Anh". Tôi mong các đồng nghiệp của mình sẽ tìm đƣợc điều gì đó hữu ích khi đọc đề tài này. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Xuất phát từ cơ sở lý luận của quá trình dạy học và phƣơng pháp dạy học tích cực, cũng nhƣ ở các môn học khác, phƣơng pháp giảng dạy Tiếng Anh trong thời kỳ đổi mới là phải lấy ngƣời học làm trung tâm, luôn phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ động học tập của học viên. Với phƣơng pháp này , giáo viên dạy những gì học viên cần, học viên thiếu. Dựa theo năng lực của học viên, giáo viên sử dụng những phƣơng pháp giảng dạy thích hợp phát huy tính tự học, tính sáng tạo của học viên nhằm đƣa giờ giảng của mình có hiệu quả nhất. Giáo viên chỉ đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, giúp các em tháo gỡ những vƣớng mắc và tìm ra những hƣớng đi cơ bản, đúng đắn trong quá trình học. II. Thực trạng Học viên ở các lớp liên kết học tại Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên Tỉnh sử dụng các giáo trình Tiếng Anh khác nhau tùy theo lựa chọn của trƣờng liên kết trong chƣơng trình giảng dạy của trƣờng: các lớp của trƣờng Đại học mở Hà nội học sách Tiếng Anh cơ bản do nhà trƣờng biên soạn, các lớp của Đại học Vinh học giáo trình Lifelines Elementary, học viên một số lớp khác sử dụng giáo trình Tiếng Anh thƣơng mại … . Tuy nhiên, giáo viên dạy ở các lớp này đều nhận thấy học viên của mình gặp phải những khó khăn sau khi học về các dạng thức của tính từ trong tiếng Anh: 1. Thời gian dành cho học phần ngữ pháp này ngắn (chỉ có 2-3 tiết), vì vậy học viên không có đủ thời gian để vừa học lý thuyết, vừa luyện bài tập để nắm chắc lƣợng ngữ liệu giáo viên muốn truyền đạt. 2. Do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ, học viên chƣa thực sự phân biệt đƣợc các loại tính từ và vị trí của các loại tính từ đó trong câu . Vì thế, học viên rất bối rối trong việc xác định vị trí của tính từ trong câu và gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm bài tập và xây dựng câu để hình thành bài hội thoại. 2 3. Học viên không đƣợc sửa các lỗi của mình vì lớp quá đông (mỗi lớp khoảng 60-100 học viên) Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến một số nội dung, phƣơng pháp và đã thu về đƣợc một số kết quả nhất định. III. Các giải pháp thực hiện 1. Để học viên có nhiều thời gian hơn trên lớp luyện bài tập, đƣa ra những thắc mắc trong bài, giáo viên cần phải soạn phần lý thuyết một cách cụ thể, dùng những câu, những ví dụ đơn giản, dễ hiểu để học viên nắm đƣợc ngữ liệu đồng thời đƣa ra những bài tập từ đơn giản đến phức tạp, vừa sức với học viên, giúp học viên phân biệt sự khác nhau giữa các loại tính từ và tính từ một cách thành thạo. Những ngữ liệu không có trong giáo trình nhƣng cần cho các kỳ thi học phần, giáo viên cũng đƣa vào trong phần lý thuyết của mình. Giáo viên cũng đƣa các trƣờng hợp ngoại lệ vào bài tập để học viên nhớ lâu hơn, bằng cách đó giáo viên có thể giúp học viên nắm đƣợc bài kỹ hơn. (Phần ngữ liệu này thƣờng đƣợc đƣa trƣớc cho học viên để học viên có thể chuẩn bị trƣớc ở nhà.) 2. Do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ, học viên hay mắc những lỗi về vị trí của tính từ trong câu và cũng thƣờng nhầm lẫn giữa cách sử dụng dạng so sánh hơn và so sánh nhất của tính từ. Một bộ phận học viên lại nhớ một cách máy móc. Họ nhầm tƣởng cứ sau mạo từ "the" là phải dùng dạng so sánh nhất . Để giúp học viên sửa những lỗi này, giáo viên phải nhấn mạnh đến cách sử dụng các dạng thức của tính từ thông qua những ví dụ cụ thể. 3. Đối với tình trạng lớp quá đông, học viên không đƣợc sửa lỗi có thể lặp lại chính những lỗi đó vào những lần sau, giáo viên cho học viên làm bài tập theo nhóm để những học viên học khá, hiểu bài hơn sẽ giúp những học viên kém hơn phát hiện và sửa lỗi của mình. Giáo viên chỉ quan sát, thu thập những lỗi cơ bản của các học viên trong lớp để sửa. Thỉnh thoảng giáo viên có thể đƣa ra những bài tập tìm lỗi sai và sửa lỗi để học viên làm và từ đó họ sẽ không mắc những lỗi tƣơng tự nhƣ vậy nữa. Học từ lỗi của mình và lỗi của ngƣời khác là một cách học rất có hiệu quả. 3 IV. Cách thức tổ chức thực hiện 1. Để chuẩn bị cho bài giảng của mình trên lớp thật tốt, tôi thƣờng soạn trƣớc phần lý thuyết để giúp học viên hiểu sơ qua về phần học sắp đƣợc tiếp thu và cũng làm tài liệu để học viên xem lại ở nhà. Ở phần lý thuyết, tôi cố gắng soạn một cách cụ thể , rõ ràng với những ví dụ đơn giản để học viên dễ hiểu, dễ nhớ. Tính từ có thể làm tính từ (attributive use) hoặc bổ ngữ (predicate use). a. Làm tính từ – Khi làm tính từ,, tính từ tiếng Anh thƣờng đứng trƣớc danh từ. Ví dụ: It is a hot day. This is a new car. Nam will become a good worker. – Những trƣờng hợp đặc biệt: + Đứng sau một nhóm từ ngụ ý đo lƣờng A river two hundred kilometers long A man eighty years old A road four metres wide + Đứng sau everything, anything, something, nothing I’ll tell you something new There is nothing new. He’ll provide everything necessary. + Đứng sau danh từ khi cần một nhóm từ bổ nghĩa cho nó He wants a glass full of milk. He is a man greedy of money b. Làm bổ ngữ – Tính từ làm bổ ngữ khi nó kết hợp với một động từ làm thành vị ngữ trong câu. Các động từ trƣớc nó thƣờng là “to be, to turn, to become, to fall, to keep, to remain…” Ví dụ: It is cold, wet and windy. 4 Nam fell asleep. – Nó cũng có thể đi theo sau cả động từ và tân ngữ để làm bổ ngữ cho tân ngữ Ví dụ: The sun keeps us warm. This doesn’t make me happy. Chú ý: Hấu hết các tính từ có thể dùng đƣợc ở cả hai chức năng trên. Chỉ có một số động từ chỉ dùng làm bổ ngữ sau: alive, afraid, ashamed, aware, asleep, awake, alone. Bài tập: Đặt tính từ trong ngoặc vào đúng vị trí 1. Bring me something to drink (cool) 2. The leaves turn in Autumn (yellow) 3. Woollen clothes keep our bodies (warm) 4. Shelly is a poet (famous) 5. I have nothing to give you (interesting) 6. The corn waved in the wind (ripe, golden) 7. Vietnam is a country (rich and beautiful) 8. I found him still in his bed (asleep) 9. Aren’t these oranges (delicious)? 10. Is she a girl (pretty)? 2.Do ảnh hƣởng của tiến mẹ đẻ, học viên thƣờng mắc lỗi trong việc xác định vị trí của tính từ trong câu. Ở tiếng Việt, tính từ thƣờng đứng sau danh từ, đại từ mà nó bổ nghĩa dù tính từ đó làm vị ngữ hay định ngữ trong câu.Ví dụ: Bông hoa này đẹp. Bông hoa đẹp kia là hoa cẩm chƣớng. Cô ấy đẹp quá. Trong tiếng Anh, khi tính từ bổ nghĩa cho danh từ trong ngữ danh từ, tính từ luôn đứng trƣớc danh từ theo thứ tự nhất định nhƣ sau: 1. Determiners/limiting xác định từ/giới hạn (a, an, her, five, many, some, several, five) 5 2. Opinion/judgment (ý kiến/phê phán) (ugly, pretty, smart, cheap) 3. Size (bề lớn) (big, fat, thin, gigantic, tall, large) 4. Shape (hình thể) (circular, square, fat, tall, short) 5. Age (tuổi) (new, modern, old, young, 10 years old) 6. Color (mầu sắc) (yellow, green, pink, white) 7. Origin (nguồn gốc) (American, English, Asian, Italian (shoes) Chinese) 8. Material (chất liệu) (cotton, wood, plastic, glass, gold) 9. Purpose (mục đích) (sleeping bag, computer table, football field) => Ðể cho dễ nhớ thứ tự của 9 phân loại, hãy nhớ ba vần Dos-sha-Comp: DOSShACOMP là những chữ đầu viết tắt của 9 phân loại tính từ kể trên. Ví dụ: - We live in the big, white and red house at the end of the street (Chúng tôi ở một ngôi nhà lớn sơn mầu trắng và đỏ ở cuối phố) Trên thực tế, ngƣời ta thƣờng dùng hai hay ba tính từ. A delicious green apple; a large woolen suit; a beautiful small modern house; a nice new car (xe mới đẹp); a small (size), red (color) sleeping bag (purpose) (một cái giường túi nhỏ mầu đỏ) - I want to buy a beautiful, new, blue, European car (Tôi muốn mua một chiếc xe hơi đẹp, mới, sơn xanh làm ở Âu Châu) - A wonderful old Italian clock (Một chiếc đồng hồ đẹp, cũ làm ở Ý) Exercise 1: Rewrite these sentences as example. Example: The house is new .  It's a new house. 1. The girl is beautiful. 4. The boy is handsome 2. The books are old. 5. The pencil is long 3. The teachers are good. 6. The shoes are brown. Exercise 2: Put the words in the correct order. 1. is/ beautiful/ a/ She/ girl/ English. 2. a/ It/ green/ long/ is/ dress. 3. me/ red/ Show/ these/ cotton/ please/ shirts. 6 4. brown/ shoes/ Those/ leather/ old/ mine. 3. Đối với các lớp có sĩ số học viên cao, hiệu quả của việc thực hành sẽ không cao nếu giáo viên chỉ làm việc với một số cá nhân trong lớp. Việc sửa lỗi cho học viên cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Để giải quyết vấn đề này giáo viên nên cho học viên làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Giáo viên chỉ đi quanh lớp để kiểm tra.Ví dụ, sau một số bài tập hoặc kiểm tra 15 phút giáo viên có thể yêu cầu học viên từng cặp trao đổi bài và chữa lỗi cho nhau. Việc học viên chữa bài của nhau trƣớc khi giáo viên đƣa ra đáp án đúng mất khá nhiều thời gian nhƣng nó cho phép học viên thực hành đọc lại những gì họ viết ra và phát hiện lỗi. Học từ lỗi của bạn là một cách học có hiệu quả. Sau bài trên lớp, tôi thƣờng yêu cầu học viên viết một bài luận ngắn sử dụng các dạng so sánh của tính từ. Ví dụ nhƣ bài luận "Which do you prefer, life in the city or life in the country? Why?". Bài luận này tôi thƣờng chấm ở nhà. Ngoài việc chữa bài cho học viên theo tính tích cực: chỉ gạch chân những lỗi đơn giản và chữa những lỗi nghiêm trọng của học viên, tôi thƣờng thu thập những lỗi sai điển hình của học viên và làm thành một bài tập chữa lỗi, yêu cầu học viên làm theo nhóm trên lớp vào lần tới. Exercise: Find and correct mistakes. 1. This is a blue nice big hat 2. I like the Japanese black jacket 3 .This is a poet famous 4. I want to buy a house new with a garden large 5. I don’t know how to generate this blue big machine ….. Cách chữa này rất có hiệu qủa vì nếu giáo viên chỉ chữa lỗi vào bài tập của học viên thì chỉ có học viên đó biết và sửa lỗi, còn những em khác không đƣợc chấm sẽ không biết cách sửa lỗi của bạn và có thể họ lặp lại những lỗi đó vào lần khác. 7 Ngoài ra để học viên làm quen với các dạng bài tập có thể gặp trong thi học phần, tôi cho các em làm thêm các dạng bài tập sau: Exercise 1: Choose the best answer. 1. This food tastes ……………… . A. delicious B. careful C. deliciously D. carefully C. a best D. the best C.Small my car D.My small car 2. He is ………….. student. A. a good B. a better 3 ………………… is nice. A. Small car my B.My car small 4. After taking some medicines, you will feel ………… . A. well B. better C. good D. A & B Exercise 2: Find mistakes and correct them. 1. It is a house big. ………………………………………………………………………………. 2. My secretary is very beautifully. ………………………………………………………………………………. 3. This soup tasted terribly. ………………………………………………………………………………. Exercise 3: True or false? 1.a. …… There is a best student in my class. b. …… There is a very good singer in my class. 2.a. …… It is getting dark. b. …… It is getting dark. Exercise 4: Put the words in the correct orders. 1. Lan /has/ long/ black/ hair. ………………………………………………………………………………. 2. This/ is / book with red/ nice/cover/ an/interesting ………………………………………………………………………………. Exercise 5: Complete the sentences, using given words. 1. / blue/ cars/ good/ comfortable/ . 2. I /meet /a girl with long/ black/hair/… 8 C. KẾT LUẬN I. Kết quả nghiên cứu Trƣớc đây, khi đƣợc phân công giảng dạy lớp tại chức Tiếng Anh K1A, do thiếu kinh nghiệm giảng dạy tôi chỉ cung cấp cho học viên những kiến thức về tính từ có trong giáo trình Lifelines ( tính từ so sánh hơn và tính từ so sánh nhất). Khi thi học phần, học viên gặp phải một số kiến thức ngữ pháp về tính từ mà họ chƣa đƣợc học nhƣ so sánh bằng/ không bằng, trật tự của các tính từ, so sánh đa bội, so sánh kép…. Kết quả của lần thi đó của học viên K1A không cao, chỉ 70% TB và 30% khá. Rút kinh nghiệm từ khóa trƣớc, tôi thu thập tất cả mọi ngữ liệu về các dạng thức của tính từ và truyền dạt chúng cho học viên.Tuy nhiên, do thời gian ngắn và toàn bộ lƣợng khiến thức khá lớn đƣợc trình bày lên bảng nên học viên không đƣợc luyện các dạng bài tập nhiều. Kết quả của học viên K2A khá hơn nhiều so với khoa trƣớc: 30% TB và 70% khá. Từ những kinh nghiệm có đƣợc của K2A, tôi đã thay đổi cách dạy của mình bằng cách soạn bài trƣớc cho học viên dƣới dạng tƣ liệu để học viên có thể tự nghiên cứu trƣớc ở nhà. Trên lớp tôi chỉ trả lời những thắc mắc của học viên về ngữ liệu và cho học viên luyện thêm những bài tập tổng hợp.Tôi cũng thay đổi cách sửa lỗi cho học viên theo hƣớng tích cực, tạo cho các em tâm lý học thoải mái hơn. Do đƣợc luyện ngữ liệu nhiều và cách sửa lỗi của giáo viên phù hợp hơn nên mặc dù trình độ đầu vào của K3A và K4 không cao nhƣng kết quả thi học phần của các em là khá tốt: 10% TB, 80% khá, 10% giỏi. Học viên của lớp văn bằng 2 tiếng Anh là những giáo viên tiếng Pháp có trình độ, tiếp thu kiến thức nhanh, nhiệt tình, say mê học tập. Họ nắm ngữ liệu rất nhanh và gần nhƣ rất ít mắc lỗi khi làm bài tập. Kết quả của học viên lớp này rất cao: 40% khá, 60% giỏi. Sau đó, tôi đƣợc phân công giảng dạy tiếng Anh cho học viên các lớp liên kết. Với các lớp liên kết đầu tiên, tôi cũng dạy giống nhƣ các lớp tại chức chuyên 9 nghành. Nhƣng kết quả thi học phần không nhƣ ý muốn vì đối với học viên hệ liên kết họ chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản của tiếng Anh, không sử dụng những kiến thức chuyên sâu nên ở những lớp liên kết sau đó , tôi đã rút ngắn nội dung dạy của mình lại, chỉ truyền đạt cho học viên những ngữ liệu các em cần. Sự thay đổi trong nội dung và thủ thuật của tôi đã có kết quả khả quan hơn 20% - 40% TB và 60% -80% khá. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm, tôi đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong Trung tâm cũng nhƣ nhận đƣợc sự chỉ dẫn góp ý của các giảng viên, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở các trƣờng. Những ý kiến góp ý ấy là những tƣ liệu quý báu góp thêm vào để những thủ thật, phƣơng pháp giảng dạy của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. II. Kiến nghị, đề xuất Vì thời gian và phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm hẹp nên kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho hệ tại chức tiếng Anh tại Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên Tỉnh, hơn nữa kinh nghiệm này chỉ đƣợc áp dụng ở ba khóa hệ tại chức tiếng Anh và một số lớp tại chức hệ liên kết nên tôi cũng xin đề xuất tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này cho một số khóa tiếp theo và có tổng kết rút kinh nghiệm để viết thành sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn. Sáng kiến này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong nhận đƣợc nhiều sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện, mang lại hiệu quả. Tôi xin chân thành cám ơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2013 Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của ngƣời khác Người viết Lưu Thúy Quỳnh 10 MỤC LỤC A. Đặt vấn đề................................................................... trang 01 B. Giải quyết vấn đề........................................................ trang 02 I. Cơ sở lý luận ................................................................. trang 02 II. Thực trạng ................................................................... trang 02 III. Các giải pháp thực hiện .............................................. trang 03 IV. Cách thức tổ chức thực hiện ...................................... trang 04 C. Kết luận ...................................................................... trang 09 I. Kết quả thực hiện ..................................................... trang 09 II . Kiến nghị, đề xuất ...................................................... trang 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất