Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thể dục bậc thpt

.DOC
19
1335
102

Mô tả:

SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. MỤC LỤC Các phần chính Trang Bìa Trang phụ bìa Mục lục 1 Danh mục chữ cái viết tắt 2 1. Đặt vấn đề 3 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5 2.2. Thực trạng của vấn đề 7 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 8 2.4. Hiệu quả của ĐT, SKKN 10 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận 13 3.2. Kiến nghị 14 Tài liệu tham khảo 16 Trang 1 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT - THPT: Trung học phổ thông - TDTT: thể dục thể thao - GDTC: giáo dục thể chất - GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo Trang 2 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Một học giả người Pháp phát biểu rằng: “ Vận động có thể thay thế được mọi phương thuốc nhưng mọi phương thuốc không thể thay thế được vân động”. Trong khi đó, hiện nay, cuộc sống tiện nghi với sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho con người ta ít vận động hơn. Nếp sinh hoạt thiếu vận động là nguy cơ của nhiều căn bệnh khó chữa như tim mạch, béo phì, cholesterol cao, huyết áp, tiểu đường,… Theo nghiên cứu khoa học gần đây được đăng tải trên tạp chí The Lancet (Anh), có khoảng 1/3 người trưởng thành trên khắp thế giới mắc “bệnh” lười vận động, dẫn đến hậu quả 5,3 triệu người chết mỗi năm và Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Rõ ràng như vậy thì mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc liệu có thực hiện được không? Là một giáo viên dạy thể dục trong trường phổ thông, tôi thiết nghĩ, để chữa bệnh “lười vân động” thì tùy theo tình trạng sức khỏe và tuổi tác của mỗi người mà mình áp dụng một môn thể dục thích hợp như khí công, yoga, aerobic, múa, khiêu vũ dưỡng sanh, bơi lội,đạp xe máy, quần vợt, bóng bàn, vũ cầu, đánh golf, chơi banh, chạy bộ , v.v…tất cả đều tốt cho sức khỏe hết. Quan trọng là chúng ta có hứng thú không, có tập luyện một cách khoa học không thì đó mới là vấn đề đáng nói. Do đó, để giáo dục cho cả một tập thể cùng có chung hứng thú học tập để tăng cường khả năng vận động đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới thì thật không phải dễ dàng. Tuy nhiên đó là điều tôi luôn trăn trở, băn khoăn và mạn phép đưa ra một số kinh nghiệm về vấn đề này. Trang 3 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâậc THPT” Trang 4 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Từ xưa đến nay, không một ai phủ nhận vai trò quan trọng của sức khỏe đối với con người. Khoa học hiện đại chứng minh rằng nếu con người ít vận động, sao nhãng luyện tập thể dục thể thao thì ở tuổi 30 có nguy cơ bị tổn thương ở khớp, tổn thương này tăng dần theo tuổi tác và sự suy thoái sẽ còn tăng nhanh đối với người không vận động và kéo theo sự già nua của cơ thể con người. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập TDTT thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Từ xa xưa, khi chưa biết đến khoa học, cha ông ta đã rất coi trọng sức khỏe với những quan niệm về sức khoẻ rất giản dị, mộc mạc, như "sức dài vai rộng", "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu", "không ốm đau làm giàu mấy chốc", … Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác – nhà danh y lớn của nước ta thế kỷ XVIII - đã khẳng định: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tức là, sức mạnh thể chất sẽ giúp cho tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: "Thể dục thể thao là một công tác cách mạng", nhằm "tăng cường sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam". Trang 5 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. “Dân cường, nước thịnh”. Chính vì lẽ đó, Người đã khai sinh ra nền thể dục thể thao của nước Việt Nam mới. Để đáp ứng yêu cầu chống thù trong, giặc ngoài, ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, cùng với xây dựng chế độ mới, diệt giặc đói, giặc dốt và và giải quyết khó khăn về tài chính, ngày 311-1946, Người đã ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của ngành thể dục thể thao ngày nay. Và ngày 27-3-1946, Người ký tiếp Sắc lệnh số 33, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Quốc gia giáo dục. Cũng trong tháng 3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục". Tháng 5-1946, Người đích thân phát động phong trào "Khoẻ vì nước"... Người khẳng định: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ". Hiện nay, TDTT vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển con người nên từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta đã đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học: “Công tác GDTC trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Luật Thể dục, thể thao (năm 2006, tại khoản 2 Giáo dục thể chất trong nhà trường) cũng khẳng định: GDTC có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực nhằm nâng cao sức khoẻ với mục tiêu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức”. Như vậy có thể nói, sức khỏe có vai trò quan trọng đối với con người được khẳng định không chỉ bằng cơ sở lí luận mà còn cả thực tiễn chứng minh. Muốn xây dựng một con người mới – con người xã hội chủ nghĩa, vừa hồng vừa chuyên , vừa đảm bảo đức, trí, thể, mỹ , ngoài việc trau dồi đạo đức, toàn diện về chuyên môn thì chắc chắn không thể không rèn luyện thể Trang 6 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. chất. Do đó, đối với các em học sinh của chúng ta hiện nay và những thế hệ tiếp sau - những người chủ tương lai của đất nước, việc tăng cường khả năng vận động và có được sự hứng thú khi học thể dục là vô cùng cần thiết. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho các em vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc và sẽ đảm bảo được mục tiêu xây dựng con người mới.. Thể lực có vai trò quan trọng đối với cuộc sống bao nhiêu thì việc giáo dục thể chất có vai trò quan trọng bấy nhiêu. Muốn có thể lực tốt đòi hỏi các em phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể nhưng đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm nặng nề của người giáo viên thể dục trong các trường phổ thông. 2.2. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ: Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của GDTC trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới trong chiến lược phát triển con người. Nhưng hiện nay, GDTC trong các trường nói chung và ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.  Về thực trạng công tác GDTC hiện nay: Bộ GD & ĐT nhận định: “Chất lượng giáo dục thể chất còn thấp, giờ dạy giáo dục thể chất còn đơn điệu, thiếu sinh động”. “Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường. Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khỏe về thể chất học sinh, sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương xứng”. Tầm quan trọng của thể dục thể thao đã được khẳng định trong cả lí luận và thực tiễn, đã được quy định trong văn bản luật (Luật thể dục thể thao 2006) do nhà nước ban hành, trở thành những quy tắc sử sự chung, có tính bắt buộc, vậy mà từ trước tới nay GDTC vẫn bị xem là môn học phụ, không được nhà trường coi trọng như các môn học khác. Khối lượng kiến thức từ các môn học khác quá lớn vắt kiệt sức các em. Trong khi đó, chương trình môn học Trang 7 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. còn đơn điệu, thiếu thiết thực. Việc bố trí giờ học thể dục vào những thời điểm không thích hợp.Ngoài ra, điểm môn học GDTC không được tính vào điểm trung bình chung học tập.  Về phía nhà trường : . Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao mới to lớn và hiện đại. Riêng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hiện nay tuy vẫn chưa có nhà thi đấu đáp ứng yêu cầu trong mùa mưa, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường như thường xuyên nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao học sinh. Nhưng thực tế công tác GDTC và thể thao học đường còn bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu chung đã đề ra.  Về phía học sinh và giáo viên:  Đối với học sinh: Chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn GDTC nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ của học sinh với môn học mà biểu hiện ra ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học. Trong khi đó, đa số các em lại học chỉ mang tính đối phó. Do đó, thể lực của nhiều học sinh rất kém trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa cao.  Đối với giáo viên: Nhìn chung, giáo viên dạy thể dục nặng về tập luyện, ít giới thiệu về kiến thức chuyên môn; phương pháp giảng dạy thiếu tính hấp dẫn, còn khô cứng; ít khích lệ, động viên; ít gần gũi, chia sẻ và quan trọng hơn cả là chưa cho HS thấy được tầm quan trọng của GDTC đối với quá trình lao động, học tập của các em. 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trang 8 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. Từ thực trạng trên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hứng thú trong giờ học thể dục cũng như thiếu ý thức vận động tăng cường thể lực của học sinh khi học thể dục trong nhà trường. Do đó, yêu cầu phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao sự hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi những người làm công tác GDTC phải có những giải pháp thiết thực để giải quyết. Bản thân tôi thiết nghĩ, để đào tạo được một thế hệ tráng kiện, đầy thể lực đáp ứng yêu cầu mới thì yêu cầu người giáo viên nói chung và người giáo viên thể dục nói riêng phải là con người mới, một người vừa hồng, vừa chuyên. Do đó, tôi đã tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học cho các em, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy, sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Áp dụng linh hoạt phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu trong giờ, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên các em học tập. Tôi cũng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung và toàn lớp học, cải tiến giáo án phù hợp với nhu cầu và sở thích của các em và đặc biệt là phải trở thành tấm gương tốt về phấn đấu và rèn luyện TDTT cho các em noi theo. Đồng thời, tôi cũng không ngừng trang bị cho các em nhận thức đúng đắn về môn học, tin tưởng vào tác dụng của TDTT không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với việc học tập của mình và nên cảm thấy “xấu hổ” vì không hoàn thành được mục tiêu xây dựng con người mới chứ không phải xấu hổ vì tập không đẹp, không tốt. Tùy theo đối tượng học sinh với điều kiện hoàn cảnh của từng em, tôi không ngừng động viên, chia sẻ những khó khăn với các em và liên hệ với gia đình để tạo điều kiện nâng cao thể lực tại nhà, tham vấn cho phụ huynh hiểu có sức khỏe mới học tập tốt được. Bên cạnh đó, tôi cũng tham vấn với nhà trường tổ chức nhiều hoạt động thi đấu TDTT trong và ngoài trường, trang bị luật chơi các môn TDTT, nên phát động phong trào và tham gia các giải thể thao học đường, qua đó khích Trang 9 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. lệ các em hưởng ứng và nỗ lực tập luyện.; bố trí giờ học thể dục cho phù hợp, đồng thời khẳng định vai trò của bộ môn đối với sự phát triển toàn diện của các em; đề cao vị trí môn học GDTC như những môn học khác trong trường. Nhà trường phải tạo điều kiện tốt về sân bãi và dụng cụ để học tập, tạo dựng phong trào TDTT tốt ở trong trường. Có như vậy mới có thể tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho các em khi học môn học khô khan nhưng vô cùng quan trọng này.. Tiểu kết: Có thể nói, muốn nâng cao năng lực vận động, giúp học sinh có hứng thú đối với giờ học thể dục đòi hỏi người giáo viên thể dục không chỉ làm nhiệm vụ GDTC đơn thuần mà trong nhiều tình huống còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của học sinh. Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ thì người giáo viên thể dục không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy thì không thể đảm bảo được mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, giáo viên luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ vừa được các em tin tưởng, khi đến tiết dạy của minh, dù là tiết dạy môn nào đi chăng nữa, kể cả môn học ngoài trời như môn thể dục thì sẽ tự nhiên tạo hứng thú cho các em. Đây là tâm lý tự nhiên. Và chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả to lớn góp phần vào sự nghiệp trồng người. 2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Từ lúc mới về trường cho đến nay, bản thân tôi vừa học được rất nhiều và đồng thời cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Buổi ban đầu khi phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc từ phía thái độ học tập của học sinh, tôi vô cùng lúng túng. Những kinh nghiệm mang tính sách vở từ giảng đường khi vận dụng không mang lại hiệu quả. “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm cho tôi, một sinh viên mới ra trường – vô cùng lo âu. Trong khi Trang 10 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. đó, đối tượng học sinh của tôi là lứa tuổi trung học phổ thông, tâm sinh lý vừa rất khó nắm bắt lại vừa khó bảo (do khoảng cách tuổi tác không mấy chênh lệch giữa thầy và trò). Điều đó làm cho tôi tự cảm thấy xấu hổ nhưng quyết không buông xuôi. Ý thức được tầm quan trọng của bộ môn không chỉ có ý nghĩa đối với một thế hệ mà còn đối với mục tiêu phát triển của đất nước. Do đó, tôi đã vừa nỗ lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, vừa tìm hiểu nguyên nhân từ phía học sinh cũng như những tác nhân bên ngoài làm giảm hứng thú học tập, giảm khả năng vận động của các em trong tiết học của mình để tìm cách khắc phục. Được sự giúp đỡ của nhà trường, đồng nghiệp cùng với sự quyết tâm cao của bản thân và sự đồng hành của các em dưới sự định hướng đúng đắn của tôi, trong những năm gần đây và cho đến nay, những nỗ lực của tôi đã được đền đáp. Đặc thù của môn thể dục là không chấm điểm cụ thể, chỉ xếp loại đạt hay chưa đạt. Tuy nhiên, kết quả môn thể dục quyết định mức xếp loại của học sinh. Ví dụ: A là học sinh có trung bình môn học kỳ được xếp loại giỏi, nhưng kết quả môn giáo dục thể chất chưa đạt thì A sẽ bị hạ mức xếp loại từ giỏi xuống khá. Do đó, những năm đầu khi mới về trường, do kinh nghiệm còn non trẻ, không thể phát huy được tính tích cực của học sinh nên kết quả các em được xếp loại đạt chỉ xấp xỉ 40 – 50%. Sau khi áp dụng các giải pháp thay thế, khắc phục các nguyên nhân từ phía giáo viên, học sinh và các nguyên nhân khác, kết quả đạt được những năm gần đây thật đáng khích lệ: từ 60 -80% xếp loại đạt. Riêng năm học 2013 – 2014, kết quả thật mỹ mãn: gần 100%. Như vậy, có thể khẳng định rằng, với những giải pháp thiết thực, kịp thời, thì dù có vướng mắc, khó khăn như thế nào đi nữa cũng đều được tháo gỡ. Người giáo viên tài năng và tâm huyết, vừa hồng vừa chuyên sẽ đào tạo Trang 11 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. được các thế hệ học sinh - con người mới xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trang 12 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. PHẦN 3 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 3. 1. KẾT LUẬN: Một số giáo viên hay đổ lỗi do học sinh không chịu học, lười học, thậm chí khép các em vào loại học sinh cá biệt và rồi thẳng tay xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực kém và rồi phê bình, cảnh cáo mặc kệ phản ứng của các em. Tôi thiết nghĩ, những giáo viên như vậy là không có tâm và không có tầm. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tiết học, dù cho trong lớp hay ngoài trời, dù cho hoạt động nội khóa hay ngoại khóa, người giáo viên phải nhìn vào mắt các em, phải đọc được thông điệp từ ánh mắt các em, từ các cảm xúc được biểu lộ trên gương mặt các em để khởi đầu một tiết học có hiệu quả và để kết thúc một tiết học còn dư âm. Chúng ta, là người thầy giáo, trước khi bước lên bục giảng, nhất thiết phải hiểu một điều: học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần được thắp sáng lên. Giờ học là một phần cuộc sống của các em. Qua mỗi giờ học , các em cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. Làm được như vậy thì dù cho đặc thù môn học có khô khan đến mấy như môn thể dục nhưng qua kỹ năng sáng tạo, nhào nặn với bầu nhiệt huyết của giáo viên thì sự khô khan ấy sẽ không còn. Người giáo viên giờ đây như một nhạc trưởng điêu luyện còn các em học sinh sẽ là những nghệ sĩ dương cầm thực thụ và tiết học sẽ là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Tôi nghĩ rằng, hiện nay Việt Nam ta nói riêng và thế giới nói chung đều đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho giáo dục để đạt được mục tiêu như thế. Trang 13 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. Tuy nhiên, đây chỉ là một số giải pháp của riêng tôi được đúc kết từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi vẫn biết rằng không có giải pháp nào là tuyệt đối hiệu quả đối với mọi đối tượng học sinh mà phải linh hoạt, vận dụng nhiều giải pháp khác nhau nữa. Do đó, sáng kiến kinh nghiệm của tôi có lẽ sẽ không thể hoàn thiện nếu như không có sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ phía quý vị. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3. 2. KIẾN NGHỊ: - Đối với giáo viên bô ô môn, giáo viên chủ nhiệm: Cần lồng ghép bộ phận hoặc hoàn toàn giáo dục thể chất trong các bài học có địa chỉ lồng ghép. Đi đôi với việc làm đó là trang bị cho học sinh ý thức rèn luyện trí lực song song với rèn luyện thể lực thì mới hiệu quả. Đồng thời, phải cho học sinh thấy được vai trò của giáo dục thế chất trong học tập, công việc và cuộc sống, trong xây dựng con người mới gắn liền với mục tiêu phát triển đất nước. - Đối với nhà trường: Từ vai trò và ý nghĩa to lớn của giáo dục thể chất đối với mỗi người, nhà trường phải có những việc làm thiết thực khẳng định với học sinh môn giáo dục thể chất không phải là môn phụ, mà là môn học chính quyết định hiệu quả lĩnh hội các môn học khác của các em bây giờ , các em sẽ là người công dân năng động, thỏa sức sáng tạo, đáp ứng được các nhiệm vụ mà tổ quốc giao phó trong thời kỳ mới. Ngoài ra, để các em đủ tâm thế học một tiết thể dục có hiệu quả thì cần thiết nhà trường phải bố trí giờ học thể dục vào những thời điểm hợp lí. - Đối với lãnh đạo ngành: Trang 14 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. Giảm tải nội dung và thời gian cho các môn học khác nhằm giảm áp lực cho một tiết học thể dục. Nội dung chương trình, sách giáo khoa phải đảm bảo tính thiết thực, không đơn điệu, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với năng lực vận động và khả năng tiếp nhận của học sinh. Trên đây là một số ý kiến đề xuất của tôi nhằm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thể dục bậc THPT. Rất mong nhận được ý kiến quý báu của hô ôi đồng xét duyê ôt sáng kiến kinh nghiê ôm các cấp cùng các đồng nghiê ôp để trong những năm học tiếp theo, những tiết học của tôi sẽ đem lại sự vui tươi, phấn khởi cho các em, thổi một luồng gió mới góp phần đảm bảo kế hoạch năm học của trường và đảm bảo mục tiêu của đất nước. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Phường Trương Quang Trọng, ngày 09 tháng 02 năm 2014 Người viết TÔN NGỌC VỊNH Trang 15 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. DANH MỤC TÀI LIÊÊU THAM KHẢO 1. Điều lê ô Trường ttrung học. 2. Luâ ôt giáo dục -2005 – Bô ô GD-ĐT 3. “Những điều giáo viên chủ nhiê ôm cần biết” NXB Lao đô nô g -2009 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Hà Nô ôi 1996- PTS Phạm Viết Vượng (chủ biên) 5. Sổ chủ nhiệm lớp 11B2, 11B6, 12C3, 12C6, 12C9 (năm học 2012 – 2013); 11B2, 11B3, 11B10, 12C3, 12C6, 12C9 (năm học 2013 – 2014) 6. Tâm lí học đại cương – PGS Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) Trang 16 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. NHÂÊN XÉT CỦA HÔÊI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG: ..................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ......................................................................... Trang 17 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. NHÂÊN XÉT CỦA HÔÊI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC: ..................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ......................................................................... Trang 18 SKKN: Một số kinh nghiệm tăng cường khả năng vận động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Thể dục bâcâ THPT. NHÂÊN XÉT CỦA HÔÊI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC: ..................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ....................................................................... Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan