Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn-một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp th...

Tài liệu Skkn-một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp thcs

.DOC
17
706
80

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu Cầu lông cấp THCS" Họ và tên: Phạm Văn Định Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Thể dục Krông Ana, tháng 12/2014 1 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2. Thực trang 3. Giải pháp, biện pháp. 4. Kết quả. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. 2. Kiến nghị Nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu tham khảo 2 2 4 4 4 5 7 7 9 11 16 16 16 17 17 18 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới công tác thể dục thể thao (TDTT) nói chung và GDTC (GDTC) trong nhà trường nói riêng nhằm tăng cường sức khỏe cho con người trước hết là thế hệ học sinh, để phục vụ yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2 Trong hơn 20 năm đổi mới Đảng và nhà nước tiếp tục đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn lực con người về mặt trí tuệ và thể chất để đảm đương yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong đó GDTC cho học sinh trong các trường học được xác định là một đòi hỏi quan trọng. Những quan điểm và đường lối của Đảng về TDTT thể hiện trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 “GDTC là bắt buộc đối với các trường học”. Gần đây nhất Quốc hội đã thông qua Luật thể dục, thể thao trong đó môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục và hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện (điều 20, Luật thể dục, thể thao). Trong những năm qua và hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã thường xuyên chỉ đạo và đầu tư mọi mặt để công tác GDTC trong các trường học, công tác GDTC trong các trường học đã đi vào nề nếp và có hiệu quả bồi dưỡng năng lực thể chất cho học sinh góp phần đào tạo thế hệ học sinh có đạo đức, nhân cách tri thức khoa học, thể chất cường tráng đáp ứng yêu cầu học tập và công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các trường học đã xác định chương trình GDTC có mục đích chính nhằm bồi dưỡng thể chất, nhân cách và đạo đức cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Ngoài chương trình thời khóa biểu chính khóa, các trường đã tổ chức các hoạt động TDTT coi đó là một phần quan trọng trong chương trình rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất, xây dựng đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Trong thi đấu các môn Hội khỏe phù đổng và thi học sinh giỏi TDTT nói chung, môn Cầu Lông nói riêng đòi hỏi các em học sinh cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, với việc phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ và sức bền. Muốn tấn công đối phương dành điểm, các em phải thực hiện được những đường cầu khéo và mạnh. Do đó, sức bền môn Cầu lông giữ vai trò quan trọng. Nó được thể hiện trong kỹ thuật di chuyền, phông cầu, đập cầu, bạt cầu, sức bật của chân. Đây là những nhân tố chủ yếu tấn công đối phương trong quá trình thi đấu. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập, các phương pháp huấn luyện phù hợp với các em học sinh là điều rất quan trọng. Để duy trì tốt trạng thái tập luyện cũng như thi đấu, các em học sinh năng khiếu Cầu Lông cần được phát triển thể lực chuyên môn toàn diện. Mặc dù, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ GDTC và thể thao còn có những hạn chế nhất định, song hằng năm, trường THCS Buôn 3 Trấp vẫn tổ chức thi đấu Học sinh giỏi TDTT và Hội khỏe phù đổng cấp trường để chọn lựa những học sinh có thành tích cao tham gia thi đấu cấp huyện và cấp tỉnh nhưng kết quả còn hạn, đặc biệt là môn Cầu Lông. Một đặc điểm khó khăn trong công tác GDTC và dạy môn Cầu lông của trường THCS Buôn Trấp đó là chưa có nhà đa chức năng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn. Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp tổ chức và kế hoạch giảng dạy môn học GDTC và môn Cầu lông. Khung phân phối chương trình Thể dục gồm 70 tiết do Bộ giáo dục và đào tạo quy định được chia thành 2 tiết/ 1tuần, môn thể thao tự chọn (TTTC) 24 tiết/ 1năm. Bên cạnh chương trình học tập theo phân phối chương trình và rèn luyện theo quy định, nhà trường chưa có chương trình tập luyện ngoại khóa cho học sinh. Chưa có các Câu lạc bộ sở thích xây dựng trên tinh thần tự nguyện chọn lựa các môn thể thao. Qua điều tra ban đầu cho thấy đa số học sinh có sở thích môn Cầu Lông, Bóng đá, Bóng chuyền...song hiện nay nhà trường chưa có điều kiện tổ chức tập luyện ngoại khóa và sinh hoạt theo các Câu lạc bộ sở thích. Chính vì vậy khi tham gia các giải thể thao của học sinh do ngành tổ chức, chưa đạt kết quả cao. Qua thực tế và trao đổi với các giáo viên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho thấy để nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học và xây dựng phong trào rèn luyện thân thể rộng rãi hơn nữa thì Cầu Lông là môn thể thao được nhiều học sinh ưa thích, có điều kiện về sân bãi, có giáo viên Thể dục học chuyên sâu Cầu lông so với các môn thể thao khác. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện pháp nhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các Câu lạc bộ sở thích, đặc biệt là môn Càu lông. Nhận thức được vấn đề nêu trên kết hợp với kiến thức của bản thân trong những năm tháng học tập tại trường và những năm giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu Cầu lông cấp THCS" 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Qua tìm hiểu thực trạng các bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp, trên cơ sở đó lựa chọn những bài tập phù hợp nhất phát triển sức bền chuyên môn các em khi tham gia thi đấu, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn. Kết quả đạt được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp để đạt được kết quả cao trong các hội thi. 4 - Giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan trọng trong cuộc sống cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. - Củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và có cuộc sống lành mạnh vươn lên. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp - Số lượng mẫu nghiên cứu: Gồm 10 học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp - Nghiên cứu thông qua Hội khỏe phù đổng và học sinh giỏi TDTT cấp huyện và tỉnh - Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Buôn Trấp, Sân Cầu lông Long vũ huyện Krông Ana. 5. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tham khảo các sách và tham khảo tài liệu: Các tài liệu gồm có: các chỉ thị, văn bản, quyết định của đảng và nhà nước về thể dục thể thao trong giai đoạn mới định hướng công tác thể dục thể thao…; Các sách gồm có: sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyện về chuyên môn Cầu lông; Các SKKN nghiên cứu về môn Cầu lông, các tài liệu nghiên cứu khoa học huấn luyện thể lực nói chung, huấn luyện thể lực chuyên môn nói riêng và về thể dục thể thao… 5.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm Đề tài đã phỏng vấn các thầy, cô giáo dạy Thể dục, các Vận động viên đạt giải cấp tỉnh và khu vực miền trung, huấn luyện viên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Thông qua phiếu hỏi và toạ đàm để tìm ra các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu Cầu lông áp dụng trong thực tiễn việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5.3. Phương pháp quan sát sư phạm 5 Tiến hành quan sát các buổi tập luyện và đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp để tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn... cho đối tượng nghiên cứu, đồng thời tiến hành quan sát giờ tập của một số huyện có phong trào Cầu lông phát triển mạnh để tìm hiểu các bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện sức bền chuyên môn học sinh năng khiếu Cầu lông, đồng thời thu thập các thông tin để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra, đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của đối tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Phương pháp kiểm tra sư phạm được tiến hành để đánh giá trình độ sức sức bền chuyên môn của học sinh năng khiếu Cầu lông trước khi tiến hành thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng 04 Test. Cụ thể cách thực hiện từng Test: * Test 1. Di chuyển ngang sân đơn 30 lần( Nam), nữ 20 lần (s) - Mục đích: Đánh giá sức bền trong di chuyển của học sinh năng khiếu Cầu Lông - Dụng cụ: Sân cầu lông, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi chép... - Thực hiện: Người thực hiện đứng 1 chân chạm vạch giới hạn đường biên ngang sân đơn sân cầu lông. Khi có tín hiệu bắt đầu, chạy tới đường biên ngang đối diện trên sân rồi lại di chuyển ngược lại, thực hiện liên tục cho tới khi có tín hiệu dừng lại. - Yêu cầu: Di chuyển với tốc độ tối đa, chân chạm vạch giới hạn đường biên ngang sân đơn mới được đổi hướng. - Thành tích được tính là số lần thực hiện đúng yêu cầu trong khoảng thời gian quy định. * Test 2. Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng động tác đập cầu và sủi cầu 1 phút (lần) - Mục đích: Đánh giá sức bền chuyên môn trong di chuyển phối hợp kỹ thuật đập cầu và sủi cầu - Dụng cụ: Sân cầu lông, vợt, giấy bút ghi chép... - Thực hiện: Người thực hiện đứng ở vị trí cuối sân phía bên phải, khi có tín hiệu bắt đầu, thực hiện di chuyển và thực hiện kỹ thuật động tác theo đúng lộ trình quy định. - Yêu cầu: thực hiện động tác đập cầu và sủi cầu đúng kỹ thuật, di chuyển đúng lộ trình quy định. Thực hiện tối đa sức. - Thành tích được tính là số lần thực hiện đúng yêu cầu. 6 * Test 3. Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 1 vòng (s) - Mục đích: Đánh giá sức bền tốc độ - Dụng cụ: Sân cầu lông, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi chép... - Thực hiện: Người thực hiện đứng ở vị trí xuất phát, khi có tín hiệu bắt đầu, thực hiện di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm theo lộ trình quy định. - Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa. - Thành tích được tính là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu bắt đầu tới khi người thực hiện hoàn thành nội dung. * Test 4. Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s) - Mục đích: Đánh giá sức bền kỹ thuật di chuyển lùi bật nhảy đập cầu. - Dụng cụ: sân tập, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi chép... - Thực hiện: Người thực hiện cầm vợt đứng chuẩn bị, khi có tín hiệu bắt đầu, thực hiện lùi sau 3 bước bật nhảy đập cầu, khi tiếp đất, thực hiện di chuyển về vị trí cũ và thực hiện tiếp lần sau. Thực hiện liên tục hết 20 lần. - Yêu cầu: Thực hiện động tác bật nhảy đập cầu đúng kỹ thuật, thực hiện hết sức. - Thành tích được tính là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu bắt đầu tới khi người thực hiện hoàn thành nội dung quy định. 5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu cầu lông trường THCS Buôn Trấp được tiến hành trong 04 tháng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 03 tháng đầu và 03 tháng sau trong đợt thi Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh. Đề tài tiến hành thực nghiệm theo hình thức so sánh song song kết quả trước và sau khi tập các bài tập phát triển sức bền. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Ngay từ khi mới thành lập chính quyền (1945) Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nâng cao năng lực thể chất nói riêng. Coi đây là tài sản của đất nước. Các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT và công tác cách mạng, là công cụ tác động tích cực đến đời sống của xã hội, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người, phát triển toàn diện về mọi mặt. Những chủ trương đường lối phát triển thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước. Đảng ta khẳng định "phát triển TDTT là 1 bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh đẩy lùi các tệ nạn xã hội." Ngày 24/03/1994 Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 36 CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đề cập một hệ thống các quan điểm cơ bản của Đảng 7 về TDTT các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển TDTT có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Trong đó nêu rõ: "Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác TDTT và hình thành nền TDTT tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTT quốc tế trước hết là ở khu vực Đông Nam Á. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT". Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với 1 đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng. Để đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ngày một tăng của đất nước. Thể dục thể thao càng có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, trở thành nhu cầu ngày càng cấp thiết, chăm lo cho con người, nâng cao sức khoẻ, thể lực, khẳng định khả năng sáng tạo của con người Việt Nam trong chỉ thị số 227 - CT/TW ngày 18/11/1975 của Ban chấp hành TW Đảng có ghi: "Công tác TDTT đã phát triển đúng hướng góp phần tích cực phục vụ sản xuất, chiến đấu, đời sống và xây dựng con người mới, công tác TDTT cần phát triển ưu điểm đó phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển công tác TDTT có chất lượng có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu khắc phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền TDTT - XHCN phát triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học". Với sự phát triển của các môn thể thao nói chung, môn Cầu lông nói riêng, trong những năm qua các em học sinh trường THCS Buôn trấp đã tham gia các giải như: Hội khỏe Phù đổng, thi học sinh giỏi TDTT. đã đạt được nhưng thành tích đáng kể. Xong những năm gần đây thành tích của môn Cầu lông đang trên đà đi xuống nguyên nhân dẫn đến thành tích không cao là sự phát triển sức bền chuyên môn của các em học sinh trong tập luyện và thi đấu còn ở mức hạn chế. Vì thế để có được thành tích cao trong thi đấu một trong những việc cần làm là phải nâng cao sức bền chuyên môn đối với các em học sinh năng khiếu Cầu lông, nó tạo nền tảng để em thực hiện và vận dụng có hiệu quả kỹ thuật, chiến thuật đánh cầu, nó giúp cho các em duy trì được những trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm bảo một cách hiệu quả những đường cầu tấn công 8 nhanh mạnh đầy uy lực, hoặc kiên trì phòng thủ an toàn trước những pha áp đảo của đối phương. Không những vậy một khi sức bền chuyên môn của các em được đảm bảo sẽ củng cố và nâng cao năng lực tâm lý thi đấu của các em, giúp các em có được bản lĩnh vững vàng, chủ động và sáng tạo trong thi đấu. 2. Thực trang a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi. Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có tổ chuyên môn Thể dục thường xuyên họp tổ, rút kinh nghiệm, thực hiện những chuyên đề mới về phương pháp dạy học và huấn luyện TDTT. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về sân bãi tập luyện, cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy, các giáo viên trong trường thường xuyên đến xem các em tập luyện và đóng góp ý kiến cho phương pháp huấn luyện đội tuyển. Bản thân được đào tạo Đại học chính quy, học chuyên sâu về môn Cầu lông . Luôn luôn an tâm công tác, yêu nghề, tích cực tìm tòi học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thông qua đồng nghiệp, trên Internet…vv. Đa số học sinh ham thích môn Cầu lông, có ý thức tổ chức kỷ luật, năng động nhiệt tình với các bài tập khi giáo viên đưa ra. Học sinh có năng khiếu, tiếp thu nhanh, dễ uốn nắn, sửa sai. Đa số các em gần trường nên việc tập luyện và đi lại thuận lợi, được gia đình quan tâm tạo điều kiện. Phong trào TDTT trong nhà trường và ngoài xã hội đang phát triển nên học sinh có điều kiện tập luyện và cọ sát. Trường đã có nhà đa chức năng nên thuận lợi cho các em tập luyện và thi đấu. * Khó khăn. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy một số em chưa thật sự chú ý đến việc tập luyện và thi đấu, lý do các em phải đi học chính khóa và học thêm quá nhiều nên thời gian phần nào đã ảnh hưởng. Một số phụ huynh không muốn cho con mình tham gia tập luyện và thi đấu môn Cầu lông vì sợ ảnh hưởng tối việc học tập Điều kiện về cơ sở vật chất trước khi làm đề tài còn thiếu thốn, các em chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi tham gia tập luyện Sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều. b. Thành công, hạnh chế * Thành công: 9 Trong quá trình công tác tại trường tôi luôn vận dụng những kiến thức đã được học vào quá trình huấn luyện cho các em, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu qua sách báo, internet, học hỏi từ đồng nghiệp, góp ý của chuyên môn. Từ khi áp dụng những phương pháp trên hiệu quả và thành tích của học sinh năng khiếu Cầu lông đã được nâng lên, các em đã đạt được nhiwwuf thành tích cao tại Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh, các em đã có ý thức và quan tâm tới những nội dung trong quá trình tập luyện. * Hạn chế: Một số em sức khỏe còn yếu nên khi thực hiện các bài tập chưa đạt hiệu quả cao. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên trong tổ, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh và phía gia đình các em nên học sinh đã tập luyện đầy đủ các buổi theo quy định. Luôn bám sát học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe của các em từ đó phân loại đối tượng để có những bài tập phù hợp. Các em được tập luyện với ở sân trong nhà nên kỹ thuật và cảm giác với trái Cầu tốt. Thường xuyên được cọ sát với các anh chị trong Câu lạc bộ Cầu lông Long Vũ nên kỹ thuật, bản lĩnh và thể lực tăng nhanh. * Mặt yếu Một số phụ huynh học sinh không muốn con mình tham gia tập luyện, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế như chưa có nhà thi đấu nên ảnh hưởng tới khả năng tập luyện của các em. d. Nguyên nhân Có kế hoạch tập luyện khoa học, các bài tập vừa sức với các em nên đạt được hiệu quả tương đối cao. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. Do đặc điểm của thi đấu Cầu lông là tình huống đánh cầu luôn diễn ra ở 2 phía của sân cầu lông nên đòi hỏi các em phải có tốc độ di chuyển nhanh để triển khai tấn công nhanh đối phương và phòng thủ trên sân thi đấu của minh cũng như tốc độ thực hiện kỹ thuật động tác và độ khéo léo chuẩn xác của nó. Vì vậy nhiều lúc các em phải hoạt động với công suất lớn. Do đặc điểm của loại hình thi đấu Cầu lông có sự đan xen giữa vận động và nghỉ ngơi hồi phục trong những khoảng thời gian ngắn (5 – 10 giây) như: Phán đoán, di chuyển, đánh cầu, cầu chết, nhặt cầu, chuẩn bị giao cầu cũng như tạm dừng trận đấu, vận dụng luật để nghỉ ngơi… Do đặc điểm vận động như vậy của hệ vận động nên khối lượng và cường độ trong các trận đấu cũng luôn khác 10 nhau và sẽ không đều đối với từng đối thủ khối lượng đó phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng của từng đối phương về kế hoạch chiến thuật, trình độ, thể lực, kỹ thuật tính tích cực sáng tạo của các em. 3. Giải pháp, biện pháp. a. Mục tiêu. Để đạt được mục đích của SKKN, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng sức bền của học sinh năng khiếu Cầu lông Trường THCS Buôn Trấp. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho học sinh năng khiếu Cầu lông Trường THCS Buôn Trấp. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu cầu lông trường THCS Buôn trấp trong thời gian vừa qua. Đề tài tiến hành tham khảo tài liệu, phân tích chương trình huấn luyện của các em trong thời gian chuẩn bị thi đấu các giải Hội khỏe phù đổng và học sinh giỏi TDTT cấp huyện và cấp tỉnh. Kết quả như sau: Từ thực tế, đề tài tiến hành điều tra thực trạng công việc phân phối thời gian huấn luyện cho các phần tập luyện thi Hội khỏe phù đổng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Thời gian tập luyện kỹ – chiến thuật, thể lực và thi đấu. TT 1 2 3 4 Các hình thức tập luyện Kỹ thuật Chiến thuật Thể lực Thi đấu Tổng Tổng Thời gian huấn luyện( ngày) 12 9 4 7 32 Tỷ lệ (%) 37,5 28,1 12,5 21,9 100 Qua bảng 3.1 cho thấy: Số buổi tập luyện dành cho thể lực còn ít so với số buổi tập dành cho kỹ thuật- chiến thuật (số buổi tập luyện thể lực chỉ chiếm 12,5%). Qua quan sát các trận thi đấu của các em tôi nhận thấy: Khả năng thi đấu còn nhiều hạn chế về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật. Trong đó đặc biệt thể hiện ở những kỹ thuật cần sử dụng nhiều đến yếu tố sức bền, sức mạnh tốc độ như : Di chuyển, đập cầu, phông cầu. Thời gian các em tập luyện về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực còn quá ít, các bài tập chưa phong phú, các em tự tập ngoài trời với nhau là chính, chưa có sân tập luyện trong nhà 11 nên đã ảnh hướng rất lớn đến kỹ thuật của các em. Chính vì lý do trên mà thành tích thi đấu của các em học sinh Cầu lông trường THCS Buôn trấp qua những năm gần đây rất khiêm tốn, điều này được thể hiện cụ thể ở bảng sau : * Kết quả thi đấu một số giải Cầu lông trong Hội khỏe phù đổng và Học sinh giỏi TDTT trường THCS Buôn trấp qua các năm. Giải thi đấu STT Năm Cấp huyện Cấp tỉnh Nhất Nhì Ba Nhất Nhì Ba 1 2009 2 2010 3 2011 x x x 4 2012 x x * Một số nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức bền học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp. Căn cứ vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa và cơ sở lý luận của sức bền, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ thực tế về sức bền của học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp. Để lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền cho học sinh năng khiếu Cầu lông, trước hết tôi đã tiến hành xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau: - Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển sức sức bền chuyên môn rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ - chiến thuật Cầu lông. - Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện của học sinh năng khiếu cầu lông trường THCS Buôn trấp. - Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn của trường. - Nguyên tắc 4 : Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao được năng lực sức sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn trấp. - Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho các em. 12 - Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn trong huấn luyện hiện đại. * Một số bài tập phát triển sức bền học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp Để lựa chọn được các bài tập đa dạng và phù hợp phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp, tôi tiến hành tham khảo các tài liệu có liên quan, quan sát các giờ tập luyện thể lực của đội tuyển năng khiếu Cầu lông tỉnh Đăk Lăk và phỏng vấn trực tiếp các huấn luyện viên làm công tác huấn luyện môn cầu lông... về các bài tập sử dụng huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Tôi đã tổng hợp được 16 bài tập thuộc các nhóm bài tập không cầu, bài tập với cầu, bài tập trò chơi và thi đấu. Các bài tập cụ thể gồm: * Nhóm các bài tập không cầu (05 bài tập) * Nhóm các bài tập với cầu (08 bài tập) * Nhóm các bài tập trò chơi và thi đấu (03 bài tập) Các bài tập cụ thể gồm: * Nhóm bài tập không cầu: 05 bài - Di chuyển ngang sân đơn - Di chuyển tiến lùi dọc sân - Bật nhảy tại chỗ làm động tác đập cầu liên tục - Di chuyển tiến làm động tác bắt bỏ nhỏ và lùi đập cầu - Di chuyển 6 điểm trên sân liên tục * Nhóm bài tập với cầu: 08 bài tập - Di chuyển 4 góc đập cầu và sủi cầu - Di chuyển đánh cầu trên lưíi, lïi vÒ bËt nh¶y ®Ëp cÇu trong 1 phót - Di chuyển bật nhảy 2 góc đánh cầu trên lưới - Phát cầu ngắn và phối hợp bật nhảy đánh cầu trên lưới - Bài tập di chuyển ngang cuối sân bật nhảy đánh cầu góc - Di chuyển 2 bước lên lưới vồ cầu trong 5 phút - Bài tập nhiều cầu với kỹ thuật tổng hợp - Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu 3 phút * Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 03 bài tập - Thi đấu đôi - Thi đấu đơn - Thi đấu 30 điểm * Tổ chức khảo nghiệm. Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 08/ 2013 đến tháng 01/2014 (6 tháng). Với 16 bài tập được lựa chọn; tôi xây dựng tiến trình khảo nghiệm theo từng tuần vào hai ngày thứ 7 và chủ nhật. Mỗi tuần có 3 buổi tập, mỗi buổi dành 20 13 phút đến 25 phút tập các bài tập sức bền cho các em. Các bài tập sức bền chuyên môn được thực hiện ở cuối mỗi buổi tập, sau phần học kỹ thuật , chiến thuật. Trong mỗi buổi tập tôi sử dụng 2- 4 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho các em. ( Bảng 1) c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp. Để thực hiện được các giải pháp, biện pháp trên cần đảm bảo các điều kiện sau: - Các em phải có sự đam mê học hỏi, tập luyện tích cực theo sự hướng dẫn của Thầy cô giáo. - Có số lượng quả cầu lông nhiều khi tâp luyện với các bài tập có cầu, sân Cầu lông theo đúng chuẩn. - Phải có giáo án huấn luyện cụ thể theo từng tuần, tháng và có kiểm tra đánh giá kết quả - Phối hợp cùng gia đình và nhà trường tạo điều kiện thời gian cho các em tập luyện. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. - Mỗi bài tập đưa ra đều có tác động nhất định tới hiệu quả nâng cao kỹ thuật và sức bền cho các em học sinh. - Tăng khả năng chịu đựng cho các em với thời gian thi đấu kéo dài. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Như vậy, sau 6 tháng tiến hành khảo nghiệm, trình độ sức bền, kỹ thuật và chiến thuật của các em học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp đã tốt hơn hẳn so với phương pháp huấn kuyện cũ. Các em rất hào hứng tập luyện, ngoài các buổi tôi tập luyện theo lịch, các em còn tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Cầu lông Long vũ vào các buổi chiều trong tuần từ 17h30 phút đến 19h giờ hàng ngay. Điều đó cho thấy các em có sự đam mê và tiến bộ rõ rệt, nhiều em đã đạt được thành tích cao trong Hội khỏe phù đổng cấp trường , cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2013-2014 vừa qua. * Kết quả Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2013-2014 Nội dung Đơn nam Đơn nữ Đôi Nam Họ và tên Hà Duy Anh Đỗ Hoàng Việt Nguyễn Khánh Vy Nguyễn Thị Minh Trang Hà Duy Anh Đỗ Hoàng Việt Hội khỏe phù đổng năm 2013-2014 Cấp huyện Cấp tỉnh Nhất Ba Nhì Nhất Ba Nhì Nhất Nhì Ghi chú Khối 6+7 14 Đôi nam Đôi Nữ Đơn nam Đơn nữ Huỳnh Đức Hiếu Võ Hoài Nam Ninh Nguyễn Khánh Vy Nguyễn Thị Minh Trang Nguyễn Xuân Thoại Lê Qốc Huy Nguyễn Thị Thanh Tâm Nhì Ba Nhất Nhì Nhất Ba Ba HSG TDTT cấp huyện NH 20142015 4. Kết quả.- Sau khi thực hiện xong đề tài này tôi nhận thấy trình độ sức bền và kỹ thuật của các em đã tăng lên rõ rệt, các em đảm bảo được thể lực khi tham gia thi đấu trong thời gian kéo dài. - Các bài tập phong phú, đa dạng làm cho các em hứng thú tập luyện, các em đã đạt được kết quả cao trong các kì thi cấp trường , cấp huyện và cấp tỉnh. III. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các em phát triển toàn diện các năng lực thể chất. Đó là Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, chiều cao, và các năng lực chuyên môn để nâng cao, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tâm lý, nhân cách con người mới của các em. Nâng cao thành tích cho các em khi tham gia các giải thi đấu TDTT các cấp, giúp cho giáo viên huấn luyện có các bài tập hiệu quả cho các em. 2. Kiến nghị Nếu đề tài được nhân rộng thì hiệu quả về sức bền và kỹ thuật và thành tích của các em sẽ được nâng lên. Đồng thời qua kiểm nghiệm trong thực tiễn khi tổ chức đề tài, tôi nhận thấy các em rất đam mê tập luyện, khi được tập luyện giúp các em tránh xa các tệ nạn của xã hội. Buôn Trấp, ngày 29 tháng 12 năm 2014 Người viết Phạm Văn Định NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 15 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Lê Bửu, Dương Nghiệp Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. Chí, Nguyễn Hiệp 2 Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb Lê Bửu, Nguyễn Thế TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. Truyền 3 Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb Lê Bửu, Nguyễn Thế TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. Truyền 4 “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Tài Nguyễn Ngọc Cừ liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Hà Nội, tr. 1 - 3. 5 Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 6 Lý luận và phương pháp thể dục thể thao trong Trịnh Trung Hiếu nhà trường, Nxb TDTT, Hà Nội. 7 Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ, Phạm Xuân Ngà Nxb TDTT, Hà Nội. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan