Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn thường thức mĩ thuật ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn thường thức mĩ thuật

.DOC
15
1378
116

Mô tả:

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT ===============o0o============= I/ PHẦN MỞ ĐẦU I.1/ Lý do chọn đề tài: Trong chương trình môn Mĩ Thuật ở tiểu học có phân môn Thường thức mĩ thuật, nội dung phân môn này bao gồm xem tranh của thiếu nhi và tranh của một số hoạ sĩ. Mục đích của những bài xem tranh là nhằm giúp cho học sinh được làm quen, được tiếp xúc với các bức tranh đẹp thông qua ngôn ngữ của mĩ thuật là đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc. Thông qua sự tiếp xúc, làm quen nhằm giúp cho các em có được những kiến thức sơ đằng nhất về xem tranh, xem tượng, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt và những đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi và tranh của hoạ sĩ. Căn cứ vào dung lượng thời gian và đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học nội dung và yêu cầu kiến thức của các bài xem tranh được nâng cao dần ở các lớp sau. Đối với lớp 1-2- 3 mức độ kiến thức chủ yếu là cho học sinh làm quen, tiếp xúc với các bức tranh và tiếp đó là giúp cho học sinh biết cách mô tả, nhận xét về nội dung, đặc điểm của các bức tranh đó. ở lớp 4-5 ngoài việc làm quen tiếp xúc với các bức tranh, nội dung các bài thường thức mĩ thuật còn yêu cầu mô tả và nhận xét tranh ở mức độ cao hơn, cụ thể hơn và có trọng tâm, tập trung vào cách chọn hình ảnh, cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ ( bố cục ) cách phối hợp màu sắc. Bên cạnh đó bước đầu học sinh còn thể hiện được những cảm nhận, những tình cảm cá nhân của mình trước các bức tranh, phân biệt được đâu là tranh đẹp và đâu là tranh chưa đẹp khi xem tranh. Đây cũng chính là các bậc thang đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Xuất phát từ thực tế công tác giảng dạy bộ môn MT trong nhà trường tiểu học. Qua quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và dự giờ của các anh chị em đồng môn, tôi nhận thấy: "Thường thức mĩ thuật " là một trong những phân môn của môn Mĩ thuật, có những ngôn ngữ nghệ thuật và những đặc thù riêng. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu phương pháp nâng cao chất Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 1 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " lượng giờ giờ học để đạt được kết quả cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng bộ môn của ngành. I.2 / Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh quan sát, nhận xét, so sánh hình ảnh, màu sắc khi xem tranh. - Hiểu nội dung các bức tranh sau khi xem. - Có cảm nhận ban đầu các bức tranh. - Thể hiện được những kiến thức, kĩ năng quan sát tranh của các em. I.3/ Thời gian - địa điểm. I.3.1/ Thời gian: - Từ tháng 9 / 2007 đến tháng 4/2008. I.3.2/ Địa điểm: - Tại trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên. I.3.3/ Phạm vi đề tài: - Tôi tập trung nghiên cứu phân môn” Thường thức Mĩ thuật “ để giúp học sinh học tốt phân môn này. I.3.3.1/ Theo sự phân công giảng dạy của nhà trường. Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh các khối III, khối IV, khối V. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 2 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " II/ PHẦN NỘI DUNG II.1/ CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN “ THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT “ II.1.1/ Lịch sử về vấn đề nghiên cứu: - Mĩ Thuật là môn học nghệ thuật, một trong những môn học thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ. Môn mĩ thuật trong giáo dục phổ thông có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng phải đảm bảo tính cơ bản, đúng đắn, cân đối và toàn diện. Là một trong những phân môn của môn mĩ thuật, trên cơ sở những đặc thù riêng,” thường thức mĩ thuật “ phải trang bị cho học sinh những hiểu biết chung về mĩ thuật: ngôn ngữ và các loại hình mĩ thuật, hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới, biết cảm nhận và thưởng thác cái hay, cái đẹp của mĩ thuật. Từ đó, học sinh được kích thích và phát triển tư duy sáng tạo, hình thành những thái độ, tình cảm thẩm mĩ tích cực, đúng đắn trong học tập và cuộc sống. Tên gọi cũ “ Xem tranh” với ý nghĩa chỉ giới hạn ở việc xem tranh và thưởng thức tranh, không bao hàm hết nội dung của phân môn được xác định trong chương trình mới. Do đó, chương trình mới của môn Mĩ thuật đã đổi tên phân môn là “ Thường thức mĩ thuật”. Tên gọi: “ Thường thức mĩ thuật “ đã thể hiện nhận thức mới về nhiệm vụ cũng như nội dung, ý nghĩa của phân môn, đó là thưởng thức cái hay cái đẹp của các loại hình mĩ thuật hội hoạ ( tranh ), điêu khắc ( tượng ), kiến trúc ( nhà, đình, chùa....) và mĩ thuật ứng dụng ( các mặt hàng ),..... II.1.2/ Cơ sở lý luận: Dựa trên nhiệm vụ của phân môn “ thường thức mĩ thuật" ở SGV nghệ thuật, phần mĩ thuật và vở tập vẽ đã thiết kế thành các bài học cụ thể. Căn cứ vào thực tế quá trình giảng dạy bộ môn MT, qua tham khảo, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy SGKMT & tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo. Thông qua sự tiếp xúc làm quen nhằm giúp cho các em có được những kiến thức sơ đẳng nhất về xem tranh, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt và những cảm nhận đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi và tranh của họa sĩ. Trong mỗi tiết học giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. - Tổ chức hoạt động theo tổ, nhóm để các thành viên trong tổ, nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy giáo. Luôn tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " động, luôn quan tâm đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. Tuỳ theo nội dung của từng bài, giáo viên phải biết điều chỉnh thời gian giảng bài cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện các tiết dạy giáo viên phải hướng cho học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 4 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " II.2/ CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHÂN MÔN “ THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT “ II.2.1/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Giúp học sinh quan sát, nhận xét, so sánh hình ảnh, màu sắc khi xem tranh. - Hiểu nội dung các bức tranh sau khi xem. - Có cảm nhận ban đầu các bức tranh. - Thể hiện được những kiến thức, kĩ năng quan sát tranh của các em. II.2.2. Thực trạng về kĩ năng xem tranh của học sinh: - Đầu năm học tôi được phân công phụ trách giảng dạy ở các khối III - IV - V (Khối III có 4 lớp; khối IV có 3 lớp; khối V có 4 lớp ) với tổng số 310 HS. Qua thực tế giảng dạy, điều tra, trò chuyện tôi nhận thấy một số tình trạng sau: +/ HS: Tiếp thu bài một cách thụ động, dập khuôn, máy móc. Đa số học sinh trong giờ xem tranh chưa có sự tập trung và hứng thú. II.2.2/ Đánh giá thực trạng: */ Giáo viên: Mảng kiến thức của phân môn " Thường thức mĩ thuật " rất rộng đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết về các tác giả, tác phẩm của tác giả. Trong khi dạy học giáo viên còn chưa quan tâm đến hết các đối tượng học sinh trong lớp. Những em học sinh TB, những em học sinh khá, giỏi chưa có cơ hội phát huy được khả năng tư duy. Phần xây dựng kiến thức mới còn chung chung, giáo viên chưa khéo léo dẫn dắt để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Khi dạy người giáo viên chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn về các phương pháp dạy học trong phân môn này: PP dạy học đổi mới và PP dạy học truyền thống, PP trực quan, PP tích hợp, tổ chức trò chơi đánh giá...? */ HS: Kĩ năng xem trang của các em còn kém và chậm. Chưa hiểu được đầy đủ các thuật ngữ trong môn học này. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 5 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " Chưa xác định được các dữ kiện đã cho và yêu cầu của giờ học. Vốn hiểu biết về thực tế của HS còn hạn hẹp. KẾT LUẬN CHƯƠNG II. Mục đích của những bài xem tranh là nhằm giúp cho học sinh được làm quen, được tiếp xúc với các bức tranh đẹp thông qua ngôn ngữ của mĩ thuật là đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc. Đây cũng chính là các bậc thang đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật biết yêu quý trân trọng cái đẹp... Các tiết học " Thường thức mĩ thuật " không có phần thực hành vẽ, nặn như ở các phân môn khác nên dễ trở nên đơn điệu, nặng nề, nhất là với học sinh. II.3/ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.3.1/ Các Biện pháp Phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới, ngoài việc dạy kiến thức và kĩ năng cho học sinh, nhiệm vụ của giáo viên còn phải dạy cho các em phương pháp tự học qua các hoạt động học tập...cho nên tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho sinh. Việc đổi mới đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của phương pháp dạy học theo định hướng mới, việc đổi mới đánh giá nhằm xác nhận kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học của giáo viên cho phù hợp với mục tiêu. Đổi mới đánh giá còn nhằm đổi mới chủ thể đánh giá, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả học tập của nhau. Tôi luôn chú ý đến vấn đề về phương pháp và cách tổ chức dạy học: II.3.1.1/ Về phương pháp dạy học: Do tính đặc thù của phân môn, dạy - học " TTMT " thường sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. Khi sử dụng những phương pháp trên tôi luôn chú ý đến : - Câu hỏi phải rõ ý, ngắn gọn, đúng nội dung và trình tự các vấn đề cần tìm hiểu: VD: Tác giả của bức tranh là ai? Trong bức tranh tác giả miêu tả những gi?...Câu hỏi phải được nghiên cứu phù hợp với trình độ của HS để giúp các em tự tin và kích thích được khả năng tìm tòi, phát hiện. Thông qua các câu hỏi, tôi định hướng cho HS liên hệ giữa tranh, tượng với thực tế để các em nhận ra mối liên quan giữa mĩ thuật với cuộc sống. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 6 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " - Khen ngợi, khích lệ kịp thời những HS trả lời câu hỏi tốt, có nỗ lực tìm hiểu bài; khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân, giúp đỡ, động viên những HS còn lúng túng, rụt rè, không chê trách, phê bình những ý kiến sai vì nó sẽ làm cho HS trở nên ngại phát biểu, mà nhiệt tình giảng giải uốn nắn cho các em. - Tìm tòi, sưu tập thêm những mẫu chuyện ngẵn, những thông tin hay đan xen vào những nội dung tìm hiểu, để bài học trở nên phong phú hấp dẫn. Gợi ý HS những nội dung cần tìm hiểu thêm ở nhà để các em quan tâm nhiều hơn đến môn học, có sự đối chiếu, ứng dụng thực tế, từ đó khắc sâu được kiến thức. - Tôi luôn có cách dẫn dắt bài học nhiệt tình, say mê trên cơ sở làm chủ nội dung kiến thức để tạo được sức hấp dẫn lội cuốn học sinh. II.3.1.2/ Về cách tổ chức dạy - học: - Tôi luôn phát huy ưu điểm của phương pháp tổ chức dạy - học theo nhóm khi dạy các bài " TTMT ". Chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 10 em, cho các em thi đua tìm hiểu nội dung bài, rồi sau đó điều khiển hoạt động của các nhóm theo các bước: +/ Tôi đặt câu hỏi lần lượt theo các nội dung phải tìm hiểu và cho mỗi nhóm 1, 2 đại diện HS trả lời, sau đó các nhóm khác phát biểu ý kiến bổ sung, nhận xét. Tôi luôn theo dõi và hướng dẫn, điều khiển các nhóm hoạt động, bổ sung và tổng kết ý kiến của các nhóm sau mỗi nội dung tìm hiểu. +/ Với các lớp là tập thể HS khá, giỏi đã quen với hình thức học tập theo nhóm, tôi nêu vấn đề để một nhóm đặt câu hỏi cho một nhóm khác trả lời, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến và nhận xét. Sau đó tôi tổng kết ý kiến của các nhóm sau mỗi nội dung tìm hiểu và phân công lại nhiệm vụ cho các nhóm ở nội dung tiếp theo. +/ Các bước tiến hành lên lớp trong phân môn này tôi luôn chú ý đến các vấn đề: */ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tôi sử dụng các tập tranh trong bộ thiết bị, sưu tầm thêm các phiên bản tranh mẫu cỡ to và mở rộng kiến thức cho học sinh. Khi thực hiện các bài dạy phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng, tôi luôn khai thác triệt để nội dung, tác dụng của bộ thiết bị để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. - Sử dụng đĩa hình, tư liệu tranh... */ Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:. - Xem kỹ tranh và chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, súc tích xoay quanh nội dung bức tranh để dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung yêu cầu của bài học. - Tránh những câu hỏi lòng vòng, dài dòng, vô nghĩa hoặc những câu hỏi quá khó hoặc không gắn với nội dung bài học, những câu hỏi gợi ý cho học sinh tôi luôn chú ý làm rõ các nội dung: +/ Tên tác giả. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 7 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " +/ Tên bức tranh +/ Nội dung chủ đề. +/ Chất liệu vẽ tranh. +/ Hình ảnh chính và phụ trên bức tranh. +/ Cách sắp xếp hình vẽ ( bố cục ) của bức tranh. +/ Màu sắc và cách phối hợp màu sắc trên tranh. +/ Cảm nhận cá nhân về bức tranh ( thích hay không thích ). - Sau mỗi câu học sinh trả lời, tôi luôn bổ sung và giảng giải thêm cho đầy đủ, không nói dài, đi sâu và phân tích cụ thể từng nội dung. Làm như vậy sẽ không mắc sai lầm, sa đà và đi chệch ra ngoài yêu cầu nội dung của bài dạy. - Trước khi cho học sinh trả lời các câu hỏi thuộc nội dung bài dạy, tôi luôn yêu cầu học sinh xem kĩ tranh trong SGK. Khi HS xem tranh, có thể cho các em cùng trao đổi và thảo luận tại bàn hoặc theo tổ, theo nhóm. */ Hướng dẫn học sinh thực hành - Phần hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét tranh để trả lời các câu hỏi xoay quanh các nội dung nêu trên, tôi sắp xếp từ 20 đến 25 phút, thời gian còn lại tôi tổ chức cho học sinh xem thêm các bức tranh khác. Tôi tổ chức các hoạt động như trò chơi, đố vui có nội dung liên quan đến nội dung bài học và cho học sinh thực hành bằng hình thức viết ra giấy mô tả ngắn gọn nội dung bức tranh và nêu nhận xét, cảm nhận cá nhân của mình về bức tranh đó, sau đó lên trình bày cá nhân hoặc đại diện nhóm. */ Nhận xét và đánh giá. - Dành từ 2 đến 3 phút để nhận xét tiết học - Nhấn mạnh các yêu cầu cần ghi nhớ khi xem tranh. - Tìm và mô tả các hình ảnh chính phụ trên tranh. - Nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ của bức tranh. - Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh. II.3.2/ Kết quả thực nghiệm - Các em đã biết quan sát, nhận xét, so sánh hình ảnh, màu sắc khi xem tranh. - Đã hiểu nội dung các bức tranh sau khi xem. - Có cảm nhận ban đầu các bức tranh. - Thể hiện được những kiến thức, kĩ năng quan sát tranh của các em. - Các em rất hứng thú khi được làm quen với tiết học trên máy chiếu. II.3.3/ Bài học kinh nghiệm Tổ chức tốt việc dạy học theo nhóm ở các bài " TTMT " sẽ tạo điều kiện để HS phát huy tính chủ động, tích cực tìm hiểu bài, làm cho các tiết học trở nên sôi nổi, hẫp dẫn. Tôi luôn khuyến khích và hướng dẫn HS tìm đọc thêm sách báo, tài liệu về mĩ thuật để mở mang vốn hiểu biết; sưu tập tranh, tượng, phiên bản, tài liệu về mĩ thuật để sử dụng trong học tập và có bộ sưu tập riêng theo ý thích. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 8 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " III/ PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế giảng dạy của bản thân cũng như của đồng nghiệp tôi nhận thấy: - Nếu có điều kiện, giáo viên nên tổ chức dạy học, tham quan tại các phòng tranh, triển lãm mĩ thuật, bảo tàng, di tích lịch sử văn hoá... để tạo không gian học tập mới mẻ, sinh động gay hứng thú cho HS. Vì hình thức này sẽ giúp HS được thực hành tìm hiểu mĩ thuật ngay tại thực tế. Qua đó, các em sẽ hình thành được thói quen tự tìm hiểu về mĩ thuật, tiếp thu kiến thức hiệu quả và vận dụng được vào cuộc sống. - Để dạy - học phân môn này có hiệu quả, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài, trình độ của HS và các điều kiện thực tế để tìm ra phương pháp cũng như cách tổ chức dạy - học thích hợp cho mỗi bài học. - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy cho phân môn “ Thường thức mĩ thuật “ là rất phù hợp – bởi lẽ nó đã tạo được sự hứng thú cho học sinh trong khi học, rút ngắn được các thao tác cho người giáo viên. - Trên đây là những kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi được đúc kết lại từ những thực tế trong công tác giảng dạy. Mong các đồng chí, đồng môn đóng góp ý kiến để rút ra được những kinh nghiệm đầy đủ để giờ học " Thường thức mĩ thuật " đạt được kết quả cao nhất và phù hợp với đối tượng học sinh. Xin chân thành cảm ơn./. Tiên Yên, ngày 15 tháng 05 năm 2008 Người viết Lê Quang Hà Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 9 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " VD: Bài 25 " Thường thức mĩ thuật Xem tranh Bác Hồ đi công tác. I/ Mục tiêu. - Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. - Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II/ Chuẩn bị */ Giáo viên: - Sử dụng chương trình giáo án điện tử để giảng dạy. - Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các họa sĩ. - Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác. */ Học sinh - SGK - Tranh ảnh về Bác Hồ. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu. */ Giới thiệu bài - Sử dụng băng hình có chủ đề ca ngợi về Bác Hồ kính yêu. Nội dung Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu vài nét về - Yêu cầu học sinh xem mục 1 trang hoạ sĩ 77 SGK và gợi ý các em tìm hiểu về Nguyễn Thụ tác giả : - Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã +/ Em hãy cho biết nơi sinh của họa Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh sĩ Nguyễn Thụ? Hà Tây - Dân quân, đấu vật, Làng ven +/ Những tác phẩm nổi tiếng của núi, Mùa đông, Bác Hồ đi ông? công tác... - Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông là hiệu trưởng Trường Đại học mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1992. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà Giáo Nhân dân năm 1988. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 10 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " - Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa. - Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh thường là các cụ già, thiếu nữ, em bé...được thể hiện rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và mằu sắc giản dị. - Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế như Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác ... - Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - Nghệ thuật năm 2001. - Cho học sinh xem tranh, sử dụng phương pháp đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh: +/ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? +/ Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào? - Hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ. - Bác Hồ dáng ung dung, thư thái trên yên ngựa, tay cầm dây cương... anh cảnh vệ 2/ Xem người ngả về phía trước. tranh Bác +/ Hình dáng của hai con ngựa như - Mỗi con một dáng đang bước Hồ đi công thế nào? đi tác. +/ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay - Trầm ấm trầm ấm +/ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ - Nhẹ nhàng, uyển chuyển hay nhe nhàng uyển chuyển? */ Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường IV/ Tổng kết Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 11 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " Khen ngợi những học sinh tícg cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Về nhà sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo. */ Giáo viên nhận xét các tiết học .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. V/ NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 12 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 13 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " VI/ NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GD & ĐT .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn TÁC GIẢ 14 Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn " Thường thức mĩ thuật " - Hỏi - đáp về dạy học môn MT - Nguyễn Quốc Toản ( chủ biên ) - Triệu Khắc Lễ – Trịnh Đức Minh - Nguyễn Hứu Hạnh - Đàm Luyện - Nguyễn Đức Toản Lê quang Hà - GV Mĩ Thuật trường tiểu học Thị Trấn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan