Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt

.DOC
6
191
62

Mô tả:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: Bất cứ một ai khi đã chọn ngành nghề cho mình thì đều đã xác định cái đích mình cần đạt đến. Cũng như mọi ngành nghề khác, khi đã chọn nghề dạy học gắn bó với cả cuộc đời mình có nghĩa là người thầy đã sẵn sàng đón nhận bất cứ đối tượng học sinh nào để dạy dỗ các em đó trở thành người có đức, có tài. Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau và nhiều dạng khác nhau. Trong đối tượng học sinh này có một dạng gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này luôn tạo ra sự phiền hà và bận rộn hơn cả cho người thầy. Đối với những học sinh này không phải khi nào người thầy cũng thành công trong quá trình giáo dục. Năm học 2010 – 2011 tôi được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Đây là lớp các đối tượng học sinh ở rải rác khắp nơi có cả học sinh ở xã Tân Ân - Ngọc Hiển đi đò sang học. Tổng số học sinh cả lớp là 30 em. Đa số các em đều ngoan và chăm chỉ học tập. Duy chỉ có 2 học sinh nam thuộc dạng học sinh cá biệt. Trong số học sinh này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm chậm tiến về mặt học tập và 1 nhóm chậm tiến về mặt đạo đức. * Nhóm chậm tiến về mặt học tập: + Nguyễn Văn Vũ : Hoàn cảnh gia đình em gặp nhiều khó khăn, cha mẹ không có nghề nghiệp phải đi làm mướn kiếm sống qua ngày, ít quan tâm đến việc học tập của con. Nhà em lại ở xa trường đi lại rất khó khăn nhất là những ngày nước ngập. Vì vậy, em đọc, viết và làm toán còn yếu. * Nhóm cá biệt về đạo đức: + Trần Trí Tài : Nhà em Tài cả bố và mẹ đều không có việc làm ổn định, gia đình sống không hạnh phúc và đã chia tay nhau. Hiện nay em ở chung với bà ngoại nên thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Em thường nóng nảy, khó gần gũi với bạn bè. Đến lớp em hay vi phạm nội quy nhà trường như: đánh bạn, nói tục, chửi thề,... Theo tôi, muốn đạt hiệu quả trong công việc giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt trong lứa tuổi này, người thầy cần phải hiểu rõ một số vấn đề mà tôi cho rằng nó là cơ sở tạo nên sự thành công trong công việc giáo dục ấy, đó là: Người thầy phải xác định một cách đúng đắn vị trí, mối quan hệ giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học. Sự tác động của gia đình, xã hội đối với lứa tuổi này. Sự thay đổi về tâm lí lứa tuổi. PHẦN II: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT CÓ HIÊU QUẢ. * Biện pháp thứ nhất: Người thầy xác định rõ vị trí và mối quan hệ thầy trò trong quá trình hoạt động dạy và học: Người thầy giáo trong quá trình thực hiện việc giáo dục bao giờ cũng xuất hiện với tư cách là tác nhân, còn học sinh xuất hiện với tư cách là chủ thể được giáo dục. Vai trò của học sinh luôn được đề cao, chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức tư duy đến thái độ, hành vi và hoạt động của chúng trong quá trình được giáo dục. Thầy chính là người cố vấn, là người định hướng dẫn dắt, chỉ bảo cho trò có được những nhận thức, tư duy và hành vi thích hợp đúng đắn. Vào đầu năm học bản thân tôi tự kiểm tra lại kiến thức của các em để có kế hoạch bồi dưỡng các em ngay từ tuần đầu của năm học. Đối với em Vũ tôi thường xuyên quan tâm hơn. Những ngày ở trường trong các giờ học tôi đều gần gũi, động viên em cố gắng học tập, dạy lại cho em từ những kiến thức mà em chưa hiểu, chưa nắm được. Tôi cho em 2 cuốn vở, 1 cuốn tôi viết mẫu cho em luyện viết chữ ở nhà, 1 cuốn khác tôi dạy em làm các dạng toán trong chương trình lớp 1 để củng cố lại kiến thức mà em chưa nắm được. Giờ học nào tôi cũng dành vài phút kiểm tra việc đọc bài của em, chữ nào khó yêu cầu em dừng lại đánh vần nhẩm rồi đọc to. Cuối buổi học tôi thu 2 cuốn vở của em chấm và kiểm tra bài làm của em, sửa chữa những sai sót để em rút kinh nghiệm cho bài sau. Ngoài ra tôi còn phân công em Vy là học sinh giỏi của lớp kèm cặp em Vũ trong các giờ học trên lớp cũng như thời gian rảnh ở nhà. Đối với em Tài bước đầu tôi đã gặp gỡ gia đình em trao đổi và đưa ra một số biện pháp để gia đình và giáo viên cùng phối hợp thực hiện. Trong giờ ra chơi tôi thường gọi em lại hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu về những sở thích, mơ ước sau này của em. Tôi ôm em vào lòng và kể cho các em nghe nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Tôi khuyên em cần sữa chữa những khuyết điểm mà em hay mắc phải, sống vui vẻ, hòa đồng với bạn bè. Trong giờ học, tôi hay để ý đến những hành động, cử chỉ của em để kịp thời uốn nắn và động viên những tiến bộ của em. Ngoài ra tôi còn thực hiện phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” trong học tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, nhằm giúp các em tiến bộ về mọi mặt. * Biện pháp thứ 2: Phối hợp đồng bộ trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Tục ngữ có câu: “Cha nào con nấy”, chúng ta đều biết rằng con trẻ là dấu ấn của một gia đình. Nhân cách cũng như sự giáo dục của chúng trong giai đoạn này đang hình thành nên việc chúng chịu những tác động của người xung quanh nhất là những người thường xuyên gần gũi chúng rất quan trọng. Nên ngoài việc chịu tác động giáo dục của nhà trường thì học sinh còn tác động giáo dục của cha mẹ chúng, của xã hội. Tất nhiên ta cũng không thể phủ nhận những trường hợp “nẩy nòi”, theo kiểu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Chỉ mới thế thôi cũng đủ để chúng ta nhận thấy rằng tính cách của học sinh còn chịu tác động từ rất nhiều mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Trước hết tôi gặp gỡ gia đình các em trao đổi và đưa ra một số biện pháp để gia đình và giáo viên cùng phối hợp thực hiện.Tham mưu với BGH nhà trường, thầy tổng phụ trách đội ,... hỗ trợ thêm về vật chất cũng như tinh thần để giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ bạn, luôn gần gũi với bạn để giúp bạn cùng tiến bộ. * Biện pháp thứ 3: Đổi mới trong đánh giá HS và động viên, khen thưởng Học sinh tiểu học lứa7, 8 tuổi các em rất nghịch và hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Nhưng dù sao ở lứa tuổi này các em rất thích được tán dương, được khen ngợi. Chính vì vậy mà chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, dạy học và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục trẻ em mẫu giáo cho lứa tuổi tiểu học cũng như áp dụng cách thức giáo dục của học sinh trung học cho học sinh tiểu học, có như vậy thì chúng ta mới có thể giáo dục học sinh phát triển một cách đúng đắn nhất về nhân cách cũng như nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn, hình mẫu phát triển của học sinh trong giai đoạn đó mà còn tùy thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như những tác động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có những cách thức giáo dục thích hợp nhất cho chúng có thể phát triển một cách hài hòa trong học tập, nhận thức và hành vi khi chúng tham gia vào các mối quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương lai. Hiểu được vấn đề này đối với mỗi một người thầy, người cô làm công tác chủ nhiệm lớp là một điều kiện cần thiết. Song quan trọng hơn là từ sự hiểu biết đó mà mỗi một người thầy, người cô phải có những phương pháp giáo dục thích hợp đối với từng đối tượng học sinh cá biệt. * Về phía thầy: Trước hết, người thầy phải có những phẩm chất sau: Người thầy phải có “tâm” , cái “tâm” sẽ dẫn đến sự bao dung, dẫn đến trách nhiệm của người thầy đối với một con người. Và cái “tâm” cũng làm nảy sinh nhiều biện pháp giáo dục. Người thầy phải tôn trọng và có lòng tin đối với trò bởi học sinh cá biệt là những em có cá tính mạnh mẽ. Người thầy cần tránh sự xúc phạm các em trước tập thể lớp. Người thầy cần phải có những biện pháp động viên, khích lệ để các em có được sự tự tin trong học tập. Đặc biệt người thầy phải giữ được chữ tín đối với trò cả về tri thức lẫn nhân cách. Đây là điều điều không thể thiếu được của người thầy trong việc giáo dục những học sinh cá biệt. * Về phía trò: Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm hoàn cảnh gia đình để thông cảm, tránh sự xúc phạm vô tình đối với trò. Người thầy phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt của trò và những điểm yếu cơ bản nhất để tác động làm thay đổi tính cách của trò. Người thầy phải tìm hiểu những suy nghĩ và những điều trò muốn. Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những vướng mắc của mình. * Biện pháp thứ 4: Tạo môi trường giáo dục thuận lợi để giáo dục học sinh: Gia đình: Giữa nhà trường và gia đình phải có sự kết hợp chặt chẽ, sự kết hợp giáo dục này phải diễn ra rất tế nhị và thường xuyên. Tránh những hành động nóng nảy của gia đình đối với trò. Nhà trường: Đối với chủ nhiệm dùng ảnh hưởng của tập thể lớp và dư luận của tập thể để tác động sao cho học sinh cá biệt ấy phải thức thấy những thiếu sót của mình. Đồng thời làm sao để trò nhận thấy trong sự tác động đó có tình thương yêu và trách nhiệm của tập thể, của thầy cô giáo đối với mình. Có thể dùng bạn khác giới để giáo dục (nếu cần thiết). PHẦN III: KẾT QUẢ. Kết quả đạt được: Cụ thể theo bảng thống kê sau: BB BB B B B BB B Ê B BB B B B B BB B B VB B B B B B VB B B B BB BB B BBBB BBBBBB STT Họ và tên Tiêu chí đánh giá BBBB BBBB BBBB Đầu năm học 1 Kết quả đạt được giữa HKI Đọc rất chậm, nhiều Đọc bài to, rõ ràng chữ khó phải dừng lại đánhvà lưu loát hơn. vần rất lâu. Viết chữ đủ nét, Viết chữ thiếu nét, chưađều và tương đối thẳng Nguyễn thẳng hàng, chưa đúng độ caohàng. của từng con chữ. Văn Vũ Tính toán nhanh Làm tính chậm chạp,hơn, bước đầu hiểu và chưa nắm chắc cách giải toángiải được một số bài toán có lời văn. có lời văn. Tính tình nóng nảy. 2 Tài Em thay đổi rõ rệt Hay mặc cảm với bạnsống hòa đồng với bạn bè, biết vâng lời thầy, cô bè. giáo và cha mẹ. Thường xuyên vi phạm Trần Trí Thực hiện tốt nội nội quy quy nhà trường. của nhà trường như: đánh bạn, nói tục, chửi thề, … Hết học kì I, các em đều tiến bộ rõ rệt về đạo đức cũng như học tập. Sống hòa nhập với tập thể lớp. Các em đoàn kết, gắn bó hơn, giúp đỡ nhau trong học tập, có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập thể. Kết quả lớp đã được nhà trường tuyên dương trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 2011. Tác dụng và phạm vi ứng dụng: Tác dụng: Các em ngoan, chăm chỉ học tập hơn. Sống hòa nhập với bạn bè và tập thể lớp. Gia đình phấn khởi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con, em mình học tập tốt hơn. Góp phần cho xã hội tạo sân chơi lành mạnh. Khi HS ngoan các em sẽ tích cực tham gia hoạt động ở địa phương. Phạm vi ứng dụng: Đã áp dụng thành công ở trong tổ, trong trường tiểu học 3 chúng tôi. Đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng cho phù hợp từng đối tượng HS của lớp mình phụ trách. Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt áp dụng trong tổ đã có kết quả. Hi vọng được phổ biến, sử dụng cho các lớp, các trường. Tùy theo điều kiện của từng trường chúng ta vận dụng cho phù hợp. Năm Căn, ngày18 tháng 04 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Hoàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất