Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạymôn địa lý cấp thcs

.DOCX
135
1648
74

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Loan Ngày tháng năm sinh : 14-07-1986 Đơn vị công tác : Trường THCS Đông Tảo- Khoái Châu. Chức vụ : Giáo viên- Chủ tịch Công đoàn Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm II Bộ môn giảng dạy : Địa lý Năm vào ngành : 2010 Danh hiệu thi đua : Lao động tiên tiến . 0 MỤC LỤC PHẦN I: SƠ YẾU LÍ LỊCH ......................................................................................................... 0 PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................................... 5 A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 5 I.1. Thực trạng của vấn đề ......................................................................................................... 5 I.2. Ý nghĩa của sáng kiến ......................................................................................................... 6 I.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 7 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......................................................................................................... 7 II.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 7 II.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 10 1 II.2.1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học nói chung trong môn Địa lý nói riêng ......................................................................................................... 10 II.2.2. Tình hình thực tế của việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo bệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. ......................................................................................................... 11 II.2.3. Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và thực trạng môi trường ở địa phương ......................................................................................................... 13 II.3 Các biện pháp tiến hành ......................................................................................................... 14 II.3.1. Biện pháp chung 14 II.3.2. Biện pháp riêng đối với môn Địa lý 14 II.4. Thời gian thực hiện ......................................................................................................... 14 B. NỘI DUNG ......................................................................................................... 15 I. MỤC TIÊU ......................................................................................................... 15 II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯA TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN 2 ĐỊA LÝ CẤP THCS ......................................................................................................... 16 II.1. CHƯƠNG I: MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯA TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS ......................................................................................................... 16 II.1.1. Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS ......................................................................................................... 16 II.1.1.1. Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác và môi trường không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan. ......................................................................................................... 16 II.1.1.2. Phải đảm bảo đặc trưng của môn học (phù hợp đặc trưng của giờ dạy về tự nhiên, kinh tế xã hội), không biến giờ học Địa lý thành giờ bảo vệ môi trường hay giờ học của các môn khác. ......................................................................................................... 17 II.1.1.3. Không tăng thêm nội dung kiến thức dẫn đến quá tải ......................................................................................................... 17 II.1.1.4. Các vấn đề về môi trường và nội dung kiến thức các môn có liên quan cần được chia nhỏ trong từng bài học, trong từng nội dung của bài. ......................................................................................................... 17 3 II.1.1.5. Chỉ tích hợp các mức độ phù hợp (có thể là tích hợp toàn phần, bộ phận hay chỉ ở mức độ liên hệ). ......................................................................................................... 17 II.1.1.6. Giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khi đưa Tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. ......................................................................................................... 17 II.1.2. Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan và kiến thức về môi trường (ở địa phương, trong nước, trên thế giới), các biện pháp bảo vệ môi trường. ......................................................................................................... 17 II.1.3. Giáo viên cần chủ động đưa nội dung Tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy với những bài liên quan. Nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp. ......................................................................................................... 20 II.1.4. Một số hình thức đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào trong môn Địa lý. ......................................................................................................... 22 II.1.4.1. Hình thức dạy học nội khóa ......................................................................................................... 22 II.1.4.2. Hình thức dạy học ngoại khóa. ......................................................................................................... 22 II.1.5. Phương pháp đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý. 4 ......................................................................................................... 22 II.1.5.1. Nhóm phương pháp dùng lời. ......................................................................................................... 22 II.1.5.2. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề ......................................................................................................... 24 II.1.5.3. Sử dụng phương pháp quan sát trực quan ......................................................................................................... 25 II.1.5.4. Phương pháp liên hệ thực tế ......................................................................................................... 27 II.1.5.5. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý ......................................................................................................... 28 II.1.5.6. Phương pháp hình thành mối quan hệ nhân quả…………….....30 II.1.5.7. Phương pháp sàng lọc. ......................................................................................................... 30 II.1.5.8. Phương pháp hoạt động nhóm………………………………….… 31 II. 1.5.9. Sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh dễ tiếp cận với nội dung kiến thức các môn học khác và những vấn đề về môi trường. ......................................................................................................... 31 II.1.5.10. Sử dụng phương pháp nêu gương. ......................................................................................................... 33 I.1.5.11. Phương pháp động viên khích lệ hành động 5 ......................................................................................................... 35 I.1.5.12. Phương pháp kiểm tra, đánh giá ......................................................................................................... 35 II.1.5.13. Sử dụng phương pháp phối kết hợp trong khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy và học. ......................................................................................................... 36 II.1.6. Một số kỹ thuật dạy học tích cực góp phần đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý đạt hiệu quả cao. ......................................................................................................... 36 II.1.6.1. Sử dụng kĩ thuật động não nhằm khơi gợi những giải pháp sáng tạo. ......................................................................................................... 36 II.1.6.2. Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép. ......................................................................................................... 37 II.1.6.3. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. ......................................................................................................... 39 II.1.6.4. Sử dụng kĩ thuật tạo sơ đồ tư duy ......................................................................................................... 41 II.1.6.4. Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi ......................................................................................................... 42 II.2. CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI 6 TRƯỜNG ......................................................................................................... 42 II.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................................................... 42 II.2.2. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA ......................................................................................................... 43 VÍ DỤ 1: TIẾT 27: BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)SGK ĐỊA LÝ 9 ......................................................................................................... 43 VÍ DỤ 2: TIẾT 26: BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( Tiết 1)-SGK ĐỊA LÝ 7.................................................................................................67 VÍ DỤ 3: TIẾT 52: KIỂM TRA HỌC KỲ 2 ( LỚP 8)...........................87 III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ......................................................................................................... 96 IV. HIỆU QUẢ ......................................................................................................... 96 IV.1. Sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của giáo viên và học sinh ......................................................................................................... 97 IV.2. Sự chuyển biến trong hành động, việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh ......................................................................................................... 97 IV.3. Tác động đến các tổ chức, cơ quan đoàn thể, đến người dân sinh sống xung quanh. 7 ......................................................................................................... 98 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ......................................................................................................... 99 V.1. Kết quả chung ......................................................................................................... 99 V.2. Kết quả cụ thể ......................................................................................................... 100 V.3. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................................... 116 C. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 117 1. Nhận định chung ......................................................................................................... 117 2. Điều kiện áp dụng ......................................................................................................... 118 3. Hướng tiếp tục nghiên cứu ......................................................................................................... 119 4. Những đề xuất, kiến nghị ......................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 122 PHẦN II: NỘI DUNG A. MỞ ĐẦU 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Thực trạng của vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề bức thiết trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng tích hợp, trong đó Tích hợp liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Môn Địa lý cấp THCS ( Trung học cơ sở) cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này . Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng? Trước tiên, vì sao phải Tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS. Bởi mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. ( trong đó năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống rất được đề cao. Bởi nó góp phần hình thành những con người mới, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Để giải quyết những vấn đề này (cả về tự nhiên và xã hội ) có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên quan đến nhiều môn học). Vì vậy dạy học phải tích hợp liên môn vào trong việc giảng dạy môn Địa lý nói riêng, trong hệ thống giáo dục nói chung. Tại sao phải đưa nội dung tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý. Chúng ta biết, môi trường là nơi con người tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Thế nhưng, môi trường sống của con người trên Trái đất đang bị xuống cấp nghiêm trọng (cả về môi trường tự nhiên như: ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của các thành phần tự nhiên) và môi trường xã hội (với sự xuống cấp, suy đồi trong đạo đức, lối sống…). Và Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển, hội nhập thì vấn đề môi trường cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng – khi nước ta trở thành một trong 5 9 quốc gia chịu sự tác động, ảnh hưởng của biển đổi khí hậu mạnh mẽ nhất thế giới và hàng loạt các vấn đề tồn tại trong môi trường xã hội. Vấn đề Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng cũng không phải là một vấn đề cũ. Nó luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết trong mọi thời đại. Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào trong giảng dạy là một định hướng đúng đắn - đặc biệt là với môn Địa lý : môn học cung cấp cho con người vốn hiểu biết về cuộc sống của chính họ và thế giới xung quanh họ. Đó chính là nền tảng để xây dựng cuộc sống và xây dựng các môn học khác trong hệ thống giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên môn Địa lý, tôi luôn trăn trở về điều này . Vì thế, trong Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm, suy nghĩ của mình trong việc đưa Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn vào trong giảng dạy Địa lý với sáng kiến: “Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS” I.2. Ý nghĩa của sáng kiến Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý sao cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến môi trường ở địa phương nói riêng và môi trường sống của cộng đồng nói chung. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để hình hành năng lực sống tự lập cho các em. I.3. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến chủ yếu đề cập đến vấn đề chuyên môn trong giảng dạy 10 môn Địa lý cấp THCS với một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường khi giảng dạy môn học này. Đối tượng của sáng kiến: + Đó là các giáo viên giảng dạy môn Địa lý cấp THCS và cả những giáo viên giảng dạy các bộ môn khác trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu là đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào trong việc giảng dạy các môn học. + Ngoài ra sáng kiến còn hướng tới đối tượng chủ yếu là các em học sinh, góp phần giúp các em có thêm hiểu biết về các môn học khác để các em có kỹ năng, hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời, tăng cường thêm khả năng, sự hiểu biết, nhận thức về thực trạng cũng như hướng giải quyết vấn đề môi trường của địa phương – nơi các em sinh sống. Từ nhận thức, hành động, hiểu biết của các em học sinh sẽ phần nào tác động đến nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường và một số kiến thức, vấn đề khác trong cuộc sống. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH II.1. Cơ sở lý luận Tích hợp trong Tiếng Anh có nghĩa là Integration- có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bởi, chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động, chuyển hóa qua lại với nhau. Sự thay đổi của sự vật hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, khi nhận thức về một vấn đề chúng ta cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với 11 các vấn đề, hiện tượng khác ( cả trực tiếp và gián tiếp) để nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vấn đề cần giải quyết. Con người chúng ta là tổng hòa các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Để tồn tại trong xã hội đòi hỏi con người cần phải có tri thức (cả về Tự nhiên và Xã hội). Có như vậy con người mới có thể phát triển toàn diện. Để có được hệ thống tri thức ấy, một môn học không thể làm được mà đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn học. Vậy đưa kiến thức liên môn vào một môn học sẽ giúp cho học sinh- những con người mới của thời đại nói chung có được sự hiểu biết phong phú hơn và góp phần làm cho môn học hấp dẫn hơn. Hơn thế, hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, con người đã tạo ra sự biến đổi to lớn của giới tự nhiên và xã hội góp phần phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng con người lại phải đối diện với các vấn đề về môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sự biến đổi trong nhận thức sống của con người. Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Giáo dục tích hợp (Tích hợp Liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) hiện nay trên thế giới đang được rất nhiều các quốc gia áp dụng. Trong đó hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều thực hiện. ở một mức độ nhất định. Trong những năm 70, 80 của thế kỷ XX, UNESCO có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện quan điểm dạy học tích hợp với sự tham gia góp mặt của nhiều quốc gia trên Thế giới. Trong chương trình dạy học của nhiều quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản.. quan điểm tích hợp (cả Tích hợp liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) đã được ghi rõ trong chương trình. Nhưng ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương còn có sự định hướng quan điểm và cách xây dựng về hướng tích hợp khác nhau. Ở nội dung Tích hợp liên môn thì mỗi quốc gia lại chọn lựa theo từng định hướng khác nhau với hai xu thế: 12 + Tích hợp trong một môn học gồm có tích hợp đơn môn, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn hoặc tích hợp xuyên môn. + Tích hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực thành một môn tổng hợp mới gồm có tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Với nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường: ở Philippin, Thái Lan, Inđônêxia thì vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường rừng là cấp thiết hơn do nạn chặt phá rừng ở đây diễn biến phức tạp. Ở Nhật Bản, Xinga-po là vấn đề chất thải sinh hoạt, chất rắn. Nhưng ở Việt Nam là vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hay ở mỗi địa phương, vùng miền trên đất nước, giáo dục bảo vệ môi trường luôn đi liền với tình hình của từng địa phương. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) đã và đang được áp dụng ở tất cả các nhà trường trong cả nước. Giáo dục tích hợp trong từng môn học cũng có sự khác biệt. Với môn Địa lý có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Có người cho rằng: mỗi một môn học có một đặc thù riêng, một hệ thống kiến thức riêng. Làm sao lồng ghép nội dung kiến thức của môn học này với nội dung kiến thức của môn học khác. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Người giáo viên cần phải có sự lồng ghép hài hòa, khéo léo để khi học môn Địa lý học sinh không chỉ có hiểu biết về các môn học khác, hiểu biết về môi trường sống của loài người để tăng cường hiểu biết cũng như sự hấp dẫn của môn học. Từ những quan điểm đó tôi đã mạnh dạn tích hợp thường xuyên tích hợp liên môn cũng như Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện tôi đúc rút được một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện nhưng phần nào đóng góp được cho các đồng nghiệp, 13 học sinh có được những phương pháp giảng dạy và học tập tốt, hiệu quả về việc tích hợp hai nội dung này vào việc giảng dạy. II.2. Cơ sở thực tiễn II.2.1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học nói chung trong môn Địa lý nói riêng Hiện nay, hiện tượng học lệch, sự phát triển thiếu toàn diện trong nhận thức, quan điểm, hành động đang là vấn đề bức thiết trong các nhà trường nói riêng, trong xã hội nói chung. Ta dễ dàng bắt gặp một nhà khoa học, một tiến sỹ có rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu Khoa học nhưng lại là những con người của sách vở, thiếu kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Vì sao lại có những con người như vậy? - Đó chính là kết quả của việc học lệch. Hơn thế thực tiễn cho thấy dạy học tích hợp (trong đó có tích hợp liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại (trong đó có cả vấn đề về môi trường - ô nhiễm môi trường- vấn đề bức thiết và nóng bỏng với mọi thời đại, mọi quốc gia trên toàn cầu) Cần đưa giáo dục theo quan điểm tích hợp vào trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi nước ta có tới trên 23 triệu học sinh sinh viên chiếm gần 1/3 dân số đất nước. Tác động đến nhóm đối tượng này gần, dễ, nhanh nhất. Đây cũng là chủ nhân, tương lai của đất nước, là lực lượng lớn mạnh trong việc tuyên truyền tới công dân. Giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Môn Địa lý là môn học giúp con người có được hiểu biết cụ thể về cuộc sống nên đưa Giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) vào môn học này góp 14 phần tạo nên con người hoàn thiện hơn, chuẩn mực hơn, có kỹ năng và thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc sống. II.2.2. Tình hình thực tế của việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo bệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp (Tích hợp Liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) được thể hiện rất rõ trong một số môn học ở Tiểu học như môn : “Cách trí” sau đổi thành môn : “Khoa học thường thức”. Cho tới năm 1987, việc nghiên cứu và xây dựng môn: “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội’’ đã được đưa vào dạy học ở các trường cấp I. Đến năm 2012 thì quan điểm dạy học tích hợp (Liên môn và tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường) được đồng loạt triển khai, mở rộng trên tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân và được coi là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Thậm chí nhiều tỉnh thành, trong đó có Hưng Yên đã đưa nội dung ấy vào trong Phân phối chương trình lưu hành nội bộ toàn tỉnh. Tới năm 2015 chương trình Sách giáo khoa dạy học theo hướng tích hợp nhằm phát triển năng lực của học sinh đã được thí điểm dạy ở gần một nửa số trường trong toàn tỉnh với khối 6 cấp THCS. Nhưng việc đưa nội dung dạy học tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) mặc dù đã được tập huấn ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy học tích (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao bởi: + Về phía giáo viên: đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa trang bị cơ sở lý luận dạy học liên môn một cách chính thống nên khi giảng dạy giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) và còn chưa coi trọng việc dạy học theo hướng tích hợp với đối tượng học sinh và với điều kiện thực tiễn của địa phương. Có 15 những giáo viên còn chưa trang bị nhiều hiểu biết về môi trường, về các môn học khác và cũng chưa thực sự có ý thức đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục môi trường vào trong công tác giảng dạy. Đại đa phần giáo viên chỉ tập chung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản của bài học, ít chú trọng mở rộng, đặc biệt là lồng ghép tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và bài dạy của mình. + Về phía học sinh: Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc học tập các môn học một cách toàn diện, vẫn học tập theo xu hướng học lệch, học tủ, học với mục tiêu chủ yếu để đỗ vào các trường cấp III, trường Đại học.Và các em vẫn học theo xu thế thụ động bởi các em chưa có được các tri thức về các lĩnh vực khác như môi trường, xã hội, đời sống… Điều kiện thực tiễn của địa phương, trường học nơi các em sinh sống và học tập cũng chưa có nhiều hoạt động tác động đến nhận thức của các em về vấn đề này. + Về chương trình Sách giáo khoa của môn Địa lý hiện nay được viết theo hướng đơn môn, chương trình biên soạn nặng về việc cung cấp kiến thức ít chú trọng tới việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài thì khô khan thiên về việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên của các vùng miền ít xen kẽ và đề cập tới các vấn đề khác. + Tư liệu dạy học thiếu, đặc biệt là hệ thống tranh, ảnh, sách báo còn hạn chế. Trường THCS Đông Tảo lại dạy hai ca. Vì thiếu cơ sở vật chất nên một số hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường hay thời gian để tổ chức các tiết học, các hoạt động thực tiễn lồng ghép kiến thức liên môn không có thời gian và cũng không đủ kinh phí để thực hiện. + Thời lượng của một tiết học hạn chế (chỉ có 45 phút) nên việc giáo dục tích hợp (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn) vào trong tiết học đòi hỏi sự gia công nhiều của giáo viên. Và nếu không cẩn thận giờ học môn Địa lý sẽ giống như một nồi lẩu thập cẩm với rất 16 nhiều gia vị, học sinh sẽ không thể nhận thức được đâu là vấn đề chính trọng điểm của bài học. II.2.3. Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và thực trạng môi trường ở địa phương Trường THCS Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là một trong những trường ít ỏi còn lại của huyện Khoái Châu còn học 2 ca với hệ thống cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế hoạt động dạy học tích hợp chủ yếu dựa vào sự nỗ lực của các giáo viên trong quá trình giảng dạy. Học sinh trong trường thì thiếu sự đồng đều trong nhận thức nên việc đưa nội dung tích hợp vào giảng dạy còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (Vì một số học sinh, mục tiêu đưa nội dung kiến thức cơ bản còn gặp khó khăn huống chi là thời gian để mở rộng ra những kiến thức có liên quan của môn học khác). Mặt khác, với vấn đề về môi trường. Mặc dù, xã khá phát triển về kinh tế nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường nước do hoạt động chăn nuôi lợn, gà và hoạt động trồng trọt (phun thuốc trừ sâu, phân bón…). Đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ dân, rác thải của khu chợ đầu mối, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất… Một số hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương 17 Ô nhiễm: nguồn nước ( Nguồn nước chính được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp), rác thải, không khí, tiếng ồn, và những ảnh hưởng của cơ chế thị trường do hoạt động họp chợ suốt ngày đêm. Hơn thế, xã Đông Tảo một phần lớn người dân sống bằng nghề buôn bán nên môi trường bị ảnh hưởng nhiều của mặt trái cơ chế thị trường với mãnh lực đồng tiền, với lối sống thực dụng, với những tai tệ nạn của xã hội. II.3 Các biện pháp tiến hành II.3.1. Biện pháp chung - Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về bài học, môn học từ đó lồng ghép thêm một số nội dung có liên quan tới các môn học khác và lồng ghép thêm các kiến thức về môi trường của địa phương, của nước ta và các nước trên thế giới cũng như biện pháp cụ thể cho vấn đề này II.3.2. Biện pháp riêng đối với môn Địa lý 18 - Kết hợp giáo dục văn hóa với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và nội dung của các môn học có liên quan trong môn Địa lý (giáo dục tri thức kết hợp với đạo đức và lối sống) - Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp mang tính thực tiễn (phần này sẽ được phân tích rõ hơn ở các mục sau) - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để hoạt động này mang tính hiệu quả cao. II.4. Thời gian thực hiện Đề tài này được thai nghén từ khi tôi đi dự tập huấn về giáo dục tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý năm 2011 2012. Khi về trường giảng dạy tôi rất tích cực đưa nội dung tích hợp (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn) vào dạy học môn Địa lý. Trong quá trình giảng dạy tôi tích cực thu thập các tư liệu liên quan và bắt đầu viết, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm trong ba tháng. B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Sáng kiến được xây dựng với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả của giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) trong khi giảng dạy môn Địa lý, đồng thời nhằm tăng thêm tính hấp hẫn cho môn học này. Từ đó góp phần thực hiện đúng mục tiêu đưa Tích hợp Liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, đối tượng mà sáng kiến hướng tới không chỉ là những đồng nghiệp tham gia giảng dạy môn Địa lý và các môn học mà còn là các em học sinh với mục đích góp phần để học sinh nhận thức được vai trò của các 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng