Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt độn...

Tài liệu Skkn một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường thpt

.DOC
29
1630
65

Mô tả:

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THUÝ -----š š › › ----- SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN §Ò tµi : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY Tác giả: TRẦN XUÂN TRÀ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn Chức vụ: Phó hiệu trưởng Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Xuân Trường, tháng 5 năm 2016 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013- 2014 đến nay. 4. Tác giả: Họ tên: Trần Xuân Trà Ngày sinh: 04/4/1971 Nơi thường trú: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Điện thoại: 0979703715 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến. 5. Nơi áp dụng sáng kiến: Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0350.887.0006 2 MỤC LỤC Thông tin chung về SKKN dự thi cấp tỉnh Mục lục A. Điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến B. Mô tả giải pháp I. Thực trạng hoạt đô ông NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy trước khi tạo ra sáng kiến 1. Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT 2. Giáo viên chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT 3. Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo II. “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy” 1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhâ ôn thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt đô ông NCKHKT ở nhà trường phổ thông…. 2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt đô ông NCKHKT của học sinh phù hợp với điều kiê ôn thực tế của đơn vi 3. Làm tốt cvoong tác xã hô ôi hóa và đô ông viên thi đua, khen thưởng hoạt đô ông NCKHKT ở nhà trường C. Hiê ôu quả do sáng kiến đem lại D. Cam kết E. Thư mục tham khảo Trang 2 3 4 6 6 6 6 6 7 7 10 25 26 28 29 3 A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực người học, ngày 02/11/2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (NCKHKT) cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, bắt đầu thực hiện từ năm học 2011- 2012. Từ đó đến nay, NCKHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học trên phạm vi cả nước, phát triển cả về qui mô và số lượng, chất lượng dự án. Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2013, toàn quốc mới có 33 Sở GDĐT tham gia cuộc thi cấp quốc gia, với tổng số 140 dự án dự thi, đến năm 2016 đã có 63 tỉnh/ thành phố tham gia, với 400 dự án dự thi. Đặc biệt, trong mấy năm qua, Việt Nam liên tục tham gia Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế tại Hoa Kì và đều có dự án đoạt giải (01 giải Nhất năm 2012; 02 giải Tư năm 2013; 02 giải Tư và 1 giải Đặc biệt năm 2014; 01 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2015). Điều ấy chứng tỏ hoạt động NCKHKT dành cho học sinh trung hoc đã và đang được Bộ GDĐT và các Sở GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo sát sao, ngày càng thu hút học sinh tham dự và đạt được những thành tích ban đầu rất khả quan. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, mấy năm qua Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức Hội thi NCKHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học. Hội thi đã thu hút được các trường THPT, các Phòng GD&ĐT trong tỉnh tham gia. Kể từ đó đến nay năm nào Sở GD&ĐT Nam Định cũng tuyển chọn được một số dự án tham gia và đạt giải Hội thi NCKHKT cấp Quốc gia. Nó góp phần khẳng định tiềm năng, thế mạnh của một đơn vị nhiều năm liền là lá cờ đầu toàn quốc về GDĐT. Tuy nhiên, ở các trường trung học phổ thông (THPT), NCKHKT vẫn còn là hoạt động mới mẻ không chỉ đối với học sinh, mà đối với cả các bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Bởi lâu nay hoạt động NCKHKT là “lãnh địa” của các trường Đại học, Cao đẳng, các viện, học viện. Ở đó, các sinh viên, học viên thường là ít nhất sau một năm học mới bước đầu làm quen với hoạt động NCKHKT dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, các nhà khoa học có bề dạy kinh nghiệm, có học hàm, học vị cao. Không ít người cho rằng, việc NCKH đối với học sinh phổ thông là quá xa vời, vì mục tiêu chính của các em chỉ cần nắm vững kiến thức và kỹ năng ở chương trình giáo dục phổ thông, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Hơn nữa, để triển khai hoạt động NCKHKT đối với học sinh đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà khoa học giỏi làm tư vấn, trong khi kinh nghiệm NCKHKT của nhiều thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế. Mặt khác, giáo viên và học sinh đã phải dành quá nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Và vì là hoạt động mới mẻ, nên công tác quản lý, chỉ đạo của các trường THPT còn rất nhiều lúng túng. Đấy là chưa kể kinh phí đầu tư cho hoạt động này khá tốn kém… Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT của học sinh ở các trường THPT? Từ thực tế hoạt động NCKHKT và những thành tích mà nhà trường đã đạt được trong mấy năm qua ở lĩnh vực này, chúng tôi nhận thấy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT dành cho học sinh, trước hết phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo nhà trường. Vì thế, tôi đã chọn 4 “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) nhằm trao đổi với các trường THPT trong toàn tỉnh về việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mới mẻ này, góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 5 B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: I) Thực trạng hoạt động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy trước khi tạo ra sáng kiến: 1) Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT: Như đã nói ở trên, NCKHKT là hoạt động mới mẻ đối với học sinh THPT. Đặc biệt, trường THPT Nguyễn Trường Thúy mới được thành lập từ năm 2007, điểm tuyển sinh đầu vào của học sinh rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Nam Định nên năm học 2013 – 2014, khi lần đầu tiên tham gia hoạt động NCKHKT các em hết sức bỡ ngỡ. Bởi từ trước tới nay các em chưa hề biết tới hoạt động này. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng nhất của hoạt động NCKHKT, như: Nghiên cứu khoa học là gì? Bố cục của một dự án NCKHKT ra sao? Những phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng khi thực hiện dự án? Tiến trình thực hiện một dự án như thế nào?... các em đều chưa hề biết tới. Vì thế các em còn dè dặt đăng ký tham gia NCKHKT khi nhà trường phát động, tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi. Nhà trường phải giao chỉ tiêu về các khối, lớp để tổ chức Hội thi cấp trường. Qua Hội thi cấp trường năm học 2013- 2014, chúng tôi thấy, từ việc hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, đến cách triển khai nội dung, bố cục dự án… các em đều dễ sa vào những lỗi thường gặp khi NCKHKT, như: ý tưởng xa với, thiếu tính khả thi (Chinh phục sao Hỏa); chọn đề tài chưa thể hiện rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu (Mô hình cửa báo động)… Đấy là một trong những lý do gợi dẫn tôi thực hiện đề tài này. 2) Giáo viên chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT: Cũng như hầu hết các trường THPT mới thành lập trên địa bàn tỉnh Nam Định, đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Trường Thúy phần đông còn rất trẻ, vừa mới tốt nghiệp ra trường và chủ yếu đạt trình độ Đại học nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động NCKHKT. Bởi vậy, sau khi nhà trường đã lựa chọn được những ý tưởng khả thi, phân chia thành các lĩnh vực, cử giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT phù hợp với trình độ chuyên môn của mình, đa số giáo viên đều e ngại và cảm thấy thiếu tự tin trước nhiệm vụ này. Qua thực tế Hội thi NCKHKT cấp trường năm học 2013 – 2014, chúng tôi cũng thấy, một số giáo viên và học sinh chưa tự tin trước những câu hỏi phản biện của Ban giám khảo nên tính thuyết phục của các dự án chưa cao. Đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài SKKN này. 3) Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo: Vì là hoạt động hoàn toàn mới đối với các trường THPT, nên cũng như nhiều cơ sở giáo dục khác, Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trường Thúy còn lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo học sinh tham gia NCKHKT. Bên cạnh tính mới mẻ, sở dĩ lãnh đạo nhà trường còn lúng túng, bị động trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động này còn do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá xem nặng việc học và thi cử. Học sinh và giáo viên phần lớn chỉ tập trung vào việc dạy và học là chính, chưa thật sự quan tâm và xem hoạt động NCKHKT là nền tảng góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học. Hơn nữa, như đã nói ở trên, do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp; đội ngũ giáo viên nhà trường phần đông còn rất trẻ chưa có kinh nghiệm trong hoạt động NCKHKT dễ nảy sinh tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi được phân công hướng dẫn học 6 sinh thực hiện đề tài; lại là trường mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng đủ cho hoạt động NCKHKT; một số phụ huynh có tâm lý e sợ không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKHKT vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích; chế độ chính sách của nhà nước lại chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKHKT;… Đó là những khó khăn của lãnh đạo nhà trường trong quá trình chỉ đạo, tổ chức, triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh. Đây chính là lý do cơ bản để tôi chọn “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy” làm đề tài SKKN. II) Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy: Từ thực trạng hoạt động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy và kết quả đã đạt được của nhà trường ở lĩnh vực này mấy năm qua, chúng tôi thấy, để nâng cao hiệu quả NCKHKT của học sinh, cán bộ quản lý cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau: 1) Đẩy mạnh công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường: Sở dĩ học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT, cán bộ, giáo viên thiếu tự tin khi được phân công, hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, phụ huynh chưa thực sự đồng thuận, chưa tích cực động viên, khuyến khích con em mình tham gia hoạt động này, trước hết là do họ chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT dành cho học sinh. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh trường. 1.1. Về hình thức tuyên truyền: Tuy nhiên, vì đây là hoạt động mới, để cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT, nhà trường cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, sao cho những vấn đề cơ bản, nhất là mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT thấm sâu vào mọi thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường, được mọi người đồng tình, ủng hộ, tích cực hưởng ứng, tham gia. Để đạt được mục tiêu ấy, ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ và của Sở về việc tổ chức Hội thi NCKHKT dành cho học sinh trung học, lãnh đạo nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng cách phối hợp các hình thức cơ bản sau: + Tuyên truyền thông qua các buổi họp Hội đồng, họp cha mẹ học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần của Ban giám hiệu nhà trường. + Tuyên truyền thông qua các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm. + Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của Ban chấp hành Đoàn trường. + Tuyên truyền qua hệ thống Bản tin của nhà trường. + Đặc biệt, năm học 2013 – 2014, khi lần đầu tiên tham gia dự thi NCKHKT cấp tỉnh, trường THPT Nguyễn Trường Thúy còn tổ chức cho hơn 50 cán bộ giáo 7 viên, học sinh và đại diện cha mẹ học sinh tham quan các gian trưng bày, dự học sinh thuyết trình về kết quả dự án và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo cuộc thi. Qua đó, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu sâu hơn về hoạt động NCKHKT ở nhà trường, tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT của nhà trường trong những năm tiếp theo. 1.2. Về nội dung tuyên truyền: a) Bản chất của nghiên cứu khoa học (NCKH) và hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông: Như đã nói ở trên, những kiến thức sơ đẳng nhất về NCKH học sinh cũng chưa hề biết đến; cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều có tâm lý e ngại, lo lắng, hoang mang khi bản thân, hoặc con em mình tham gia NCKH. Bởi vậy, trước hết lãnh đạo nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền để giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ bản chất của NCKH và hoạt động NCKH ở nhà trường phổ thông. Có như vậy giáo viên và học sinh mới chủ động, tự tin khi tham gia hướng dẫn và NCKH; phụ huynh mới đồng thuận, khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia hoạt động này. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NCKH. Nhưng theo nghĩa chung nhất, NCKH là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới. Mục đích của NCKH không chỉ nhằm vào việc nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới vì cuộc sống của con người…Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, mà NCKH phân chia thành các loại hình khác nhau, như: Nghiên cứu cơ bản (nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại); Nghiên cứu ứng dụng (nhằm vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội); Nghiên cứu triển khai (nhằm tìm khả năng áp dụng đại trà các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống xã hội); Nghiên cứu dự báo (nhằm phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển của khoa học và thực tiễn). Hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông vừa mang bản chất chung của NCKH, vừa có nét đặc sắc riêng. Mục tiêu cơ bản của hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông không có tham vọng tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Đấy là nhiệm vụ của các nhà khoa học chuyên sâu. NCKHKT ở nhà trường phổ thông chủ yếu nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống theo quan niệm “học đi đôi với hành”. Đồng thời, qua hoạt động này, tạo cơ hội cho các em tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKHKT, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú trong học tập, sinh hoạt của học sinh. Từ đó, nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có thiên hướng NCKHKT để đào tạo nhân tài cho đất nước. Như vậy, hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông không đến mức “quá tải” như quan niệm của một số cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh mà đấy là sự 8 đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, góp phần quan trọng vào việc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bằng những kiến thức, kỹ năng cơ bản đã được trang bị, dưới sự gợi dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có thể tham gia và thực hiện có hiệu quả hoạt động NCKHKT. Điều cốt yếu là các em phải hình thành được ý tưởng khoa học có tính khả thi, có niềm đam mê nghiên cứu và chủ động, tự tin, tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án. b) Mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT dành cho học sinh: Bên cạnh việc tuyên truyền về bản chất của NCKH và hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông, lãnh đạo nhà trường còn phải tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động này. Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI khẳng định “…Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”. Đưa hoạt động NCKHKT vào các trường phổ thông, góp phần quan trọng vào việc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, hướng tới các mục đích, ý nghĩa cơ bản sau: - NCKHKT ở trường phổ thông trước hết nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghê ê, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua đó, giúp học sinh bước đầu làm quen với hoạt động NCKHKT và hiểu ra rằng, NCKHKT không phải là “lãnh địa” riêng của sinh viên, học viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, các viện, học viện, mà chính là phương châm “học đi đôi với hành”, nhằm “ phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”. Từ đó, khơi dậy, nhóm lên niềm yêu thích, đam mê tìm tòi, sáng tạo, cuốn hút học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia hoạt động NCKHKT. - Đồng thời, NCKHKT ở trường phổ thông còn góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường trung học. Bởi lâu nay hoạt động dạy học chủ yếu diễn ra trong không gian lớp học, việc kiểm tra, đánh giá chỉ tập trung vào kết quả học tập của học sinh bằng hình thức cho điểm. NCKHKT tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ngoài không gian lớp học và giúp các em được dịp bộc lộ phẩm chất, năng lực bản thân. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng không chỉ bó hẹp bằng hình thức cho điểm trên lớp. Vì thế giáo viên cần phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá mới này, cũng như mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh. 9 - Bên cạnh đó, NCKHKT còn tạo cơ hội để giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT; học sinh có cơ hội giới thiệu kết quả NCKHKT của mình. Nhờ vậy, tư duy khoa học, kiến thức chuyên sâu của giáo viên và học sinh được nâng lên rõ rệt, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Cũng nhờ vậy, các kỹ năng thuyết trình, phản biện, tự học, tự nghiên cứu của học sinh ngày một nâng cao. - Không những thế, những sản phẩm NCKHKT có chất lượng tham gia Hội thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế được Hội đồng giám khảo đánh giá cao còn tạo cơ hội cho học sinh trong xét đỗ Tốt nghiệp và tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng (theo chế độ ưu tiên, khuyến khích giống với thi học sinh giỏi các môn văn hóa). Đây chinh là động lực, là mục tiêu phấn đấu của học sinh tham gia NCKHKT. - Đặc biệt, NCKHKT còn là dịp để giáo viên và học sinh tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các nhà trường, các địa phương và tạo cơ hội để hội nhập quốc tế. Bởi trong quá trình thực hiện đề tài, học sinh cần thực hiện các hoạt động trải nghiệm, nhất là khi các dự án được lựa chọn tham gia Hội thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế, giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu văn hóa, giáo dục làm giàu thêm vốn văn hóa và nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống cho bản thân. Như vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT ở nhà trường không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, mà còn khơi dậy, nhóm lên niềm yêu thích, đam mê NCKHKT trong nhà trường. Hiểu rõ bản chất hoạt động NCKHKT và mục đích, ý nghĩa của hoạt động này, học sinh sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo hơn khi tham gia NCKHKT, giáo viên sẽ tự tin hơn khi được phân công hướng dẫn học sinh thực hiện dự án. 2) Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vi: 2.1. Xây dựng kế hoạch: Trong công tác quản lý, chỉ đạo, bất cứ một hoạt động lớn nào của nhà trường người cán bộ quản lý cũng cần phải xây dựng kế hoạch. Bởi xây dựng kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, cũng như hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. Vì thế, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, học sinh lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai hoạt động NCKHKT cho học sinh. Cũng như mọi bản kế hoạch khác, khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động NCKHKT, lãnh đạo nhà trường cần căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GDĐT và của Sở GD&ĐT Nam Định về việc tổ chức Hội thi NCKHKT dành cho học sinh trung học hằng năm, nhất là Thông tư tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học và điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh ở đơn vị mình cho phù hợp. Chẳng hạn, năm học 2015-2016, trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai hoạt động NCKH-KT cho học sinh như sau: 10 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xuân Trường, ngày 09 tháng 9 năm 2015 Số: 05/KH - NTT V/v tổ chức, triển khai cuộc thi NCKH-KT cho học sinh trung học năm học 2015-2016 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CUỘC NGHIÊN CỨU THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY NĂM HỌC 2015 - 2016 - Căn cứ Thông tư số: 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; - Căn cứ Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2015-2016 - Căn cứ công văn số 954/ SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2015-2016 Trường THPT Nguyễn Trường Thúy xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi NCKHKT cấp trường năm học 2015 – 2016 dành cho tất cả học sinh các khối lớp như sau: * MỤC ĐÍCH: - Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghê ê, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; - Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; - Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân tham gia, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học; - Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. * NỘI DUNG : - Thời gian tổ chức thi: + Cấp trường: HS đăng kí dự án hay ý tưởng của dự án (chậm nhất là ngày 30/9/2015); nhà trường tổ chức thi khoảng từ ngày 1/12/2015 đến ngày 05/12/2015 + Cấp Tỉnh: Tổ chức thi ngày 12/12/2015 đến ngày 13/12/2015 + Cấp bộ: Tổ chức thi trong tháng 3/2016 Tại thành phố Hải Phòng - Đối tượng dự thi: + Toàn thể học sinh từ lớp 10 đến 12 trong nhà trường. Học sinh có thể tham gia dự thi dưới hình thức cá nhân hay đồng đội (mỗi đội không quá 02 học sinh). + Học sinh các lớp khác nhau có thể tham gia một đề tài. - Lĩnh vực dự thi: 11 Bao gồm 20 lĩnh vực sau: Khoa học động vật; Khoa học xã hội và hành vi; Hoá sinh; Y sinh và khoa học sức khoẻ; Sinh học tế bào và phân tử; Hoá học; Sinh học trên máy tính và sinh - tin; Khoa học trái đất và môi trường; Hệ thống nhúng; Năng lượng: hóa học; ; Năng lượng: Vật lí; Kĩ thuật cơ khí; Kĩ thuật môi trường; Khoa học vật liệu; Toán học; Vi sinh; Vật lí và thiên văn; ; Khoa học thực vật; Rô bốt và máy thông minh; Phần mềm hệ thống . - Nội dung dự thi: + Nội dung cuộc thi là kết quả nghiên cứu của các dự án/ đề tài khoa học, kĩ thuật thuộc 20 lĩnh vực trên. + Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc tối đa không quá 2 học sinh (gọi là dự án tập thể) + Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo, sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình. - Người hướng dẫn: Mỗi dự án dự thi do 01 người hướng dẫn nghiên cứu do thủ trưởng đơn vị ra quyết định cử. Một người hướng dẫn không quá 02 dự án NCKH của học sinh trong cùng thời gian, - Đăng kí dự thi: Học sinh gứi đăng kí tên đề tài hay ý tưởng sáng tạo về trường trước ngày 30/9/2015 để nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn (Học sinh lưu ý cần phải gửi đăng kí sớm để nhà trường phê duyệt trước khi thí nghiệm nghiên cứu). Hồ sơ đăng kí dự thi cấp trường gửi về trường trước ngày 25/11/2015 bao gồm: + Phiếu học sinh (Phiếu 1A); + Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B); + Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1); + Kế hoạch nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A); + Báo cáo kết quả nghiên cứu; + Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có); + Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có); + Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có); + Phiếu dự án tiếp tục (nếu có); + Phiếu tham gia của con người (nếu có); + Phiếu cho phép thông tin (nếu có); + Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có); + Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có); + Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có). Hồ sơ đăng kí dự thi cấp tỉnh gửi về Sở GD&ĐT Nam Định trước ngày 07/12/2015 (Giống như cấp trường) Các mẫu phiếu nói trên có thể tải trên mạng http//truonghocketnoi.edu.vn - Giải thưởng cấp trường: + Lựa chọn 06 dự án có chất lượng nhất để trao giải (01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba; 03 giải Khuyến khíc). + Trong các dự án đạt giải ở Hội thi cấp trường lựa chọn từ 01 đến 02 dự án tốt nhất tham gia thi cấp tỉnh vào ngày 12/12/2015. + Chế độ khen khưởng (theo quy chế hiện hành). 12 * KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI: Thời gian Công việc - Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và qui chế cuộc thi tới cán bộ, giáo viên và học sinh; - Xây dựng kế hoạch cuộc thi; - Phát động , hướng dẫn học sinh đăng kí tham gia Tháng 9/2015 cuộc thi; - Nhận tên đề tài đăng kí của học sinh; - Tiếp tục nhận tên đề tài đăng kí của học sinh; Tháng 9/2015 - Phân loại đề tài theo các lĩnh vực nghiên cứu; đến tháng - Phê duyệt dự án; 10/10/2015 - Phân công giáo viên hướng dẫn; - Học sinh có thể bắt đầu thực hiện đề tài Từ 10/10/2015 đến 30/11/2015 Tháng 12/2015 Từ 01/2016 đến 3/2016 Người thực hiện - Ban Giám hiệu - BCH Đoàn TN - GVCN - GV bộ môn - Ban Giám hiệu - GV hướng dẫn - Tác giả - Ban Giám hiệu - GV hướng dẫn - Học sinh tiếp tục hoàn thiện đề tài; - BCH Đoàn TN - Gửi hồ sơ về trường trước ngày 25/11/2015 - GVCN - Tác giả - Thành lập ban tổ chức cuộc thi cấp trường; - Ban Giám hiệu - Tổ chức cuộc thi cấp trường; - GV hướng dẫn - Chọn dự án thi cấp tỉnh; hoàn thiện hồ sơ nhóm - BCH Đoàn TN nghiên cứu nộp Sở GD&ĐT Nam Định trước ngày - GVCN 07/12/2015; - Tác giả - Tác giả - Hoàn thiện hồ sơ gửi về bộ (nếu có) - Người bảo trợ (nếu - Tham gia cuộc thi cấp Quốc gia tổ chức tại thành có) phố Hải Phòng (nếu được lựa chọn). - GV hướng dẫn * TỔ CHỨC THỰC HIỆN: + Cần phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu, giáo viên hướng dẫn, Ban chấp hành (BCH) Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và các nhà khoa học (nếu có) trong việc hướng dẫn, động viên học sinh lựa chọn và nghiên cứu các đề tài. + Nhà trường phát động phong trào tham gia hội thi đến học sinh toàn trường; tuyên truyền giới thiệu về cuộc thi (Mục đích, ý nghĩa, nội dung, thể lệ, …); - BCH Đoàn trường thực hiện việc tuyên truyền rộng rãi cho toàn thể học sinh trong các buổi chào cờ đầu tuần; qua bảng tin, qua chương trình phát thanh hàng tuần và khuyến khích đông đảo học sinh tham gia; đồng thời phối hợp tốt với Ban tổ chức cuộc thi trong suốt quá trình hội thi diễn ra hoạt động NCKHKT; - BCH Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giúp đỡ, hướng dẫn học sinh hình thành ý tưởng khoa học và nghiên cứu đề tài. Trên đây là kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học năm học 2015-2016. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học và tham dự hội thi các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường 13 đề nghị các thầy cô giáo và tập thể liên quan triển khai, thực hiện tốt kế hoạch này Trong quá trình triển khai, nếu có gì vướng mắc xin liên hệ số điện thoại : 03508870006 để hướng dẫn, trao đổi, phối hợp giải quyết. Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu) Nơi nhận: - BGH; + Niêm yết tại phòng HĐSP trường; - Bảng tin và chương trình phát thanh của học sinh; - Website; - Lưu VT. Xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai hoạt động NCKH-KT cho học sinh vừa đảm bảo cho hoạt động này diễn ra đúng tiến trình theo quy định, vừa là cơ sở để lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đôn đốc, nâng cao hiệu quả NCKH-KT. 2.2. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh: Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, khi tổ chức triển khai hoạt động NCKHKT cho học sinh, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo sát sao các nhiệm vụ cơ bản sau: 2.2.1. Phát đô n ô g phong trào tham gia cuộc thi NCKHKT cấp trường, cấp tỉnh trong từng năm học tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường: Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và học sinh, nhà trường cần phát động phong trào tham gia cuộc thi NCKHKT để động viên, khuyến khích, khơi dậy, nhóm lên niềm yêu thích, đam mê NCKH KT trong Hội đồng Sư phạm nhà trường. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, trước hết lãnh đạo nhà trường tổ chức phát động cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tích cực ủng hộ, nhiệt tình tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT, coi đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường giao cho Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động toàn thể đoàn viên, thanh niên trường tích cực tham gia cuộc thi NCKHKT cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong đó, dưới sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và vai trò tham mưu tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, mỗi tập thể lớp ít nhất có một dự án đăng ký dự thi cấp trường để lựa chọn tham gia Hội thi cấp tỉnh. Đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động này, lãnh đạo nhà trường cần xác định rõ với Hội đồng Sư phạm nhà trường: Việc tham gia nghiên cứu và hướng dẫn học sinh NCKHKT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua đối với cán bô, giáo viên, học sinh và các tập thể lớp. Có như vậy mới cuốn hút được đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia NCKHKT. Nó không chỉ khiến hoạt động NCKHKT thực sự trở thành một hình thức tổ chức dạy học mới cần trải nghiệm, mà còn nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực, nhất là năng lực NCKHKT của cán bộ, giáo viên và học sinh. 14 2.2.2. Tổ chức hô ôi thảo, tâ ôp huấn bồi dưỡng cho cán bô ô, giáo viên và học sinh các quy đinh, hướng dẫn về cuộc thi và những kiến thức cơ bản về NCKHKT a) Các quy đinh, hướng dẫn về cuộc thi: Hằng năm Bộ GDĐT đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và nêu những quy định chung về cuộc thi NCKHKT dành cho học sinh chủ yếu dựa trên Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 25/11/2012. Trên cơ sở đó, các Sở GD&ĐT có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về các trường THPT, các phòng GD&ĐT trong toàn tỉnh tổ chức, triển khai cuộc thi NCKHKT theo từng năm học. Ở đó, bên cạnh việc nêu rõ mục đích, ý nghĩa cuộc thi NCKHKT, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đều nêu rõ: Đối tượng dự thi; nội dung thi; thời gian và cách thức tổ chức cuộc thi ở các cấp; hồ sơ đăng kí dự thi; tiêu chí đánh giá dự án dự thi... Tuy nhiên, điều cốt yếu lãnh đạo nhà trường cần tập trung tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh thảo luận về hai vấn đề trọng tâm cơ bản trong Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT ngày 25/11/2012 của Bộ GDĐT. Đó là nội dung thi và tiêu chí đánh giá dự án dự thi. * Nội dung thi : Là kết quả nghiên cứu của các dự án khoa học hoặc dự án kỹ thuật thuộc 20 lĩnh vực quy định trong quy chế của cuộc thi. Cụ thể là: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen Khoa học động và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa; vật … Khoa học xã hộiĐiều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã và hành vi hội học;… Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu Hóa Sinh trúc;… Y Sinh và khoaChẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; học Sức khỏe Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… Sinh học tế bào và phân tử Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;… Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa Hóa học vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;… Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Sinh học trên máy Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; tính và Sinh -Tin Gen;… Khoa học Trái đấtKhí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa và Môi trường chất; Nước;… Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia Hệ thống nhúng công tín hiệu;… Năng lượng: HóaNhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên liệu tế bào học và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;… Năng lượng: VậtNăng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; lí Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;… Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Kĩ thuật cơ khí Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… Kĩ thuật môiXử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát 15 trường 14 15 16 17 18 19 20 ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và Khoa học vật liệu tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;… Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô Toán học pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;… Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Vi Sinh Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Vật lí và ThiênLý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ văn và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;… Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và Khoa học Thực sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; vật Hệ thống và tiến hóa;… Rô bốt và máyMáy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… thông minh Phần mềm hệThuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ thống lập trình;… Trên cơ sở các lĩnh vực nghiên cứu được quy định trong quy chế cuộc thi, cán bộ, giáo viên và học sinh trao đổi, thảo luận, lựa chọn lĩnh vực cũng như đề tài nghiên cứu phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Có như vậy, các em mới hiểu thấu đáo về vấn đề mình nghiên cứu, tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKHKT. * Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi NCKHKT: Căn cứ quy định tại Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 25/11/2012 và để đáp ứng yêu cầu cuộc thi NCKHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia, các dự án dự thi được đánh giá căn cứ theo các tiêu chí sau: - Có hồ sơ dự án dự thi nộp đúng hạn, đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 4, điểm 2 Điều 5 Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 25/11/2012 của Bộ GDĐT. - Cách đánh giá, cho điểm dự án khoa học (theo thang điểm 100): + Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm; + Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; + Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; + Tính sáng tạo: 20 điểm; + Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. - Cách đánh giá, cho điểm dự án kỹ thuật (theo thang điểm 100): + Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; + Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; + Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm; + Tính sáng tạo: 20 điểm; + Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. Tổ chức nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về tiêu chí đánh giá dự án dự thi NCKHKT sẽ giúp học sinh tham gia NCKHKT và cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn từng bước định hướng và định hình được các bước tiến hành NCKHKT, cũng như bố cục, những vấn đề trọng tâm cơ bản cần trình bày của một báo cáo NCKHKT. Đồng thời qua đó, cán bộ, giáo viên và học sinh còn định hướng các kỹ năng cơ bản 16 cần rèn luyện khi tham gia NCKHKT, như: kỹ năng đặt vấn đề (nêu câu hỏi, vấn đề nghiên cứu) sao cho thể hiện được tính cấp thiết của đề tài; kỹ năng xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn, cũng như đối tượng nghiên cứu, đem lại hiệu quả cao; kỹ năng thu thập, phân tích, sử dụng dữ liệu, hay xây dựng và thử nghiệm đảm bảo tăng thêm sức thuyết phục cho những kết luận khoa học; kỹ năng trình bày và trả lời phỏng vấn sao cho rõ ràng, mạch lạc, có sức cuốn hút và thuyết phục… b) Những kiến thức cơ bản về NCKHKT: Nắm chắc các quy định, hướng dẫn về cuộc thi, nhất là nội dung thi và tiêu chí đánh giá các dự án, dự thi NCKHKT đã giúp cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu tương đối rõ nét về hoạt động NCKHKT. Nhưng để nâng cao hiệu quả của hoạt động rất mới mẻ này đối với học sinh, lãnh đạo nhà trường cần tập huấn cho học sinh và củng cố cho cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn những kiến thức cơ bản về NCKHKT. - Trước hết, lãnh đạo nhà trường cần giúp cán bộ, giáo viên, nhất là các em học sinh hiểu rõ một số khái niệm liên quan trực tiếp tới hoạt động NCKHKT mà các em phải thực hiện trong báo cáo dự án. Nó bao gồm một số khái niệm cơ bản sau: + Khoa học là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. + Nghiên cứu khoa học (NCKH) là gì? Điều kiện để tham gia NCKH? NCKH là hoạt động tìm kiếm thông tin thông qua xem xét, phỏng vấn, điều tra, hoặc thử nghiệm để nghiên cứu, phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, hoặc để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Bởi vậy, muốn làm NCKH, bắt buộc phải có kiến thức vững vàng về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp. + Để tài nghiên cứu khoa học là gì? Đề tài NCKH là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa nhiều điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn. Đề tài NCKH thể hiện qua tên các đề án, dự án khoa học, thường nêu rõ đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu. + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là gì? Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. + Mục đích và mục tiêu nghiên cứu là gì? Mục đích nghiên cứu là cái đích cấn hướng tới trong việc nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn hoàn thành. Nó trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. 17 Mục tiêu nghiên cứu là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đặt ra trong nghiên cứu. Nó trả lời câu hỏi “làm cái gì?” và là điều mà kết quả phải đạt được. - Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu rõ một số khái niệm liên quan trực tiếp tới hoạt động NCKHKT mà các em phải thực hiện trong báo cáo dự án, lãnh đạo nhà trường cần giúp học sinh nắm chắc các bước cơ bản trong thực hiện NCKHKT. Nó bao gồm 06 bước cơ bản sau: + Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng Đây là bước khởi đầu quan trọng người nghiên cứu cần quan sát, theo dõi một cách khách quan sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ của chúng với thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới… Qua đó, giúp cho ý tưởng phát sinh, là cơ sở hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu. + Bước 2: Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu Đây là bước sau khi quan sát sự vật, hiện tượng, người nghiên cứu phát hiện vấn đề và tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu. Có nhiều phương pháp phát hiện vấn đề, như: phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được; nhận dạng những bất đồng trong tranh luận tại các hội nghị thảo luận; nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; phát hiện những vướng mắc trong hoạt động thực tế; … Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. + Bước 3: Đặt giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc điều tra thực nghiệm để chứng minh hay bác bỏ đối tượng nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu phải được xây dựng trên cơ sở quan sát, không được trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng được… + Bước 4: Xây dựng luận chứng Xây dựng luận chứng là sau khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu phải thu thập các thông tin để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Nội dung cơ bản của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm…Thu thập thông tin bao gồm các phương pháp chủ yếu, như: nghiên cứu tài liệu hoặc đối thoại trực tiếp; quan sát trên đối tượng khảo sát; thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng… Bước 5: Xử lý thông tin, phân tích Xử lý, phân tích thông tin là xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: Định tính và định lượng (các số liệu). Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các quy luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết. Qua đó, người nghiên cứu cần đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã mắc phải trong quan sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu. 18 Bước 6: Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị Tổng hợp kết quả là đưa ra bức tranh khái quát về kết quả nghiên cứu. Kết luận là đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của kết quả nghiên cứu. Khuyến nghị là khả năng áp dụng kết quả và định hướng tiếp tục nghiên cứu hoặc chấm dứt sự nghiên cứu. - Đặc biệt, lãnh đạo nhà trường cần tập huấn cho các em học sinh, nắm chắc cấu trúc một đề tài nghiên cứu khoa học. Bởi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà học sinh cần phải thực hiện khi báo cáo kết quả nghiên cứu của mình. Cấu trúc một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thông thường gồm 4 phần chính sau: * Phần mở đầu: Cần trình bày các vấn đề cơ bản sau: + Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn + Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài (lịch sử nghiên cứu vấn đề) + Mục đích, đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài + Phương pháp nghiên cứu đề tài (nêu các phương pháp được lựa chọn phù hợp với đề tài nghiên cứu) + Những đóng góp mới của dự án. + Bố cục chính của dự án. * Phần nội dung và kết quả nghiên cứu: Gồm những nội dung chính sau: + Thực trạng về đối tượng nghiên cứu + Kết quả nghiên cứu phi thực nghiệm, thực nghiệm + Phân tích, đánh giá kết quả phi thực nghiệm, thực nghiệm * Phần kết luận: Trình bày các vấn đề sau: + Khái quát kết quả nghiên cứu + Đề xuất, kiến nghị các giải pháp về đối tượng + Định hướng nghiên cứu tiếp theo * Phần thư mục tham khảo, phụ lục + Thư mục tham khảo: Các tài liệu, thông tin đã sử dụng trong đề tài. + Phụ lục: Tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ minh họa (nếu có). Rõ ràng, tổ chức tốt các cuộc hô êi thảo, tâ êp huấn bồi dưỡng cho cán bô ê, giáo viên và học sinh các quy định, hướng dẫn về cuộc thi và những kiến thức cơ bản về NCKHKT chẳng những giúp hội đồng sư phạm nhà trường hiểu sâu hơn về hoạt động mới mẻ này, mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bô ,ê giáo viên và học sinh. Nó khiến người tham gia nghiên cứu và người hướng dẫn NCKHKT chủ động, tự tin, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. 2.2.3 Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm lực của đô ôi ngũ cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT: Mặc dù trong quy chế thi NCKHKT, Bộ GDĐT cho phép các dự án có thể do các nhà khoa học, các chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cho học sinh, nhưng nếu làm như vậy, nhà trường sẽ không phát huy được nội lực, cũng không tạo cơ hội để cán bộ, 19 giáo viên nâng cao năng lực NCKH – tiền đề của việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hơn nữa, kinh phí đầu tư cho các dự án NCKHKT do các nhà khoa học, các chuyên gia hướng dẫn, tư vấn sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần so với việc cán bộ, giáo viên nhà trường trực tiếp hướng dẫn học sinh, trong khi nguồn kinh phí dành cho hoạt động này rất eo hẹp. Vì thế, khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm lực của đô iê ngũ cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT không chỉ tiết kiệm được kinh phí, mà quan trọng hơn còn góp phần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Để đạt được mục tiêu trên, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo các tổ - nhóm chuyên môn phải đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKHKT vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt ấy, các tổ - nhóm chuyên môn phải giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luâ ên về những vấn đề có tính thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. Mỗi đề tài dự án có thể phân công từ 01 đến 02 cán bộ, giáo viên hướng dẫn. Cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT có trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ học sinh trong suốt thời gian thực hiện dự án. Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, giải quyết tính giảm số tiết dạy so với quy định cho giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học trong thời gian hướng dẫn, trên cơ sở vận dụng điểm c, điểm d, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi... Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi được đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng và hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, do trình độ, năng lực giáo viên không đồng đều nên không phải ai cũng có thể tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT được. Bởi vậy, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng lực lượng cốt cán, thành lập tổ - nhóm giáo viên phụ trách, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh NCKHKT theo các lĩnh vực. Trong đó, những cán bộ, giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKHKT, cán bộ giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKHKT, các cán bộ, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH Sư phạm ứng dụng, hay viết sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh là lực lượng nòng cốt. Lực lượng này vừa trực tiếp tham gia hướng dẫn, tư vấn học sinh, vừa được lựa chọn là thành viên Ban giám khảo cuộc thi NCKHKT cấp trường, đồng thời cũng là lực lượng góp phần phát triển hoạt động NCKHKT ở các tổ - nhóm chuyên môn. Đặc biệt, trong 03 năm học vừa qua, 02 đồng chí trong Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã trực tiếp tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT. Đấy không chỉ thể hiện tính tiền phong, gương mẫu, đi đầu trong hoạt động mới mẻ này, mà còn là cách tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKHKT của nhà trường. (Nhờ vậy mà cả 03 năm tham dự cuộc thi cấp tỉnh trường đều đoạt giải, trong đó năm học 2014-2015, trường có 01 dự án đạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba cấp quốc gia). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng