Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn 12 thpt...

Tài liệu Skkn một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn 12 thpt

.DOC
18
3321
100

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Dạy học văn là quá trình đào sâu, tìm tòi để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Bộ môn ngữ văn lại có đặc thù riêng bởi bằng nghệ thuật ngôn từ sinh động nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống, những điều ẩn sâu trong tâm hồn con người. Văn học còn có vai trò rất quan trọng trọng đối với mỗi con người đặc biệt là học sinh. Ta vẫn thường nói “ Văn học là nhân học” học văn là học làm người, học văn giúp cho con người ngày một hoàn thiện nhân cách. Hơn thế nữa văn học ngày nay còn tác động trưc tiếp đến tâm tư tình cảm của con người nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Nhưng điều làm cho hầu hết những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn trong trường THPT hiện nay đang phải trăn trở là hiện tượng học sinh không hứng thú đón nhận bộ môn này như những môn học khác thậm chí có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với giờ học ngữ văn.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn ?. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng với cá nhân tôi mạnh dạn chỉ ra một nguyên nhân quan trọng từ phía những người đang trực tiếp đứng trên bục giảng đó là chưa tạo được sự hứng thú và phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì vậy chưa lôi cuốn các em trong việc hoc tập bộ môn này. Từ đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ môn ngữ văn trong trường THPT Thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn lớp 12 THPT” với mong muốn được trình bày vài kinh nghiệm để các đồng nghiệp chia sẻ và góp ý. 2. Mục đích nghiên cứu : Nhằm đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm khơi gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi muốn áp dụng cho học sinh trường THPT Trần Ân Chiêm- nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy nhằm góp phần nhỏ bé của mình tạo sự cuốn hút trong giờ học văn, giúp học sinh yêu thích say mê môn học này. Đây cũng là một trong những vấn đề để các bạn đồng nghiệp tham khảo. 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận: Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ dạy ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường nói chung và của từng giáo viên. Văn học làm say mê người học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Người học văn cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu. ..khi có được sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc. Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến với người học.Vì vậy người giáo viên dạy văn không chỉ là người nghiên cứu khoa học mà còn phải là người nghệ sĩ, đạo diễn phải truyền cho học sinh mình ngọn lửa nhiệt huyết nghề nghiệp để hướng các em đến sự đồng cảm với thế giới văn học biết yêu, ghét, buồn, vui... hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả. Từ đó mở mang tri thức, hình thành nhân cách của học sinh, giúp cho các em sự hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước. Bồi dưỡng cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, phong phú, rộng mở. Từ đó khơi dậy niềm tự hào về đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn: Như chúng ta đã biết Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và Bộ Giáo dục cũng rất quan tâm đến chất lượng của các môn học.Vì vậy những năm gần đây đã và đang tìm ra những giải pháp hữu hiệu để có được kết quả cao trong giáo dục như thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập.... Hiện nay người giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức một chiều mà là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn cho học sinh tự giác chủ động tìm tòi phát hiện chiếm lĩnh tri thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức.Nhưng qua một số lần tập huấn cho giáo viên về thay sách, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra. .. chúng tôi có dịp trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng của việc “học tập môn ngữ văn của học sinh hiện nay thì có rất nhiều đồng nghiệp tỏ ra lo lắng, trăn trở về việc giảng dạy bộ môn ngữ văn mà chưa có giải pháp khắc phục. Điều làm cho tôi phải suy nghĩ là chất lượng học sinh của trường tôi đang giảng dạy thấp,vẫn còn rất nhiều học sinh chưa đạt được yêu cầu đó, các em lười phát biểu, thụ động trong giờ học.Nhiều lúc lên lớp các em lại không quan tâm, chú ý nghe giảng thậm chí còn nói chuyện riêng hoặc chế giễu những bạn chăm chỉ môn này.Từ đó dẫn đến giờ học trôi qua nặng nề, lớp học trầm lặng, tinh thần học tập của học sinh mệt mỏi. Do đó làm thế nào để giáo dục các em có thái độ học tập đúng đắn và yêu thích môn học nàylà điều tôi đang trăn trở tìm ra giải pháp hi vọng để khắc phục được một phần tình trạng trên để giúp các em học sinh có sự hứng thú trong giờ Ngữ văn và có kết quả cao trong học tập bộ môn này. 2 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi : ( địa bàn nghiên cứu ) Người viết chỉ tập trung nghiên cứu và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy học sinh một số lớp ở trường THPT Trần Ân Chiêm. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu : Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng môn học này không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ, đồng thời là một cơ sở để hiểu biết về lịch sử, văn hóa. xã hội, lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh phát triển toàn diện và cân đối. Văn chương là phương tiện cơ bản để con người đi đến thành công trong cuộc sống, thành công trong các lĩnh vực khoa học. Vì đó là môn học để am hiểu, trình bày những kiến thức khoa học, giúp người học nâng cao cảm xúc thẩm mỹ, hướng đến lẽ sống cao đẹp. Môn học có vị trí quan trọng như vậy nhưng những năm gần đây số lượng học sinh giỏi ít dần, thậm chí những em có năng khiếu được giáo viên giảng dạy bộ môn chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì từ chối với lí do “đã đăng kí vào đội tuyển các môn khoa học tự nhiên rồi” Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ( theo tinh thần chỉ đạo chung ) theo hướng làm tăng tính tích cực của người học. Nhưng thực tế từ ngày thay sách giáo khoa đến nay, việc thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trong từng tiết học, học sinh còn thụ động nhiều, chỉ ngồi nghe, chép là chính, không khí giờ học văn trôi qua nặng nề , nhàm chán. 3. Nguyên nhân của thực trạng: Đa số các em là con những gia đình nông nghiệp học có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy điều kiện học tập chưa tốt, ngoài giờ học các em còn phải tham gia cùng gia đình vào việc lao động nên thời gian học tập, nghiên cứu, đầu tư còn hạn chế. Hơn thế ý thức vượt khó trong học tập của các em chưa cao, nhiều học sinh không say mê môn học. Một số gia đình lại có ý hướng con em vào các môn học “thời thượng” như Toán, Lí, Hóa… để sau này các em có thể đi vào các ngành nghề dễ kiếm được việc làm có thể kiếm được nhiều tiền. Vì vậy một số em có ý thức xem nhẹ bộ môn, không đi sâu vào học tập, nghiên cứu hoặc học lấy lệ. Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới ra đời với yêu cầu truyền đạt khối lượng khổng lồ của tri thức nhưng số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc sống hiện đại.Với đặc thù bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều…. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Để học sinh có sự hứng thú trong giờ học cũng chính là giúp cho giáo viên có cảm hứng, say mê trong mỗi giờ lên lớp.Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học. Từ nội dung của 3 câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Xuất phát từ những cơ sở đó, là một giáo viên dạy văn phải có những nổ lực nhất định để phát huy khả năng của mình.Trong mỗi giờ lên lớp tôi không ngừng tự học tập và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em yêu thích, say mê môn học nhất là học sinh lóp 12. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 1. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào giờ học. Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp học. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi với học sinh và đồng thời cũng phát động phong trào “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làm theo”. Vậy để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ý về thái độ và tác phong của chính mình nhất là giáo viên Văn. Về thái độ của giáo viên: Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú cho học sinh. Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạo nên sự gần gủi, thân tình, yêu mến, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗi khi đến giờ học môn Ngữ văn. Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nào thì cũng đồng nghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ lạnh nhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngại giao tiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt được mục đích của giáo dục. Về tâm lý của giáo viên: Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, thoải mái, vô tư, mà còn phải nhiều sự lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường. Nhưng chúng ta cần phải biết cách khắc phục để tạo ra tâm lí thoải mái, nhất là trước khi bước lên bục giảng không nên mang những tâm lý nặng nề của mình đến lớp học, vì nếu như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giờ dạy học. Bởi tâm lý học sinh THPT rất nhạy cảm. Và nếu tình trạng đó không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho học sinh cũng có những suy nghĩ không tốt và thậm chí sẽ buồn theo, chán nản theo tâm lý của thầy cô giáo. Như vậy mỗi giáo viên cần tạo một không khí vui vẻ trước khi tiến hành bài học sẽ tạo sự hưng phấn cho học sinh. 2. Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; nhận xét học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn. a. Đối với việc kiểm tra và chấm bài kiểm tra. * Việc kiểm tra: - Khi kiểm tra để lấy điểm miệng không nên cứng nhắc là kiểm tra vào đầu tiết học; có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết, hoặc cuối tiết học. Cũng có thể cho điểm 4 miệng trong quá trình tham gia xây dựng bài mới bằng cách trả lời tốt những câu hỏi trong bài học. - Khi ra đề kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kỳ thì giáo viên cần có sự phân loại đối tượng học sinh. Không nên ra những dạng câu hỏi đánh đố học sinh, cũng không nên ra những loại câu hỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa. Nếu làm như vậy sẽ gây ra sự khó khăn cho các em trong khi làm bài kiểm tra.Tôi thường ra những dạng đề có những câu hỏi mở (dạng câu hỏi nhận biết) và những câu hỏi khó (câu hỏi tư duy). Tức là có sự phân hóa đối tượng học sinh, trong đề kiểm tra đó có thể những học sinh yếu cũng sẽ làm được từ bốn đến năm điểm. Như vậy sẽ không tạo ra sự chán nản hay thất vọng hoàn toàn cho các em có học lực yếu. Có thể xem những điểm đó như là con điểm để khích lệ tinh thần cho các em, để các em cố gắng lần sau. * Việc chấm bài kiểm tra: Chấm bài kiểm tra định kỳ hoặc bài 15 phút cho các em cũng rất quan trọng, nó không chỉ đòi hỏi chấm đúng chính xác các yêu cầu của đề bài mà còn là yếu tố quan trọng đối với việc tao hứng thú học tập cho các em. Vậy chấm bài như thế nào để tạo hứng thú? Với tôi, khi chấm bài tôi thường đặt ra yêu cầu là phải chấm chính xác, công bằng. Cùng với con điểm được thể hiện trong phần ghi điểm của bài kiểm tra, tôi thường nhận xét thêm về thực trạng của bài làm. Ví dụ như việc sai các lỗi chính tả hoặc chưa làm tốt được phần nào, hoặc còn thiếu phần nào để các em biết những hạn chế bài viết của mình và sẽ khắc phục lần sau.... Cùng với đó, tôi rất chú ý đến việc sửa bài trực tiếp vào bài kiểm tra cho các em. Những phần nào mà các em chưa làm được hoặc làm sai tôi sẽ gạch chân trực tiếp vào phần làm sai, sau đó sửa lại sang phần bên lề của bài kiểm tra hoặc sẽ bổ sung những ý còn thiếu bằng cách gợi ý. Thực tế khi chấm bài, nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này, nhiều học sinh khi được trả bài chỉ biết được bài làm của mình được mấy điểm nhưng lại không thể biết được vì sao lại có điểm như thế và cũng không biết sai hay đúng ở chỗ nào? Ví dụ: Khi các em viết sai chính tả: từ “dung dinh”, tôi sẽ dùng bút đỏ gạch chân dưới từ này và viết lại bên phần lề của bài kiểm tra thành “rung rinh”. Tương tự như thế đối với các trường hợp như dùng câu văn dài dòng, hoặc loại câu thiếu các thành phần nòng cốt trong câu, hoặc thiếu ý, lặp ý . ... Vậy nếu làm tốt việc nhận xét bài làm và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong bài kiểm tra cho các em thì sẽ giúp các em dễ dàng nhận ra được các lỗi trong bài làm của mình thì không chỉ để các em khắc phục lần sau mà quan trọng hơn nữa là tạo sự hứng thú trong học tập, các em không còn phải mơ hồ như kiểu đi tìm kim đáy bể. b. Việc soạn bài và lựa chọn phương pháp giảng bài. Trong những năm học qua, nhà trường cũng đã có sự phân loại đối tượng học sinh như việc phân chia lớp mũi nhọn, lớp đại trà. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng rất chú ý đến việc phân loại đối tượng học sinh này. Không chỉ là cách kiểm 5 tra đánh giá mà ngay trong việc soạn giáo án và phương pháp giảng bài trên lớp cũng khác nhau. * Từ việc soạn giáo án: Tôi không dám nói rằng, dạy lớp nào thì soạn giáo án cho lớp đó. Vì thực tế công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Điều tôi muốn nói đến ở đây là soạn giáo án như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. Với tôi, vấn đề soạn giảng khi áp dụng cho học sinh thuộc các lớp học đại trà thì tôi bám sát kiến thức chuẩn và chỉ yêu cầu các em nắm được các kiến thức chuẩn là đạt yêu cầu của tôi, và cũng không đặt ra những yêu cầu nâng cao thêm nữa. Ngược lại đối với học sinh lớp chọn thì tôi sẽ dành một khoảng thời gian để mở rộng và nâng cao kiến thức ngoài những kiến thức bắt buộc trong chuẩn kiến thức ngữ văn. *Phương pháp giảng dạy khi lên lớp: Khi giảng bài, việc chọn phương pháp giảng bài là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc học sinh tiếp thu bài. Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên có kiến thức rất vững vàng nhưng khi lên lớp lại không thể truyền đạt hết được những vốn kiến thức cho các em nhất là khi phải đảm nhiệm giảng dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, nên các em thường tâm sự là khó hiểu. Trường hợp này có thể giáo viên đó chưa biết chọn ra một phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Theo tôi, khi giảng dạy bộ môn ngữ văn, ta có thể tìm một phương pháp chủ đạo nào đó hoặc vận dụng nhiều phương pháp phối hợp lẫn nhau mà ta thường vận dụng, tùy thuộc vào nội dung của bài giảng đó như phương pháp đàm thoại, giảng bình, phát vấn nêu vấn đề, thảo luận nhóm..... điều quan trọng hơn là việc vận dụng các phương pháp ấy cần chú ý đến đối tượng học sinh. Nếu chúng ta dạy ở một lớp chọn sẽ vận dụng phương pháp khác hơn với một lớp đại trà. VD: Cùng một bài giảng văn học sử: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay” trong chương trình Ngữ văn 12. Khi dạy ở lớp 12A5 tôi thường thiên về phương pháp chủ đạo là phát vấn (nêu vấn đề), tức là khi vào tìm hiểu một mục, một chương, hoặc một ý nào đó, tôi sẽ nêu lên dạng câu hỏi gợi mở để cho các em thảo luận, trả lời và tự tiếp thu bài. Nếu trường hợp các em trả lời chưa đúng thì khi đó tôi sẽ điều chỉnh và chốt ý. Vì đây là những học sinh có khả năng học tập tốt hơn, và khi đó các em sẽ trả lời được những vấn đề mà tôi yêu cầu, qua đó sẽ nắm bắt nội dung bài học. Nhưng khi dạy lớp 12A1 tôi lại không thiên về phương pháp phát vấn đó nữa mà tôi phối hợp giữa phương pháp phát vấn với phương pháp phân tích giảng bình (tôi sẽ dành thời gian giảng bài nhiều hơn so với ở lớp 12A4, và ngược lại số lần nêu câu hỏi để các em thảo luận trả lời cũng ít hơn so với lớp 12A1, và cách đặt câu hỏi cũng thay đổi theo dạng chia nhỏ đối tượng). Vì đây là những học sinh có năng lực học tập chậm hơn. Thực tế khi nêu một câu hỏi cho học sinh lớp này thì có rất ít học sinh giơ tay trả lời và rất ít có câu trả lời đúng hoặc nếu trả lời được thì cùng mất rất nhiều thời gian. Do đó, việc chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng 6 học sinh vừa mang lại hiệu quả cao trong học tập, vừa không để giáo viên phải bị động, lúng túng trong khi giảng bài là vấn đề rất cần chú ý. c. Việc đánh giá, nhận xét học sinh trong tiết học Khi kiểm tra bài cũ, nếu xẩy ra hiện tượng học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài thì giáo viên cũng không nên sử dụng những ngôn ngữ chửi mắng các em. Tôi đã có lúc nghe một số giáo viên vì bực tức học sinh nên đã chửi các em những từ như “ngu” “ngốc” “dốt nát”; “học như thế thì nghỉ về mà chăn bò đi..”. hoặc có những câu dọa dẫm học sinh. ..tôi thấy cách xử lý như thế là chưa phù hợp, chưa có kĩ năng sư phạm vì thầy cô có tác động rất lớn đến tâm lý của các em, nếu các em bị xúc phạm như thế thì sẽ có cảm giác sợ, buồn, chán và gây cảm giác mỗi khi đến giờ ngữ văn. Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên thường nêu ra câu hỏi gợi mở để thu hút quá trình học tập của các em. Và khi câu hỏi được giáo viên nêu ra mà có nhiều học sinh xung phong trả lời và có câu trả lời đúng thì đó là điều rất thành công của giáo viên và của tiết học. Cùng với đó là hiện tượng có học sinh trả lời nhưng câu trả lời ấy lại không đúng, thì lúc đó giáo viên xử lý thế nào để không làm mất đi sự hứng thú của học sinh đó?. Vì khi trả lời không đúng thì các em có phản ứng xấu hổ với bạn bè hoặc thậm chí là chán nản, không muốn trả lời cho các câu hỏi tiếp theo. Với tôi, khi tình huống đó xẩy ra, tôi sẽ không phê bình mà nhận xét về câu trả lời của học sinh đó một cách tích cực để không làm mất đi sự hứng thú học tập của em đó, ví dụ tôi sẽ nhận xét: “Em đã rất tự tin trả lời câu hỏi vừa rồi, chứng tỏ em rất tập trung chú ý vào bài học, tiếc rằng em chưa trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi, hy vọng câu hỏi sau em sẽ trả lời đúng, xin mời em ngồi xuống”. 3. Tìm phương pháp phù hợp giúp học sinh dễ dàng học thuộc bài thơ, đoạn thơ hoặc tóm tắt được nội dung đoạn trích hoặc tác phẩm truyện. Việc yêu cầu học sinh làm được điều này chính là một hoạt động không chỉ mang tính bắt buộc mà giúp các em có thêm hứng thú trong học tập thường ngày. Tôi thường thấy, trong những tiết kiểm tra định kỳ, nếu các em gặp những dạng đề bài có nội dung liên quan đến một đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn trích văn xuôi hoặc tác phẩm truyện thì sẽ có rất nhiều học sinh không học thuộc thơ, không nắm được nội dung cốt truyện dẫn đến việc các em không biết gì để làm bài. Khi giám thị hỏi nguyên nhân vì sao thì được nghe các em trả lời một câu rất vô tư “em không nhớ nội dung tác phẩm hoặc không thuộc đoạn thơ, bài thơ đó”. Trong khi đó, để có thể phân tích, bình giảng hoặc cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ, một đoạn trích văn xuôi hoặc tác phẩm truyện, trước tiên học sinh phải đọc thuộc lòng được đoạn thơ hay bài thơ hoặc tóm tắt được nội dung cốt truyện của đoạn trích, của tác phẩm truyện đó. Xác định được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề đó, ngoài việc thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng của các em tôi còn cố gắng tìm những cách thức khác nhau để cho các em dễ tiếp thu nội dung tác phẩm như: 7 - Đối với bài thơ, đoạn thơ tôi sẽ hạn định thời gian và yêu cầu đọc thuộc, nếu trường hợp bài thơ quá dài thì tôi sẽ yêu cầu đọc những đoạn trọng tâm. Ví dụ: Khi học đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm tôi tách theo từng phần theo bố cục để cho các em dễ thuộc và cảm thấy không khó. - Đối với đoạn trích hoặc tác phẩm truyện, tôi có thể tóm tắt lại bằng cách yêu cầu học sinh kể lại theo lời kể của mình. Đặc biệt tôi rất chú trọng việc tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ giúp cho các em hứng thú và dễ hiểu tác phẩm hơn. Ví dụ: Khi học tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn, tôi sẽ hướng dẫn tóm tắt theo sơ đồ sau: Ông bà Hoa Thuyên Cả Khang Mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con Biến máu Hạ Du thành món hàng trục lợi Hạ Du (N/vật Cậu Ba Hạ Tố giác cháu là Hạ Du để được lĩnh thưởng trung tâm) Cho rằng Hạ Du là giặc Những người trong quán trà Trân trọng đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du Người kẻ chuyện (Tác giả) Xấu hổ khi gặp bà Hoa Mẹ Hạ Du Quần chúng trong tương lai 4. Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. a. Công tác kiểm tra việc học bài và soạn bài ở nhà. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc thường nhật của giáo viên khi lên lớp. Song việc kiểm tra đó như thế nào cho đạt hiệu quả và thực sự mang lại sự hứng thú cho học sinh mới là điều quan trọng. Vì trong thực tế, có rất nhiều học sinh lười biếng việc học bài và soạn bài nên có nhiều em thực hiện nhiệm vụ mang tính đối 8 phó, lấy lệ để không bị thầy cô giáo bắt phạt là được, nên có hiện tượng các em ở nhà không làm mà chỉ lên lớp mượn vở của bạn chép vào vở mình để cho thầy cô kiểm tra.Trước tình trạng đó, giáo viên cần phải làm gì để vừa buộc các em phải tự học bài, soạn bài lại vừa tạo ra sự hứng thú cho các em trong quá trình học bài và soạn bài ở nhà. Tôi áp dụng cách kiểm tra thường xuyên, có thể một học sinh sẽ được kiểm tra nhiều lần, liên tục trong nhiều ngày nếu thấy hiện tượng học sinh đó lười biếng và nếu cần thiết sẽ chấm điểm miệng. Trong quá trình kiểm tra cần có sự đánh giá, nhận xét theo hướng khích lệ động viên sự nổ lực cố gắng của các em. Bên cạnh đó tôi có thêm một động tác là tác động vào tâm lý của các em. Ví dụ: Bài soạn của học sinh A đạt được 7 điểm thì khi ghi điểm vào trong vở soạn của học sinh đó tôi sẽ ghi thêm dấu cộng vào phía sau thành 7,5, tôi sẽ nói với học sinh cả lớp rằng: bạn ấy có sự tiến bộ nên cô khuyến khích thêm. Hoặc có những trường hợp cũng là 7 điểm nhưng tôi lại ghi vào trong vở soạn là 6 + 1 và tôi cũng nói rằng điểm đó là điểm khuyến khích sự chăm chỉ và sự nổ lực của học sinh đó. Nếu trường hợp đặc biệt không tiến bộ thì sẽ kiểm điểm nghiêm khắc. b. Công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. Theo tôi, việc hướng dẫn học sinh tự học là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất kỳ bộ môn học nào, không chỉ riêng bộ môn ngữ văn. Hoạt động này nó quyết định rất lớn đến việc tự học, tự tìm hiểu của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động của mình. Mặt khác cũng giúp sự thành công của tiết học.Thế nhưng có không ít giáo viên chưa thực sự chú ý, thậm chí còn rất sơ sài, dặn dò những câu chung chung, lấy lệ. v.v… điều đó chứng tỏ rằng việc phân bố thời gian dành cho việc củng cố và dặn dò sau bài học chưa được chú trọng. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này, nên tôi đã dành một khoảng thời gian của tiết học để hướng dẫn cách tự học cho học sinh. Tôi thường chia hoạt động này ra làm hai bước, cụ thể: - Bước 1 là dặn dò học bài cũ: Khi kết thúc bài học, tôi thường dặn dò các em về xem lại bài giảng, xem lại những nội dung trọng tâm trong bài học và tôi sẽ nêu tên từng phần đó; hoặc tôi nêu một số câu hỏi nhỏ và yêu cầu các em về nhà trả lời để nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, hoạt động này cũng có nghĩa tương tự như củng cố lại nội dung bài học. - Bước 2 là hướng dẫn học bài mới: Khi hướng dẫn các em học bài mới, tôi thường quan tâm đến những vấn đề cụ thể hóa của bài học đó ra. Đồng thời tôi cũng rất chú ý nhắc nhỡ các em học sinh xem thêm phần chú giải ở cuối tác phẩm để hiểu sâu hơn, cặn kẽ hơn nội dung của văn bản. Đây là phần thường nằm ở cuối trang sách (nếu có), nhằm giải thích các từ khó, các từ cổ mà nhiều học sinh không hiểu nghĩa của từ đó là gì, hoặc có những từ lại mang nghĩa của một điển cố, điển tích nào đó theo hàm ý của tác giả... Ví dụ: Để chuẩn bị học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 9 Tôi thường hướng dẫn và yêu cầu các em thực hiện những công việc theo trình tự như sau: Thứ nhất: Yêu cầu các em về nhà tìm hiểu thêm qua sách, báo, mạng internet về các hình ảnh, các bài viết liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của những ngư dân vùng biển. Tìm hiểu về cuộc sống lao động trên biển của họ như thế nào? Thứ hai: Yêu cầu đọc kỹ và nắm được những nội dung chính của phần tiểu dẫn, nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm, phần văn bản và tóm tắt nội dung cốt truyện của tác phẩm. (cần chú ý thêm phần chú giải để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản). Thứ ba: Yêu cầu học sinh soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa ở phần cuối tác phẩm. Với hoạt động này, tôi thường nhắc lại câu hỏi trong sách giáo khoa cho học sinh nghe và hướng dẫn cụ thể cho từng câu hỏi. Mặt khác để giúp các em hiểu và trả lời tốt câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi sẽ gợi ý bằng cách nêu thêm những câu hỏi nhỏ cho học sinh như: + Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Nguyễn Minh Châu? + Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà văn? + Nêu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác và nội dung của tác phẩm “Chiếc thuyến ngoài xa”? + Hãy tóm tắt cốt truyện theo sơ đồ. + Hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? … (VD: ở câu hỏi thứ nhất trong SGK trang 78 – Ngữ văn 12 – tập 2; “Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?”. Với câu hỏi này, tôi sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bằng cách gợi ý thêm những câu hỏi nhỏ, dạng câu hỏi gợi mở như: + Bức tranh thơ mộng đó là là bức tranh nào? + Bức tranh ấy được miêu tả qua những chi tiết nào? + Sự cảm nhận của người nghệ sĩ được thốt lên qua những lời nhận xét nào của người nghệ sĩ? … và tương tự như thế tôi sẽ hướng dẫn các câu tiếp theo) Ngoài ra, nếu xét thấy có những câu hỏi quá khó với năng lực của học sinh thì tôi lại phân chia công việc theo nhóm nhỏ (chia theo tổ) để các em thảo luận và thực hiện công việc theo yêu cầu của tôi. 5. Xen lồng nội dung và kiến thức văn học trong các buổi hoạt động ngoại khóa để tạo sự hứng thú. Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động có tính quy mô lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo đối với toàn trường. Thực tế điều kiện của trường tôi chưa làm được nhiều so với các trường đóng chân trên những địa bàn thuận lợi. Song mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức các hoạt động chủ điểm theo tháng và theo những ngày lễ lớn như tổ chức ngoại khóa chuyên môn, câu lạc bộ học tập, rung chuông vàng , đặc biệt ở 10 trường tôi đang duy trì rất tốt câu lạc bộ học tập. Thông qua các hoạt động này học sinh cũng hứng thú, tò mò, khi ra câu hỏi cho học sinh, tôi tìm những câu hỏi hấp dẫn có nội dung liên quan đến kiến thức văn học trong chương trình phổ thông để thu hút sự chú ý cho các em cũng như khắc sâu thêm vốn kiến thức bộ môn học. 6. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tài liệu học tập. Như tôi đã nói trong phần nêu những khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải là điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh còn nhiều khó khăn. Vì thiết bị và tài liệu cho các em học tập còn rất hạn chế. Hơn thế nữa có nhiều học sinh lai không biết mua cho mình những loại tài liệu nào cho phù hợp với việc học của mình mà để học tốt bộ môn này lại phụ thuộc không nhỏ vào việc tham khảo thêm tài liệu bên ngoài. Việc có đủ tài liệu học tập trong tay sẽ giúp cho các em có điều kiện hơn trong việc tham khảo, đối chiếu và không còn bị động trong quá trình học, góp phần tạo thêm sự ham thích học bộ môn hơn. Chính vì thế, nhiệm vụ của tôi nói riêng và của toàn bộ giáo viên tổ bộ môn ngữ văn nói chung đặt ra nhiệm vụ là phải tìm ra một số tài liệu học tập tốt nhất, phù hợp nhất với đặc thù của học sinh trong toàn trường.Công việc này chúng tôi đã thực hiện như sau: * Đối với sách tham khảo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách tham khảo, nhưng chọn những sách tham khảo nào thuộc dòng sách chính thống là điều cần thiết. Như quyển sách đó là của tác giả nào biên soạn, thuộc nhà xuất bản nào?. .. Đây là một vấn đề mà tôi rất quan tâm để hướng dẫn cho các em tìm mua và tìm đọc. Với hoạt động này sẽ giúp định hướng cho các em có một sự lựa chọn phù hợp theo kiến thức và yêu cầu của môn học. Ví dụ: Đối với học sinh lớp 12, tôi thường hướng dẫn các em tham khảo thêm một số sách tham khảo như: -Những bài làm văn 12- Phạm Minh Diệu & Lê Hồng Dinh- Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội. - Tuyển tập 36 đề ôn luyện thi môn ngữ văn- Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm - 270 đề và bài văn lớp 12 – Bùi Quang Huy & Trần Châu Thưởng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. - Dạy và học văn học nước ngoài của Lê Huy Bắc – Nhà xuất bản giáo dục. - Luyện thi đại học văn học – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. * Đối với tài liệu học tập nội bộ thường ngày: Riêng đối với khối 12, chúng tôi còn sưu tầm thêm các dạng đề thi của các năm học trước như đề thi tốt nghiệp; đề thi thử đại học, cao đẳng để các em tham khảo thêm... 7. Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh. Hiện nay công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng to lớn vào quá trình giảng dạy. Việc vận dụng nó một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của tiết học bộ môn.Giáo viên trường tôi đã bắt đầu áp dụng công nghệ máy chiếu PowerPoint hoặc máy quét ảnh Scaner, đặc biệt giáo viên bộ môn ngữ 11 văn cũng đã áp dụng linh hoạt các tiết dạy phù hợp với công nghệ này và thu hút được sự hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Khi học đến tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đối với những tiết cần minh họa những hình ảnh mang tính trực quan sinh động thì tôi sẽ tìm tòi và trình chiếu những hình ảnh liên quan như các hình ảnh sau: 12 Hay đến tiết luyện tập tiếng Việt mà có sự phân nhóm nhỏ thảo luận thì tôi chuẩn bị phiếu học tập cho các em theo các dạng câu hỏi thảo luận nhóm và yêu cầu các em làm bài tập chung theo nhóm sau đó sẽ cho quét lên máy quét ảnh để cả lớp cùng quan sát. 8. Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh. Trong thực tế, không ít giáo viên còn rất trẻ thiếu về kinh nghiệm, vốn kiến thức chưa sâu rộng nên khi lên lớp giảng dạy còn lúng túng, thậm chí chưa đảm bảo kiến thức chuyên môn. Điều tất yếu sẽ gây ra sự chán nản cho người học. Không chỉ riêng giáo viên ngữ văn, mà ở bất kỳ môn học nào cũng thế, nếu giáo viên không làm chủ được kiến thức bài học thì ắt sẽ có những kết quả không như mong muốn. Vậy vấn đề đặt ra trước hết là yêu cầu giáo viên cần nắm vững kiến thức, làm chủ được phương pháp của từng bài giảng thì lúc đó học sinh sẽ quy phục và sẽ hứng thú học tập với giáo viên đó và bộ môn đó. Và có thể nói điều đáng sợ nhất của người giáo viên là bị học sinh đánh giá thấp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tránh không để học sinh chán nản vì năng lực của mình khi bước vào lớp giảng dạy. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần chịu khó tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cần soạn giảng đầy đủ, kỹ càng vì bất kỳ nghề nào cũng cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mới thành công. Giống như nhà văn Nam Cao đã nói thông qua lời của nhân vật Hộ (Đời thừa): “cẩu thả trong văn chương không chỉ là bất lương mà còn là đê tiện”. Phần III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Kết quả Tuy thời gian áp dụng các giải pháp trên chưa nhiều, song tôi nhận thấy với phương pháp này, bên cạnh việc thu hút sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh thì còn mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giúp các em đạt kết quả cao hơn về chất lượng chung. Qua khảo sát đầu năm về ý thức học tập của học sinh khối 12, khi tôi hỏi những học sinh nào thực sự yêu thích học bộ môn ngữ văn? Kết quả như sau: Kiểm tra, theo dõi. Số lượng Tỷ lệ Ghi chú - Tổng số được điều tra. 45 em. 100% - Số HS yêu thích: 20 em 45% - Số HS không yêu thích 8 em 18% - Số HS không có ý kiến 17 em 37% Đến giữa học kỳ II, tôi cũng tiến hành điều tra thì ý thức học tập của các em có sự chuyển biến nhưng chưa nhiều, kết quả như sau: 13 Kiểm tra, theo dõi. Số lượng Tỷ lệ Ghi chú - Tổng số được điều tra. 45 em. 100% - Số HS yêu thích: 30 em 67% - Số HS không yêu thích 5 em 11% - Số HS không có ý kiến 10 em 22% Với thái độ học tập và sự chú trọng đến việc tạo hứng thú cho các em, nên chất lượng bộ môn phần nào được cải thiện hơn. Kết quả chất lượng đối với lớp 12A5 tôi giảng dạy như sau: * Kì I năm học 2012- 2013 Chất Học sinh Học sinh Học sinh Yếu lượng bộ giỏi khá trung bình môn 0% 35,6% 51,1,% 13,3% Kém 0% *Kì II năm học 2012 -2013. Chất Học sinh Học sinh Học sinh Yếu Kém lượng bộ giỏi. khá. trung bình môn 6,7% 44,4% 42,2% 6,7% 0% Tuy kết quả đạt được chưa cao lắm nhưng đó là một thành công của đề tài. Tôi tin rằng, trong thời gian đến, với những giải pháp này sẽ giúp các em có được sự hứng thú hơn trong việc học bộ môn ngữ văn và khi đó sẽ đạt kết quả chất lượng tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm. */ Đối với giáo viên: 1. Tạo không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện khi bước vào giờ học 2. Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; và nhận xét học sinh trong giờ học môn ngữ văn. 3. Tìm phương pháp phù hợp giúp học sinh dễ dàng học thuộc bài thơ, đoạn thơ hoặc tóm tắt được nội dung đoạn trích hoặc tác phẩm truyện. 4. Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời cần chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. 5. Xen lồng nội dung và kiến thức văn học trong các buổi hoạt động ngoại khóa để tạo sự hứng thú cho học sinh. 6. Giáo viên chủ động hướng dẫn và chuẩn bị tài liệu học tập cho học sinh. 7. Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh. 8. Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh. *. Học sinh: 14 1. Học sinh cần có thái độ tích cực, tự giác trong học tập nói chung và trong giờ học bộ môn ngữ văn nói riêng. 2. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về học tập của giáo viên khi trên lớp cũng như khi ở nhà. 3. Tích cực tham gia các hoạt động thiết thực liên quan đến nội dung của bộ môn, góp phần tạo hứng thú cho bản thân và các bạn xung quanh khi học bộ môn ngữ văn III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 1/.Giá trị của đề tài: Tôi tin rằng nó lại rất phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở đơn vị trường của tôi và học sinh trường của tôi nói riêng và các đơn vị trường học thuộc nhiều cấp học khác nhau trên địa bàn huyện Yên Định. Đề tài này là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu những đặc điểm của học sinh nơi tôi công tác trong nhiều năm qua cũng như nhiều ý kiến thảo luận, góp ý của các đồng nghiệp. Nên tôi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn và các bộ môn khác tham khảo, học tập. 2. Những ý kiến đề xuất. - Mong rằng, trong thời gian tới những nhà quản lý giáo dục cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát hơn nữa mang tính vĩ mô đối với bộ môn học này. - Có những giải pháp phù hợp và định hướng cụ thể, kịp thời hơn nữa để giúp cho những giáo viên giảng dạy bộ môn này thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc đưa ra một số giải pháp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn. Với đề tài này, tuy không có nhiều điểm mới nhưng tôi nghĩ nó rất phù hợp với thực tế và phục vụ thiết thực đối với việc dạy học của tôi. Tuy nhiên, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Mong các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học nhà trường đóng góp những ý kiến chân thành, giúp tôi bổ sung đầy đủ hơn vào sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi xin chân thành cảm ơn.! NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG: Yên Định, ngày 10 tháng 5 năm 2013. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết. Nguyễn Thị Cúc 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ------------- *** ----------1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 4. Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 10. 5. Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 11. 6. Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 12. 7. Phương pháp giảng dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường THPT của Nhà xuất bản giáo dục. -------------- **** --------- 16 MỤC LỤC. NỘI DUNG Tên đề tài: GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài 2.Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng II. Giải quyết vấn đề Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương II: Thực trạng đề tài nghiên cứu 1.Khái quát phạm vi 2.Thực trạng đề tài nghiên cứu 3.Nguyên nhân thực trạng Chương III: Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 1.Tạo không khí thoải mái, phấn khởi, thân thiện khi bước vào giờ học 2. Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; cách giao tiếp, ứng xử và nhận xét học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn. 3.Tìm phương pháp phù hợp giúp học sinh dễ dàng học thuộc bài thơ, đoạn thơ hoặc tóm tắt được nội dung đoạn trích hoặc tác phẩm truyện 4.Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. 5. Xen lồng nội dung và kiến thức văn học trong các buổi hoạt động ngoại khóa để tạo sự hứng thú 6.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tài liệu học tập. 7. Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh. 8. Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh. Chương IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm 1. Kết quả. 2. Bài học kinh nghiệm. III. Kết luận và đề xuất. 1/ Giá trị của đề tài: 2. Những ý kiến đề xuất. * Tài liệu tham khảo. * Mục lục. 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan