Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn trong ...

Tài liệu Skkn một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn trong chương trình thpt

.DOC
27
107
148

Mô tả:

SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. a. Cơ sở lý luận: Chúng ta biết rằng, bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. Ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục. Điều đáng nói hơn là văn học ngày càng đóng vai trò quan trọng khi đời sống con người càng được nâng cao, nó không chỉ giúp cho chúng ta những điều đã nói ở trên mà còn giúp cho cuộc sống càng thêm phần ý nghĩa, nhất là tạo cho tâm hồn con người càng trở nên tươi mới, không còn sự khô cứng và héo úa. Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho tất cả giáo chức nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quan tâm đó là việc một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ không quan tâm hay không còn mặn mà với bộ môn học này. Điều đó cũng đang đặt ra một bài toán khó giải cho những nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo chức dạy học bộ môn này. Nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có… nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên. Đặc biệt tôi dám mạnh dạn khẳng định một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người đang hàng ngày trực tiếp bước lên bục giảng chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này, từ đó tôi mạnh dạn đưa ra những giải Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 1 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn trong trường THPT. Tôi mong rằng các đồng nghiệp góp thêm ý kiến để cho đề tài được đầy đủ hơn và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới. Mặt khác là một giáo viên trẻ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, lại công tác ở một trường đặc biệt khó khăn, thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều kiện xã hội và điều kiện thông tin liên lạc và sự trao đổi học hỏi chưa kịp thời, có gì khiếm khuyết xin được thông cảm. b. Cơ sở thực tiễn: Chúng ta vẫn thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng các bộ môn học trong nhà trường. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hiện nay. Do vây, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số giải pháp hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học sinh nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục. Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà chúng tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay. Trong đợt tập huấn tại Gia Lai, do Sở giáo dục tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 28 đến 30/10/2011 về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Tôi thấy, khi nêu ra câu hỏi bàn luận đến vấn đề “thái độ của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn hiện nay” thì rất nhiều giáo viên tỏ ra không bằng lòng hoặc chán nản với việc giảng dạy bộ môn. Nhưng tôi cũng rất tiếc là hôm đó lớp tập huấn chưa đi sâu vào việc tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hiện tượng trên. Do đó, tôi đã mang một nỗi niềm là mong sao có những đồng nghiệp cùng với tôi sẽ đưa ra được một số giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. Điều đáng quan tâm nhất là chất lượng học sinh của trường tôi đang giảng dạy rất thấp, điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan có, chủ quan có. Nhưng theo tôi, một phần không nhỏ là do chính đội ngũ giáo viên chưa thực sự đặt mình vào đối tượng học sinh, chưa thu hút và tác động được sự yêu thích Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 2 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT học tập cho các em. Chưa tạo cho các em một sự hứng thú, yêu thích việc học và chưa kịp thời động viên khích lệ để các em có một sự tự tin nào đó trong quá trình học tập. Cho nên có nhiều học sinh mang tâm lý chán nản với việc học. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự như thế. Qua 04 năm giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Anh Hùng Núp, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, tôi nhận thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự mặn mà và không yêu thích bộ môn văn. Chính vì thế có nhiều lúc các em lên lớp lại tỏ ra thái độ không quan tâm, không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng, thậm chí có nhiều học sinh nằm ngủ hoặc nói chuyện riêng, hoặc có một số học sinh chế giễu, chọc ghẹo những bạn chăm chỉ học bộ môn này. Do đó, làm thế nào để giáo dục các em học sinh có thái độ học tập đúng đắn và yêu thích bộ môn học này đó là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục được tình trạng trên. Đặc biệt không chỉ giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp sự hoàn thiện về nhân cách của một con người vừa hồng vừa chuyên. Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài này cũng không ít, như tính lô ghíc, tính chuyên sâu khoa học…. Do vậy, rất mong quý thầy cô giáo đóng góp những ý kiến thiết thực nhất, hiệu quả nhất để tôi bổ sung và hoàn thiện sáng kiến này và áp dụng tốt hơn nữa trong quá trình giảng dạy của tôi cũng như cho các giáo viên thuộc bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường và một số giáo viên trường bạn tham khảo sau này. 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng: a. Đối tượng: Với những hiện tượng của việc dạy và học bộ môn Ngữ Văn trong những năm gần đây mà tôi đã nêu trên, đó là hiện tượng rất đáng quan tâm không chỉ ở đơn vị trường của tôi đang giảng dạy mà còn là vấn đề chung cho nhiều trường trên địa bàn huyện và tỉnh. Do vậy, với đề tài này thì tôi không chỉ nhằm hướng đến học sinh của đơn vị Trường THPT Anh Hùng Núp của tôi đang giảng dạy mà còn nhằm góp phần nhỏ bé của mình cho các đồng nghiệp của tôi và học sinh của một số trường trong địa bàn huyện Kbang nói riêng và trong tỉnh Gia Lai nói chung. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 3 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT b. Phạm vi áp dụng. Bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta. Việc khắc phục những hiện tượng trên là nhiệm vụ cấp bách của tôi cũng như của những người đảm nhiệm giảng dạy bộ môn này. Do vậy với đề tài này mặc dù đối tượng chủ yếu mà tôi muốn hướng đến là học sinh của trường tôi đang giảng dạy. Song với tính hiệu quả và thiết thực của nó, nên đề tài này không chỉ áp dụng trong phạm vi của Trường THPT Anh Hùng Núp mà nó có thể áp dụng cho một số đơn vị trường học khác trên địa bàn huyện và trong tỉnh. Đồng thời các giáo viên thuộc các bộ môn học khác cũng có thể tham khảo và vận dụng một số giải pháp của đề tài này để giúp giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới. B. NỘI DUNG. Phần I. THỰC TRẠNG CHUNG: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 4 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Trong những năm giảng dạy gần đây, tôi nhận thấy, có một bộ phận không nhỏ học sinh của trường tôi nói riêng và nhiều trường trên địa bàn tỉnh nói chung có thái độ học tập chưa tốt trong đó có thái độ không yêu thích học đối với bộ môn Ngữ Văn. Hay nói cách khác, các em học sinh này thường xuyên có tâm lý chán học, không thích học và thậm chí còn muốn bỏ học. Năm học 2011 -2012, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ Văn. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc giảng dạy bộ môn này như sau: 1. Khó khăn: Trường THPT Anh Hùng Núp mới thành lập đến nay được 04 năm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học còn hạn chế hơn so với các trường cùng cấp trong tỉnh. Mặt khác, trường đóng chân trên địa bàn thuộc các xã phía nam của huyện Kbang, trường ở xa khu dân cư, điều kiện xã hội hết sức khó khăn như từ việc tiếp cận thông tin văn hóa thường ngày đến việc đường giao thông đi lại rất khó khăn cũng như điều kiện sống của nhân dân nơi đây là rất thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em học sinh. Nhìn chung, phần nhiều học sinh là con em của nhiều dân tộc thiểu số (chiếm hơn 50%), mặt khác các em học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau (gồm dân tộc Ba Na: Nùng; Tày; Mường, Gia rai…) cho nên năng lực học tập của các em cũng không đồng nhất. Do đó gặp rất nhiều hạn chế trong tiếp thu bài giảng, và tất nhiên cũng khó khăn hơn nhiều cho giáo viên khi tiếp cận và giảng dạy đối với những học sinh này so với các em học sinh khác. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, đặc biệt phần lớn lại là con em làm nghề nông nghiệp, điều kiện sống hết sức khó khăn. Có nhiều em không có điều kiện đến trường, chưa kể đến việc có nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình mà chỉ lo làm ăn cho đủ qua ngày, qua tháng. Cùng với những khó khăn khách quan trên thì phần lớn giáo viên trong trường tôi là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng chưa có những giải pháp hữu hiệu để tạo sự hứng thú cho học sinh khi giảng bài. 2. Thuận lợi: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 5 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi nhất định: Phần lớn các em chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô giáo và đặc biệt điều đáng mừng nhất là chưa phát hiện học sinh có dấu hiệu vi phạm các tệ nạn xã hội như nghiệm ma túy, nghiện chơi game .... Hơn nữa, với sự nổ lực của nhà trường trong việc dạy học phụ đạo trái buổi nên tôi có điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để giảng dạy và rèn luyện thêm cho các em trong việc học bộ môn này được tốt hơn. Phần II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN Để giúp học sinh tìm lại sự hứng thú trong tiết học bộ môn Ngữ Văn và cũng chính là giúp cho giáo viên Ngữ Văn tìm lại hứng thú giảng dạy cho chính mình. Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Anh Hùng Núp – huyện Kbang, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và qua quá trình thực tế của nhà trường, để từ đó tôi đã rút ra một số giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn”, cụ thể như sau: 1. Cần chú ý đến việc phân bố thời gian của tiết học để có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiến trình các bước lên lớp. Chúng ta biết rằng, học bộ môn Ngữ Văn ngoài việc tư duy của lý trí thì yếu tố cảm hứng cũng rất quan trọng. Nếu học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ thì chắc chắn rằng tiết học đó sẽ không đạt hiệu quả cao đối với các em. Do đó việc phân bố thời gian của tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của các em. Vì vậy khi lên lớp, giáo viên cần linh động chú ý đến vấn đề này. Vì thực tế việc sắp xếp thời khóa biểu các tiết học không phải lúc nào cũng thuận tiện vào những thời điểm thích hợp. Có thể là tiết học Ngữ Văn bị xếp vào tiết 5 của buổi sáng, có thể là tiết 1 của buổi chiều. Vào những thời gian như thế phần lớn các em sẽ có hiện tượng đói bụng, hoặc mệt mỏi, hoặc buồn ngủ ... nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập của các em. Đặc biệt ở đơn vị trường THPT Anh Hùng Núp thuộc địa bàn huyện Kbang, là vùng giao thoa của 2 vùng khí hậu; vừa chịu ảnh hưởng vùng khí hậu nóng của Bình Định lên lại vừa chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu ẩm thấp của vùng Gia Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 6 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Lai xuống nên khí hậu vùng này rất ngột ngạt, rất dễ gây buồn ngủ hoặc gây ra sự mệt mỏi và khó chịu. Hơn nữa thời gian dạy học của nhà trường là 2 ca, ca buổi sáng sáng và ca phụ đạo buổi chiều, do đó thời gian nghỉ buổi trưa của các em không nhiều. Chính vì thế mỗi khi lên lớp tôi thường chú ý tới những thời gian nhạy cảm của những tiết học nói trên để có những điều chỉnh hợp lý hơn về các bước lên lớp, giúp cho các em lấy lại sự tỉnh táo và hứng thú trong tiết học đó, cụ thể như: Thông thường với những tiết học có thời gian thuận lợi thì khi vào tiết dạy tôi có thể dành từ 3 đến 5 phút để kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học, hoặc vào lớp có thể triển khai ngay dạy nội dung bài mới. Nhưng với những tiết học rơi vào thời điểm trên thì tôi có thể tạo cho các em một sự hứng thú, tỉnh táo như bằng một câu nói đùa, hoặc kể một câu chuyện, hoặc một câu đố vui, hoặc một hành động, hoặc một việc làm nào đó trong vòng khoảng 1 đến 2 phút mà có nội dung liên quan đến nội dung của bài học.. và việc kiểm tra bài cũ tôi cũng chuyển ra giữa tiết học, vừa giảng bài mới xen lẫn việc kiểm tra kiến thức bài cũ hoặc chuyển về cuối tiết học … VD: Đến tiết đọc văn bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu thì tôi có nhiều cách để thu hút sự chú ý và hấp dẫn cho học sinh như: Có thể tôi đi thật nhanh với thái độ có vẻ như rất vội vàng, và khi đó học sinh sẽ thấy hành động của tôi không bình thường thì các em sẽ chú ý và khi đó tôi sẽ nói rằng nếu không “vội vàng” sẽ không kịp níu giữ những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người, để rồi nhà thơ Xuân Diệu đã mang đến cho ta quan niệm sống rất mới mẽ, rất táo bạo của sự vồ vập, tham lam đến như thế. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay. 2. Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; cách giao tiếp, ứng xử và nhận xét học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn. a. Đối với việc kiểm tra và chấm bài kiểm tra. - Việc kiểm tra: Khi kiểm tra để lấy điểm miệng không nên cứng nhắc là kiểm tra vào đầu tiết học; có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết, hoặc cuối tiết học. Cũng có thể cho điểm miệng trong quá trình tham gia xây dựng bài mới. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 7 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Khi ra đề kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kỳ thì giáo viên cần có sự phân loại đối tượng học sinh. Không nên ra những dạng câu hỏi đánh đố học sinh, cũng không nên ra những loại câu hỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa. Nếu làm như vậy sẽ gây ra sự khó khăn cho các em trong khi làm bài kiểm tra. Tôi thường ra những dạng đề có những câu hỏi mở (dạng câu hỏi nhận biết) và những câu hỏi khó (câu hỏi tư duy). Tức là có sự phân hóa đối tượng học sinh, trong đề kiểm tra đó có thể những học sinh yếu cũng sẽ làm được một hoặc hai câu và sẽ làm được từ hai đến ba điểm. Như vậy sẽ không tạo ra sự chán nản hay thất vọng hoàn toàn cho các em có học lực yếu và kém. Có thể xem những điểm đó như là con điểm để khích lệ tinh thần cho các em, để các em cố gắng lần sau. - Việc chấm bài kiểm tra: Chấm bài kiểm tra định kỳ hoặc bài 15 phút cho các em cũng rất quan trọng, nó không chỉ đòi hỏi chấm đúng chính xác các yêu cầu của đề bài mà còn là yếu tố quan trọng đối với việc tao hứng thú học tập cho các em. Vậy chấm bài như thế nào để tạo hứng thú? Với tôi, khi chấm bài tôi thường đặt ra yêu cầu là phải chấm chính xác, công bằng. Cùng với con điểm được thể hiện trong phần ghi điểm của bài kiểm tra, tôi thường nhận xét thêm về thực trạng của bài làm. Ví dụ như việc sai các lối chính tả hoặc chưa làm tốt được phần nào, hoặc còn thiếu phần nào để các em biết những hạn chế bài viết của mình và sẽ khắc phục lần sau.... Cùng với đó, tôi rất chú ý đến việc sửa bài trực tiếp vào bài kiểm tra cho các em. Những phần nào mà các em chưa làm được hoặc làm sai tôi sẽ gạch chân trực tiếp vào phần làm sai, sau đó sửa lại sang phần bên lề của bài kiểm tra hoặc sẽ bổ sung những ý còn thiếu bằng cách gợi ý. Thực tế khi chấm bài, nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này, nhiều học sinh khi được trả bài chỉ biết được bài làm của mình được mấy điểm nhưng lại không thể biết được vì sao lại có điểm như thế và cũng không biết sai hay đúng ở chỗ nào? Ví dụ: Khi các em viết sai chính tả: từ “Sao suyến”, tôi sẽ dùng bút đỏ gạch chân dưới từ này và viết lại bên phần lề của bài kiểm tra thành “Xao xuyến” . Tương tự như thế đối với các trường hợp như dùng câu văn dài dòng, hoặc loại câu thiếu các thành phần nòng cốt trong câu, hoặc thiếu ý, lặp ý .... Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 8 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Vậy nếu làm tốt việc nhận xét bài làm và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong bài kiểm tra cho các em thì sẽ giúp các em dễ dàng nhận ra được các lỗi trong bài làm của mình thì không chỉ để các em khắc phục lần sau mà quan trọng hơn nữa là tạo sự hứng thú trong học tập, các em không còn phải mơ hồ như kiểu đi tìm kim đáy bể. b. Việc soạn bài và lựa chọn phương pháp giảng bài. Như tôi đã đề cập ở trên, trường THPT Anh Hùng Núp có tỷ lệ học sinh dân tộc rất cao chiếm hơn 50% , đặc biệt học sinh dân tộc Ba na cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong những năm học qua, nhà trường cũng đã có sự phân loại đối tượng học sinh như việc phân chia lớp mũi nhọn, lớp đại trà; lớp học sinh Ba na… Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng rất chú ý đến việc phân loại đối tượng học sinh này. Không chỉ là cách kiểm tra đánh giá mà ngay trong việc soạn giáo án và phương pháp giảng bài trên lớp cũng khác nhau. * Từ việc soạn giáo án: Tôi không dám nói rằng, dạy lớp nào thì soạn giáo án cho lớp đó. Vì thực tế công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Điều tôi muốn nói đến ở đây là soạn giáo án như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. Với tôi, vấn đề soạn giảng khi áp dụng cho học sinh thuộc các lớp học sinh người thiểu số thì tôi bám sát kiến thức chuẩn và chỉ yêu cầu các em nắm được các kiến thức chuẩn là đạt yêu cầu của tôi, và cũng không đặt ra những yêu cầu nâng cao thêm nữa. Ngược lại đối với học sinh lớp chọn thì tôi sẽ dành một khoảng thời gian để mở rộng và nâng cao kiến thức ngoài những kiến thức bắt buộc trong chuẩn kiến thức ngữ văn. * Đến việc chọn phương pháp giảng dạy khi lên lớp. Khi giảng bài, việc chọn phương pháp giảng bài là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc học sinh tiếp thu bài. Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên có kiến thức rất vững vàng nhưng khi lên lớp lại không thể truyền đạt hết được những vốn kiến thức cho các em nhất là khi phải đảm nhiệm giảng dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, nên các em thường tâm sự là khó hiểu. Trường hợp này có thể giáo viên đó chưa biết chọn ra một phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 9 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Theo tôi, khi giảng dạy bộ môn ngữ văn, ta có thể tìm một phương pháp chủ đạo nào đó hoặc vận dụng nhiều phương pháp phối hợp lẫn nhau mà ta thường vận dụng, tùy thuộc vào nội dung của bài giảng đó như phương pháp đàm thoại, giảng bình, phát vấn nêu vấn đề, thảo luận nhóm..... điều quan trọng hơn là việc vận dụng các phương pháp ấy cần chú ý đến đối tượng học sinh. Nếu chúng ta dạy ở một lớp chọn sẽ vận dụng phương pháp khác hơn với một lớp học sinh thuộc người dân tộc thiểu số (dân tộc Ba Na). VD: Cùng một bài giảng văn học sử: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” trong chương trình Ngữ văn 10. Khi dạy ở lớp 10A tôi thường thiên về phương pháp chủ đạo là phát vấn (nêu vấn đề), tức là khi vào tìm hiểu một mục, một chương, hoặc một ý nào đó, tôi sẽ nêu lên dạng câu hỏi gợi mở để cho các em thảo luận, trả lời và tự tiếp thu bài. Nếu trường hợp các em trả lời chưa đúng thì khi đó tôi sẽ điều chỉnh và chốt ý. Vì đây là những học sinh có khả năng học tập tốt hơn, và khi đó các em sẽ trả lời được những vấn đề mà tôi yêu cầu, qua đó sẽ nắm bắt nội dung bài học. Nhưng khi dạy lớp 10 D (lớp thuộc học sinh người địa phương – người Ba na) tôi lại không thiên về phương pháp phát vấn đó nữa mà tôi phối hợp ngang bằng (50 -50) giữa phương pháp phát vấn với phương pháp phân tích giảng bình (tôi sẽ dành thời gian giảng bài nhiều hơn so với ở lớp 10A, và ngược lại số lần nêu câu hỏi để các em thảo luận trả lời cũng ít hơn so với lớp 10A, và cách đặt câu hỏi cũng thay đổi theo dạng chia nhỏ đối tượng). Vì đây là những học sinh có năng lực học tập chậm hơn. Thực tế khi nêu một câu hỏi cho học sinh lớp này thì có rất ít học sinh giơ tay trả lời và rất ít có câu trả lời đúng hoặc nếu trả lời được thì cùng mất rất nhiều thời gian. Do đó, việc chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh vừa mang lại hiệu quả cao trong học tập, vừa không để giáo viên phải bị động, lúng túng trong khi giảng bài là vấn đề rất cần chú ý. c. Cách giao tiếp, ứng xử với học sinh trong giờ học. Là giáo viên dạy Ngữ Văn, tất nhiên chúng ta phải có sự ứng xử tinh tế, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực và khéo léo. Tuy nhiên khi giao tiếp và ứng xử đối với những học sinh là người dân tộc nói chung và người Ba Na nói riêng như thế Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 10 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT nào cho phù hợp là một vấn đề mà giáo viên trường tôi nói riêng và giáo viên dạy Ngữ Văn thuộc vùng Tây Nguyên nói chung cần chú ý. Qua nhiều năm giảng dạy và tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, tôi được biết họ là những người có lòng tự ái rất cao, nên khi giao tiếp với những học sinh Ba Na thì ta không được phân biệt trước mặt các em là người Kinh với Ba Na; rồi cũng không được gọi học sinh đó là người Ba Na, nếu nhất thiết phải gọi tên thì ta nên gọi là người địa phương. Nếu không hiểu được tâm lý đó thì các em chán nản bỏ học hoặc khi gặp các em cũng không muốn chào thầy cô. d. Việc đánh giá, nhận xét học sinh trong tiết học. Trong quá trình giảng bài, giáo viên rất muốn thu hút sự tập trung tham gia xây dựng bài của học sinh nên việc nhận xét các em trong khi đang học bài cũng là việc làm cần chú ý, cụ thể: Khi kiểm tra bài cũ, nếu xẩy ra hiện tượng học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài thì giáo viên cũng không nên sử dụng những ngôn ngữ chửi bới các em. Tôi đã có lúc nghe một số giáo viên trẻ vì bực tức học sinh nên đã chửi các em những từ như “ngu” “ngốc” “dốt nát” hoặc các câu như “học ngu thế”; “học như thế thì nghỉ về mà chăn bò đi..”. hoặc có những câu dọa dẫm học sinh .... tôi thấy cách xử lý như thế là chưa phù hợp, vì thầy cô có tác động rất lớn đến tâm lý của các em, nếu các em bị xúc phạm như thế các em sẽ ác cảm ngay, rơi vào bệnh tự ti chính mình và gây cảm giác bất mãn ở các em. Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên thường nêu ra câu hỏi gợi mở để thu hút quá trình học tập của các em. Và khi câu hỏi được giáo viên nêu ra mà có nhiều học sinh xung phong trả lời và có câu trả lời đúng thì đó là điều rất thành công của giáo viên và của tiết học. Nhưng ngược lại, nếu xẩy ra hiện tượng khi nêu câu hỏi lên mà không có em nào giơ tay thì tôi sẽ nói thêm một câu khích lệ các em “nếu ai trả lời đúng thầy sẽ cho điểm”. Cùng với đó là hiện tượng có học sinh trả lời nhưng câu trả lời ấy lại không đúng, thì lúc đó giáo viên xử lý thế nào để không làm mất đi sự hứng thú của học sinh đó? Vì khi trả lời không đúng thì các em có phản ứng xấu hổ với bạn bè hoặc thậm chí là chán nản, không muốn trả lời cho các câu hỏi tiếp theo. Với tôi, khi tình huống đó xẩy ra, tôi sẽ không phê bình mà nhận xét về câu trả lời của học sinh đó một cách tích cực để không làm mất đi sự hứng thú học Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 11 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT tập của em đó, tôi sẽ nhận xét: “Em đã rất tự tin trả lời câu hỏi vừa rồi, chứng tỏ em rất tập trung chú ý vào bài học, tiếc rằng em chưa trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi, hy vọng câu hỏi sau em sẽ trả lời đúng, xin mời em ngồi xuống”. 3. Tránh hiện tượng lây lan tâm lý từ giáo viên tác động đến học sinh. Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp học. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo bầu không khí thân thiện, gần gủi với học sinh và đồng thời cũng phát động phong trào “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làm theo”. Vậy để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ý về thái độ và tác phong của chính mình nhất là giáo viên Văn. Về tác phong của giáo viên: hiện nay vẫn không ít những giáo viên trẻ có quan điểm và lối sống rất đơn giản, có thể nói là rất sành điệu, cho nên tác phong của những giáo viên đó cũng rất đặc biệt từ cách ăn mặc cho đến đi đứng rất phản cảm đối với học sinh, vấn đề đó khiến cho tôi những trăn trở không nhỏ. Thực tế cho thấy, học sinh THPT đang là độ tuổi bắt đầu biết làm đẹp, biết học đòi, biết làm theo và biết nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của giáo viên. Các em không nhận xét trực tiếp để giáo viên nghe được mà khi về nhà sẽ bàn luận đến người thân các em hoặc khi tập trung lại với nhau thì các em mới bàn tán, nhận xét. Và đặc biệt vai trò của thầy cô như là tấm gương phản chiếu cho các em, vậy cách ăn mặc như thế nào, đi đứng ra sao là một vấn đề đáng quan tâm để tránh sự phản cảm đối với học sinh . Về thái độ của giáo viên: Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú cho học sinh. Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạo nên sự gần gủi, thân tình, yêu mến. Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nào thì cũng đồng nghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ lạnh nhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngại giao tiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt được mục đích của giáo dục. Về tâm lý của giáo viên: Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng là niềm vui, cũng là nụ cười luôn hé nở trên đôi môi. Bởi cuộc sống vốn dĩ là phức tạp, vì Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 12 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT sự lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường. Nhưng chúng ta cần phải biết cách khắc phục chúng đúng lúc, đúng nơi, nhất là trước khi bước lên bục giảng không nên mang những tâm lý nặng nề của mình đến lớp học, vì tâm lý rất dễ lây lan sang học sinh. Và nếu tình trạng đó không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho học sinh cũng có những suy nghĩ không tốt và thậm chí sẽ buồn theo, chán nản theo tâm lý của thầy cô giáo. Như vậy mỗi giáo viên cần tạo một không khí vui vẻ trước khi tiến hành bài học sẽ tạo sự hưng phấn cho học sinh. 4. Tìm phương pháp phù hợp giúp học sinh dễ dàng học thuộc bài thơ, đoạn thơ hoặc tóm tắt được nội dung đoạn trích hoặc tác phẩm truyện. Việc yêu cầu học sinh làm được điều này chính là một hoạt động không chỉ mang tính bắt buộc mà giúp các em có thêm hứng thú trong học tập thường ngày. Tôi thường thấy, trong những tiết kiểm tra định kỳ, nếu các em gặp những dạng đề bài có nội dung liên quan đến một đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn trích văn xuôi hoặc tác phẩm truyện thì sẽ có rất nhiều học sinh không học thuộc thơ, không nắm được nội dung cốt truyện dẫn đến việc các em không biết gì để làm bài. Nên có rất nhiều em ngồi cắm bút hoặc thậm chí là nằm ngủ. Khi giám thị hỏi nguyên nhân vì sao thì được nghe các em trả lời một câu rất vô tư “em không nhớ nội dung tác phẩm hoặc không thuộc đoạn thơ, bài thơ đó”. Trong khi đó, để thể phân tích, bình giảng hoặc cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ, một đoạn trích văn xuôi hoặc tác phẩm truyện, trước tiên học sinh phải đọc thuộc lòng được đoạn thơ hay bài thơ hoặc tóm tắt được nội dung cốt truyện của đoạn trích, của tác phẩm truyện đó. Nếu trường hợp này xẩy ra nhiều lần đối với các em thì tất nhiên các em sẽ bị điểm kém và sẽ gây ra tâm lý chán nản trong việc học tập môn Văn. Xác định được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề đó, ngoài việc thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng của các em tôi còn cố gắng tìm những cách thức khác nhau để cho các em dễ tiếp thu nội dung tác phẩm như: - Đối với bài thơ, đoạn thơ tôi sẽ hạn định thời gian và yêu cầu đọc thuộc, nếu trường hợp bài thơ quá dài thì tôi sẽ yêu cầu đọc những đoạn trọng tâm. - Đối với đoạn trích hoặc tác phẩm truyện, tôi có thể tóm tắt lại bằng cách yêu cầu học sinh kể lại theo lời kể của mình hoặc phân vai nhân vật để các em tự Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 13 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT kể lại. Đặc biệt tôi rất chú trọng việc tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ giúp cho các em hứng thú và dễ hiểu tác phẩm hơn. Ví dụ: Khi học tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn, tôi sẽ hướng dẫn tóm tắt theo sơ đồ sau: Ông bà Hoa Thuyên Cả Khang Mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con Biến máu Hạ Du thành món hàng trục lợi Hạ Du (N/vật Cậu Ba Hạ Tố giác cháu là Hạ Du để được lĩnh thưởng trung tâm) Cho rằng Hạ Du là giặc Xấu hổ khi gặp bà Hoa Trân trọng đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du Những người trong quán trà Người kẻ chuyện (Tác giả) Mẹ Hạ Du Quần chúng trong tương lai 5. Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. a. Công tác kiểm tra việc học bài và soạn bài ở nhà. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc thường nhật của giáo viên khi lên lớp. Song việc kiểm tra đó như thế nào cho đạt hiệu quả và thực sự mang lại sự hứng thú cho học sinh mới là điều quan trọng. Vì trong thực tế, có rất nhiều học sinh lười biếng việc học bài và soạn bài nên có nhiều em thực hiện nhiệm vụ mang tính đối phó, lấy lệ để không bị thầy cô giáo bắt phạt là được, nên có hiện tượng các em ở nhà không làm mà chỉ lên lớp mượn vở của bạn chép vào vở mình để cho thầy cô kiểm tra. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 14 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Trước tình trạng đó, giáo viên cần phải làm gì để vừa buộc các em phải tự học bài, soạn bài lại vừa tạo ra sự hứng thú cho các em trong quá trình học bài và soạn bài ở nhà. Tôi áp dụng cách kiểm tra thường xuyên, có thể một học sinh sẽ được kiểm tra nhiều lần, liên tục trong nhiều ngày nếu thấy hiện tượng học sinh đó lười biếng và nếu cần thiết sẽ chấm điểm miệng. Trong quá trình kiểm tra cần có sự đánh giá, nhận xét theo hướng khích lệ động viên sự nổ lực cố gắng của các em. Bên cạnh đó tôi có thêm một động tác là tác động vào tâm lý của các em. Ví dụ: Bài soạn của học sinh A đạt được 7 điểm thì khi ghi điểm vào trong vở soạn của học sinh đó tôi sẽ ghi thêm dấu cộng vào phía sau thành 7 + , tôi sẽ nói với học sinh cả lớp rằng, dấu cộng ấy là thể hiện sự tiến bộ của học sinh đó. Hoặc có những trường hợp cũng là 7 điểm nhưng tôi lại ghi vào trong vở soạn là 6 + 1 và tôi cũng nói rằng điểm đó là điểm khuyến khích sự chăm chỉ và sự nổ lực của học sinh đó. Nếu trường hợp đặc biệt không tiến bộ thì sẽ kiểm điểm nghiêm khắc. b. Công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. Theo tôi, việc hướng dẫn học sinh tự học là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất kỳ bộ môn học nào, không chỉ riêng bộ môn ngữ văn. Hoạt động này nó quyết định rất lớn đến việc tự học, tự tìm hiểu của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động của mình. Mặt khác cũng giúp sự thành công của tiết học. Thế nhưng có không ít giáo viên chưa thực sự chú ý, thậm chí còn rất sơ sài, dặn dò những câu chung chung, lấy lệ .v.v… điều đó chứng tỏ rằng việc phân bố thời gian dành cho việc củng cố và dặn dò sau bài học chưa được chú trọng. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này, nên tôi đã dành một khoảng thời gian của tiết học để hướng dẫn cách tự học cho học sinh. Tôi thường chia hoạt động này ra làm hai bước, cụ thể: - Bước 1 là dặn dò học bài cũ: Khi kết thúc bài học, tôi thường dặn dò các em về xem lại bài giảng, xem lại những nội dung trọng tâm trong bài học và tôi sẽ nêu tên từng phần đó; hoặc tôi nêu một số câu hỏi nhỏ và yêu cầu các em về nhà trả lời để nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, hoạt động này cũng có nghĩa tương tự như củng cố lại nội dung bài học. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 15 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT - Bước 2 là hướng dẫn học bài mới: Khi hướng dẫn các em học bài mới, tôi thường quan tâm đến những vấn đề cụ thể hóa của bài học đó ra. Đồng thời tôi cũng rất chú ý nhắc nhỡ các em học sinh xem thêm phần chú giải ở cuối tác phẩm để hiểu sâu hơn, cặn kẽ hơn nội dung của văn bản. Đây là phần thường nằm ở cuối trang sách (nếu có), nhằm giải thích các từ khó, các từ cổ mà nhiều học sinh không hiểu nghĩa của từ đó là gì, hoặc có những từ lại mang nghĩa của một điển cố, điển tích nào đó theo hàm ý của tác giả... Ví dụ: Để chuẩn bị học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tôi thường hướng dẫn và yêu cầu các em thực hiện những công việc theo trình tự như sau: Thứ nhất: Yêu cầu các em về nhà tìm hiểu thêm qua sách, báo, mạng internet về các hình ảnh, các bài viết liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của những ngư dân vùng biển. Tìm hiểu về cuộc sống lao động trên biển của họ như thế nào? Thứ hai: Yêu cầu đọc kỹ và nắm được những nội dung chính của phần tiểu dẫn, nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm, phần văn bản và tóm tắt nội dung cốt truyện của tác phẩm. (cần chú ý thêm phần chú giải để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản). Thứ ba: Yêu cầu học sinh soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa ở phần cuối tác phẩm. Với hoạt động này, tôi thường nhắc lại câu hỏi trong sách giáo khoa cho học sinh nghe và hướng dẫn cụ thể cho từng câu hỏi. Mặt khác để giúp các em hiểu và trả lời tốt câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi sẽ gợi ý bằng cách nêu thêm những câu hỏi nhỏ cho học sinh như: + Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Nguyễn Minh Châu? + Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà văn? + Nêu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác và nội dung của tác phẩm “Chiếc thuyến ngoài xa”? + Hãy tóm tắt cốt truyện theo sơ đồ. + Hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? … Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 16 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT (VD: ở câu hỏi thứ nhất trong SGK trang 78 – Ngữ văn 12 – tập 2; “Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?”. Với câu hỏi này, tôi sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bằng cách gợi ý thêm những câu hỏi nhỏ, dạng câu hỏi gợi mở như: Bức tranh thơ mộng đó là là bức tranh nào? Bức tranh ấy được miêu tả qua những chi tiết nào? Sự cảm nhận của người nghệ sĩ được thốt lên qua những lời nhận xét nào của người nghệ sĩ? … và tương tự như thế tôi sẽ hướng dẫn các câu tiếp theo) Ngoài ra, nếu xét thấy có những câu hỏi quá khó với năng lực của học sinh thì tôi lại phân chia công việc theo nhóm nhỏ (chia theo tổ) để các em thảo luận và thực hiện công việc theo yêu cầu của tôi. 6. Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập trước khi đến lớp. Hàng năm, cứ vào đầu năm học hoặc đầu mỗi học kỳ thì tôi vẫn thường dành khoảng 1 tiết học để trò chuyện với học sinh mà tôi sẽ dạy. Với khoảng thời gian này không chỉ để tôi và học sinh bày tỏ, bộc bạch tâm sư, quan điểm của thầy và trò, để thầy hiểu trò hơn và trò hiểu được tính cách và quan điểm của thầy. Tôi đã thẳng thắn nói ra những quan điểm của tôi khi vào lớp, rồi những yêu cầu của tôi đối với học sinh trong quá trình học tập như thế nào để cho các em biết và thực hiện. Đặc biệt tôi yêu cầu rất khắt khe về những vật dụng liên quan đến bộ môn ngữ văn đối với học sinh khi đến lớp. Thứ nhất: Khi đến lớp phải mang đầy đủ sách giáo khoa; vở ghi chép bài giảng; vở soạn bài ở nhà và vở học phụ đạo buổi chiều. Thứ 2: Trong giờ học tôi quán triệt tinh thần là “giờ nào việc nấy” không được làm việc riêng; phải lắng nghe thầy giảng bài và ghi chép bài đầy đủ. 7. Xen lồng nội dung và kiến thức văn học trong các buổi hoạt động ngoại khóa để tạo sự hứng thú. Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động có tính quy mô lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo đối với toàn trường. Thực tế điều kiện của trường tôi chưa làm được nhiều so với các trường đóng chân trên những địa bàn thuận lợi. Song mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức các hoạt động chủ điểm theo tháng và theo những ngày lễ lớn như tổ chức ngoại khóa chuyên môn, đối vui để học, rung chuông vàng , đặc Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 17 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT biệt ở trường tôi đang duy trì rất tốt và đều đặn chương trình em yêu ngày thứ 2 hàng tuần. Thông qua các hoạt động này, khi ra câu hỏi cho học sinh, tôi tìm những câu hỏi hấp dẫn có nội dung liên quan đến kiến thức văn học trong chương trình phổ thông để thu hút sự hứng thú cho các em cũng như khắc sâu thêm vốn kiến thức bộ môn học. 8 Giáo viên hướng dẫn và chuẩn bị tài liệu học tập cho học sinh. Như tôi đã nói trong phần nêu những khó khăn của đơn vị trường THPT Anh Hùng Núp, trường đóng chân trên địa bàn xa khu dân cư, đặc biệt là xa với trung tâm thị trấn Kbang cũng như thị xã An Khê khoảng từ 20 đến 25 km. Đường giao thông qua lại rất khó khăn, là con đường đất nhỏ, hẹp lại bị sụp lún, lầy lội nhiều hoặc là bụi, hoặc là bẩn. Do đó, việc học sinh tự túc đi qua trung tâm thị trấn để tìm kiếm tài liệu học tập thường ngày cho mình cũng rất hạn chế. Hơn nữa có nhiều học sinh dân tộc thiểu số lại không biết sẽ tìm và mua những loại tài liệu nào cho phù hợp. Đặc biệt, việc có đủ tài liệu học tập trong tay sẽ giúp cho các em có điều kiện hơn trong việc tham khảo, đối chiếu và không còn bị động trong quá trình học, góp phần tạo thêm sự ham thích học bộ môn hơn. Chính vì thế, nhiệm vụ của tôi nói riêng và của toàn bộ giáo viên tổ bộ môn ngữ văn nói chung đặt ra nhiệm vụ là phải tìm ra một số tài liệu học tập tốt nhất, phù hợp nhất với đặc thù của học sinh trong toàn trường. Công việc này chúng tôi đã thực hiện như sau: a. Đối với sách tham khảo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách tham khảo, nhưng chọn những sách tham khảo nào thuộc dòng sách chính thống là điều cần thiết. Như quyển sách đó là của tác giả nào biên soạn, thuộc nhà xuất bản nào? ... đây là một vấn đề mà tôi rất quan tâm để hướng dẫn cho các em tìm mua và tìm đọc. Với hoạt động này sẽ giúp định hướng cho các em có một sự lựa chọn phù hợp theo kiến thức và yêu cầu của môn học. Ví dụ: Đối với học sinh lớp 12, tôi thường hướng dẫn các em tham khảo thêm một số sách tham khảo như: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 18 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT - 270 đề và bài văn lớp 12 – Bùi Quang Huy & Trần Châu Thưởng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. - Dạy và học văn học nước ngoài của Lê Huy Bắc – Nhà xuất bản giáo dục. - Luyện thi đại học văn học – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. b. Đối với tài liệu học tập nội bộ thường ngày. Bên cạnh định hướng cho các em tham khảo thêm một số sách tham khảo, tôi còn chuẩn bị thêm tài liệu học tập cho các em, công việc này được thực hiện như sau: Để có chung một bộ tài liệu học tập cho mỗi khối lớp, giáo viên trong tổ bộ môn sẽ phân ra theo nhóm khối mà mình đang giảng dạy. Chúng tôi chia ra làm 3 nhóm: 1 nhóm giáo viên đảm nhiệm khối 10; 1 nhóm giáo viên đảm nhiệm khối 11 và 1 nhóm giáo viên đảm nhiệm khối 12. Các giáo viên trong nhóm thảo luận và định hướng nội dung trọng tâm của từng bài trong học kỳ. Mỗi giáo viên sẽ tự soạn nội dung trọng tâm từng bài học, sau đó nhóm thảo luận, bổ sung, sửa chữa và thống nhất nội dung chung. Khi có sự thống nhất của các giáo viên trong nhóm, chúng tôi sẽ cho phát hành bộ tài liệu này cho học sinh để làm tài liệu học tập. Bộ tài liệu này chúng tôi cũng dùng để giảng dạy nâng cao thêm vào buổi học trái buổi, tức là buổi học phụ đạo buổi chiều và được lưu hành nội bộ trong nhà trường. Riêng đối với khối 12, chúng tôi còn sưu tầm thêm các dạng đề thi của các năm học trước như đề thi tốt nghiệp; đề thi thử đại học, cao đẳng để các em tham khảo thêm... Năm học 2010 -2011, đoàn lãnh đạo của Sở giáo dục & Đào tạo về kiểm tra công tác chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp của nhà trường và đoàn đã đánh giá rất cao về công tác chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp của toàn trường nhất là việc giáo viên chuẩn bị tài liệu ôn tập cho học sinh. 9. Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh . Hiện nay công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng to lớn vào quá trình giảng dạy. Việc vận dụng nó một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của tiết học bộ môn. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 19 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Giáo viên trường tôi đã bắt đầu áp dụng công nghệ máy chiếu PowerPoint hoặc máy quét ảnh Scaner, đặc biệt giáo viên bộ môn ngữ văn cũng đã áp dụng linh hoạt các tiết dạy phù hợp với công nghệ này và thu hút được sự hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Khi học đến tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đối với những tiết cần minh họa những hình ảnh mang tính trực quan sinh động thì tôi sẽ tìm tòi và trình chiếu những hình ảnh liên quan như các hình ảnh sau: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất