Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, t...

Tài liệu Skkn một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai

.PDF
42
387
54

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CẨM MỸ Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI Người thực hiện: Đỗ Huy Khánh Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016 - 2017 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đỗ Huy Khánh 2. Năm sinh: 30 - 05 -1977 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Xã Long Giao - Cẩm Mỹ - Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/0613 790113 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Hiệu trưởng ĐTDĐ: 0975.167.225 8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý giáo dục 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Mỹ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2002, 2011, 2013, 2016. - Chuyên ngành đào tạo: Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Cử nhân Ngữ Văn, Cử nhân Giáo dục chính trị, Cao cấp lý luận chính trị. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy, quản lý - Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Một số giải pháp quản lý để đổi mới, phát triển giáo dục – đào tạo tại trường THPT Xuân Mỹ. 2. Nâng cao hiệu quả giảng dạy trong một tiết văn học sử”. 3. Thực trạng về công tác kiểm tra nội bộ tại trường THPT Xuân Mỹ, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. 4. Bài báo: Đổi mới công tác quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 5. Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp quản lý trang thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (luận văn Thạc sỹ). 6. Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 2 BM03-TMSKKN TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thực tiễn, quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều yếu tố, có liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác nhau. Các yếu tố cấu thành từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp, sự tham gia trong mối quan hệ giáo dục là khi giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Để công tác giảng dạy và học tập có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra thì một yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trong cấu thành trong mối quan hệ tương tác giữa dạy và học chính là cơ sở vật chất kỹ thuật (các công trình nhà cửa, sân chơi, bãi tập, thiết bị giáo dục...). Trong Luật Giáo dục (năm 2005, bổ sung năm 2009), mục tiêu giáo dục được xác định: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nguyên lý giáo dục đã được Đảng ta xác định: thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Mục tiêu, nguyên lý giáo dục đó phải được thể hiện trong toàn bộ quá trình và các nội dung, phương diện của hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học. Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố liên quan có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh và phương tiện giáo dục như cơ sở vật chất (CSVC) - kỹ thuật. Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện quá trình giáo dục và dạy học. Cơ sở vật chất kỹ thuật có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò và vị trí như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào. Như vậy, cơ sở vật chất - kỹ thuật là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2020 với mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh 3 thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.”. Trong những năm gần đây, các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cũng như các trường THPT trên toàn quốc đã và đang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đồng thời tiếp nhận trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của nhiều chương trình dự án cấp quốc gia. Trên thực tế, hiệu quả quản lý đã có những chuyển biến tích cực đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học, trong đó có các trường THPT. Các trường đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý thiết bị dạy học (TBDH) nhưng kết quả đạt được chưa cao, còn nhiều lúng túng, tùy tiện. Để tìm ra những biện pháp thiết thực, đồng bộ giúp cho công tác quản lý giáo dục đạt hiệu quả nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm thì dù rất nỗ lực vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. Quản lý thiết bị dạy học (TBDH) ở trường phổ thông là một bộ phận quan trọng đối với công tác quản lý về GD&ĐT, góp phần quan trọng vào việc tạo lập một trình tự quản lý khoa học ở mỗi trường học phổ thông của những nhà quản lý giáo dục (QLGD). Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý TBDH của các nhà trường cấp THPT, thực tế vẫn còn những hạn chế trở ngại trong việc quản lý nhà nước về TBDH ở trường THPT trên địa bàn huyện từ cơ chế quản lý, chính sách chưa hợp lý; tổ chức bộ máy và cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hiện nay. Vì thế, công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ thời gian qua gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT chưa khoa học, tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, xử lí vi phạm chưa kiên quyết, công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa mang tính chiến lược, đầu tư mua sắm chất lượng thiết bị không đảm bảo, công năng sử dụng còn nhiều bất hợp lý vừa thừa vừa thiếu, công tác bảo dưỡng định kì chưa được thực hiện nghiêm túc, … Đây là những vấn đề rất cơ bản và lâu dài, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT 4 huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách. Đó cũng là lý do của việc chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN Nguyên lý giáo dục trong nhà trường là học đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Lý luận và thực tiễn là hai mặt của quá trình nhận thức. Lênin đã định nghĩa quá trình nhận thức biện chứng như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức thực tại khách quan”. Lý thuyết phải đem vận dụng vào thực tiễn và thông qua thực tiễn những vấn đề trong lý thuyết mới được chứng minh và làm sáng tỏ một cách cụ thể. Nhận thức phải dựa trên thực tiễn. Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến PPDH....Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà đã chỉ rõ trong các Nghị quyết của Đảng, đó là: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy - học và nghiên cứu khoa học. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Tăng cường CSVC – TBDH và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các phòng thực hành thí nghiệm, phòng thực hành chức năng, thư viện ...” và “Đổi mới PPDH, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Nghị Quyết 29/-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban cháp hành Trung ương cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản toàn diẹn giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị ttrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về TBDH, quản lý và sử dụng TBDH như: "Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng" – Nhà xuất bản Đại 5 học Minxcơ – 1985. Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập nhiều đến vị trí, vai trò, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học. Tài liệu cũng đã nêu ra được những ứng dụng cụ thể, chi tiết của phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học. Tài liệu là cơ sở nghiên cứu cho lĩnh vực TBDH và quản lý, sử dụng TBDH ở nước ta. Tuy nhiên tài liệu này mang tính tổng quát, khó vận dụng vào tình hình thực tế của giáo dục Việt Nam. Tổ chức lao động quốc tế ADB/ILO (Evaluation Rating creteria for the VTE Istitution. ADB/ILO – Bangkok 1997) đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục – đào tạo để kiểm định các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong thì trong đó các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - kỹ thuật chiếm 125/500 điểm. Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của Malaysia thì điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung. Riêng ở nước ta, khi tổng kết kinh nghiệm các trường tiên tiến ngành giáo dục cũng đã khẳng định rằng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học là một trong các yếu tố hết sức quan trọng. Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới và nước ta cho rằng đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tất yếu phải có những cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Về mục tiêu chung của cơ sở vật chất - kỹ thuật tập trung vào ba nội dung cơ bản sau: - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu cho giáo dục phổ thông - Sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật đạt hiệu quả cao - Bảo đảm hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật theo đúng các quy định của nhà nước. Ở trong nước: Tác giả Phan Văn Triển đã có công trình đăng trên tạp chí Thiết bị giáo dục số 1 "Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học". Trần Quốc Bảo với đề tài: “Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lập Thành phố Hồ Chí Minh” qua đề tài tác giả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu 6 quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết: “Nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trường THCS” tác giả Trần Đức Vượng thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Qua khảo sát việc sử dụng TBDH ở nhiều địa phương tác giả đã rút ra một số nguyên nhân dẫn đến sử dụng không hiệu quả TBDH như: “Trình độ sử dụng TBDH của giáo viên còn thấp, đội ngũ quản lý giáo dục ở một vài địa phương chưa thật sự chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả TBDH …”. Đồng thời tác giả cũng đã đề ra một số các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu về lí luận và thực tiễn, đồng thời đề ra các giải pháp về quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học, quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học hoặc đi sâu vào nghiên cứu sử dụng một loại phương tiện cụ thể để giảng dạy một môn học cụ thể, vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên các trường THPT huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được vai trò, vị trí, chức năng của TBDH, cách sử dụng TBDH đạt hiệu quả và góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy ở các cấp học khác nhau từ phổ thông đến đại học. Tuy nhiên, với thực trạng CSVC hiện có của các nhà trường và các TBDH được cấp theo các dự án giáo dục quốc gia, song song với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp CSVC - TBDH, các trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cần phải tăng cường công tác quản lý CSVC-TBDH nhằm quản lý và sử dụng các TBDH, CSVC một cách hiệu quả và tiết kiệm. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Huyện Cẩm Mỹ được thành lập theo Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 7 xã của huyện Long Khánh (cũ), 6 xã của huyện Xuân Lộc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/01/2004. Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp huyện Long Thành; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc. Diện tích tự nhiên 46.796 ha, dân số khoảng 155.000 người, với 13 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 01 thị trấn đang quy hoạch). Huyện Cẩm Mỹ có Quốc lộc 56 từ Long Khánh đi Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm huyện ở ngã ba Quốc lộc 56 và Hương lộ 10, nằm trong vùng tam giác kinh tế của Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ. 7 Hiện nay huyện Cẩm Mỹ có 3 trường THPT là: THPT Cẩm Mỹ, THPT Sông Ray, THPT Võ Trường Toản, 1 Trung tâm GDTX huyện, 1 Trung tâm dạy nghề huyện, 14 trường THCS, 27 trường Tiểu học và 20 trường Mầm non. Trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ hiện nay có 03 trường THPT hệ công lập với 121 lớp, 4977 HS, bao gồm: Trường THPT Xuân Mỹ; Trường THPT Sông Ray; Trường THPT Võ Trường Toản. Tổng số phòng học: 79 phòng, trong đó 100% phòng học kiên cố, có 18 phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Kỹ thuật công nghiệp. Nhìn chung CSVC các trường về cơ bản đảm bảo cho dạy và học, có 1 trường có CSVC đạt chuẩn quốc gia: Trường THPT Cẩm Mỹ: Được thành lập năm 2016: Tổng số CB – GV – CNV của trường hiện nay là: 76 người BGH: 04; giáo viên: 62 ( có 03 giáo viên tập sự); CNV: 10. Số giáo viên trên chuẩn: 07. số giáo viên đang theo học cao học là 02. Về chất lượng giáo dục trong năm học 2016 – 2017: Năm học 2016 – 2017 tổng số lớp là 31, tổng số HS là 1094 em. Hạnh kiểm Tổng số HS Tốt Khá SL 1094 TL SL TL 999 91.3 85 7.77 Học lực Yếu TB SL TL 6 0.55 SL TL 4 0.37 Giỏi SL TL 84 7.68 Khá SL Yếu TB TL 492 44.9 SL TL 502 45.8 Kém SL TL SL TL 15 1.3 0 0.0 Về cơ sở vật chất + Số phòng học: 33 phòng + Thư viện: 01 phòng (đạt chuẩn 1) + Phòng trình chiếu: 04 phòng. + Phòng học bộ môn: 04 phòng. + Phòng Multimedia: 02 phòng. + Phòng vi tính: 02. Các phòng chức năng của trường đều được trang bị đủ các thiết bị và đồ dùng để hoạt động. Trường THPT Võ Trường Toản (Đạt chuẩn quốc gia): được thành lập năm 2004. Tổng số CB – GV – CNV của trường hiện nay là: 102 người BGH: 03 (100% đạt chuẩn về nghiệp vụ quản lý); giáo viên: 89 (100% đạt chuẩn, có 1 giáo viên tập sự); CNV: 10. Số giáo viên trên chuẩn: 10. Về chất lượng giáo dục trong năm học 2016 – 2017: 8 Năm học 2016 – 2017 tổng số lớp là 33, tổng số HS là 1329 Hạnh kiểm Học lực Tổng số HS SL TL SL TL SL TL 1329 1200 90.2 98 7.3 31 2.33 Tốt Khá Yếu TB SL 0 Giỏi Khá Yếu TB TL SL TL SL TL SL TL 0.0 164 12.3 707 53.2 428 SL 32.2 Kém TL 30 SL 0 2.26 TL 0.0 - Về cơ sở vật chất + Số phòng học: 30 phòng + Thư viện: 01 phòng (đạt chuẩn 1) + Phòng trình chiếu: 02 + Thiết bị - Thí nghiệm: 03 phòng. + Phòng vi tính: 02 . Các phòng chức năng đều được trang bị đủ các thiết bị và đồ dùng để hoạt động. Trường THPT Sông Ray: được thành lập năm 2002 Tổng số CB – GV - CNV: 99 người. Trong đó: BGH: 03 người; GV: 85 người (tập sự 02); NV: 11 người. Trình độ của CB, GV nhà trường: 100% Cán bộ, GV của Trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn (08 GV đạt trình độ trên chuẩn; 03 Giáo viên đang học cao học). 03/04 CBQL đạt chuẩn về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đầu năm học 2016 - 2017, Trường có 42 lớp với 1348 học sinh - Về cơ sở vật chất + Số phòng học: 29 phòng + Thư viện: 01 phòng (đạt chuẩn 1) + Phòng trình chiếu: 02 + Phòng học bộ môn: 03 phòng. + Phòng vi tính: 02; Có 04 phòng học đa chức năng, phục vụ cho bộ môn Ngoại ngữ. Hạnh kiểm Tổng số HS Tốt Khá Học lực Yếu TB SL 1348 TL SL TL SL TL 1139 84.4 157 11.6 44 3.26 Giỏi Khá Yếu TB Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 7 0.5 193 14.3 664 49.2 443 32.8 47 3.4 0 0 2.1. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 2.1.1. Thực trạng đội ngũ làm công tác quản lý TBDH ở các trường THPT Thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THPT 9 Ba trường THPT của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đều là trường loại I, Theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT-BNV về định mức biên chế trong các trường THPT (Các trường loại I có từ 28 lớp trở lên thì được biên chế 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng) thì hiện nay cả ba trường THPT của huyện Cẩm Mỹ đều có 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng. Tất cả các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn tốt nghiệp ĐHSP và một số đã được đào tạo trên đại học, được tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, QLGD, quản lý thiết bị, thư viên trường học. Tuy nhiên các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản lý thiết bị, thư viện trường học thường là những lớp ngắn hạn theo chương trình thay sách, hoặc do tiếp nhận thiết bị theo chương trình dự án, còn lại công tác quản lý thiết bị trường học chủ yếu do các đối tượng là cán bộ TBDH phụ trách. Vì vậy nên năng lực quản lý TBDH của đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT nhìn chung còn nhiều hạn chế. Bảng Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Mỹ năm học 2016 - 2017. Cán bộ quản lý Số lượng Trình độ chuyên môn Đã qua bồi Đã qua bồi dưỡng quản lý giáo dục Đạt chuẩn Trên chuẩn dưỡng lý luận chính trị Đã qua bồi dưỡng TBDH Hiệu trưởng 3 3 3 3 3 3 Phó hiệu trưởng 7 7 2 7 6 6 Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. Trong các năm học vừa qua được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã quan tâm, chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cấp và tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở các cấp học nói chung và cho các trường THPT thuộc huyện Cẩm Mỹ nói riêng. Được sự nhất trí của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường đã chỉ đạo xây dựng phát triển các phòng học bộ môn, như Lý, Hóa, Sinh… các phòng chức năng như phòng học Tiếng Anh, phòng trình chiếu, phòng máy tính để dạy Tin học nhằm ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Đến nay, việc xây dựng và bố trí 10 phòng học bộ môn, phòng đa chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai vẫn đang được thực hiện tốt. Đội ngũ làm công tác quản lý CSVC và TBDH trường THPT bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các Tổ trưởng, giáo viên và Cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý CSVC và TBDH gặp nhiều khó khăn vì không được đào tạo bài bản, vẫn phải quản lý dựa vào kiến thức, kinh nghiệm bản thân thông qua thực tiễn để tự bồi dưỡng. Trong khi đó giáo viên phụ trách công tác quản lý thiết bị thì chuyên môn còn hạn chế. Một thực tế chỉ ra rằng theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT-BNV về định mức biên chế trong các trường THPT thì mỗi trường THPT được biên chế một giáo viên phụ trách thiết bị trình độ Đại học, nhưng hiện nay ca nước chưa có trường ĐH nào đào tạo giáo viện thiết bị có trình độ Đại học, do đó các trường hoặc là tuyển trung cấp, cao đẳng, hai là tuyển giáo viên Lý, Hóa, Sinh làm giáo viên phụ trách thiết bị, nên chuyên môn quản lý CSVC – TBDH của họ cũng hạn chế, thiếu chuyên môn. Việc quản lý C SVC và TBDH chưa khoa học thiếu hệ thống, còn rời rạc, hiệu quả chưa cao. Các trường chưa tổ chức được hội thảo chuyên đề về sử dụng CSVC, phương tiện và TBDH để hình thành một quy trình quản lý bài bản hợp lý và đồng bộ. Các trường chưa xây dựng được cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho GV, chưa thiết lập cơ chế phối hợp các lực lượng trong nhà trường. Việc chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách, động viên khuyến khích tuy có quan tâm nhưng chưa thoả đáng. Đã đến lúc cần phải tổng kết đánh giá ưu, nhược điểm để xây dựng bộ máy quản lý hoàn chỉnh có đầy đủ bộ phận chuyên trách với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đề ra những quy định cụ thể cả về nghĩa vụ và quyền lợi của GV khi lên lớp sử dụng trang thiết bị dạy học đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Vì vậy cần có biện pháp quản lý để phát triển CSVC và TBDH trong thời gian tới. GV ít chịu khó học hỏi, tham khảo, nghiên cứu sử dụng. Việc học tập bồi dưỡng về chuyên môn, về quản lý là hết sức ít ỏi. Cán bộ làm công tác thiết bị chưa được đào tạo bài bản, công tác quản lý, khai thác sử dụng TBDH của cán bộ chuyên trách còn rất hạn chế. Là cán bộ chuyên trách nhưng còn thiếu hiểu biết về công tác TBDH. Cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường chưa được xây dựng và quan tâm đúng mức, các nguyên tắc, quy định cụ thể của việc sử dụng thiết bị chưa có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn nên dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm trong bảo quản sử dụng dẫn đến mất mát, hỏng hóc thiết bị. 11 Năng lực quản lý, sử dụng TBDH của hầu hết GV trong các giờ học còn yếu nên chưa phát huy hết hiệu quả của TBDH trong các giờ lên lớp, ngại sử dụng TBDH. Cán bộ phụ trách thiết bị và GV chưa hiểu biết nhiều về nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng TBDH dẫn đến việc lãng phí, hư hỏng TBDH. Chưa có chính sách khuyến học, khuyến tài để có thể phát huy hết nội lực của từng trường như: Phát động phong trào GV tự làm đồ dùng dạy học, xây dựng ngân hàng dữ liệu, hình ảnh cho tổ, cho trường để lấy tư liệu học tập. Công tác xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, mua sắm hoặc bổ sung TBDH đã bị hư hỏng, còn nhiều khó khăn do các trường không được tụ chủ kinh phí trong mua sắm, sửa chữa lớn. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác TBDH Theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT-BNV về định mức biên chế nên mỗi trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai được biên chế 1 giáo viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm. Tuy nhiên, số cán bộ phụ trách thiết bị, thí nghiệm này thực tế đều là giáo viên các bộ môn Lý, Hóa, Sinh phụ trách chứ không phải là giáo viên chuyên trách thiết bị, thí nghiệm vì hiên nay chưa có trường ĐH nào trong cả nước đào tạo giáo viên có trình độ ĐH làm công tác quản lý TBDH. Do đó các giáo viên phụ trách công tác này mới dừng lại ở việc "trông kho" TBDH, quản lý, giao nhận TBDH trước và sau mỗi tiết dạy mà chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong công tác thiết bị. Do công tác quản lý lỏng lẻo của các nhà trường nên trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác thiết bị, thí nghiệm chưa cao: việc sắp xếp TBDH theo bộ môn, theo khối lớp, theo trình tự sử dụng trong năm học chưa được quan tâm; việc vào sổ theo dõi TBDH, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH của GV còn mang tính hình thức; công tác giao nhận TBDH chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát, hỏng hóc TBDH... Năng lực chuyên môn của một số cán bộ phụ trách thiết bị còn yếu, chưa nắm được các nguyên tắc lắp đặt, bảo quản, bảo dưỡng TBDH dẫn đến tình trạng hư hỏng TBDH do bảo quản không đúng cách và không được bảo dưỡng định kỳ. Về nghiệp vụ quản lý TBDH đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị thực hành chủ yếu vẫn làm theo suy nghĩ và kinh nghiệm bản thân chứ chưa lập được quy trình, cách thức khoa học trong việc quản lý phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành. 12 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI 1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý công tác TBDH Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Khi xây dựng các giải pháp phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của các cấp Bộ, ngành về công tác quản lý TBDH trong nhà trường, đặc biệt là trong trường THPT. Nội dung các giải pháp phải đảm bảo tính khoa học, hợp quy luật của quá trình giáo dục. Nguyên tắc tính khả thi: Các giải pháp phải có tính khả thi, phải áp dụng được vào thực tiễn quản lý TBDH trong nhà trường. Tính khả thi của các giải pháp phải được các cấp quản lý, cán bộ, GV, nhân viên các nhà trường đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phù hợp với nguồn kinh phí được cấp hàng năm của các nhà trường và điều kiện kinh tế, xã hội của huyện. Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập tương đối, điều cốt yếu là các nguyên tắc được sử dụng phải có sự phối hợp hài hoà và hỗ trợ cho nhau. Trên cơ sở lý luận, vận dụng các nguyên tắc nói trên vào công tác quản lý TBDH ở trường học như sau: Bố trí hợp lý TBDH trong phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn,..... Tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng TBDH trong hoạt động giảng dạy. Tổ chức bảo quản tốt TBDH của nhà trường. Trang bị đầy đủ đồng bộ CSVC và TBDH (đồng bộ giữa trường sở - phương pháp tổ chức dạy học; chương trình, sách và TBDH; trang thiết bị và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau...). 13 2. Các giải pháp quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 2.1. Nhóm giải pháp quán triệt nâng cao nhận thức của CB - GV- CNV về sự cần thiết của việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Để nâng cao năng lượng, hiệu quả công tác quản lý TBDH, các trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, trước hết, cần phải nhận thức đúng về vai trò quan trọng, sự cần thiết của việc quản lý TBDH trong hoạt động quản lý trường học. TBDH là một bộ phận quan trong của trường học, vì vậy quản lý TBDH phải là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS các trường THPT. TBDH đầy đủ, đúng tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học; là phương tiện để truyền thụ, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, để hình thành nhân cách nhằm thực hiện mục tiêu nhà trường. Thực tiễn phát triển của giáo dục hiện đại đã chứng minh rằng, không thể giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu hiện nay nếu hoạt động giáo dục của nhà trường không có TBDH. Không thể dạy học nếu không có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên; không thể dạy tốt các môn khoa học tự nhiên nếu không có phòng thí nghiệm; không thể đạt được các chuẩn mực về giáo dục thể chất nếu thiếu các thiết bị thể dục thể thao. Là một thành tố của quá trình sư phạm, có quan hệ tương tác với các thành tố khác của hoạt động giáo dục nên TBDH đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Vì vậy, các trường THPT cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: 2.1.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường a, Mục tiêu của giải pháp Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có sự thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các bộ phận chức năng có liên quan như: Các tổ chuyên môn, bộ phận kế toán, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, tin học … Tùy theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận mà phân định rõ trách nhiệm trong công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, sữa chữa, bổ sung TBDH một cách hiệu quả, đồng bộ, tiết kiệm. b, Nội dung của giải pháp Ban giám hiệu nhà trường phải cử một cán bộ quản lý chịu trách nhiệm phụ trách công tác TBDH trong nhà trường. Để công tác quản lý TBDH trong nhà 14 trường đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phụ trách công tác TBDH của nhà trường phải: Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn, hệ thống hoá toàn bộ các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, thông tư về CSVC và TBDH của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và các bộ ngành có liên quan thành một tài liệu tổng hợp về công tác quản lý TBDH. Giải pháp này nhằm làm cho cán bộ, GV trong toàn trường tiếp cận một cách thuận lợi, có hệ thống các văn bản về quản lý TBDH làm cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này đi dần vào nề nếp và luôn luôn gắn với đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, ban hành các văn bản, quy định về chuyên môn, về quản lý đối với TBDH. Đó là các văn bản về khai thác sử dụng, bảo quản TBDH, làm sao để công tác quản lý TBDH được coi là công tác vừa có tính hành chính, vừa có tính chuyên môn. Đưa việc sử dụng PTDH và phòng học chức năng vào tiêu chuẩn đánh giá GV. Đây là giải pháp nhằm tăng cường, củng cố ý thức, thái độ và sự say mê của người thầy đối với việc sử dụng TBDH vào giảng dạy một cách có hiệu quả để đổi mới PPDH. Khi chưa thiết lập được nề nếp, thói quen và những hành động định hướng cao về việc sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường thì pháp chế có vai trò rất quan trọng, đó là những quy chế, quy định hành chính và chuyên môn bắt buộc mọi người phải thực hiện. Cụ thể nhà trường đã ra các nội quy sử dụng phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng,... cho GV, HS biết và thực hiện. Trong các nội quy, quy định của nhà trường cần có các điều khoản quy định quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, bắt buộc mỗi thành viên phải chăm lo và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công trong công tác TBDH, phải thường xuyên chú ý đến công tác bảo dưỡng, bảo quản để duy trì tình trạng sẵn sàng phục vụ dạy học. Quy chế về sử dụng TBDH chỉ có hiệu lực thực sự khi tình trạng về thiết bị cùng với điều kiện bảo quản sử dụng chúng được thiết lập. Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc. Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng bộ môn phải soạn thảo các văn bản qui định quyền hạn và nhiệm vụ của các GV, nhân viên nhà trường trong công tác bảo quản, sử dụng TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa 15 năng,..., soạn thảo nội dung, qui chế sử dụng và bảo quản TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng,..., các chế tài khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá. Nắm vững bản danh mục TBDH tối thiểu được cấp của đơn vị. Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc quản lý và sử dụng TBDH. Xây dựng những qui định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng tập thể, từng cá nhân trong trường về việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH . Theo dõi, kiểm tra định kì và có nhận xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chuyên môn. Kiểm kê định kì, lập kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng, mua sắm TBDH. Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường: Lập kế hoạch sử dụng TBDH hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học theo chuyên môn mình phụ trách. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm của GV và HS theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học. Theo dõi việc thực hiện sử dụng TBDH và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Viên chức làm công tác TBDH có trách nhiệm: Cùng tổ chuyên môn và GV bộ môn chuẩn bị thiết bị dạy học, hỗ trợ hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm; Cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các TBDH theo chương trình môn học; Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong phòng học bộ môn để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung; Là người trực tiếp quản lý, theo dõi việc sử dụng TBDH của GV, HS và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các TBDH. c, Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp Thông tư số 12/2011/ TT- BGD&ĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 16 Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 ban hành quy định về phòng học bộ môn. 2.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH a, Mục tiêu của giải pháp Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THPT. b, Nội dung của giải pháp Xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, ý thức, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sử dụng, bảo quản TBDH cho các nhân viên trực tiếp quản lý TBDH ở các trường THPT. Chỉ trên cơ sở có trình độ chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo TBDH, mới phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục và dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả và tác dụng của TBDH trong nhà trường. Vì vậy, cần khắc phục sự chắp vá trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH; chấm dứt tình trạng một số người không làm việc được ở các lĩnh vực khác lại được điều về làm công tác này. Vì vậy, các trường THPT phải tuyển chọn từ những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nếu có sự điều chuyển từ công việc khác sang phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý TBDH. Thực hiện chế độ kiêm nhiệm phụ trách từng bộ phận TBDH đối với các giáo viên bộ môn có năng lực, có điều kiện. Thực tế là một số cán bộ không có ý thức, không có năng lực chuyên môn khi đảm nhận công tác TBDH đã không phát huy tác dụng của thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và dạy học của nhà trường, gây nên sự tốn kém về vật chất, tài chính,.... Nhà trường thực hiện việc ổn định đội ngũ (viên chức, GV) phụ trách thiết bị: Hiện nay việc sử dụng GV kiêm nhiệm công tác TBDH hầu như đã chấm dứt, các trường đã và đang tuyển mới nhân viên phụ trách thiết bị. Để ổn định đội ngũ, cần tuyển mới nhân viên đúng chuyên ngành đào tạo và đưa vào biên chế. Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ, cử tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn (nếu cần) và các đợt bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức. Rèn luyện năng lực tự bồi dưỡng. Cụ thể như sau: Về bồi dưỡng tại chỗ: Việc sử dụng TBDH đúng quy trình kỹ thuật, ý thức bảo quản sau khi sử dụng, chế độ bảo dưỡng, bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi 17 thọ của TBDH. Vì vậy việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, GV, HS trong công tác quản lý CSVC-TBDH cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra việc bảo quản CSVC-TBDH cũng là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại GV, viên chức nhà trường. Về học tập nâng cao trình độ: Bố trí cho cán bộ phụ trách TBDH được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TBDH do ngành tổ chức; tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách TBDH tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tự bồi dưỡng: TBDH trong các nhà trường THPT ngày càng nhiều, trang bị hiện đại với nhiều linh, phụ kiện phức tạp. Việc đổi mới PPDH của GV gắn với việc sử dụng TBDH thường xuyên trong mỗi giờ lên lớp. Vì vậy, cán bộ phụ trách TBDH không chỉ là người "giữ kho" TBDH như trước kia mà phải tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu là một GV thực hành có năng lực chuyên môn tốt. c, Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Nhà trường phải có đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH ổn định: đủ về số lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành. Lãnh đạo nhà trường phải hướng dẫn đầy đủ các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn về TBDH cho cán bộ, GV, nhân viên. Nhà trường và các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức các Hội thảo, chuyên đề về TBDH, sử dụng và quản lý TBDH. Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí học tập, bồi dưỡng cho cán bộ, GV, nhân viên nhà trường tham gia các lớp tập huấn về công tác TBDH. 2.3. Lập kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, phân phối TBDH ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai một cách khoa học, hiệu quả. a, Mục tiêu của giải pháp Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đổi mới và từ đó nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH trong các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. b, Nội dung của giải pháp: 18 Xây dựng CSVC - TBDH là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các nhà trường. Trong thời gian qua tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Đồng Nai, của các bậc phụ huynh học sinh… các trường THPT trong huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã từng bước xây dựng các phòng học bộ môn và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của trường học. Việc đẩy nhanh CSVC để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học cần phải chú ý các trang thiết bị trong các phòng học, phòng thí nghiệm. Trong chiến lược chung về phát triển giáo dục, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tư mua sắm TBDH là giải pháp quan trọng. Về tiến trình xây dựng kế hoạch: Để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch về quản lý trang TBDH tại các trường THPT huyện Cẩm Mỹ cho các năm học tiếp theo thì, ngoài những kế hoạch đã thực hiện, Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu sau đây: Thứ nhất; Phải nêu cao trách nhiệm cho các Tổ trưởng tổ chuyên môn cũng như cho toàn thể giáo viên trong việc lập kế hoạch mua sắm thiết bị cho phù hợp với bộ môn của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập. Thứ hai; Nêu cao trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong trường nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản trang thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt nhất và lâu dài cho công tác giảng dạy và học tập. Thứ ba; Đề xuất các cấp lãnh đạo bổ sung thêm mộ phó hiệu trưởng giao cho quản lý cơ sở vật chất nhằm giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm thiết bị của các tổ chuyên môn trước khi lập kế hoạch mua sắm chung cho toàn trường, tránh tình trạng mua thừa, lãng phí, hay mua thiếu thiết bị. Thứ tư; Dưa trên các văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ giáo dục, Bộ tài chính, hiệu trưởng cần xây dựng văn bản cụ thể Quy định về quy trình mua sắm thết bị giáo dục và trang thiết bị khác tại trường. Thứ năm; Xây dựng kế hoạch thời gian, định kỳ cụ thể cho việc bảo trì thiết bị dạy học cho trường như: máy vi tính, máy chiếu. Phân loại những thiết bị đã hỏng 19 để tổ bộ môn tự sửa chữa hoặc giửi đến các công ty đã cung cấp thiết bị để sửa chữa, bảo hành. Thứ sáu; Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học cho tổ, cho giáo viên trong trường đăng ký tự làm đồ dùng dạy học. Xây dựng chế độ khuyến khích, khen thưởng kịp thời cho việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên. Xây dựng kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch cấp trường là kế hoạch cụ thể chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp cao hơn. Kế hoạch cần phải được xây dựng từ cơ sở là các tổ, nhóm chuyên môn. Phòng chức năng tập hợp xây dựng thành kế hoạch của trường. Tất cả các cấp độ kế hoạch cần được xây dựng theo kiểu dự án. Dựa vào quy mô giảng dạy theo bậc học, môn học; định hướng chất lượng giảng dạy; hướng phát triển của từng môn học theo yêu cầu phát triển chung của nhà trường, xã hội. Tuỳ cấp độ của kế hoạch cần đầu tư mà xây dựng dự án đạt quy mô tương xứng. Kế hoạch đầu tư CSVC và TBDH dù lớn hay nhỏ, dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải bám sát yêu cầu dạy học và phải có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tham khảo, thu thập ý kiến từ nhiều phía trong và ngoài trường, ngoài ra cần có sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên. c, Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp: Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của nhà trường phải nắm vững tiến trình xây dựng kế hoạch. Số liệu phục vụ lập kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác cao. 2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, nua sắm TBDH Đầu tư, mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH là một bộ phận trong hoạt động quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện. Các trường THPT huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai được đóng trên một địa bàn có những thuận lợi và khó khăn về phát triển giáo dục nói chung và quản lý công tác TBDH nói riêng. Chính vì vậy, làm tốt công tác này không những góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường mà còn khẳng định năng lực, trình độ quản lý toàn diện của ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn. Đây cũng là bài học, giải pháp chung cho phần lớn các trường THPT hiện nay trong công tác quản lý TBDH. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan