Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp quản lý nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực tạ...

Tài liệu Skkn một số giải pháp quản lý nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực tại trường thcs giang sơn, nghệ an

.PDF
33
86
104

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM DẦN TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC TẠI TRƢỜNG THCS GIANG SƠN, NGHỆ AN” A. MỞ ĐẦU Mục tiêu giáo dục bậc THCS nêu rõ : “ Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học THPT,THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Luật Giáo dục). Nội dung của giáo dục THCS là “ Phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp” (Luật Giáo dục). Phƣơng pháp giáo dục phổ thông là “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ” (Luật Giáo dục) Đối chiếu với những yêu cầu về mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp của giáo dục bậc THCS nêu trên, không phải bao giờ chúng ta cũng đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Trên thực tế, hầu khắp các trƣờng THCS luôn tồn tại một tỷ lệ đáng kể và rất đáng quan tâm về số học sinh không đạt đƣợc những yêu cầu nói trên, điều đó đã trở thành vấn đề bức bách luôn đòi hỏi những ngƣời làm công tác giáo dục không thể không tìm cách tháo gỡ, giảm thiểu số đối tƣợng này. Đó là những học sinh yếu kém. Số học sinh yếu kém ở mỗi trƣờng, mỗi lớp cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý chỉ đạo và mức độ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên có chịu khó tìm tòi nguyên nhân và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế đó. Đặc biệt, đối với một địa bàn vùng núi khó khăn của huyện nhƣ đơn vị chúng tôi, chỉ tiêu chất lƣợng học lực luôn thấp kém hơn nhiều so với mặt bằng chung của huyện. Nhà trƣờng đã đề ra khá nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém này nhƣng hiệu quả vẫn rất thấp, xu hƣớng tiến triển chậm chạp. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhƣ thế. Trƣớc thực trạng đó, tôi đã để tâm tìm hiểu, đề ra một một số biện pháp đem vào áp dụng và đã có đƣợc những kết quả nhất định. Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất đề tài: “Một số giải pháp quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực tại trường THCS Giang Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”. Đề tài hƣớng tới mục đích nhận thức rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân để đề ra các giải pháp hiệu quả trong công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC TRONG NHỮNG NĂM QUA. 1. Thực trạng và nguyên nhân học sinh yếu kém về học lực: 1.1 Thực trạng Hiện nay, hơn bao giờ hết vấn đề chất lƣợng đào tạo là vấn đề luôn đƣợc sự quan tâm đặc biệt trong các trƣờng học. Đó là tín hiệu đáng mừng đối với những ngƣời quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trƣớc đòi hỏi rất cao của thực tiễn cuộc sống, diễn biến thay đổi một cách nhanh chóng theo sự phát triển của thời đại, đặt ra yêu cầu chất lƣợng giáo dục phải đáp ứng tƣơng xứng. Vì vậy, các nhà trƣờng không thể không chăm lo cho “ sản phẩm ” của mình. Kết quả cho thấy, chất lƣợng trong những năm qua ở các nhà trƣờng nhìn chung đã có những bƣớc chuyển biến mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc đối với chất lƣợng đào tạo, luôn tồn tại một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết, đó là vấn đề học sinh yếu kém. Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề đƣợc đề cập rất nhiều trong các bản kế hoạch của các đơn vị trƣờng học. Nhƣng tiếc thay, đề cập nhiều chắc gì đã thu đƣợc kết quả tốt. Thực tế đã chứng minh điều đó. Ở trƣờng chúng tôi là một dẫn chứng cụ thể, kết quả xếp loại học lực một số năm gần đây nhƣ sau: Cuối năm học Tổng Giỏi số SL % 20102011 821 22 2.68 293 35.7 418 50.9 86 10.5 2 0.24 88 10.7 20112012 810 30 3.7 37.5 386 47.7 89 11 0.12 90 11.1 Khá SL 304 TB % SL % Yếu Kém Dƣới.TB SL % SL % SL % 1 Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng: số học sinh giỏi ở đây thấp hơn rất nhiều so với số học sinh yếu kém. Điều đó đặt ra yêu cầu là cần phái sớm đề xuất các giải pháp khắc phục để giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Trƣờng THCS Giang Sơn là một đơn vị thuộc vùng miền núi của huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An, gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế cũng nhƣ văn hóa xã hội. Học sinh nhiều em chƣa đủ ăn no, mặc ấm. Nhất là những tháng mùa đông giá rét, nhìn các em nhếch nhác đẩy chiếc xe đạp cà tàng trên những đoạn đƣờng lầy lội trơn trƣợt với khuôn mặt gầy đen, môi bầm tím vì lạnh mà đáng thƣơng làm sao! Có những em nhà xa trƣờng 5-7 km, phải dậy đi học lúc tờ mờ sáng. Những hôm học cả ngày vẫn còn cơm đùm, cơm nắm nhƣ trong chuyện ngày xƣa! Nhiều em suốt nhiều năm đi học không có một cuốn sách giáo khoa mới. Nhiều em bố mẹ lăn lộn trăm bề mà vẫn thƣờng xuyên bị nhà trƣờng nhắc nhở về chậm trễ trong việc nộp tiền đóng góp các khoản. Nhiều em không đƣợc đi học thêm vì thiếu tiền. Có nhiều trƣờng hợp, nhà trƣờng miễn tiền học thêm cho các em nhƣng bố mẹ lại bắt ở nhà để đỡ đần công việc đồng áng, phụ giúp thêm kinh tế gia đình… Giáo viên nhìn thấy điều đó không? Các nhà giáo tâm huyết ở đây nhìn thấy rất rõ điều đó. Vấn đề là làm sao để giúp đỡ cho các em? Trong khi đó, nhiều nhà giáo ở đơn vị chúng tôi là giáo viên hợp đồng. Giáo viên hợp đồng với mức lƣơng trên 1 triệu đồng, chƣa đủ chi phí ăn ở, còn phải nhận sự giúp đỡ tài chính của gia đình và một phần nhỏ nhoi hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của nhà trƣờng. Những nhà giáo hết sức thƣơng yêu học sinh nhƣng phần lớn cũng chỉ bằng tình thƣơng tội nghiệp mà thôi! Chỉ có thể trao cho các em bằng những con chữ nếu vận động đƣợc các em đến lớp chuyên cần. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những giáo viên đi nghĩa vụ tăng cƣờng do sự điều động của huyện. Một số trong đó không thể vô tƣ tâm huyết đƣợc nhiều cho sự nghiệp giáo dục vùng khó. Ngoài ra, chất lƣợng đội ngũ giáo viên vùng khó, vì nhiều lí do nên không thể bằng đƣợc ở những vùng thuận lợi. Đó có phải là một trong những lí do “ những vùng khó thƣờng là vùng trũng của chất lƣợng giáo dục” không? Ngẫm ra, câu nói này thật hay mà đúng. Một vài nét về học sinh, giáo viên vùng khó nhƣ vậy để thấy rằng, công tác giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém nói chung của các nhà trƣờng vốn rất khó khăn thì sự khó khăn đối với đơn vị nhƣ chúng tôi lại càng bị nhân lên gấp bội. 1.2. Nguyên nhân học sinh có học lực yếu kém : 1.2.1. Có nhiều học sinh THCS bị “ mất gốc ” kiến thức từ Tiểu học: `Điều này thể hiện rõ qua các kỳ khảo sát đầu vào THCS, qua thực tế kết quả dạy học thƣờng xuyên của giáo viên. Thực vậy, có nhiều em không những không tiếp cận đƣợc kiến thức của các môn khoa học phải học tập trong chƣơng trình THCS mà ngay cả những kỹ năng đọc viết thông thƣờng, tính toán giản đơn, các em cũng chƣa đạt yêu cầu. Có nhiều học sinh học đến lớp 7, lớp 8 còn chƣa đọc thông viết thạo, chƣa làm đƣợc những bài toán số học đơn giản của chƣơng trình lớp 3, lớp 4. Nhƣ vậy thì làm sao các em tiếp thu đƣợc những khối lƣợng kiến thức lớn của các môn học ở bậc THCS. Chúng ta hãy tham khảo một vài số liệu về thực trạng chất lƣợng đầu vào bậc THCS. Có đến nhiều lần, nhà trƣờng chúng tôi đã tổ chức khảo sát lại số học sinh trúng tuyển vào lớp 6 trƣớc khi bƣớc vào năm học mới. Xin đơn cử kết quả một vài năm gần đây : Đầu năm học Tổng Giỏi số SL % 20102011 204 20112012 198 20122013 139 Khá TB Yếu Kém Dƣới.TB SL % SL % SL % SL % SL % 28 13.7 32 15.7 39 19.1 63 30.9 42 20.59 105 51.5 9 9 4.55 27 13.6 49 24.7 51 25.8 62 31.31 113 57.1 6.47 12 8.63 39 28.1 42 30.2 37 26.62 79 56.8 Đề thi khảo sát có yêu cầu tƣơng đƣơng đề thi hoàn thành chƣơng trình Tiểu học mà các em vừa thi xong cách đó mấy tháng. Qua đây cho thấy một số học sinh yếu kém là do đã bị “ hổng ” kiến thức ngay từ bậc Tiểu học 1.2.2. Có nhiều học sinh yếu kém do lơi là, buông trôi, lười học tập: Số học sinh này thể hiện rõ khi ta kiểm tra bài cũ, kiểm tra vở bài tập, vở học tập của các em. Không thể chấp nhận đƣợc khi có những học sinh trả lời: “ Em chƣa học bài ” hoặc “ Em chƣa làm bài tập ” hoặc mới chỉ đọc qua loa… Những đối tƣợng này nếu không tác động kịp thời, càng về sau càng trở nên buông trôi, lơi là và lƣời nhác. Vậy, tại sao lại có những em lơi là, buông trôi, lƣời học tập? Đó lại là câu hỏi yêu cầu chúng ta phải trả lời. Thực tế cho thấy, đa số các học sinh lơi là trong việc học tập là những em thiếu ý thức tự giác, mải chơi, không tập trung chăm lo bài vở. Đa số những em buông trôi việc học hành là vốn dĩ do học yếu nhƣng không có chí hƣớng phấn đấu vƣợt khó vƣơn lên, để đến đâu thì đến. Còn những em lƣời học, đa số là thiếu tính kỷ luật học tập, có thể có những em học lực trƣớc đó là khá nhƣng sự lƣời nhác đã dẫn đến hậu quả yếu kém. 1.2.3. Một số học sinh yếu kém do tác động mặt trái của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mà một số giáo viên chưa chú ý khắc phục mặt trái này: Những mặt trái đó thể hiện ví dụ nhƣ : trong các hoạt động nhóm, chỉ có một số em là thực sự hoạt động mà thôi. Thực tế, tôi đã có nhiều lần đi dự giờ thăm lớp, nhiều lần dự giờ tại một lớp và nhận thấy: trong một số nhóm học sinh, khi nhận công việc giáo viên giao, cả nhóm cùng xúm lại nhƣng chỉ có một vài em là làm việc thực sự ( các em khác chỉ xúm vào xem). Khi báo cáo kết quả, cũng chỉ có những em làm việc thực sự đó báo cáo. Một số lần khác dự giờ trở lại lớp đó, cũng xẩy ra tình trạng tƣơng tự, có nghĩa là vẫn những em thực sự làm việc đó báo cáo, còn những em khác tiếp tục ngồi xem ! Trong một số nội dung giành cho học sinh độc lập suy nghĩ, tích cực chủ động dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, nhiều em đã không tự giác làm việc dẫn đến đã yếu kém lại càng tụt hậu. Nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng này thì đây là một nguyên nhân mới đáng kể làm gia tăng tỷ lệ học sinh yếu kém. Ngoài ra, nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thông của chúng ta hiện nay còn có những vấn đề nặng về tính hàn lâm, ôm đồm, không sát thực tế nhu cầu hƣớng tới phát triển cá nhân học sinh. Tuy vậy, vẫn buộc học sinh phải học, mặc dù việc học tập đó các em không hứng thú và không mang lại lợi ích thiết thực nào. Học sinh phải gồng mình lên đối phó với yêu cầu của giáo viên. Việc học này không có chiều sâu. Vì vậy, càng học nhiều, càng quên nhiều. Mặc dù nhiều em học sinh, ngoài việc học chính khóa, học thêm ở trƣờng, bố mẹ còn bắt đi học thêm ở ngoài. Vậy mà yếu kém vẫn hoàn yếu kém. Càng học nhiều lại càng yếu kém về nhiều mặt. 1.2.4. Nhằm chạy đua thành tích đạt tỷ lệ cao và đúng độ tuổi của công tác phổ cập giáo dục, đã dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh “ ngồi ghế nhầm lớp”: Yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục là huy động, duy trì sỹ số và đảm bảo chất lƣợng. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta mới chỉ quan tâm đến mặt số lƣợng, đến tỷ lệ, đến thành tích một cách hình thức mà chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng phổ cập nhƣ thế nào. Chƣa mạnh tay trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra chất lƣợng dẫn đến có nhiều học sinh đi học là tính thời gian, tính năm, tính tháng, tính tuổi để đƣợc lên lớp mà đáng lẽ có nhiều em chƣa đạt đƣợc điều đó, đúng ra là phải lƣu ban, phải học lại. Thực tế, có rất nhiều học sinh yếu kém thì mặc yếu kém, hầu nhƣ không bao giờ phải lo chuyện ở lại lớp ! Nếu em nào có thiếu điểm một số môn nào đó, các em sẽ đƣợc thi lại trong hè và đƣợc xét là đủ điều kiện để đƣợc lên lớp. Việc thi lại ở đây gần giống nhƣ là một thao tác để “ hợp pháp hoá ” cho các em đƣợc lên lớp, mà đáng lẽ ra là các em phải lƣu ban. Vậy, lợi ích thiết thực của việc không phải lƣu ban là gì ? Có phải đó là vấn đề chạy đua để đạt tỷ lệ đẹp về vấn đề phổ cập giáo dục hay không ? ! Có ngƣời cho rằng, sự chạy đua về số lƣợng của công tác phổ cập là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến có nhiều học sinh yếu kém. 1.2.5. Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân cơ bản nói trên , còn có những nguyên nhân khác nhƣ : Có những học sinh học yếu là do ảnh hưởng xấu của các hiện tượng tiêu cực từ môi trường xã hội tác động đến nhƣ lối ăn chơi đua đòi, các trò chơi tiêu khiển các trò chơi điện tử … Có những em học yếu do năng lực của các em bị hạn chế. Có những học sinh học yếu là do hoàn cảnh gia đình có khó khăn, hoặc do sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em. Có thể nói đây là một nhóm nguyên nhân từ phía gia đình. Có những em là con của hộ nghèo, không đủ kinh phí đầu tƣ cho con cái học hành. Có những gia đình thì ngƣợc lại, bố mẹ lo chạy đua kinh tế, lo làm ăn theo cơ chế thị trƣờng, thiếu sự quan tâm, chăm lo, quản lý dẫn đến con cái ăn chơi, đua đòi lêu lổng… Lại có những em học yếu hoặc bỏ học do gặp phải những hoàn cảnh khác … Ngoài ra, còn có những học sinh học yếu có ý thức phấn đấu nhƣng chƣa có phƣơng pháp, chƣa nhận đƣợc sự giúp đỡ của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng… dẫn đến các em vẫn không tiến bộ đƣợc. Một điều đáng quan tâm, đó là Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các đoàn thể, tập thể giáo viên đã chú trọng đến công tác này hay chƣa? Có nhiều trƣờng hợp, Ban Giám hiệu và giáo viên đều nhìn thấy tình trạng học sinh học yếu là đáng báo động, song thấy là chỉ để thấy, nói là chỉ để nói nhưng động thì không động, làm thì không làm hay nói đúng hơn là chƣa thực sự làm, hoặc làm sơ sài, hoặc thiếu phƣơng pháp, thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể và hiệu quả, hoặc có khi bi quan cho rằng không thể cải thiện đƣợc tình hình , đổ lỗi với nhiều lý do khác… Tóm lại, kết quả sự học yếu của học sinh có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề mấu chốt của các nhà sƣ phạm là phải chỉ ra đúng nguyên nhân của từng trƣờng hợp, đối tƣợng cụ thể để có biện pháp khắc phục đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. 2. Thực trạng và nguyên nhân không thành công về công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua. 2.1. Thực trạng về công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua. Về công tác chỉ đạo, quản lí nhằm khắc phục dần tình trạng học sinh yếu kém, có thể nói bất cứ trƣờng nào cũng đều quan tâm, ở mức độ khác nhau, đều tìm những giải pháp nhất định để thực hiện điều này. Trƣớc thực trạng về tình hình học sinh yếu kém về học lực nhƣ đã nêu trên, ở trƣờng chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp nhằm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém này. Cụ thể, đó là một số biện pháp nhƣ sau: 1. Chỉ đạo tiến hành phân luồng, tổ chức dạy học phụ đạo đại trà cho học sinh yếu kém. 2. Tăng cƣờng kiểm tra bài cũ, bài làm ở nhà của học sinh. 3. Tiến hành hỏi bài cũ dƣới cờ. 4. Tiến hành họp phụ huynh của những em yếu kém nhằm phối hợp với phụ huynh để đôn đốc việc học tập của học sinh. 5. Ghi tên những học sinh không thuộc bài, phê bình dƣới cờ, trừ điểm thi đua của lớp. 6. Bắt học sinh không thuộc bài trong buổi học chính khoá đi học lại bài vào một buổi khác. V.v … Với những biện pháp trên, tình hình có đƣợc cải thiện chút ít nhƣng mức độ tiến triển vẫn chậm chạp và chƣa vững chắc, thậm chí có khi còn không thay đổi đƣợc tình hình. Vì vậy, một số cán bộ và giáo viên đã có lúc nản lòng. 2.2. Nguyên nhân không thành công của những giải pháp chỉ đạo, quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua. Là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chuyên môn, tôi đã cố gắng tìm hiểu và thấy đƣợc một số nguyên nhân không thành công của các giải pháp chỉ đạo, quản lí nêu trên nhƣ sau. 1.Đa số các giải pháp không đạt hiệu quả là do đánh giá chƣa đầy đủ, đúng mức về thực trạng học sinh yếu kém. 2. Chƣa đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân học sinh yếu kém để đề ra các giải pháp phù hợp, sát đối tƣợng. 3.Việc tổ chức dạy học phụ đạo còn tiến hành một cách chung chung, nhiều lúc mang tính hình thức, kém hiệu quả. Không phân luồng kỹ đối tƣợng theo từng môn học, từng nhóm nguyên nhân... Không tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện theo một khung chƣơng trình dạy học phù hợp. 4.Các giải pháp đƣa ra nhiều lúc mang tính đối phó cục bộ, hành chính, thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, không thể giải quyết đƣợc tình hình. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC I. Giải pháp: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém, chúng tôi đã đề xuất và thể nghiệm một số giải pháp mang lại hiệu quả khả quan nhƣ sau : 1. Thu thập thông tin, tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân học sinh học yếu đối với từng trường hợp cụ thể để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình mới có thể đạt đƣợc thành công. Muốn tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu, cần thƣờng xuyên sát sao với từng em cụ thể. Ngoài việc tìm hiểu thu thập thông tin tại lớp, tại trƣờng, giáo viên phải biết thêm tình hình từng đối tƣợng học sinh lúc ở nhà và ngoài xã hội, từ đó, đề ra các giải pháp tƣơng ứng, phù hợp. Biện pháp này có thể tiến hành theo nhiều cách, nhiều hình thức, trong đó có những hình thức đã áp dụng hiệu quả nhƣ sau : - Đƣa vào nội dung sinh hoạt chuyên đề trong tổ chuyên môn của nhà trƣờng, yêu cầu cơ bản là thu thập thông tin về : nguyên nhân tại sao học sinh học yếu? đồng chí đã đề xuất những giải pháp gì (nêu cụ thể )? thực hiện nhƣ thế nào ? kết quả ra sao ? v. v… Sau đó cho thảo luận, tổng hợp ý kiến. - Phát phiếu thăm dò trong học sinh. Nội dung cơ bản của phiếu là: mức độ học lực thực tế của em ( học sinh ) nhƣ thế nào ? em học yếu môn nào ? nguyên nhân học yếu ? sách vở đồ dùng học tập của em thiếu cái gì ? các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học của em nhƣ thế nào ? kế hoạch và thời gian biểu tự học của em ra sao ? sở thích của em là gì ? kế hoạch phấn đấu học tập của em nhƣ thế nào ?…Những yêu cầu, đề xuất của em : về công tác tổ chức dạy học của nhà trƣờng ( kể cả chính khoá và học thêm ) ? về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy các bộ môn của các giáo viên nhƣ thế nào ? v.v… Sau phiếu thăm dò có ý kiến và chữ ký của phụ huynh ( chúng tôi có mẫu kèm theo ở phần phụ lục ). Công tác phát phiếu thăm dò cần quán triệt rõ mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo hiểu đúng đối tƣợng, làm sao cho công tác dạy tốt hơn, học tốt hơn, hiệu quả giáo dục ngày càng tốt hơn. Thăm dò là để xây dựng. Sử dụng biện pháp này cần linh hoạt mềm dẻo tránh những mặt tiêu cực có thể xẩy ra. Sau khi thu thập, tìm hiểu đƣợc nguyên nhân của học sinh học yếu, chúng ta tiến hành thực hiện các biện pháp tác động. Mỗi một nguyên nhân thƣờng có một số biện pháp cụ thể để khắc phục. Một số ví dụ cụ thể nhƣ: - Trường hợp đối với các đối tượng bị “hổng“ kiến thức từ Tiểu học. Đối tƣợng này, phải phụ đạo lại cho các em những kiến thức sơ đẳng nhất, thông thƣờng nhất nhƣ những kỹ năng về đọc viết, tính toán cơ bản… để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh THCS chƣa đọc thông viết thạo. Nếu chúng ta không quan tâm đến các đối tƣợng này thì chắc chắn rằng, các em đến lớp là chỉ đi cho có, không thể thu nhận đƣợc gì, lời giáo viên chỉ là nƣớc đổ lá môn! Vì vậy, với đối tƣợng này, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, phải chịu khó hƣớng dẫn các em. Điều tất nhiên, không thể quan tâm chỉ trong 45 phút chính khoá là có thể đƣợc mà chắc chắn là phải bố trí thêm thời gian ngoài cho các em học tập. Cụ thể: Đối với lớp 6, vào đầu năm học, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lƣợng để tiến hành phân loại học sinh đầu vào. Lập danh sách học sinh yếu kém lần 1 bắt đầu tiến hành phân công giáo viên phụ đạo. Giữa học kỳ I: sau một thời gian giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên có thêm cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn về học sinh, cho phép rà soát điều chỉnh danh sách học sinh yếu kém của lần 1. Bởi vì, ở lần 1, chúng ta mới chỉ có kết quả qua một bài kiểm tra ( Ngữ văn và Toán ), chƣa thể khẳng định đúng năng lực, trình độ của các em. Cuối học kỳ I: kết hợp thông tin từ phía giáo viên giảng dạy các bộ môn chính khóa, giáo viên dạy phụ đạo và kết quả chất lƣợng trên sổ điểm, chính thức rà soát lập lớp phụ đạo cho cả năm học. Trong năm học lớp 6, do nhiều nguyên nhân, có thể chƣa hoàn thiện đƣợc việc lấp đầy “ lỗ hổng” kiến thức từ Tiểu học. Chúng ta tiếp tục kiên trì tổ chức phụ đạo cho các em ở các lớp trên. - Trường hợp đối với những học sinh lười học, lơi là, buông trôi việc học tập . Đối tƣợng này phải tăng cƣờng các biện pháp mềm dẻo liên quan đến nội quy, kỷ luật kết hợp với thuyết phục, động viên, tạo hứng thú thu hút học sinh quay trở lại với việc học tập. Giáo viên phải biết đƣợc nguyên nhân tại sao các em lƣời học? tại sao lơi là ? tại sao buông trôi? Lƣời thì phải tìm cách rèn cho siêng. Siêng rồi thì tìm cách học cho tốt. Lơi là thì tăng cƣờng kỷ luật cho nghiêm. Kỷ luật nghiêm nhƣng đừng có cứng nhắc. Buông trôi thì phải níu lại. Đừng thấy thả trôi mà để trôi đi mất. Nhƣ thế thì vô trách nhiệm lắm. Số đối tƣợng này, nhìn chung, nếu có phƣơng pháp tốt thì hiệu quả tiến triển nhanh hơn, thƣờng mất ít thời gian công sức hơn. - Trường hợp đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng xấu của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội. Trong trƣờng hợp này, phải phối hợp với các lực lƣợng ngoài xã hội tìm cách ngăn chặn, giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến học sinh,tìm cách giúp các em học tập tiến bộ. Tuy nhiên trƣớc khi phối hợp thì nhà trƣờng phải tự lo phần mình trƣớc đã. Nghĩa là chăm lo giáo dục cho các em tính tự giác trong học tập, phân biệt đƣợc những cái ngƣỡng cần dừng của sự đam mê. Phân biệt đƣợc cái gì là có lợi, cái gì là có hại và hại nhƣ thế nào mà phòng mà tránh. Nhà trƣờng tìm cách thu hút giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức nhƣ: tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( trong giờ chủ nhiệm, giờ chào cờ, giờ ngoại khoá …), phối hợp trong các hoạt động Đoàn Đội, các hoạt động xã hội khác … Biểu dƣơng khen ngợi những gƣơng chăm ngoan học giỏi, những em chấp hành tốt kỷ luật nhà trƣờng, phê phán những em chƣa ngoan và yêu cầu các em tu dƣỡng, rèn luyện với những biện pháp giáo dục tƣơng ứng. - Trường hợp học sinh yếu kém do tác động mặt trái của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trƣờng hợp này, giáo viên phải chú ý điều chỉnh cho phù hợp. Giáo viên cần tăng cƣờng quan tâm hơn đối với những học sinh năng lực còn hạn chế. Ví dụ nhƣ: trong hoạt động nhóm, khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên bắt buộc tất cả các cá nhân phải làm việc, học sinh khá hơn giúp đỡ học sinh yếu hơn. Khi báo cáo kết quả làm việc của nhóm, giáo viên chú ý giành cơ hội cho học sinh yếu trình bày, coi kết quả trình bày này là kết quả của cả nhóm (có thể giáo viên cho điểm- đó là điểm chung của cả nhóm). Làm nhƣ vậy, tính đồng đội, tính tập thể trong nhóm sẽ tăng lên, buộc các em học khá phải có trách nhiệm giúp đỡ các em học yếu ( nếu không, tất cả sẽ cùng chịu điểm thấp). Hiệu quả của việc “ Học thày không tày học bạn ” đƣợc phát huy. - Trường hợp học sinh “ngồi ghế nhầm lớp” do việc “đẩy” học sinh yếu lên lớp để đảm bảo công tác phổ cập giáo dục đạt tỷ lệ cao và đúng độ tuổi. Đối với trƣờng hợp này, yêu cầu nhà quản lý giáo dục phải quan tâm hơn đối với thƣớc đo chất lƣợng thật của công tác phổ cập giáo dục. Phải có những biện pháp chống chạy đua thành tích, chạy đua về số lƣợng ( huy động, duy trì sỹ số, tỷ lệ đẹp với yêu cầu tiêu chuẩn phổ cập …) mà ảnh hƣởng đến chất lƣợng học sinh, ảnh hƣởng đến cả uy tín của sự nghiệp giáo dục. Nếu thực sự học sinh lên lớp mà kiến thức trỗng rỗng thì đừng lừa dối mình, lừa dối các em và cả xã hội mà trở thành có tội. Hãy thẳng thắn chỉ rõ cho các em và phụ huynh các em nhìn đúng thực tế. Cái gì cũng có cái giá của nó. Hãy để các em học lại. Học lại thì phải cố gắng vƣơn lên, đừng mặc cảm, hãy biến hành vi mặc cảm thành hành vi tích cực phấn đấu. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hiện tƣợng “ngồi ghế nhầm lớp” này, phải tiến hành dần dần từng bƣớc theo lộ trình. - Trường hợp học học yếu do thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc gia đình có khó khăn. Trƣờng hợp này yêu cầu giáo viên phải nắm vững hoàn cảnh gia đình của các em với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Tóm lại, mỗi một nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, phải có những giải pháp nhất định phù hợp, đúng đắn, thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. 2. Tiến hành tổ chức dạy học trên cơ sở giải quyết chuyên đề “ giải pháp giảm dần học sinh yếu kém ”. Nhà trƣờng đƣa vào kế hoạch chuyên môn của năm học, triển khai cho các tổ chuyên môn xây dựng thể nghiệm chuyên đề “ Giải pháp giảm dần học sinh yếu kém”. Quy trình thực hiện ở tổ và nhóm chuyên môn nhƣ sau: - Bƣớc 1: Buổi sinh hoạt thứ nhất: Triển khai kế hoạch. Các tổ thông qua kế hoạch chuyên môn của nhà trƣờng về chuyên đề “Giải pháp giảm dần học sinh yếu kém”, triển khai cho các nhóm tìm hiểu thực trạng tình hình, chuẩn bị viết báo cáo tham luận, định hƣớng xây dựng báo cáo lý thuyết chuyên đề của nhóm. Nội dung cơ bản trong tham luận của các giáo viên là phải đánh giá đƣợc thực trạng tình hình học sinh yếu kém của bộ môn mình phụ trách. Tìm hiểu nguyên nhân. Đề xuất giải pháp thực hiện. - Bƣớc 2: Buổi sinh hoạt thứ hai: Báo cáo tham luận của giáo viên; tổng hợp thống nhất báo cáo lý thuyết của nhóm; tiến hành xây dựng, thiết kế bài dạy thể nghiệm. Các nhóm cho các thành viên của nhóm báo cáo tham luận đã đƣợc chuẩn bị trƣớc về chuyên đề “Giải pháp giảm dần học sinh yếu kém”. Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm thực hiện tốt tham luận, trình bày rõ ràng trƣớc nhóm, không đƣợc đối phó, qua loa, chiếu lệ. Cá nhân trình bày xong, tập thể nhóm đóng góp ý kiến, tổng hợp thành báo cáo của nhóm. Trên cơ sở thống nhất báo cáo lý thuyết, nhóm tiến hành xây dựng, thiết kế bài dạy thể nghiệm. - Bƣớc 3: Buổi sinh hoạt thứ ba: Dạy thể nghiệm chuyên đề. Nhóm cử ra một ngƣời dạy thể nghiệm, cả nhóm tham gia dự giờ, tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung ý kiến. Sau khi cân nhắc ƣu nhƣợc điểm của chuyên đề, nếu thấy có hiệu quả rõ rệt thì đề xuất cho phép nhân rộng, áp dụng đại trà. - Bƣớc 4 : Nhân rộng đại trà với các phương án hiệu quả đã chọn. Khi thấy chuyên đề có giá trị thiết thực, đƣợc nhà trƣờng cho phép thì các tổ triển khai nhân rộng theo các phƣơng án đã lựa chọn. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, phải thƣờng xuyên chú ý bổ sung hoặc điều chỉnh để chuyên đề tiếp tục đƣợc hoàn thiện hơn. Hồ sơ chuyên đề gồm có : 1. Báo cáo lí thuyết chuyên đề của nhóm bộ môn kèm biên bản thảo luận phần báo cáo lí thuyết của chuyên đề ( để biết ý kiến từng giáo viên trong nhóm). Nếu kèm thêm tham luận của giáo viên càng tốt. 2. Giáo án tiết dạy thể nghiệm. 3. Phiếu đánh giá tiết dạy thể nghiệm. 4. Biên bản đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy thể nghiệm. Trên cơ sở kết quả của chuyên đề, nhà trƣờng tiến hành tổ chức dạy học. Hiện nay, tại các nhà trƣờng, để có thể tổ chức mở lớp phụ đạo cho tất cả các môn của bậc THCS là rất khó thực hiện do khó bố trí về thời gian, nhân sự. Ở trƣờng chúng tôi, thành lập lớp phụ đạo cơ bản tập trung vào các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Lịch cố định thời gian là vào chiều thứ 2 hàng tuần. Mỗi tuần chỉ học một môn luân phiên nhau cho tất cả các khối. Vì có những học sinh phải đi học phụ đạo nhiều môn, xếp nhƣ vậy để các em đƣợc tham gia nhiều môn và nhà trƣờng dễ theo dõi quản lí. Mỗi học kỳ tổ chức đƣợc 15 buổi tập trung cho mỗi khối ( Mỗi môn 5 buổi ). Sau khi thống nhất số buổi, căn cứ năng lực, chất lƣợng, trình độ của học sinh, nhóm chuyên môn xây dựng khung chƣơng trình phụ đạo phù hợp, sát đối tƣợng. Trên cơ sở đó, định hƣớng giáo viên thiết kế bài lên lớp đảm bảo hiệu quả nhất. Các môn không thành lập đƣợc lớp thì triến khai cho giáo viên bộ môn nắm vững đối tƣợng học sinh yếu kém của môn mình để có biện pháp tác động thích hợp. Ở lớp, trên các tiết dạy chính khóa, yêu cầu giáo viên thiết kế bài giảng phải có phần dành cho học sinh yếu kém. Giáo viên phải kiên trì quan tâm kiểm tra, động viên nhắc nhở. Thƣờng xuyên động viên khích lệ, tạo cơ hội cho các em đƣợc mạnh dạn phát biểu, trình bày ý kiến. Phần bài tập về nhà có thể bổ sung thêm các phiếu học tập dành riêng phát cho các em, thƣờng xuyên kiểm tra việc làm bài qua các phiếu. Đây là biện pháp đã đem lại hiệu quả tiến bộ rõ rệt. Việc bố trí giáo viên giảng dạy cũng phải chọn những ngƣời có năng lực, nhiệt tình có ý thức trách nhiệm cao. Những giáo viên này có khi còn yêu cầu cao hơn đối với giáo viên bồi dƣỡng học sinh giỏi. Giáo viên dạy phụ đạo phải nắm vững đến tận từng em học sinh về nguyên nhân học yếu để có phƣơng pháp dạy học thích hợp. Giáo viên phải thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi về mức độ tiến bộ của học sinh. Nếu thấy có sự tiến bộ là khen ngợi động viên ngay. Ngoài việc lên lớp phụ đạo tại trƣờng, giáo viên cần ra thêm bài tập cho học sinh tự luyện. Đồng thời nhắc nhở học sinh nhờ phụ huynh và bạn bè giúp đỡ thêm. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự tự giác cao.. Việc tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém chủ yếu dựa trên cơ sở phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên là chính. Tuy nhiên, nhà trƣờng cần cố gắng tạo một phần kinh phí để hỗ trợ cho những cán bộ giáo viên trực tiếp làm công tác này. Nếu nhà trƣờng dôi dƣ giáo viên thì tính toán cân đối số tiết dạy để đảm bảo quyền lợi cho họ. Đối với học sinh tham gia học tập, không thu tiền của các em. Ngƣợc lại, cần cố gắng vận động để hỗ trợ thêm sách vở, đồ dùng học tập cho các em. Đặc biệt quan tâm các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc những em có nguy cơ bỏ học. 3. Xây dựng lòng tin ở giáo viên và học sinh, tận tình giúp đỡ học sinh : Trƣớc hết là xây dựng lòng tin ở giáo viên: Giáo viên phải tin tƣởng rằng : “ Với tất cả niềm tin, nhất định học sinh sẽ tiến bộ ”. Làm việc có niềm tin thì mới có hy vọng đạt đƣợc thành công. Tuyệt đối không đƣợc có tƣ tƣởng bỏ mặc, buông trôi, đến đâu thì đến. Vì vậy, Ban Giám hiệu phải có biện pháp về công tác tƣ tƣởng, xây dựng niềm tin, động viên khuyến khích đối với giáo viên trong việc bồi dƣỡng phụ đạo học sinh yếu kém. Giáo viên tin tƣởng làm đƣợc thì nhẩt định sẽ có kết quả làm đƣợc. Đối với học sinh, xây dựng niềm tin ở các em cũng có vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định sự thành công, sự tiến bộ của các em. Giáo viên phải hết sức chú ý đến yếu tố tâm lý mà tác động đến tƣ tƣởng tình cảm, và động viên khuyến khích kịp thời. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, không nóng vội. Giáo viên phải hiểu đƣợc học sinh, căn cứ vào trình độ năng lực thực tế của các em để đề ra những bài tập hợp lý, vừa sức, đi từ dễ đến khó. Phải cho các em thực hiện nhiều lần đến khi thành thạo. Phải gây sự hứng thú và niềm tin ở các em, làm sao để các em thấy đƣợc: “ Mình ngày càng tiến bộ, ngày càng làm đƣợc nhiều bài tập khó”… thậm chí, “còn có khả năng học giỏi nữa là khác ”… Việc xây dựng lòng tin phải kết hợp với sự tận tình, quan tâm chăm sóc giúp đỡ. Sự giúp đỡ bắt đầu từ những cử chỉ thân thiện, gần gũi, thấu hiểu, từ cách biết gây hứng thú đến động viên khuyến khích...Việc giúp đỡ kết hợp giữa tình cảm với động viên vật chất nhƣ sách, vở, bút, giấy… Làm đƣợc nhƣ vậy thì hiệu quả nhất định sẽ đến sớm hơn. Thực tế, việc vận dụng của chúng tôi đã chứng minh điều đó. 4. Thƣờng xuyên chú ý động viên, biểu dƣơng, khen thƣởng: Biện pháp này áp dụng cho cả giáo viên và học sinh dựa trên cơ sở kết quả đánh giá tổng kết công tác một cách trung thực và đúng đắn. Đối với giáo viên, nếu hoàn thành tốt với những kết quả cụ thể trong công tác bồi dƣỡng phụ đạo học sinh yếu kém thì phải động viên khen thƣởng ngay. Vì trên thực tế, nhiều khi việc chọn giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém còn khó hơn cả việc chọn giáo viên bồi dƣỡng học sinh giỏi. Công sức giáo viên đổ ra thì nhiều nhƣng hiệu quả thu đƣợc rất khó khăn so với bồi dƣỡng học sinh giỏi. Vậy mà, nhiều khi những ngƣời góp phần làm nên chất lƣợng đại trà, song song với chất lƣợng mũi nhọn (có khi còn là nền tảng cho chất lƣợng mũi nhọn ) lại hay bị lãng quên về thành tích đóng góp của họ. Mức biểu dƣơng khen thƣởng tùy thuộc vào so sánh chất lƣợng, mức tăng tiến của học sinh trƣớc và sau khi giáo viên nhận phân công nhiệm vụ công tác phụ đạo. Việc này cần cụ thể trên cơ sở số lƣợng, tỷ lệ tăng tiến của từng học sinh. Đối với học sinh, để thu hút, tạo hứng thú cho các em về việc học tập, khích lệ niềm tin phấn đấu, nên tăng cƣờng các biện pháp động viên khuyến khích kịp thời với các hình thức phù hợp. Cụ thể, chúng tôi đã áp dụng nhƣ sau : đối với những học sinh từ yếu kém lên trung bình: biểu dƣơng; đối với những học sinh từ yếu kém lên khá là khen thƣởng, với mức thƣởng nhƣ đối với học sinh giỏi toàn diện. Các biện pháp biểu dƣơng dƣới cờ hàng tuần, kết hợp trong các đợt thi đua, cũng nhƣ biểu dƣơng khen thƣởng cuối kỳ, cuối năm học đã tỏ ra có tác động tích cực giúp học sinh yếu kém vƣơn lên. Ngoài ra, có thể mua sắm để hỗ trợ cho các em một số sách vở đồ dùng học tập v.v… 5. Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng: Đối với các đoàn thể trong nhà trường: Hoạt động trọng tâm trong nhà trƣờng là hoạt động dạy học. Vì vậy, phải quán triệt với tất cả các thành viên, các đoàn thể , các tổ chức trong nhà trƣờng phải có trách nhiệm đối với vấn đề giúp đỡ, bồi dƣỡng, phụ đạo học sinh yếu kém . Đối với Công đoàn, trong khả năng của mình, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để ƣu tiên cho công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém. Thƣờng xuyên đôn đốc đoàn viên công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đƣa vấn đề này thành một chỉ tiêu thi đua để đánh giá công tác thi đua của cá nhân đoàn viên vào cuối học kỳ, cuối năm học.Tất nhiên, phải lƣợng hoá nhiệm vụ này một cách cụ thể, rõ ràng, công bằng và hợp lý. Hiện tại, tại đơn vị chúng tôi đã thực hiện giao số lƣợng cụ thể cho từng đồng chí giáo viên. Trƣớc khi giao nhiệm vụ, có khảo sát chất lƣợng học sinh, ghi rõ kết quả cụ thể của từng em. Sau đó, tiến hành kiểm tra khảo sát, đánh giá hàng tháng hàng kỳ để nắm vững diễn biến tiến bộ hay không tiến bộ của học sinh, từ đó có cơ sở đề ra những biện pháp kịp thời tiếp theo tƣơng ứng và phù hợp. Đồng thời, qua kết quả kiểm tra, khảo sát để đánh giá hiệu quả của giáo viên trong công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém. Đánh giá chất lƣợng học sinh qua báo cáo của giáo viên kết hợp với việc khảo sát thực tế của nhà trƣờng để đảm bảo tính khách quan, trung thực. Đối với Chi đoàn giáo viên, nhà trƣờng cũng triển khai Chi đoàn giao nhiệm vụ cụ thể nhƣ Công đoàn và phối hợp với Công đoàn để làm tốt công tác bồi dƣỡng phụ đạo học sinh yếu kém. Có thể phân ra các nhóm phụ trách các khối lớp. Trong mỗi nhóm, đều có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng . Ví dụ : Một số đồng chí chuyên trách giảng dạy trên lớp, số khác cung cấp thông tin ( nhƣ tìm hiểu tận các gia đình học sinh v.v…) hỗ trợ sách vở, tài liệu và những vấn đề liên quan để đảm bảo cho công tác có hiệu quả cao. Nếu những đơn vị mà số lƣợng đoàn viên là giáo viên quá ít thì chuyển công việc này cho Công đoàn. Đối với công tác Đoàn - Đội trong trường học : cần đƣa công tác này thành một mặt của phong trào thi đua toàn diện trong trƣờng học. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin từ bộ phận chuyên môn để có hình thức biểu dƣơng, khen – chê - thƣởng – phạt kịp thời. Muốn vậy, nhà trƣờng và Đoàn - Đội cần phối hợp với nhau để thống nhất chƣơng trình hành động, để triển khai trong kế hoạch chung của Liên đội và từng Chi đội. Ƣu thế đặc biệt của Đội là công tác thi đua, công tác động viên khuyến khích bằng hình thức biểu dƣơng, khen thƣởng,giúp đỡ lẫn nhau trong các “ Nhóm bạn cùng tiến”… Phối hợp giữa chuyên môn và Đoàn Đội duy trì tốt việc hỏi bài cũ dƣới cờ trong các buổi chào cờ đầu tuần. Đối với các đoàn thể ngoài nhà trường : Cần bám sát chƣơng trình kế hoạch xã hội hoá giáo dục của địa phƣơng để phối hợp hành động tuỳ theo đặc trƣng từng đoàn thể mà linh hoạt thực hiện cho hợp lý, chú ý thông tin hai chiều từ nhà trƣờng đến gia đình nơi cƣ trú để có sự điều chỉnh các giải pháp một cách phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt chú ý tới các đoàn thể ở cấp khối xóm. Chúng tôi đã đề xuất, mỗi khối xóm cần có một Ban chuyên trách giáo dục. Trƣởng ban chuyên trách phải là xóm trƣởng. Xóm trƣởng - trong chừng mực nhất định, phải đƣợc coi nhƣ là một ông Hiệu trƣởng ở xóm. Xóm trƣởng cùng với Ban chuyên trách phải có chƣơng trình, kế hoạch công tác giáo dục của xóm ( không cầu kỳ, rƣờm rà, chỉ yêu cầu súc tích và hiệu quả ). Phải nắm đƣợc tình hình thực trạng số lƣợng cụ thể học sinh đang học các cấp từ Mầm non đến các nghành học, bậc học khác. Phải biết đƣợc trong xóm có bao nhiêu học sinh khá giỏi để động viên khuyến khích, tạo hạt nhân thúc đẩy phong trào. Phải nắm vững số học sinh yếu kém để có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Xóm trƣởng cần chú ý đƣa thêm một cách phù hợp nội dung công tác giáo dục vào trong các buổi họp xóm. Triển khai chƣơng trình, kế hoạch công tác xã hội hoá giáo dục của xóm. Thƣờng xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh trong xóm đôn đốc con em học tập. Nhắc nhở : “Mỗi gia đình một góc học tập”, “ Mỗi đêm 5 phút xem con học bài ” ... Làm sao để mỗi phụ huynh đều biết đƣợc số sách vở cơ bản của con em mình có bao nhiêu quyển, con em mình học bao nhiêu bộ môn, học ở lớp nào, bao nhiêu thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy v.v… Bên cạnh việc biểu dƣơng khen thƣởng con em học giỏi nên chăng bổ sung khen thƣởng “ phụ huynh giỏi, phụ huynh tiêu biểu”. Ban chuyên trách giáo dục ở xóm cần quán triệt chƣơng trình hành động, phân công công việc đối với tất cả các đoàn thể trong xóm, tạo sự đồng thuận nhất trí cao và cùng nhau thực hiện tốt. Ở xóm nên tiếp tục “ tiếng kẻng học bài” nhƣ trƣớc đây và giao cho Chi đoàn thanh niên đảm nhiệm công tác này. Ngoài ra, ban chuyên trách giáo dục nên phối hợp với các dòng họ trên địa bàn dân cƣ để hiệu quả công tác đƣợc tốt hơn. Xóm trƣởng và nhà trƣờng cần có kế hoạch phối hợp công tác một cách nhịp nhàng, cụ thể. Hiện tại, đơn vị chúng tôi đã phối hợp khá hiệu quả với một số xóm ở địa phƣơng. Nhà trƣờng cung cấp danh sách học sinh tất cả các lớp của xóm đang học tại trƣờng. Trong tập danh sách có đủ thông tin cơ bản về sơ yếu lý lịch ( họ tên, ngày sinh, con ông (bà ), nam , nữ, diện ƣu tiên chính sách xã hội, kết quả xếp loại học lực - hạnh kiểm , những lƣu ý đặc biệt khác… Ban Giám hiệu nhà trƣờng và các xóm có lịch tiếp xúc thƣờng kỳ để trao đổi thông tin hai chiều ( Một năm ít nhất là 3 lần: đầu năm để triển khai kế hoạch; cuối học kỳ I và cuối năm để sơ kết, tổng kết và triển khai kế hoạch tiếp theo ). Khi cần về các xóm, phải có sự chuẩn bị nội dung, chƣơng trình,nhân sự thật chu chu đáo, có sức thuyết phục để tiếp xúc với phụ huynh. Đây là việc làm đem lại hiệu quả nhiều mặt, thuận lợi cho công tác giáo dục nhƣng đòi hỏi ngƣời thực hiện phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình và có khả năng công tác tốt. 6. Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc. Công tác quản lí ở lĩnh vực này bao gồm nội dung nhƣ: kế hoạch chỉ đạo, quản lí tổ chức thời gian, điều hành nhân sự, quản lí chƣơng trình, hồ sơ, chất lƣợng… Để thực hiện tốt “ Giảỉ pháp giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém ” phải có kế hoạch khả thi. Kế hoạch phải đánh giá đúng thực trạng, phải đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Sau khi có kế hoạch, nhà trƣờng cần tổ chức quán triệt thực hiện tốt. Hàng tháng, hàng tuần, cần cập nhật tình hình kịp thời. Vào các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng sƣ phạm, cần bổ sung mục : “ Báo cáo về tình hình học sinh yếu kém ” để từ đó có cơ sở xử lý các tình huống xẩy ra và đề ra kế hoạch tiếp nối phù hợp. Lúc đầu, đề xuất mục này có thể hơi gƣợng ép, nhƣng qua một quá trình sẽ trở thành quen và đem lại hiệu quả công tác tốt hơn. Công tác bố trí thời gian dạy học phải hợp lí, tránh chồng chéo. Đã tổ chức dạy học phụ đạo, không thể tổ chức dạy học thêm đại trà. Bởi vì, danh sách học sinh yếu kém phải tập hợp từ tất cả các lớp gộp lại. Mỗi khối thƣờng tổ chức thành một lớp. Một lớp có khoảng 20 em. Lịch học phụ đạo của trƣờng chúng tôi là vào thứ 2 hàng tuần, theo sự thỏa thuận giữa nhà trƣờng và phụ huynh học sinh. Làm nhƣ vậy để cha mẹ học sinh biết đƣợc ngày đó là con em mình đi học phụ đạo, để thuận tiện trong việc theo dõi, quản lí. Điều hành phân công nhân sự phải trên cơ sở công bằng lao động, thực hiện đúng quy chế. Ở trƣờng chúng tôi, giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém đƣợc cộng thêm một tiết trên tuần. Cứ 3 tuần thì dạy 1 buổi theo vòng ( Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh). Riêng với giáo viên chủ nhiệm lớp yếu kém đƣợc cộng thêm 1 tiết nữa để làm công tác tổ chức, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc … Nhân sự dạy phụ đạo phải là những ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết. Chƣơng trình dạy học là do nhóm chuyên môn xây dựng trên cơ sở thảo luận thống nhất và đƣợc nhà trƣờng phê duyệt cho từng bộ môn, từng khối lớp, phù hợp với đối tƣợng. Đó là kết quả của nội dung sinh hoạt chuyên đề “ Giải pháp giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém” mà nhà trƣờng đã triển khai. Hồ sơ quản lí bao gồm: kế hoạch của nhà trƣờng và của giáo viên, sổ theo dõi, sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, sổ chủ nhiệm đối với lớp phụ đạo học sinh yếu kém. Đặc biệt lƣu ý kiểm tra sổ điểm, sổ đầu bài, vở ghi và tập bài kiểm tra của học sinh để thƣờng xuyên cập nhật tình hình học tập của học sinh. Hồ sơ quản lí dạy học phụ đạo là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác nâng cao chất lƣợng cho học sinh yếu kém. Cuối mỗi kỳ học có bổ sung thêm biên bản xét vƣợt hạng cho các em. Vì sau mỗi kỳ, phải tiến hành ra soát, đối chiếu kết quả học tập theo sổ điểm lớp chính khóa và kết quả học tập lớp phụ đạo để cho ra khỏi lớp với những em vƣợt hạng và bổ sung thêm những em khác vào lớp nếu có. Ban Giám hiệu tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc sẽ có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của lớp phụ đạo. Kinh nghiệm cho thấy, dù giáo viên và học sinh có tự giác đến đâu thì cũng không thể không có sự kiểm tra, giám sát. Trong công tác kiểm tra cần chịu khó cập nhật thƣờng xuyên diễn biến chất lƣợng của học sinh, yêu cầu giáo viên nắm thật chắc đến tận từng học sinh đồng thời phải khái quát tổng hợp kết quả học tập của cả khối lớp đƣợc phân công phụ trách. Để đánh giá sự tiến triển của một lớp, bên cạnh việc phân loại theo tỷ lệ % về xếp loại học lực, để có tính trực quan sinh động tạo hứng thú và có tác dụng nhắc nhở trƣờng xuyên, chúng tôi yêu cầu giáo viên Biểu đồ hoá bằng đường biểu diễn thể hiện kết quả chất lƣợng của việc bối dƣỡng phụ đạo cho học sinh. Mỗi tháng giáo viên kiểm tra đánh giá cho điểm học sinh một lần. Giáo viên tính điểm trung bình cộng của cả lớp học, lấy giá trị điểm số trung bình đó thể hiện lên biểu đồ. Mỗi tháng ta sẽ có một điểm thể hiện. Nối các điểm đó qua các tháng chúng ta sẽ đƣợc một biểu đồ đƣờng biểu diễn sinh động. Biểu đồ này đƣợc ghim lên bảng theo dõi chất lƣợng. Mỗi môn học của mỗi lớp trong cả năm học chỉ cần một biểu đồ đƣợc bắt đầu vẽ từ tháng đầu tiên ( thƣờng là tháng 9 đầu năm học mới ), mỗi tháng tiếp theo, căn cứ vào kết quả học tập đạt đƣợc, chúng ta vẽ thêm một đoạn, hết năm học chúng ta có một biểu đồ hoàn chỉnh, đánh giá diễn biến của một lớp học theo một bộ môn nào đó. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Kết quả: Trong thời gian gần hai năm học, chúng tôi đã áp dụng các giải pháp, các kinh nghiệm nêu trên và đã thu đƣợc những kết quả khá. Chất lƣợng đại trà đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhiều học sinh yếu kém đã vƣơn lên đạt yêu cầu. Một số em đạt học lực loại khá. Cụ thể kết quả xếp loại học lực trƣớc và sau khi thể nghiệm đề tài nhƣ sau: Thời điểm Tổn g số Giỏi Khá SL % SL Trƣớc khi áp dụng, năm học 810 20112012 30 3.7 304 Sau khi áp dụng, năm học 701 20122013 29 Mặt bằng huyện TB Yếu Kém Dƣới.TB % SL SL % S L % SL % 37. 5 386 47.7 89 11 1 0.1 2 90 0 61 8.7 0,0 9 92 8.0 5 4 4,1 35, 247 4 2 1149 90 7,8 476 41, năm học 9 4 6 2 4 20122013 364 % 51,9 61 8.7 2 484 42,1 91 7,9 1 4 2 5 5 0 11. 1 ( Kết quả thống kê trên đây có lưu ở trường chúng tôi và ở Phòng Giáo dục Đô Lương theo Báo cáo chất lượng hàng năm ). Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, kết quả sau khi thể nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Số học sinh trung bình đã tăng lên. Số học sinh yếu kém đã giảm một cách đáng kể. Đặc biệt, chênh lệch so với mặt bằng của huyện trong năm học vừa qua của trƣờng đã tiến lại gần hơn so với mặt bằng chung của huyện. Tuy vẫn còn một khoảng cách nhất định so với nhiều đơn vị bạn, nhƣng đối với chúng tôi, một trƣờng vùng núi khó khăn của huyện, kết quả trên vẫn là một thành tích đáng khích lệ của cả một sự phấn đấu rất lớn của tập thể cán bộ, giáo viên dƣới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để thực hiện những giải pháp của đề tài . Đối với chất lƣợng đầu ra của trƣờng, sau khi áp dụng đề tài đã góp phần tích cực trong việc cải thiện thứ hạng chất lƣợng tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông. Cụ thể, xếp thứ tuyển sinh vào lớp 10 so với toàn tỉnh năm học 2010 – 2011, nhà trƣờng đứng ở vị trí thứ 211; năm học 2011-2012 xếp thứ 111; năm học 2013-2014 xếp thứ 78 so với 412 trƣờng THCS trong toàn tỉnh ( đạt chỉ tiêu đứng trong tốp 100 trƣờng toàn tỉnh). Kết quả này đã bƣớc đầu chứng tỏ các giải pháp nêu trên là có giá trị thiết thực. Từ cơ sở những kết quả đạt đƣợc, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng và phát huy, phát triển để các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và hiệu quả hơn nữa. Nhất định, chất lƣợng đào tạo của đơn vị chúng tôi sẽ có những tiến bộ mới. 2. Bài học kinh nghiệm. Bài học chúng tôi rút ra đƣợc qua nghiên cứu thể nghiệm đề tài là: - Khi có những vấn đề mang tính cấp thiết thì cần tìm cách giải quyết thoả đáng ngay để tránh những kết quả không tốt. Nhƣ vấn đề chúng tôi đề cập ở đây, nếu không tìm biện pháp khắc phục ngay từ khi đang còn có thể để giúp đỡ cho học sinh thì hậu quả sẽ rất to lớn cho thế hệ tƣơng lai với một hành trang vào đời không đƣợc trang bị tốt, sẽ rất khó khăn trong thời đại phát triển nhƣ vũ bão của xã hội hiện nay. - Đối với vấn đề giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém này, Ban Giám hiệu nhà trƣờng phải thực sự hết sức quan tâm. Phải chủ động đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu sâu nguyên nhân để từ đó để ra kế hoạch cụ thể và khả thi, đề ra các giải pháp tƣơng ứng phù hợp, hiệu quả. Phải thực sự hiểu đƣợc đối tƣợng và tạo lòng tin cho đối tƣợng cũng nhƣ ngay cả bản thân mình. Hiểu và tin, ấy là mấu chốt để hoàn thành nhiệm vụ. - Phải phát huy tổng hợp các yếu tố, các nguồn lực trong và ngoài trƣờng cùng tham gia để giải quyết vấn đề.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan