Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp nâng cao chât lượng môn tin học 6 bằng phương pháp dạy học...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao chât lượng môn tin học 6 bằng phương pháp dạy học trực quan

.DOC
23
107
111

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG MÔN TIN HỌC 6 BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN" A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài. Thực hiện Nghị quyết 40/2000/NQ-QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001 CTTTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đến nay việc đổi mới giáo dục phổ thông đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học. Phần lớn giáo viên đứng lớp đã thích nghi với chương trình, phương pháp mới nhất là sử dụng, khai thác triệt để tác dụng thiết bị thực hành, của trang thiết bị, phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm - thực hành, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng. Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của BGD, SGD, PGD và ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là bộ môn Tin học nói chung và bộ môn tin học lớp 6 nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết Do hạn chế về nhiều mặt CSVC, trang thiết bị, trình độ giáo viên... mà đôi khi phương pháp dạy học đã không tận dụng hết những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, để truyền tải nhiều thông tin cho người học một cách trực quan nên chất lượng dạy và học có mặt hạn chế. Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp dạy của giáo viên và cách học của học sinh, còn cần sự có mặt của đồ dùng dạy học. Chính vì cậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp và ứng dụng. Trong qúa trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp hữu ích góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan với sự giúp đỡ của đồ dùng dạy học trực quan, đồ dùng dạy học ở đây là đèn chiếu (Over head) hay máy chiếu(Projecter), là tranh ảnh, là biểu tượng....mà bản thân tôi đã tìm ra và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS Mai Thủy. II. Phạm vi và thời gian thực hiện. Do điều kiện về CSVC và trang thiết bị của trường nên phạm vi nghiên cứu và thực hiện là với môn Tin học tại 3 lớp 6A, 6B, 6C của trường THCS Mai Thủy trong năm học 2009-2010. B. NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học và chúng ta có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trử, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỉ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài tin thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng tranh luận sôi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học... còn nhiều thiếu thốn và bất cập. Để áp dụng phương pháp này vào dạy Tin học thì đòi hỏi phải có đèn chiếu (máy chiếu qua đầu - Over head) hay đèn chiếu (Projecter), máy vi tính đó là chưa kể đến việc nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp cũng đều phải được trang bị. Tin học là một môn học mới được đưa vào giảng dạy tại trường THCS Mai Thủy gần 2 năm chậm hơn so với các trường vùng ven trong huyện đặc biệt là các em lớp 6 vừa mới tiếp xúc với bộ môn mới đầu tiên mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Bên cạnh đó do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn gia đình không có điều kiện để mua máy tính cho con em học, theo thống kê của giáo viên dạy thì mỗi lới chỉ được 3 đến 4 em là gia đình có máy vi tính. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. Qua điều tra những tiết học đầu tiên về cả lí thuyết và thực hành tôi tiến hành đã thu được kết quả như sau: *Về khâu tiếp nhận lý thuyết: Giỏi Lớp Khá Tổng số SL % SL % TB Yếu Kém SL % SL % SL % 6A 43 5 11.6 12 27.9 14 32.6 9 20.9 3 7.0 6B 43 8 18.6 12 27.9 13 30.2 8 18.6 2 4.7 6C 43 6 14.0 13 30.2 13 30.2 8 18.6 3 7.0 19 14.7 37 28.7 40 31.0 25 19.4 8 6.2 Cộng 129 * Về kĩ năng thực hành: Lớp Tổng Thực hành số Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng Chưa biết thao tác có hướng dẫn dẫn thường xuyên SL % SL % SL % 6A 43 11 25.6 21 48.8 11 25.6 6B 43 13 30.2 20 46.5 10 23.3 6C 43 12 27.9 20 46.5 11 25.6 Cộng 129 36 27.9 61 47.3 32 24.8 Qua kết quả trên thì đa phần các em nắm kiến thức lí thuyết còn yếu, các em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Tin học luôn suy nghĩa phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lí thuyết chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Sau một thời gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cụ trực quan trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6: III. GIẢI PHÁP. 1. Trực quan hoá thông tin dạy học. Trực quan hoá thông tin dạy học là một quá trình thông qua đó người học tri giác các tài liệu học tập dưới dạng các biểu trưng hình ảnh, âm thanh, mô hình, vật thật,... với sự hỗ trợ của dụng cụ trực quan. Dụng cụ trực quan được sử dụng trong môi trường học tập như trong dạy học, giáo dục qua vệ tinh dựa trên cơ sở máy tính,... dụng cụ trực quan có thể được sử dụng hiệu quả để giảng dạy các sự kiện, các chỉ dẫn, các quá trình và các khái niệm trừu tượng mà chúng thường khó nhớ, khó hiểu. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan. Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ: Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh trực quan làm tăng sự nhớ trong học tập đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng cụ trực quan là đèn chiếu, tranh ảnh, biểu tượng.... vào dạy Tin học có hiệu quả rất cao. Trước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết Giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan. Ví dụ dạy bài :Máy tính và phần mềm máy tính” cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tử như: bộ xử lí trung tâm (con chíp), thanh RAM, các ổ đĩa các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, DVD...hay hình ảnh của một số loại máy vi tính trong thực tế bằng cách chụp bởi tranh ảnh hoặc các dụng cụ trực quan thiết thực như thế HS mới nhớ lâu và thấy trong thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác. Đèn chiếu tương đối dễ sử dụng và việc chuẩn bị cho việc dạy học với đèn chiếu tương đối dễ dàng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên để sử dụng đèn chiếu thì phải có sự chuẩn bị kiến thức và các nội dung kiến thức cần trình chiếu. Nội dung đưa lên máy chiếu phải rõ ràng chính xác và phải có máy vi tính. Chẳng hạn: khi nói đến máy tính hoặc máy in thì ta đưa hình ảnh minh họa, banwgf quan sát trực quan như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiết thức tốt nhất. 2. Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ hoạ, biểu trưng tranh ảnh. Muốn sử dụng phương pháp dạy học này thành công thì việc đầu tiên người thầy phải làm là thiết kế các thông điệp trực quan đòi hỏi nhiều sức lực và trí lực nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm tới khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người giáo viên phải biết phân tích chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học. a. Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ. Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẽ hoặc câu hoàn chỉnh dùng đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng. Thường khi dạy các bài học lý thuyết tôi thường sử dụng loại biểu trưng trực quan bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Dạy bài “Máy tính và phần mềm máy tính” tôi chiếu sơ đồ cấu trúc chung của máy tính điện tử lên màn hình rồi yêu cầu học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tự gồm những phần nào. Sau đó giáo viên chỉ vào từng đối tượng trên sơ đồ và giới thiệu lần lượt các khái niệm của các thành phần trong cấu trúc máy tính. Hay khi dạy bài “Định dạng văn bản”, thì đưa lên màn hình các bước thực hiện định dạng Font như sau: Bước 1. Chọn khối văn bản cần định dạng Bước 2. Click Format \ Font Bước 3. Hộp thoại Font xuất hiện chọn Font + Font: chọn phông chữ + Font Style: kiểu chữ + Size : cở chữ + Font color: màu chữ + Underline Style: đường gạch chân + Underline Color: màu đường gạch chân + Effects: các hiệu ứng + Preview: khung hiển thị Bước 4. Click OK Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan: ? Nêu các bước để định dạng văn bản phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ bằng menu lệnh (HS chỉ cần quan sát màn hình và nêu được các bước cần định dạng phông chữ…) ? Thao tác quan trọng nhất trong định dạng văn bản là gì (HS chọn phần văn bản cần định dạng) b. Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ. Biểu trưng đồ hoạ được tạo ra bằng nhiều cách đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ hoạ liên quan với khái niệm, đồ hoạ tuỳ ý... Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh các bước thực hành - đây là yêu cầu cần đạt của người học Tin học, dựa vào các biểu trưng đồ hoạ này học sinh có thể phát hiện ra khái niệm, ý nghĩa của nó. .. Chẳng hạn khi dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản” giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc sao chép, di chuyển, cắt (xoá)... nhanh qua các biểu tượng. Giáo viên đưa các biểu tượng Tương tự bài “Chỉnh sửa văn bản” giáo viên đưa các biểu tượng ? Hãy nêu tên các biểu tượng trên và tính năng của các biểu tượng * Dạy bài “Định dạng văn bản” ngoài việc định dạng văn bản bằng menu lệnh giáo viên cần cho học sinh định dạng văn bản thông qua các biểu tượng sau. Hs nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các biểu trượng từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. * Dạy bài “Trình bày trang văn bản và in” ngoài việc dùng lệnh in, xem văn bản bằng menu lệnh thì có thể in, xem văn bản thông qua các biểu tượng sau. c. Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh hoạ, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong thế giới hiện thực. Khi dạy bài “Máy tính điện tử” ta có thể sử dụng một số ảnh, ảnh minh hoạ về máy tính, một số thiết bị của máy tính như đĩa mềm, USB ổ cứng, … để học sinh quan sát và phân biệt. Hoặc khi dạy bài “Hệ điều hành Windows” để giúp học sinh sớm hình thành kỉ năng làm việc với máy tính như khởi động máy tính, tắt máy tính hay phân biệt các đối tượng trên màn hình máy tính ta tiến hành đưa một số hình ảnh liên quan. Các biểu tượng chương trình Thanh công việc d. Kết hợp các loại hình trực quan. Giữa các loại hình trực quan, người thiết kế có thể kết hợp đa dạng các loại biểu trưng trực quan ngôn ngữ, hình ảnh, đồ hoạ với nhau. Đối với hầu hết học sinh ba loại này bao gồm nhiều mức độ khác nhau rất có ích trong học tập. Ví dụ: Khi dạy bài “Máy tính và phần mềm máy tính” ta có thể sử dụng kết hợp giữa biểu trưng hình ảnh và biểu trưng ngôn ngữ. Giáo viên yêu cầu: - Quan sát hình ảnh và cho biết ở hình trên đâu là thiết bị xuất, nhập,. .. * Dạy bài “Giới thiệu hệ soạn thảo văn bản”, “Quản lý tệp văn bản”, “Định dạng văn bản”... ta có thể sử dụng kết hợp cả ba hình thức trực quan Thanh Menu bar Thanh Tool bar Thanh Formating Thước ngang * Dạy bài “Định dạng văn bản” ta chiếu hình ảnh sau và kết hợp cho học sinh thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ... trên máy tính thì học sinh dể tiếp thu bài và ghi nhớ lâu hơn. 3. Xây dựng các kĩ năng, thực hành a. Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng. Sau một tiết học tôi thường củng cố lại cho học sinh những cái vừa học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nắm lại bài, học sinh có thể phân biệt được lệnh, các biểu tượng và nắm ý nghĩa của các biểu tượng. Ví dụ: Dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản”,: Nối các ý của cột A, B, C, D sao cho hợp lý. A B Ctrl + O File \ Open Ctrl + N File \ Save Ctrl + S File \ Exit Alt + F4 File \ New C D Tạo tập tin văn bản mới Đóng tập tin văn bản Mở văn bản đã có Lưu văn bản * Bài “Chỉnh sửa văn bản”: Dùng các từ, cụm từ điền vào chổ trống cho phù hợp. (1) Edit \ Copy (2) Edit \ Cut (3) Edit \ Paste (4) Delete (5) Ctrl + V (6) Ctrl + C (7) Ctrl + X Các bước sao chép khối Bước1. Chọn khối Bước2. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím...... hoặc Click biểu tượng..........) Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Bước4. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím...... hoặc Click biểu tượng..........) Các bước chuyển khối Bước1. Chọn khối Bước2. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím...... hoặc Click biểu tượng..........) Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Bước4. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím...... hoặc Click biểu tượng..........) Các bước xoá khối Bước1. Chọn khối Bước2. Click vào. ........... (hay bấm phím...... hoặc Click biểu tượng..........) b. Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy, học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính theo từng bước một. Với cách tổ chức học như thế này kết quả cho thấy học sinh nắm chắc bài học, đa số các em đều thực hiện được các thao tác thực hành. 4. Học bằng chơi, chơi mà học. Giải trí thư giản. Để cho học sinh có hứng thú học tập, tạo kích thích tìm tòi, đồng thời góp phần thư giản cho các em thì trước khi kết thúc tiết học (5-10 phút) tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi như: Solitaire, Spider Solitaire, Freecell... hay cho học sinh vẽ hình tự do bằng chương trình Paint mà qua các chương trình này học sinh được hình thành các kĩ năng sử dụng chuột, các thao tác với chuột. Với các giải pháp thực hiện nói trên nên năm học 2009-2010 ba lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Mai Thủy đã đạt được kết quả đáng khả quan. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết qủa Qua một thời gian ngắn thực hiện ứng dụng các dụng cụ trực quan vào dạy học tin học lớp 6 tôi nhận thấy: - Việc ứng dụng giúp Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lí thuyết từ đó HS có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn - Đối với học sinh tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt. Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy thể hiện chất lượng các mứt như sau. Cụ thể: * Về mức độ tiếp thu lý thuyết: Tổng Giỏi số SL % SL 6A 43 12 27.9 6B 43 13 6C 43 Lớp Cộng 129 Khá TB Yếu Kém % SL % SL % SL % 15 34.9 12 27.9 4 9.3 0 0 30.2 15 34.9 11 25.6 4 9.3 0 0 10 23.3 16 37.2 12 27.9 5 11.6 0 0 35 27.1 46 35.7 35 27.1 13 10.1 0 0 Qua kết quả trên thể hiện rõ việc sử cải tiến phương pháp dạy học trong các bài giảng tin học đã có hiệu quả, chất lượng mũi nhọn và đại trà khá vững chắc học sinh đã chủ động trong các thao tác thực hành cụ thể là: + Số em hiểu bài biết vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày bài lí thuyết đạt 62.8 % + Số em đạt điểm trung bình 27.1 % + Số em chưa hiểu bài chiếm tỉ lệ 10.1% So sánh với khảo sát đầu năm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan