Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn một số giải pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh

.DOC
15
1793
152

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề về ý thức và đạo đức của học sinh ngày càng có chiều hướng đi xuống rõ rệt. Trong đó có các biểu hiện như bỏ tiết, đi học nhưng không có mặt ở trường mà la cà vào các quán dẫn đến dễ sa vào các tệ nạn xã hội, ham chơi hơn ham học tập và rèn luyện...Đặc biệt là bạo lực học đường, đánh hội đồng của các học sinh trong các năm gần đây. Và một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện hay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 - Luật giáo dục). Vì vậy để góp phần nâng cao ý thức, tư tưởng của học sinh tiến đến nâng cao chất lượng hai mặt của nhà trường tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh" 2. Mục tiêu của đề tài Qua nhiều năm làm công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, đứng lớp, Tôi nhận thấy rằng khi các em học sinh không có định hướng, tư tưởng sẽ làm cho các em mất phương hướng trong việc rèn luyện và học tập, không đi vào khuôn khổ công việc sau này. Nghiêm trọng hơn trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta không có các giải pháp phù hợp để giáo dục tư tưởng sống và đạo đức cho học sinh dẫn đến các em không tự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức để phục vụ cho cuộc sống về sau. 1 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài xoay quanh vấn đề tìm tòi các giải pháp giáo dục tư tưởng sống, đạo đức các học sinh của cả 3 khối 10, 11 và 12 trường THPT Vinh Xuân, đặc biệt là các học sinh còn vi phạm nhiều nội quy của nhà trường. Từ đó hướng đến một môi trường giáo dục học sinh tốt về đạo đức và chất lượng về học tập. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thông qua tổng hợp và đánh giá về việc thực hiện nội quy của ban thường vụ Đoàn trường và giám thị. - Qua sự tổng hợp thông tin và nắm tình hình của giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn. - Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin. - Khai thác các thông tin mang tính giáo giục, những gương sáng điển hình, vượt khó từ các trang mạng internet. 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: Giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với mọi người xung quanh. Trong tất cả các mặt giáo dục, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng theo Hồ Chủ Tịch đã nói: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng". Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống. Trong nhà trường luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, nếu công tác giáo dục đạo đức tốt thì chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT thì vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của GVBM, GVCN và tổ chức Đoàn thanh niên rất quan trọng. Đặc biệt nếu phối kết hợp một cách đồng bộ, thường xuyên và kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục học sinh chưa có ý thức tốt trong rèn luyện và trong học tập. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đạo đức là hai từ có thể đề cập đến mọi lúc, mọi nơi khi nhìn về một con người trong các góc độ như: Với ứng xử, với giao tiếp và với công việc... Đối với học sinh và đối với học sinh THPT, nói đến đạo đức là nói đến học tập và rèn luyện. 3 Một học sinh có đạo đức tốt là một học sinh luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường, chăm chỉ trong việc lĩnh hội tri thức khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, có lý tưởng sống, ước mơ cao đẹp giúp ích cho bản thân và cho xã hội. Thực tế cho thấy trong một môi trường các học sinh có đạo đức tốt sẽ tạo nên một môi trường học tập tốt và kết quả học tập cao hơn nhiều. Vì vậy để đạt được kết quả hai mặt như mong muốn trong một lớp học, trong nhà trường cần chú trọng trước hết là giáo dục đạo đức cho học sinh. 4 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN 2.1. Thực trạng của học sinh 2.1.1. Thuận lợi - Học sinh trường THPT Vinh Xuân nằm ven phá Tam Giang, thuộc vùng biên giới biển nên ít ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. - Học sinh trường đại đa phần là con nhà nông dân nên phần nhiều các em ý thức được việc học, có ý chí cầu tiến vươn lên trong học tập. - Trong quá trình tham gia học tập tại trường, học sinh được sự quan tâm của BGH nhà trường, của giáo viên. Các em đi về trong ngày, nhà không quá xa để ở lại học tập vì thế ngoài việc quan tâm của nhà trường còn có sự theo dõi và uốn nắn kịp thời từ phụ huynh. 2.1.2. Khó khăn - Một số học sinh chưa ý thức tốt tầm quan trọng của việc học, từ đó không xác định được mục tiêu học tập và rèn luyện nên thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường dẫn đến có kết quả không tốt về học tập. - Nhiều em cha, mẹ đi làm ăn xa từ đó không được sự theo dõi và đôn đốc kịp thời từ phụ huynh khi quản lý con em ở nhà. - Còn có nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình như: Không phối hợp tốt với GVCN để nắm thông tin về việc học tại trường, nhiều phụ huynh còn phó thác cho thầy cô, như trăm sự nhờ thầy... 2.2. Thực trạng giáo dục học sinh của giáo viên và các tổ chức trong trường học 2.2.1. Thuận lợi - Nhiều GVCN quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, thường xuyên nắm bắt tình hình của học sinh lớp mình hàng tuần. Từ đó có kế 5 hoạch giáo dục và thông tin với phụ huynh học sinh để kịp thời giáo dục và ngăn chặn các sai phạm ngay từ lần đầu. - Được sự quan tâm theo dõi kịp thời từ các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên. 2.2.2. Khó khăn - Một số giáo viên bộ môn chưa quản lý tốt học sinh trong tiết dạy của mình như: nắm sĩ số trong tiết dạy ở sổ ghi đầu bài để hạn chế triệt để việc bỏ tiết, còn dễ dãi đối với học sinh vào trễ quá thời gian,... - Một số GVCN chưa thật sự nắm tốt tình hình của học sinh lớp mình trong tuần để định hướng và giáo dục kịp thời các học sinh nhiều lần vi phạm và tuyên dương kịp thời các em có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện. Chưa có kế hoạch theo dõi thường xuyên các học sinh chưa ngoan, vi phạm nhiều lần và đôi lúc không thông tin kịp thời với phụ huynh để giáo dục dứt điểm một số em lần đầu vi phạm. - Nhiều GVCN chưa nắm thông tin về tình hình lớp trong tuần từ giáo viên bộ môn, đặc biệt là từ tổ chức Đoàn. - Tổ chức Đoàn thanh niên và GVCN chưa thật sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên trong việc thông tin 2 chiều để giáo dục tốt học sinh khi có dấu hiệu tha hóa đạo đức. 6 2.2.3. Tình hình rèn luyện về mặt hạnh kiểm trong những năm gần đây của trường THPT Vinh Xuân Năm học Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu 2013 - 2014 1134 857 240 36 01 (75,573%) (21,164%) (3,174%) (0,089%) 748 178 59 09 (75,252%) (17,907%) (5,936%) (0,905%) 2014 - 2015 994 Qua thực tế rèn luyện về đạo đức của học sinh trường THPT Vinh Xuân trong 2 năm gần đây cho thấy số lượng học sinh có hạnh kiểm Tốt và Khá giảm, số lượng học sinh có hạnh kiểm Trung Bình tăng 2,762% và học sinh bị hạnh kiểm Yếu tăng 0,816%. CHƯƠNG 3 7 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 3.1. Đối với giáo viên bộ môn - Trong tiến trình giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh thì vai trò của giáo viên bộ môn cũng hết sức quan trọng. Giáo viên bộ môn là người trực tiếp theo dõi và quản lý học sinh trong suốt thời gian tìm hiểu kiến thức của mỗi môn học, có thể thấy được hành vi và thái độ của các học sinh trong một lớp học. Qua đó giáo viên bộ môn có thể thông tin đến GVCN những học sinh có thái độ, hành vi không đúng thông qua việc ứng xử với giáo viên, với các học sinh khác, với kiến thức. Từ đó có thể giáo dục, ngăn chặn kịp thời các sai phạm về sau. - Vì vậy đối với giáo viên bộ môn trước một tiết dạy, dành chút thời gian nắm tình hình lớp và thể hiện trong sổ ghi đầu bài để giúp GVCN nắm bắt được tình hình. - Giáo viên bộ môn trong quá trình dạy nên chú ý đến việc thực hiện nội quy nhà trường, vệ sinh lớp học bảo vệ môi trường. Qua đó lồng ghép, vận dụng giáo dục ý thức cho học sinh. Thông tin kịp thời với GVCN, tổ chức Đoàn thanh niên những học sinh có thái độ không tốt về đạo đức với các học sinh khác, với giáo viên, nhân viên để kịp thời giáo dục ngăn chặn. 3.2. Đối với GVCN lớp GVCN là người trực tiếp đại diện BGH nhà trường quản lý và giáo dục học sinh của một lớp, là cầu nối giữa phụ huynh học sinh với nhà trường. GVCN là người đánh giá xếp loại và nhận xét về quá trình rèn luyện trong suốt năm học của một học sinh. Vì thế có thể nói rằng GVCN có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc định hướng tư tưởng và giáo dục đạo đức cho các học sinh. - Trong các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần GVCN nên giáo dục nhiều hơn cho các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người bằng những câu chuyện lồng ghép mang tính giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn xã hội. Phổ biến tuyên truyền pháp luật như Luật giao 8 thông đường bộ, ví dụ thông qua thảo luận tác hại của việc: Điều khiển xe máy khi không đủ tuổi, đi xe đạp điện đến trường không đội mũ bảo hiểm? Phân tích các tác hại: + Nguy cơ gây tai nạn cao, làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người khác đang tham gia giao thông. + Vi phạm luật giao thông bị phạt hành chính. + Vi phạm nội quy nhà trường... Thông qua điều lệ trường THPT, như vắng quá 45 buổi/1 năm học sẽ bị lưu ban qua đó có thể cho các em thảo luận: Tác hại của việc trễ nhiều lần, vắng học quá nhiều? Phân tích được các tác hại: + Trễ quá nhiều lần không điều chỉnh, tạo ra một thói quen không tốt về sau. Ví dụ sau này đi làm việc trễ quá nhiều có thể bị mất việc làm. Hiện tại vắng, trễ quá nhiều lần tạo nên một hình tượng không tốt đối với những người xung quanh. + Vắng, trễ nhiều lần không thể theo kịp bài vở. + Vào trễ vì mình làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của một số lượng rất lớn đến học sinh của các lớp khác,... Hoặc cho các em thảo luận về việc vệ sinh lớp, cảnh quan môi trường thông qua nội dung: Người khác nghĩ như thế nào khi thấy vệ sinh của lớp em quá bẩn? Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Qua thảo luận, giáo viên phải rút ra được các kết luận rằng những việc đó ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của các em như: + Vệ sinh quá kém làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp. + Lớp không sạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chính các em. + Lớp không sạch, thầy cô vào dạy phải mất thời gian nhắc nhở các em, thay vì khoảng thời gian đó các em tìm hiểu thêm kiến thức. + Mất hình tượng trong mắt người khác. 9 GVCN trong các tiết sinh hoạt lớp để giáo dục và ngăn chặn bạo lực học đường có thể cho các em thảo luận về chủ đề: Tác hại của việc tham gia đánh lộn Sau thảo luận chủ đề này GVCN kết luận và rút ra được các tác hại như: + Vi phạm pháp luật, hành vi này xúc phạm thân thể cũng như danh dự và nhân phẩm của người khác có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 121 bộ luật hình sự. "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù ba tháng đến hai năm. + Trong nhà trường chịu hình thức kỷ luật cao nhất, lưu học bạ,... + Hành vi đó trong mắt người khác là một người thô thiển, bạo lực tạo ấn tượng không đẹp trong bạn bè. - Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua số điện thoại, thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các học sinh trong lớp. Chú ý đến các học sinh chậm tiến về đạo đức. - GVCN lập kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng trong đó có nhận xét cụ thể cho các học sinh. - GVCN thường xuyên phối kết hợp với Đoàn trường để nắm danh sách các học sinh lớp mình vi phạm nội quy nhà trường, hồ sơ vi phạm mà đoàn trường đã giáo dục để có biện pháp giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt lớp của tuần kế tiếp. - GVCN lập biểu mẫu theo dõi học sinh vi phạm nhằm nhắc nhở kịp thời các học sinh tái phạm lần thứ 2 trở lên. (Phụ lục 01) 3.3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên Đoàn thanh niên là một tổ chức lớn trong trường THPT, Đoàn có vai trò thu hút, tập hợp thanh niên, giáo dục đạo đức, tư tưởng sống. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật nhà nước thông qua các phong trào và hoạt động. Vì vậy Đoàn trường là một kênh thông tin đáng tin cậy để GVCN nắm tình hình rèn 10 luyện của học sinh hàng tuần, qua đó giáo dục các em học sinh lớp mình chưa rèn luyện tốt. Do đó đoàn trường phải nắm bắt và tổng hợp được tình hình của các học sinh chưa tiến bộ, vi phạm nội quy nhiều lần để thông tin kịp thời với GVCN của các lớp có học sinh vi phạm như vắng, trễ nhiều lần, bỏ tiết...theo mẫu (Phụ lục 02) Vào thứ bảy hàng tuần, BTV Đoàn trường tổng kết và đánh giá tình hình thi đua trong tuần của các lớp để GVCN tiện theo dõi và nắm tình hình học sinh lớp mình để có kế hoạch động viên và giáo dục các học sinh còn chưa thật sự rèn luyện tốt vào ngày thứ 2 tuần kế tiếp. (Phụ lục 03). Ngoài việc tổ chức các phong trào, hoạt động Đoàn trường duy trì thường xuyên các công trình làm việc tốt của các lớp. Không dừng lại ở vệ sinh môi trường, nên định hướng các lớp làm việc tốt bằng các hình thức trang trí khuôn viên, lối đi, phòng học các băng rôn, áp phích bằng những câu mang tính giáo dục ý thức phù hợp với từng chủ đề. Tổ chức Đoàn thanh niên thông qua GVCN nắm danh sách các học sinh có hạnh kiểm Trung Bình và Yếu hàng tháng, tập trung tăng cường giáo dục để tháng tiếp theo các em tiến bộ hơn nhằm hạn chế thấp tỉ lệ hạnh kiểm Trung Bình và Yếu cuối năm. 11 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận, đánh giá cơ bản về các giải pháp đã thực hiện Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiê êm, tôi nhận thấy rằng mỗi một giáo viên, mỗi tổ chức đoàn thể đều có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Với GVBM dành một phút đầu giờ kiểm tra trang phục, nắm tỉ số tình hình của lớp sẽ góp phần ổn định được nội quy nhà trường, hạn chế và dần dứt điểm tình trạng học sinh vào trễ hoặc bỏ tiết và kết quả học tập của bộ môn tốt hơn. - Đối với GVCN lớp với một số giải pháp trên, phối kết hợp tốt với GVBM, tổ chức Đoàn thanh niên sẽ nắm được tình hình học sinh của lớp, nắm bắt kịp thời các sai phạm của học sinh từ đó có kế hoạch giáo dục kịp thời qua đó sẽ cải thiện tốt tình hình học sinh vi phạm nội quy nhà trường, ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp. Chúng ta giáo dục tốt ý thức, đạo đức cho học sẽ nâng cao được chất lượng hai mặt của lớp. - Trong thời gian qua BTV Đoàn trường đã góp phần rất lớn trong việc tập hợp Thanh niên, giáo dục đạo đức tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, giáo dục kịp thời các đoàn viên thanh niên sai phạm. Với một số giải pháp trong đề tài này BTV Đoàn trường phối kết hợp tốt hơn, thường xuyên hơn sẽ nâng cao chất lượng hai mặt của nhà trường. Với một số giải pháp giáo dục đạo đức tư tưởng trong đề tài này, bản thân tôi nhận thấy rằng mỗi một giáo viên và các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn thanh niên phối hợp thông tin kịp thời sẽ góp phần cải thiện đạo đức hiện nay của học sinh trong nhà trường. Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể nhân rộng trong toàn trường và các trường THPT khác trên địa bàn huyện Phú Vang. 12 2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Với đề tài này trong quá trình thực hiện, áp dụng cho một số lớp bản thân rút ra được một số bài học kinh nghiệm là: + Tạo được thông tin hai chiều từ GVBM và GVCN, GVBM và BTV Đoàn trường, GVCN và BTV Đoàn trường, giải quyết kịp thời học sinh lệch lạc về ý thức và tư tưởng, vi phạm nội quy nhà trường từ đó hạn chế nhiều sai phạm nghiêm trọng về ý thức và hành động. + Thông tin nhanh, giải quyết kịp thời hạn chế học sinh tái phạm và vi phạm nhiều lần. 3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong năm học 2015 - 2016 ngoài công tác giảng dạy, BTV Đoàn trường phân công phụ trách đoàn viên của 2 chi đoàn 12B1 và 12B2. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp trên và bước đầu hạnh kiểm 2 lớp đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: Thời gian Cuối năm lớp 11 Tốt Khá Trung Bình Yếu (2014 - 2015) Cuối học kì I 76,3% 18,1% 5,6% 0% Lớp 12 81,4% 15,7% 2,9% 0% (2015 - 2016) 4. Những kiến nghị và đề xuất Để giáo dục tốt hơn về ý thức, đạo đức hiện nay trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng hai mặt của nhà trường và sự thống nhất cao trong giáo dục học sinh, đề nghị nhà trường tổ chức nhiều hơn các hội thảo của tổ chủ nhiệm, đây là nơi tìm giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm của các GVCN lớp. Đặc biệt là sự học hỏi kinh nghiệm từ các GVCN lớn tuổi của GVCN trẻ. 13 Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng đây cũng chỉ là kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, bản thân rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp để công việc giảng dạy và nghiên cứu của bản thân ngày càng tốt hơn nữa. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT. 7. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT. 2. Một số bài viết của các đồng nghiệp trên violet. 3. Bộ luật hình sự. 4. Giáo trình đạo đức học Mac – Lê Nin. NXB Đại học và GDCN Hà Nội 1983 5. Một số vấn đề về đạo đức, giảng dạy và giáo dục, đạo đức ở trường THPT. PTS. Phạm Khắc Chương – Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo vụ viên 1995. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan