Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn-một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn hình học 8...

Tài liệu Skkn-một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn hình học 8

.PDF
23
279
94

Mô tả:

SKKN-Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn Hình Học 8
Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Toán là môn học có tính thực tế rất cao. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, ảnh hưởng đối với các môn học khác. Môn Toán THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức, phương pháp phổ thông cơ bản nhất, thiết thực; hình thành và rèn luyện kĩ năng, khả năng suy luận hợp lý, hợp logíc, khả năng quan sát, dự đoán; phát triển trí tưởng tượng; bồi dưỡng các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo; hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu;diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình.Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động mới. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy còn nhiều học sinh sợ học toán, nhất là khi học môn hình học. Đa số các em học vẹt các định nghĩa, định lí. Nhiều học sinh không vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập hình, và các em không biết phải bắt đầu từ đâu. Bởi vì các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động cho nên dẫn đến kiến thức thì có nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Bên cạnh đó do cách dạy của giáo viên chưa thực sự khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế mà đến giờ học ta lại thấy nhiều em mệt mỏi và chỉ muốn nhanh hết giờ. Vậy giáo viên phải làm gì? làm như thế nào để tổ chức và điều khiển cả một quá trình học tập trong một tiết học của học sinh đạt kết quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Để thực hiện điều này thì đòi hỏi những người trong cuộc phải nổ lực, cố gắng không ngừng, phải tìm ra cho mình một phương pháp làm việc tối ưu và hiệu quả. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn trình bày một số giải pháp trong việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập một tiết hình học ở lớp 8 sao cho thật hiệu quả. Với các lí do trên, tôi xin trình bày đề tài“Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc m«n h×nh häc 8” hy vọng góp phần nào đó giúp học sinh yêu thích môn hình học. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Vấn đề đặt ra là học sinh không những ham thích học môn Toán mà còn phải biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập, nên nhiệm vụ của đề tài là đưa ra một số “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 1 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 giải pháp trong việc tổ chức và hướng dẫn học tập nhằm kích thích học sinh học tập và chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: - Nghiên cứu tài liệu. - Phân tích và tổng hợp lí thuyết. - Thảo luận cùng đồng nghiệp. - Dạy học thực tiễn trên lớp để rút ra kinh nghiệm. - Tổng kết kinh nghiệm . IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1) Cơ sở lí luận: Phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS phải luôn gắn liền việc dạy học kiến thức, kĩ năng với việc giáo dục, rèn luyện con người, với việc phát triển trí tuệ của học sinh. Đặc biệt chú ý các điểm sau: - Phương pháp dạy học phải kích thích học sinh hứng thú học toán, khơi dậy và phát huy tính độc lập và tự học của học sinh. - Việc dạy học học sinh trong tập thể ( nhóm – tổ ) là cần thiết, có tác dụng giáo dục học sinh biết đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập. - Vấn đề kiểm tra học sinh và giúp học sinh tự kiểm tra là rất cần thiết đối với môn Toán. Bản thân học sinh phải thường xuyên biết được kết quả học tập của mình để kịp thời điều chỉnh việc học. - Giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống học tập và áp dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục và hình thành tác phong của con người toán học cho học sinh. Hình học là môn học được coi là có tính trừu tượng cao, hệ thống kiến thức rộng, các kiến thức liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc học tốt môn hình sẽ hình thành ở học sinh tính cẩn thận, phán đoán chính xác, suy luận logíc. 2) Thời gian: - Bắt đầu nghiên cứu tháng 01 / 2008 - Hoàn thành tháng 5 / 2010 3) Địa điểm: Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn – Bình Định “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 2 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 I . THỰC TRẠNG: Qua quá trình dạy học môn toán lớp 8 nhiều năm, tôi nhận thấy việc học môn hình của học sinh là rất khó khăn.Các em mang tư tưởng học để đối phó, chưa thấy được lợi ích mà môn hình học mang lại cho cuộc sống. Các em chưa quan tâm đúng mức đến môn hình học, không hứng thú khi học môn hình, các em lơ là trong giờ học cũng như chuẩn bị bài. Cụ thể theo kết quả điều tra một số lớp ở khối 8 trong trường vào cuối năm học 2007- 2008 thu được kết quả như sau: 1) Học sinh hứng thú học môn hình Số học sinh hứng thú học môn hình: 10 % Bình thường : 37,21 % Không thích học môn hình : 52,79 % 2) Kết quả học sinh làm được các câu hình trong đề thi học kỳ I lớp 8, năm học 20072008 như sau: ™ Đề bài : Cho tam giác ABC cân tại A, phân giác AM, gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng của M qua I. a) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao? b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông . c) So sánh diện tích hai tứ giác AKMB và MIAB. Kết quả : - Làm hết: 7,25% - Làm được 1câu: 42,33% - Làm được 2 câu: 16% - Không làm: 34,42 % ™ Nguyên nhân cơ bản : - Việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế, nhanh quên. - Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên chưa hợp lí. - Đồ dùng dạy học để phục vụ minh họa còn ít, chưa phong phú. Giáo viên lựa chọn và sử dụng còn lúng túng, khai thác chưa khoa học. - “ Giáo viên ít hướng dẫn học sinh cách vận dụng lý thuyết khi giải bài tập. Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 3 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - Những nguyên nhân trên liên quan đến việc giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học. Vậy người giáo viên tổ chức và hướng dẫn tốt thì sẽ gây hứng thú, yêu thích học tập cho học sinh. Một khi đã kích thích được học sinh hứng thú, say mê học tập thì kết quả sẽ khả quan hơn, cao hơn. II . GIẢI PHÁP: Để học sinh hứng thú hơn trong việc học môn hình học, đặc biệt đối với học sinh TB-Yếu, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Toán, trong thời gian qua tôi đã thực hiện các hoạt động sau khi giảng dạy một bài mới: - Giới thiệu bài (cách bắt đầu bài học). - Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài, tổ chức cho học sinh rèn luyện các kĩ năng tương ứng qua việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học, qua việc tổ chức hình thức dạy học…. - Kết thúc bài học (Củng cố bài) Kết quả học tập của học sinh đạt được ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp của giáo viên . Sau đây là một số giải pháp cụ thể: 1. GIỚI THIỆU BÀI: Giới thiệu bài là khâu quan trọng trong tiến trình dạy học. Việc giới thiệu bài một cách hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú học tập và kích thích sự nổ lực của các em trong việc suy nghĩ, tìm tòi khái niệm. Giáo viên lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng không cầu kì, kéo dài thời gian. Có thể gợi mở bằng tranh ảnh, bằng vật thật, hoặc cho học sinh thực hiện một ví dụ; diễn giải bằng lời hoặc bằng cách nêu tình huống có vấn đề sẽ lôi cuốn các em vào bài giảng một cách thoải mái. ™ Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Hình bình hành “ – Chương I – Hình học 8 . GV: Cho học sinh quan sát tứ giác ABCD ở hình vẽ sau và đưa ra nhận xét về các cạnh đối HS: đứng tại chỗ trả lời A là 2 góc trong cùng phía bù nhau ) AB// CD ( Vì A ; D ;D là 2 góc trong cùng phía bù nhau ) AD//BC ( Vì C “ D B 110° 70 ° 110° C Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 4 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - GV: (Nhấn mạnh)Tứ giác ABCD có đặc biệt là các cạnh đối song song và được gọi là hình bình hành.Vậy hình bình hành là tứ giác như thế nào? có tính chất gì? dấu hiệu nhận biết ra sao ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về hình bình hành. ™ Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Hình chữ nhật “– Chương I –Hình học 8. GV: yêu cầu học sinh nhận xét từng tứ giác và cho biết hình nào là hình bình hành? Vì sao? A // C F 100° / D E N M B // / Q P H 80° 80 ° G HS: đứng tại chỗ trả lời ƒ MNPQ là hình bình hành (Vì tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường) ƒ ABCD là hình bình hành (Vì tứ giác có các góc đối bằng nhau) ƒ EFGH là hình thang cân (Vì hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau) GV:Nhận xét tứ giác ABCD là 1 hình bình hành đặc biệt có 4góc đều là 4 góc vuông và được gọi là hình chữ nhật. Để tìm hiểu kỹ về hình chữ nhật ta học bài mới. Cách giới thiệu này phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh giải thích được hình chữ nhật cũng là hình bình hành đặc biệt và cũng là một hình thang cân đặc biệt. Do đó giúp học sinh tự tìm ra các tính chất của hình chữ nhật thông qua tính chất của hình bình hành và hình thang cân đã học. ™ Ví dụ 3: Khi dạy bài “ Hình vuông “– Chương I –Hình học 8. GV: Cho học sinh quan sát tứ giác ABCD ở hình vẽ sau: A B / _ _ Tứ giác ABCD có phải là hình chữ nhật không? D / C Và nếu gọi tứ giác ABCD là một hình thoi thì có đúng không? vì sao? HS:Nhận xét Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật ( vì tứ giác có 4 góc vuông ) Tứ giác ABCD cũng được gọi là một hình thoi ( vì tứ giác có 4 cạnh bằng nhau ) GV: (Nhấn mạnh) Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật đặc biệt, đồng thời cũng là một hình thoi đặc biệt và được gọi là hình vuông.Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ có câu trả lời – ta bắt đầu bài mới “ Hình vuông “. “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 5 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - ™ Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Diện tích tam giác “– Chương II –Hình học 8. GV đặt vấn đề vào bài thông qua việc cắt ghép hình . GV: Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai tấm bìa hình tam giác bằng nhau , giữ nguyên một tam giác dán vào bảng nhóm, tam giác thứ hai cắt làm ba mảnh để ghép lại thành một hình chữ nhật có một cạnh bằng a và cạnh kia bằng h 1 h . 2 2 1 3 2 3 h 2 a a Qua thực hành ta có diện tích của tam giác bằng diện tích hình chữ nhật (=S1+S2+S3) Vậy công thức diện tích hình tam giác là S= a. h 1 hay S= a.h và cách chứng minh công 2 2 thức này như thế nào? Tiết học hôm nay các em sẽ được biết các cách chứng minh. ¾ Như vậy việc giới thiệu bài tốt rất có ý nghĩa trong tiến trình tổ chức và kết quả giờ dạy 2. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI DẠY: Để tìm hiểu nội dung bài học đạt kết quả cao, người giáo viên phải chú ý đảm bảo được các nội dung sau: - Biết lựa chọn phương pháp dạy học. - Thông báo nội dung dạy học. - Tổ chức dạy học theo nhóm. - Tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán. a) Việc lựa chọn phương pháp dạy học: Tùy vào từng bài học mà chúng ta xây dựng kế hoạch hoạt động khác nhau, phù hợp với nội dung của bài và đồng thời đảm bảo học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức bài học một cách thành thạo. Căn cứ vào thực trạng học sinh trong trường, theo tôi khi dạy môn hình nên chia ra làm hai kiểu bài lên lớp. Một là lên lớp cho một tiết lí thuyết; Hai là lên lớp cho một tiết giải bài tập. ™ Đối với tiết lí thuyết: Việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là rất cần thiết . Hoạt động nhóm giúp các “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 6 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 em tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở HS sử dụng các kiến thức; kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để các em diễn đạt những ý kiến của mình. Các em tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với nhau. Khi cho học sinh hoạt động nhóm giáo viên cần lưu ý: ƒ Phân chia nhóm một cách có chọn lọc để đảm bảo làm sao đủ các đối tượng. ƒ Khi giao nhiệm vụ cho nhóm có thể giao cùng một nhiệm vụ hoặc giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau. ƒ Nội dung câu hỏi thảo luận phải rõ ràng kích thích được sự ham hiểu biết của học sinh, liên quan trực tiếp đến nội dung bài học. ƒ Thời gian làm việc của nhóm phải duy trì từ 5 đến 7 phút. ƒ Khi gọi HS trả lời câu hỏi, cần phải gọi một cách ngẫu nhiên để kích thích tất cả các đối tượng trong nhóm nổ lực tìm hiểu và mang vinh quang về cho nhóm. ƒ Đánh giá câu trả lời của các nhóm cần phải đảm bảo sự công bằng, khích lệ được các em trong học tập. ƒ Đối với học sinh: Trong quá trình thảo luận các thành viên trong nhóm cần chú ý, giữ trật tự, tập trung suy nghĩ. Đưa ra ý kiến của bản thân mình để cùng thảo luận. Trong khi thảo luận cần chú ý giúp đỡ những bạn học yếu hiểu rõ vấn đề. Trong quá trình dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức thì giáo viên phải dùng nhiều câu hỏi khác nhau cho cùng một vấn đề để gợi mở học sinh chiếm lĩnh vấn đề cần tiếp thu, tạo cho học sinh cảm giác tự mình phát hiện ra kiến thức mới. ƒ Ví dụ 1: Khi học bài “ Trường hợp đồng dạng thứ ba’’ – Chương III – Hình 8. Vì học sinh đã biết cách dựng một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho bằng cách kẻ một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho. =B ' thì có kết A' và B Nên GV (chuẩn bị bảng phụ) hai tam giác ABC và A’B’C’ có A = luận được hai tam giác này đồng dạng không ? Để giải quyết vấn đề đó tôi cho học sinh trao đổi theo nhóm . HS: Chuẩn bị hai tam giác bằng bìa cứng có cạnh khác nhau nhưng có hai cặp góc bằng =B ' ) A' và B nhau ( A = “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 7 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - =B ' GV: Hướng dẫn học sinh cắt hai tam giác có A = A' và B Cắt tùy ý tam giác nhỏ A’B’C’, đặt tam giác nhỏ lên tấm bìa khác lấy đỉnh A ≡ A’ vẽ hai tia =B ' .Vẽ hoàn A' , sau đó xác định đỉnh B và đặt tam giác nhỏ B ≡ B’ để có B để có A = chỉnh tam giác ABC rồi cắt hình.Qua cách cắt hai tam giác ABC và A’B’C’ có A = A' và B ' như trên, HS sẽ phát hiện ra cách tạo tam giác mới AMN bằng tam giác A’B’C’ và =B đồng dạng với tam giác ABC. A A' \ M B \ N ) B' C' ) C ) GV: Yêu cầu học sinh tạo ra tam giác AMN bằng tam giác A’B’C’ và đồng dạng với tam giác ABC. HS: đặt trên tia AB đoạn thẳng AM = A’B’. Từ M kẻ MN // BC (N ∈ AC ). Ta có ΔAMN ΔABC ( Vì MN // BC ) (1) ' ) =B A' ; AM = A' B ' ; AMN = B Mặt khác ΔAMN = ΔA' B 'C ' ( A = Suy ra ΔAMN ΔA' B 'C ' Từ (1) và (2) suy ra (2) ΔA' B 'C ' . ΔABC ¾ Không những hướng dẫn học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tôi còn tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới. ƒ Ví dụ 2: Sau khi phát hiện ra trường hợp đồng dạng thứ ba, học sinh áp dụng chứng minh “ Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tỉ số hai đường phân giác tương ứng của chúng cũng bằng k “ GV: Vẽ sẵn hình A' A 1 1 B' C' D' B C D HS: Để có tỉ số của hai đường phân giác ta phải chứng minh ΔABD “ ΔA' B ' D ' Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 8 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng Vì ΔABC ΔABC N¨m häc : 2010-2011 - ' ; A = =B A' ΔA' B 'C ' nên B Xét hai tam giác ΔABD và ΔA' B ' D ' có : ' ; =B B A1 = A ' ( A1 = 1 A; A ' = 1 A' ; A = A' ) 1 1 2 2 Suy ra ΔABD ΔA' B ' D ' ( g-g) . Vậy AD AB = ' ' =k ' ' AD AB Ví dụ 3: Khi học bài hình chữ nhật GV cho HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập. Nội dung phiếu học tập : Đáp án Hình chữ nhật ABCD có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân B Cụ thể: M N - Về cạnh :AB = BC ; AD = BC O AB//BC ; AD //BC =B =D = 900 Cụ thể : D - Về góc : A = C C H - Về cạnh : ………………………… - Về đường chéo : AC = BD ; - Về góc : ………………………….. OA = OB=OC = OD - Về đường chéo :…………………. - Tâm đối xứng : O là tâm đối xứng - Tâm đối xứng : ………………….. - Trục đối xứng : có hai trục đối - Trục đối xứng : ………………… xứng (KH và MN) Sau bài tập này GV cho từng nhóm cử đại diện phát biểu bằng lời tính chất của hình chữ Hình chữ nhật ABCD có tất cả các tính chất của hình………… K và hình ………… A nhật và GV củng cố (HS tự ghi vào vở) Ví dụ 4: HS thảo luận nhóm tự tìm ra công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng. Mỗi HS chuẩn bị ở nhà một mô hình hình lăng trụ đứng tam giác (làm từ giấy bìa cứng) theo hướng dẫn bài 22tr 109 SGK tập 2-T8 Vẽ theo hình a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình b. // \ 6cm \\ / 7cm 7cm 6cm / \\ a) “ \\ 3cm / 5cm 3cm 5cm b) Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 9 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 HS: thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng (tức tổng diện tích các mặt bên) GV: Dùng hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác, và cho các nhóm nhận xét: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng diện tích của một hình chữ nhật lớn có 2 kích thước như thế nào? Từ đó phát biểu công thức diện tích xung quanh của lăng trụ đứng? (bằng chu vi đáy nhân với chiều cao) GV kết luận: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng diện tích của một hình chữ nhật lớn có 1cạnh bằng chu vi đáy, cạnh kia bằng chiều cao của lăng trụ. Vậy công thức diện tích xung quanh của lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao Ví dụ 5: Khi học về diện tích xung quanh của hình chóp đều, HS thảo luận nhóm tự tìm ra công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều. GV: yêu cầu từng nhóm lấy miếng bìa đã cắt ở nhà (hình vẽ bên) ra quan sát và gấp thành hình chóp tứ giác đều và trả lời câu hỏi ( bảng phụ) 1) Số các mặt bằng nhau trong một hình chóp tứ giác đều là …… 2) Diện tích mỗi mặt tam giác là : ……….. 3) Tổng diện tích các mặt bên của hình chóp đều là :……… 1) 4 2) ad . 2 ad 3) Sxq = 4. ; 2 4a Sxq = .d 2 Sxq = p .d d a GV: giới thiệu tổng diện tích tất cả các mặt bên là diện tích xung quanh của hình chóp Với hình chóp tứ giác đều,nếu độ dài cạnh đáy là a, đường cao của các mặt bên hay trung đoạn của hình chóp là d thì diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều tính như thế nào? Tương tự tìm công thức diện tích xung quanh cho hình chóp đều nói chung. Ví dụ 6: Khi học về hình chóp đều và hình chóp cụt đều GV: cho HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập giải bài 36 tr 118 SGK 8 – tập 2. GV: Cho học sinh quan sát các mô hình hình chóp đều và trả lời vào phiếu học tập “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 10 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 Điền cụm từ hoặc số thích hợp vào ô trống ở bảng sau : Chóp Chóp Chóp tam giác đều tứ giác đều ngũ giác đều Đáy Tam giác đều Mặt bên Tam giác cân Số cạnh đáy 5 Số cạnh 10 Số mặt Đáp án Chóp Chóp Chóp tam giác đều tứ giác đều ngũ giác đều Đáy Tam giác đều Hình vuông Ngũ giác đều Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Số cạnh đáy 5 3 4 Số cạnh 10 6 8 Số mặt 4 5 6 Chóp lục giác đều Chóp lục giác đều Lục giác đều Tam giác cân 6 12 7 ™ Đối với tiết hướng dẫn giải bài tập: Đối với tiết luyện tập thì giáo viên phải tổ chức, điều khiển học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập để khắc sâu kiến thức, thấy được mối quan hệ giữa lí thuyết và bài tập. Đồng thời qua tiết học giải bài tập, học sinh được rèn luyện về kĩ năng giải toán và diễn đạt vấn đề toán học thông qua ngôn ngữ của bản thân. Việc xây dựng cho học sinh một nề nếp tốt trong việc giải toán hình học là rất quan trọng và cần được chú trọng. Kĩ năng giải toán hình học được nâng cao dần trên cơ sở hình thành và hoàn thiện những thói quen nề nếp làm bài tập. Sau đây là những thói quen, nề nếp quan trọng được nêu dưới dạng quy tắc: ƒ Đọc kỹ đề bài, vẽ hình rõ và đúng, hiểu rõ và ghi giả thiết,kết luận bài toán theo ngôn ngữ và ký hiệu hình học. ƒ Nhớ và huy động toàn bộ công cụ liên quan đến kết luận bài toán, căn cứ vào nội dung của giả thiết mà lựa chọn những công cụ thích hợp. ƒ Sử dụng hết những điều giả thiết đã cho. Trong nhiều trường hợp, không tìm ra cách giải là vì còn có giả thiết chưa sử dụng đến. ƒ Mỗi điều khẳng định của mình phải có căn cứ. ƒ Từng bước, từng phần phải kiểm tra để kịp thời phát hiện và sửa những sai lầm nếu có. Sau ®©y lμ vÝ dô vÒ ph−¬ng ph¸p gi¶i mét sè bμi to¸n ®iÓn h×nh ë líp 8 “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 11 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - ƒ Bài tập 1:(Trong tiết ôn tập chương I – Hình học 8). A K Cho tam giác ABC cân tại A,đường trung tuyến AM. \ // Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng của M qua I. I Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao? // \ GV: Hướng dẫn học sinh tìm lời giải theo sơ đồ phân tích đi lên Phân tích tìm lời giải Tứ giác AMCK là hình chữ nhật ⇑ AMCK là hình bình hành ⇑ ⎧ IA = IC ( gt ) ⎨ ⎩ IM = IK ( gt ) B X X M C Lời giải Xét tứ giác AMCK có : IA=IC (gt) AMC = 900 ⇑ AM ⊥ BC ⇑ Vì Δ ABC cân tại A , AM là trung tuyến xuất phát từ đỉnh nên đồng thời là đường cao. IM=IK( vì K đối xứng với M qua I) Suy ra hai đường chéo AC và MK cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. ⇒ AMCK là hình bình hành . (1) Mà Δ ABC cân tại A,có AM là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh, nên AM cũng là đường cao. ⇒ AMC = 900 (2) Từ (1) và (2) suy ra AMCK là hình chữ nhật . HS: (có thể gọi HS trung bình – yếu) lên bảng trình bày lời giải theo sơ đồ. Sau đó giáo viên cho cả lớp nhận xét và sửa chỗ sai. Dựa theo sơ đồ, các HS trung bình – yếu có thể lên bảng trình bày lời giải bài toán hình bằng ngôn ngữ của bản thân. Và nếu người giáo viên thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh lên bảng tự mình trình bày lời giải thì kĩ năng giải toán hình của các HS trung bình – yếu sẽ được nâng lên, có như thế các em mới tự tin hứng thú học tập. ƒ Bài tập 2:( Bài 161 SBT toán 8, Tập 1, trang 77) Cho tam giác ABC, các đường tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi H là trung điểm GB, K là trung điểm của GC. a/ Chứng minh rằng tứ giác DEHK là hình bình hành b/ Tam giácABC có điều kiện gì thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật? c/ Nếu các đường trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau thì tứ giác DEHK là hình gì? Trước khi đi tìm lời giải cho bài toán giáo viên cần cho học sinh ôn lại một số kiến thức về : “ - Đường trung tuyến của tam giác - Đường trung bình của tam giác Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 12 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 - Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành GT A ∆ABC, AE = EB, AD = DC G là trọng tâm HB = HG, KC = KG D E KL G H B a/ DEHK là hình bình hành b/ ∆ABC thoả điều kiện gì thì DEHK K C là hình chữ nhật c/ Nếu BD ⊥ CE thì DEHK là hình gì? GV:hướng dẫn HS phân tích bài toán tìm lời giải a/ Để chứng minh một tứ giác là hình bình hành phải chứng minh nó thoả mãn một trong năm dấu hiệu nhận biết vừa nêu ở trên. Căn cứ vào giả thiết của bài toán, ta thấy các điểm E, D là trung điểm của AB và AC ⇒ ED là đường trung bình của tam giác ABC. Tương tự HK là đường trung bình của tam giác BGC, từ đó so sánh được quan hệ của ED và HK ( song song và bằng nhau) và kết luận được tứ giác DEHK là hình bình hành b/ Để hình bình hành DEHK là hình chữ nhật thì phải có thêm điều kiện gì?(có một góc vuông hoặc có hai đường chéo bằng nhau). Ta có thể xét về dấu hiệu hai đường chéo. Dựa vào tính chất về giao điểm của ba đường trung tuyến trong một tam giác, nếu hai đường chéo DH=EK thì các trung tuyến BD=CE và như vậy thì tam giác ABC phải cân tại A. c) Nếu BD ⊥ CE thì hình bình hành DEHK có thêm điều kiện gì đặc biệt? (hai đường chéo vuông góc). Phân tích tìm lời giải Tứ giác DEHK là hình bình hành ⇑ ⎧ ED // HK ⎨ ⎩ ED = HK ⇑ ED là đường trung bình bình của ΔABC “ a)Ta có AE =EB(gt) và AD = DC (gt) ⇒ ED là đường trung bìnhcủa ΔABC Suy ra ED//BC và ED = 1 BC 2 Tương tự, HK là đường trung bình của tam giác BGC ⇑ ⎧ ED // BC ⎪ ⎨ 1 ⎪⎩ ED = 2 BC Lời giải ⎧ HK // BC ⎪ ⎨ 1 ⎪⎩ HK = 2 BC ⇑ HK là đường trung bình của ΔGBC Suy ra HK// BC và HK = 1 BC 2 Từ đó suy ra ED// HK và ED = HK Vậy tứ giác DEHK có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên là hình bình hành. Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 13 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - b)Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật ⇔ EK = HD 2 2 ⇔ CE= BD( Vì EK= CE ; HD = BD ) 3 3 ⇔ BEDC là hình thang cân (Vì hình thang có hai đường chéo bằng nhau) ⇔ ABC = ACB ⇔ ∆ ABC cân tại A Vậy tam giác ABC có thêm điều kiện là cân tại A thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật Tứ giác DEHK là hình chữ nhật ⇑ DEHK là hình bình hành EK = HD c/ Nếu BD ⊥ CE thì hình bình hành DEHK có hai đường chéo vuông góc nên là hình thoi. Cách giải khác a/ Dựa vào vào tính chất giao điểm ba đường trung tuyến của tam giác, ta có thể chứng minh hai đường chéo DH và EK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, từ đó kết luận được tứ giác DEHK là hình bình hành. Khai thác bài toán Với điều kiện nào của tam giác ABC và hai trung tuyến BD,CE thì tứ gíac DEHK là hình vuông? ( Hình bình hành DEHK phải vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi) ƒ Bài tập 3:( Bài thi HK II năm 2008) Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 16 cm, BC = 12 cm. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A xuống BD. a) Chứng minh Δ AHB đồng dạng với Δ BCD. b) Tính độ dài các đoạn thẳng BD, AH. c) Gọi I, M lần lượt là trung điểm của DH và BC. Tính AIM . GT A AH ⊥ BD B KL N M I H D AB = 16cm, BC = 12cm a/ ∆ AHB ∆ BCD b/ Tính độ dài đoạn thẳng BD, AH . c/ Tính AIM C Tìm tòi cách giải a/ Quan sát thấy các tam giác AHB và BCD đều là những tam giác vuông, để hai tam giác này đồng dạng với nhau chỉ cần có thêm một cặp góc nhọn bằng nhau, cặp góc đó là : góc ABD và góc BDC (Vì AB//CD nên các góc so le trong bằng nhau) b/ Lợi dụng tính chất về cạnh của hai tam giác đồng dạng, dễ dàng tính được AH. “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 14 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - c/ Để vận dụng các giả thiết về trung điểm thông thường ta tìm đường trung bình. Lấy N là trung điểm của AH, ta có IN là đường trung bình.Từ đó có nhiều kêtd quả để vận dụng chứng minh. Cách giải a/ Xét hai tam giác vuông AHB và BCD, ta có : ( Vì AB//CD nên hai góc so le trong bằng nhau) ABH = BDC Vậy ΔAHB ΔBCD b/ Vì ΔABD vuông tại A nên áp dụng định lý Pytago ta được BD2 = AD2 + AB2 BD2 = 162 + 122 = 400 . Vậy BD = 20 cm Vì ΔAHB ΔBCD (cmt) nên AH AB = BC BD ⇒ AH = AB.BC 16.12 = = 9, 6(cm) . BD 20 c/ Gọi N là trung điểm của AH. Ta có IN là đường trung bình của tam giác AHD nên IN song song với AD Lại có AD ⊥ AB nên IN ⊥ AB.Do đó N là trực tâm Δ ABI ⇒ BN ⊥ IA (1) Mặt khác IN //BM và IN = BM ( = ½ AD) do đó BMIN là hình bình hành ⇒ BN // IM (2) = 900 Từ (1), (2) ta có IA ⊥ IM hay AIM Khai thác bài toán a/ Chứng minh : Tam giác AHD đồng dạng với tam giác BHA Tam giác AHD đồng dạng với tam giác DCB b/ Tính độ dài các đoạn thẳng HD và HB ƒ Bài tập 4: Cho hình bình hành ABCD có BC =2AB và A = 600 . Gọi E ; F theo thứ tự là trung điểm của BC; AD . E B // a) Chứng minh ECDF là hình thoi . C // b) Tứ giác ABED là hình gì ? Vì sao ? AED ? c) Tính A 60° / F / D GV: Dùng sơ đồ phân tích đi lên, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học tìm ra cách giải hợp lí. “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 15 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - Phân tích tìm lời giải Lời giải a) Vì ABCD là hình bình hành nên BC = AD và BC //AD Mà EC = 1 BC ( gt ); FD = 1 AD( gt ) Tứ giác ECDF là hình thoi ⇑ ECDF là hình bình hành ⇑ EC=FD 2 EC = CD ⇑ ⇑ 1 1 EC = BC ; FD = AD 2 2 BC = AD Mà EC//FD (Vì BC//AD) EC = 1 BC 2 CD = AB= 1 1 BC Ta có BC=2AB (gt) ⇒ AB = 2 BC 2 ⇑ BC = 2 AB ( gt ) Tứ giác ABED là hình thang cân ⇑ BAD = EDA ⇑ ABED là hình thang ⇑ BE // AD (Vì BC//AD) 2 Suy ra EC = FD Lại có EC //FD ( vì BC//AD) ⇒ ECDF là hình bình hành (1) 1 = EDC BAD = 600 ( gt ); EDA = CDA = 600 2 (Vì ECDF là hình thoi nên DE là phân giác) 1 1 Hay CD = 2 BC mà EC = 2 BC ⇒ EC = CD (2) Từ (1) và (2) suy ra ECDF là hình thoi . b) Xét tứ giác ABED có: BE //AD ( Vì BC //AD) Suy ra ABED là hình thang (3) = 1800 Ta có A + CDA = 1200 ⇒ CDA Mà ECDF là hình thoi nên DE là phân giác của góc CDA . = 1 CDA = 1 .1200 = 600 ⇒ EDA 2 2 (4) ⇒ BAD = EDA( = 600 ) Từ (3);(4) suy ra ABED là hình thang cân . Tam giác AED vuông tại E ⇑ 1 EF = AD 2 1 ( Vì EF =CD=AB , và AB = AD ) 2 c) Xét tam giác AED có 1 1 EF= AD(VìEF=CD=AB= AD) 2 2 Mà EF là đường trung tuyến ứng 1 AD . 2 Nên tam giácAED vuông tại E . AED = 900 Vậy với cạnh AD và bằng HS: có thể nêu nhiều cách chứng minh khác nhau. b) Tổ chức trò chơi trong tiết học: Hạn chế lớn nhất của học sinh hiện nay là rất nhanh quên. Có khi ngay tại lớp các em đã nhớ hết các dấu hiệu nhận biết hình bình hành; hình chữ nhật; hình thoi; …. Nhưng vài ngày sau các em đã quên gần hết. Để củng cố kiến thức cho học sinh mà không gây nhàm chán ta có thể thông qua các trò chơi. GV có thể tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài học, khi thời gian tiết học còn khoảng 5 Æ 10 phút. Như vậy là sau khi học sinh đã nổ lực tự giải quyết các nhiệm vụ của bài học, ta “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 16 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - chuyển sang một hình thức học tập mới ( trò chơi ) giúp các em chuyển từ trạng thái “ căng thẳng ” sang trạng thái “ hưng phấn” rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí các em học sinh . ™ Cách tiến hành tổ chức trò chơi: Bước 1: Chuẩn bị GV: Chia nhóm, đặt tên nhóm, ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi mỗi nhóm (Tôi thường chia theo dãy ) HS: Cử thành viên tham gia trò chơi ( xếp hàng hoặc đứng tại chỗ theo yêu cầu trò chơi ) Bước 2: Nêu tên trò chơi GV: Nêu tên và ý nghĩa của trò chơi HS: Nhắc lại tên trò chơi Bước 3: Phổ biến luật chơi GV HS - Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc ( điền, viết, nối…. của mỗi thành viên tham gia trò - Hiểu luật chơi. chơi ) Lưu ý để không - - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá đúng, nhanh, rõ ràng. phạm luật - Công bố trọng tài: GV - Các HS còn lại Bước 4: Tiến hành trò chơi - Hô hiệu lệnh dứt khoát - Quan sát, điều khiển, giúp đỡ các thành viên về cách tiến hành dạng tiếp sức . - Các nhóm đồng loạt chơi Bước 5: Tổng kết trò chơi - Kiểm tra kết quả để đánh giá, cho điểm từng yêu cầu. - Từ hệ thống các bài tập trong trò chơi đã thực hiện - Tính tổng điểm của cần nêu câu hỏi phụ để rút ra kết luận từng nhóm và công bố Tuyên dương học sinh ( hạn chế chê HS ) kết quả. - - - Nêu chỗ sai, sửa sai. Rút kinh nghiệm. ƒ Ví dụ1: Khi dạy bài hình bình hành, để củng cố các dấu hiệu nhận biết hình bình hành ta tổ chức trò chơi “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 17 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng N¨m häc : 2010-2011 - GV HS Bước 1: Chuẩn bị Chia lớp thành hai nhóm (mỗi dãy là một Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và 5 bạn tham nhóm ) gia trò chơi. Bước 2: Nêu tên trò chơi Trò chơi mang tên “ Ai nhanh hơn ” Sau trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn Một số HS nhắc lại tên trò chơi thì giỏi hơn Bước 3: Phổ biến luật chơi GV (treo bảng phụ có vẽ sẵn các hình ) i F 75 0 E N V S P A U O B D G K 110 0 R Q 70 0 H M H1 X 100 0 80 0 Y H3 H4 C H5 H2 GV: Hãy quan sát các hình vẽ trên bảng phụ và nhận xét tứ giác nào là hình bình hành? HS: mỗi nhóm theo dõi cách làm bài và Vì sao? M 70 0 / trình bày trên bảng. N Ví dụ: Hình vẽ. Q Tứ giác MNPQ có: MN = PQ 110 0 / P ⎫⎪ ⇒ +Q = 1800 ) ⎬⎪ MN // PQ(viM ⎭ MNPQ là hình bình hành. -Luật: Mỗi em giải thích một hình vẽ, cứ lần lượt từng em cho đến hết. HS : Nghe luật chơi. -Điểm số : 1 hình giải thích đúng : 10đ Viết rõ ràng : 2đ Nhóm xong trước : 8đ “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 18 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng - N¨m häc : 2010-2011 Bước 4: Tiến hành trò chơi GV:Chia bảng đen thành hai phần và quy Từng thành viên mỗi đội lần lượt lên bảng định phần bảng của từng đội. trình bày bài giải (vào phần bảng đã quy định, không quay cóp) GV: Hô “ Trò chơi bắt đầu ” Các thành viên chơi hoạt động khẩn trương, Tổ trọng tài quan sát, điều khiển. đúng luật. Bước 5: Tổng kết trò chơi (GV và HS làm trọng tài ) Kiểm tra cho điểm nhóm nào nhanh hơn Lần lượt kiểm tra hết 5 phần giải thích. Nếu hai dãy bằng điểm nhau thì GV ra thêm câu hỏi phụ Câu hỏi phụ: Vì sao hình thang có hai đáy bằng nhau là hình bình hành ? ƒ Ví dụ2: Trò chơi chạy tiếp sức Chuẩn bị: GV: chia lớp thành các nhóm ngồi theo dãy bàn (hàng ngang), mỗi nhóm 4em sao cho các nhóm đều có em giỏi,khá,trung bình…Mỗi nhóm tự đặt cho nhóm mình một cái tên, chẳng hạn, nhóm “Con Nhím” ,nhóm “Ốc Nhồi” ,nhóm “Đoàn Kết”,…Trong mỗi nhóm, học sinh tự đánh số từ 1 đến 4. Nếu sĩ số 40 thì lớp được chia thành 10 nhóm, do đó có 10 HS số 1, 10 HS số 2 ….. GV chuẩn bị 4 đề toán là 4 câu của một bài tập hình, đánh số từ 1 đến 4. HS số 1làm bài theo yêu cầu đề 1;chuyển cho HS số 2 và làm tiếp đề 2 vào; tương tự chuyển cho HS số 3 và HS số 4.Ví dụ các đề toán được chọn như sau: §Ò sè 1: Cho tam gi¸c ABC vu«ng t¹i A, cã AD lμ ®−êng cao, AB = 18cm; AC=24cm. H·y vÏ h×nh råi tÝnh BC. §Ò sè 2: TiÕp theo cña ®Ò 1. Chøng minh tam gi¸c DAC ®ång d¹ng víi tam gi¸c ABC. §Ò sè 3: H·y tr×nh bμy c¸ch tÝnh vμ tÝnh ®é dμi c¹nh DC. §Ò sè 4: §−êng ph©n gi¸c cña gãc ACB c¾t c¹nh AB t¹i M vμ c¾t c¹nh AD t¹i N. TÝnh tØ sè diÖn tÝch cña tam gi¸c ACM vμ tam gi¸c DCN. Đáp án “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 19 Tr−êng THCS Hoμi H−¬ng §Ò sè 1: N¨m häc : 2010-2011 - Áp dụng định lí Pytago vào Δ ABC vuông tại A, ta có: A BC2 = AB2+ AC2 BC2 = 182 + 242 = 900 . M N Vậy BC = 30 cm C B D §Ò sè 2: Xét hai tam giác vuông DAC và ABC có: ACB là góc chung . Vậy ΔDAC §Ò sè 3: Vì ΔDAC ⇒ DC = §Ò sè 4: ΔABC (cmt) nên ΔABC DC AC = AC BC AC. AC 24.24 96 = = = 19, 2(cm) . BC 30 5 Xét hai tam giác vuông ACM và DCN có: ACM = DCN ( Vì CM là tia phân giác của góc ACB) Suy ra ΔACM ΔDCN. 2 2 S 25 ⎛ AC ⎞ ⎛ 24 ⎞ = Vậy ACM = ⎜ ⎟ =⎜ ⎟ S DCN ⎝ DC ⎠ ⎝ 19, 2 ⎠ 16 Cách chơi: GV phát đề số 1 cho HS số 1 của các nhóm, đề số 2 cho HS số 2, … Khi có hiệu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1, chỉ trình bày bài giải vào giấy rồi chuyển cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được phần bài giải của bạn số1, học sinh số 2 mới được phép mở đề , làm bài tiếp vào phần giải của HS số 1, rồi chuyển tiếp cho bạn số 3.Học sinh số 3 cũng làm tương tự. Học sinh số 4 hoàn thành phần giải của mình rồi chuyển bài làm cho GV ( đồng thời là giám khảo). Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc. 3) KẾT THÚC BÀI HỌC: Cách kết thúc bài học của GV có tác dụng củng cố những điều đã học và tạo cho HS cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để kết thúc bài học, giáo viên có thể nhắc lại những điểm chủ yếu của bài học hoặc nhận xét tình hình học tập của học sinh hay liên hệ thực tế … tùy theo nội dung từng tiết học. Việc kết thúc bài học có thể thực hiện dưới hình thức một câu hỏi, một trò chơi lí thú, hoặc một tràng pháo tay biểu dương những học sinh học tập tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài. “ Mét sè gi¶i ph¸p g©y høng thó cho häc sinh khi häc h×nh häc 8” - GV:§ç ThÞ Hoμi Thu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất