Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giaỉ pháp dạy tập đọc nhạc cho học tiểu học...

Tài liệu Skkn một số giaỉ pháp dạy tập đọc nhạc cho học tiểu học

.PDF
24
1136
120

Mô tả:

Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Phần mở đầu 1. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN Giáo dục thẩm mỹ cho con người là một phần không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục của chúng ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm đào tạo những con người phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm vững các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, tinh lọc, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn Âm nhạc. Ngày nay, Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông. Nó chính là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó hỗ trợ giúp các em học tốt các môn học khác. Âm nhạc ở bậc Tiểu học được phân bổ nội dung rất rõ ràng. Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công). Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và chỉ 2 nội dung là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4, 5 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là Tập đọc nhạc. Tập đọc nhạc giúp các em hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật Âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu âm nhạc. Học sinh sẽ được phát triển khả năng thị tấu, nghe và cảm thụ âm nhạc từ đó phát triển năng khiếu âm nhạc cho học sinh, giúp các em có một kiến thức cơ bản vững chắc về nhạc lý để làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình Âm nhạc các lớp sau tốt hơn. Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi 1 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngại học Tập đọc nhạc. Trước một bài Tập đọc nhạc, ghi chép nhạc các em rất thụ động và ít hứng thú. Các em chưa tự mình chiếm lĩnh kiến thức mà luôn chờ đợi sự giúp đỡ của giáo viên. Đặc biệt hơn các em còn tự tạo cho mình thói quen học thuộc lòng và ghi tên nốt vào trong bài Tập đọc nhạc để đọc theo. Với cách học đó vô hình chung đã làm lệch phương pháp học Tập đọc nhạc dẫn đến việc hiệu quả tiết dạy chưa cao, cũng như bản thân học sinh học chưa chất lượng. Để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Trong thực tế việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho phân môn tập đọc nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này do giáo viên đứng lớp giảng dạy chưa có giáo viên bộ môn riêng. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về phương tiện dạy học như là nhạc cụ cùng với phương pháp giảng dạy cũ kĩ chủ yếu là dạy hát dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng, do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn. Song hiÖn nay việc giảng dạy bộ môn này hÇu hÕt ®· cã gi¸o viªn chuyªn biệt, cã nh¹c cô phôc vô cho viÖc gi¶ng d¹y, cùng với viÖc ®æi míi phương pháp giảng dạy vì thế cần phải có những giải pháp tốt nhất để mang lại hiệu quả giảng dạy cho phân môn Tập đọc nhạc. Với lí đó, tôi xin đưa ra “Một số gi¶i pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học”. Nhằm giúp việc dạy và học âm nhạc nói chung cũng như phân môn Tập đọc nhạc nói riêng ngày càng chất lượng và mang lại hiệu quả cao. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp giáo viên có thể tham khảo thêm một số phương pháp dạy tốt Tập đọc nhạc và giúp học sinh học tốt phân môn này đồng thời qua đó phát triển khả năng thị tấu, tai nghe và cảm thụ âm nhạc của học sinh mang lại hiệu quả giảng dạy bộ môn Âm nhạc. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng về hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc nhạc ở khối 4, 5 2 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Trường Tiểu học Ba Vì. Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: §èi t-îng nghiªn cøu: Häc sinh khèi 4, 5 tr-êng Tiểu học Ba Vì – xã Ba Vì – huyện Ba Tơ – tỉnh Quảng Ngãi. Ph¹m vi nghiªn cøu: Trường Tiểu học 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Ph-¬ng ph¸p quan s¸t. - Ph-¬ng ph¸p điều tra. - Ph-¬ng ph¸p vÊn ®¸p. - Ph-¬ng ph¸p thùc hµnh. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục - giảng dạy. 3 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Phần thứ hai NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca của các bài hát và các bài Tập đọc nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ cái đẹp. Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài Tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi lấy đó làm cơ sở khoa học 4 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học để đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học Tập đọc nhạc có hiệu quả hơn. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN Là một giáo viên giảng dạy Âm nhạc tại Trường Tiểu học Ba Vì – huyện Ba Tơ – tỉnh Quảng Ngãi với học sinh đa số là người d©n téc H’re, tr×nh ®é nhËn thøc và tiếp thu còn thấp, kh«ng ®ång ®Òu dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài Tập đọc nhạc. Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Từ đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh mình, bằng việc quan sát thực tế các giờ học. Tôi nhận thấy việc tích cực tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập và hoạt động bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. V× vËy ®Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng trªn t«i xin m¹nh d¹n tr×nh bµy kinh nghiÖm cña m×nh vÒ vÊn ®Ò nµy. 5 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC CỦA HỌC SINH KHỐI 4-5 TRƯỜNG TIỂU HỌC BA VÌ. Bản thân là giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên nghành sư phạm âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Âm nhạc được 5 năm tại Trường tiểu học Ba Vì – xã Ba Vì – huyện Ba Tơ – tỉnh Quảng Ngãi. Là một trường miền núi thuộc huyện Ba Tơ với hơn 70% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống rộng với địa hình núi non, sông suối hiểm trở và ở khá xa trung tâm. Đó là một trong những khó khăn đầu tiên của giáo dục tiểu học Ba Vì nói chung cũng như môn Âm nhạc nói riêng gặp phải. Vì ít nhiều khả năng nhận thức, khả năng hoạt động và tiếp thu kiến thức từ giáo viên vẫn còn hạn chế từ đó các tiết dạy và chất lượng giáo dục của môn Âm nhạc sẽ không cao. Từ những ngày đầu giảng dạy ở trường, bản thân luôn nhận thấy được những khó khăn trong quá trình dạy và học, cũng như những vấn đề cần phải giải quyết để công tác dạy – học đạt hiệu quả nhất. Trong những năm trước điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học còn khá thiếu thốn. Đặc biệt là học sinh ở các điểm thôn không được tiếp cận với công nghệ thông tin phục vụ dạy âm nhạc. Vì thế hiệu quả tiết dạy cũng như bản thân học sinh học chưa có chất lượng. 6 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Trong chương trình môn Âm nhạc lớp 4 – 5, đối với các tiết Học hát đa phần khá ổn về mặt chất lượng vì các em chỉ cần thuộc lời ca và hát đồng thanh kết hợp các hoạt động gõ đệm hay vận động phụ họa. Tuy nhiên đối với các tiết học Tập đọc nhạc thì chất lượng còn chưa đảm bảo. Học sinh rất yêu thích học môn Âm nhạc nhưng đa phần chỉ thích hát, không thích tìm hiểu lý thuyết cũng như đọc nhạc. Phân môn Tập đọc nhạc là một phân môn khó đòi hỏi cả người dạy và người học phải cùng cố gắng. Đối với học sinh các em lần đầu tiên làm quen với cao độ, tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với tên nốt hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế khi lên lớp 4, 5 việc đọc nhạc của các em còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Khi được tiếp cận với phân môn Tập đọc nhạc các em thường không tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức bằng cách tự đọc và thị tấu nốt nhạc mà ngược lại các em hay chờ đợi giáo viên vỡ bài và đọc theo. Có những trường hợp đặc biệt học sinh khi nghe đọc xong thì dùng bút ghi tên nốt nhạc trực tiếp vào sách để đọc theo, đó là điều hết sức cấm kị đối với việc dạy Tập đọc nhạc. Học Tập đọc nhạc cốt yếu để giúp học sinh thị tấu nhanh nhất có thể về vị trí nốt nhạc trên khuông từ đó giúp học sinh ghi nhớ bài đọc nhạc. Học sinh thường đọc nhạc bằng cách thuộc lòng, đó cũng là điều không nên. Một số giáo viên khi kiểm tra học sinh về Tập đọc nhạc lại quên yêu cầu học sinh cầm bài Tập đọc nhạc và đọc, từ đó sẽ làm học sinh có thói quen học thuộc đồng nghĩa với việc khả năng thị tấu của học sinh sẽ bị hạn chế. Theo các nhà chuyên môn thì phân môn Tập đọc nhạc chỉ yêu cầu đối với những nơi có điều kiện. Thật ra nơi nào cũng có điều kiện để có thể dạy tập đọc nhạc. Điều kiện ở đây có chăng chỉ là thiếu hay đủ thôi. Nếu bản thân người giáo viên cùng học sinh cố gắng thì việc dạy tập đọc nhạc cũng không hẳn là việc không thể làm. Trong những năm vừa qua việc giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở trường Tiểu học Ba Vì vẫn diễn ra bình thường và khá ổn. Khá nhiều học sinh học có chất lượng và ứng dụng được những kiến thức mình đã học lên lớp trên và được đồng nghiệp bộ môn Âm nhạc cấp Trung học cơ sở ghi nhận. Song vẫn còn khá nhiều học sinh chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số chậm hoặc còn 7 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học chưa đọc được tập đọc nhạc vì nhiều lí do khác nhau. Hiện nay đối với trường Tiểu học Ba Vì đã được trang bị khá tốt về phương tiện và dụng cụ hỗ trợ giảng dạy vì thế càng có cơ sở để chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì thế tôi muốn xây dựng phương pháp và những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướn mắc gặp phải và cùng chia sẻ với các đồng nghiệp cùng chuyên ngành. 8 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CÓ HIỆU QUẢ. Để có một tiết học Tập đọc nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Để giúp học sinh học tốt được tập đọc nhạc bản thân người giáo viên cần xác định và nắm vững nội dung chương trình và mối liên hệ kiến thức giữa các khối lớp như ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các tên nốt, hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, … Sang lớp 4, 5, các kiến thức đó sẽ được duy trì và ứng dụng nâng cao hơn một bước vào 8 bài tập đọc nhạc. Vì vậy, yêu cầu đối với giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy tập đọc nhạc để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất và để thực hiện tốt điều đó cho học sinh ta cần giải quyết các vấn đề sau: * Giáo viên phải truyền đạt và hướng dẫn cho học sinh nắm vững về lý thuyết nhạc cơ bản: Ở lớp 3, học sinh đã được làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Tên nốt, khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu như sau: Vị trí 7 tên nốt Nốt Đô: nằm ở dòng kẻ phụ dưới Nốt Rê: nằm sát dưới dòng kẻ thứ nhất Nốt Mi: nằm ở dòng kẻ thứ nhất Nốt Pha: nằm ở khe thứ nhất Nốt Son: nằm ở dòng kẻ thứ hai 9 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Nốt La: nằm ở khe thứ hai Nốt Si: nằm ở dòng kẻ thứ ba. Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh. Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, lặng đơn, … . Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3. Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm, đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Đối với mỗi bài Tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên 10 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học nốt, hình nốt, các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống nhau giáo viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn. * Rèn kỹ năng đọc đúng cao độ và trường độ. Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài Tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành. Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao, độ dài âm thanh để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh. Về cao độ, ở lớp 4 do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn Tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si. Sang lớp 5, phân môn Tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Khi tiến hành vào rèn cao độ giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một lần cho học sinh nghe, cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn, khi học sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao 11 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học độ của bài tập đọc nhạc, cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc theo quãng 2 trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc. Đặc biệt đối với mỗi bài Tập đọc nhạc mới, giáo viên nên khuyến khích các em tìm hiểu ở nhà và xung phong thực hành ở lớp. Có thể cho tự hỏi đáp lẫn nhau để các em có thể tự đánh giá những kiến thức hổng từ đó đưa ra nhận xét và lời khuyên lẫn nhau. Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi… Giáo viên ghi tiết tấu của bài Tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để gõ. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hì nh nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh... Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạng trò chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn …học sinh luyện tập phù hợp với từng bài. Ví dụ: Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng Hoặc: Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinhrinh cắc Phải nói là có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập thể hiện đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể. Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ và sáng tạo thêm các biện pháp mới nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh, luyện tập tiết tấu tốt nhất. 12 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Cũng như luyện cao độ đối với tiết tấu của mỗi bài Tập đọc nhạc mới, giáo viên nên khuyến khích các em tìm hiểu ở nhà và xung phong thực hành ở lớp, từ đó giáo viên đưa ra nhận xét tuyên dương những cá nhân tích cực và lời khuyên đối với cá nhân chưa đạt yêu cầu. * Thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc đúng quy trình. Việc giúp học sinh tập đọc một bài Tập đọc nhạc, muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Ở lớp 4 và lớp 5 đều có tổng cộng 8 bài Tập đọc nhạc, từ bài Tập đọc nhạc số 1 đến bài Tập đọc nhạc số 8. Các bài Tập đọc nhạc đều có lời ca dài không quá 16 ô nhịp được viết ở nhịp 2/4 và 3/4. Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập đọc nhạc riêng cho từng bài về cao độ, tiết tấu và phải thực hành đúng quy trình bài tập nhạc. - Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc. Ví dụ: Trong chương trình lớp 4 Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc có trong bài. ? TĐN Số 4 được viết ở nhịp mấy ? 2/4: Là loại nhịp trong mỗi ô nhịp gồm có 2 phách, giá trị về trường độ của mỗi phách là 1 nốt đen ? TĐN Số 4 có những tên nốt nào? 13 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ yêu cầu học sinh sắp xếp cao độ từ thấp đến cao, từ đó ta sẽ có thang âm: Đồ rê mi pha son Nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc ta sẽ khởi động giọng bằng cách kết hợp luyện tập cao độ. Chú ý với hoạt động này giáo viên biết cách linh hoạt với nhiều hình thức luyện cao độ khác nhau như luyện cao độ quãng 2 hay có thể thay đổi vị trí các nốt để rèn khả năng cảm âm của học sinh. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. ? Về trường độ gồm những hình nốt gì? Nốt trắng Nốt đen Từ đó rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc. Giáo 14 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học viên đàn từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần, học sinh lắng nghe và nhẩm theo. Khi giáo viên bắt nhịp thì học sinh hòa giọng vào với đàn. Với cách làm như vậy giáo viên không phải đọc mẫu mà tự học sinh lắng nghe âm thanh và tự đọc bài theo những gì các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình khám phá giai điệu của bài Tập đọc nhạc, tự ghép được lời ca và sẽ thích thú hơn nữa khi các em được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài Tập đọc nhạc mà các em vừa học, giáo viên nghe và nhận xét sửa sai nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu. Giáo viên đàn giai điệu cả bài Tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc hòa với tiếng đàn, vừa đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Với phần này giáo viên nên giới thiệu nội dung bài tập đọc nhạc nói về gì sắc thái thể hiện ra sao vui hay êm dịu…Nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát, phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải có cảm xúc khi hát, thể hiện được tâm hồn của mình vào nội dung tác phẩm như (tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường…). Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Với giai đoạn củng cố giáo viên có thể sử dụng các hình thức khác nhau, ví dụ như trò chơi sau đây: 15 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Với trò chơi này ẩn đằng sau các ô số là các nốt và nhiệm vụ của các em là đọc được nốt đó từ đó tìm ra đáp án là câu nào của tập đọc nhạc vừa học . Với cách này vừa có thể giúp học sinh rèn khả năng thị tấu vừa ôn lại bài vừa học một cách thú vị và hiệu quả. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn. Ngoài việc giảng dạy theo đúng quy trình lên lớp bản thân người giáo viên cũng nên vận dụng linh hoạt các hình thức giảng dạy. Bản thân tôi luôn muốn học sinh mình tự chiếm lĩnh kiến thức bằng các cách khác nhau. Ví dụ có thể khi tìm hiểu bài tập đọc nhạc giáo viên cho trực tiếp học sinh lên đính các nốt lên vị trí khuông nhạc có sẵn trên bảng phụ tập đọc nhạc (đồ dùng dạy học tự làm). Khi học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức sẽ giúp các em nhớ lâu và chắc hơn. 16 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Đồng thời tạo không khí thi đua trong quá trình học. * Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc: Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn Tập hát và Tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào? Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hỗ trợ cho việc đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu… Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà. Một việc cần lưu ý là cách các em học tập đọc nhạc, thường thì các em hay viết các tên nốt vào trong sách và đọc theo, vì thế đối với giáo viên giảng dạy cần quan sát kĩ và hướng dẫn cách học tránh các tình trạng đó sẽ làm cho các em thụ động và không tích cực chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. 17 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm bài khảo sát đối với học sinh khối 4 và 5 của Trường Tiểu học Ba Vì. Mặt dù đối với môn Âm nhạc cấp Tiểu học không đánh giá bằng cho điểm, song vì muốn xác định rõ nhất về năng lực từng học sinh cũng như để phục vụ cho sáng kiến kinh nghiệm này nên kết quả đề khảo sát được tôi đánh giá bằng điểm số. Đề khảo sát được phát ra cho tổng số 102/104 học sinh khối 4 và 5. (trừ 2 học sinh khuyết tật). TRƯỜNG TIỂU HỌC BA VÌ ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Phân môn : Âm nhạc Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 40 phút Câu 1(1đ): Có bao nhiêu tên nốt mà các em đã học? Nêu tên? Câu 2(1đ): Có bao nhiêu âm hình nốt mà các em đã học? Nêu tên? Câu 3(1đ): Khuông nhạc được hình thành từ mấy dòng kẻ và mấy khe? Câu 4(2đ): Khóa son được đặt ở vị trí nào của khuông nhạc, và miệng khóa mở từ dòng kẻ thứ mấy? Câu 5(5đ): Nêu tên các nốt và kí hiệu âm nhạc sau đây? Giáo viên Huỳnh Long Nguyện Kết quả khảo sát trên 102 học sinh khối 4 – 5 như sau. * Khối 4 Điểm 9 - 10 TS TS Chiếm 98 9 9.2% Điểm 7 - 8 TS Chiếm 32 32.6% Điểm 5 - 6 TS Chiếm 49 50.0% 18 Điểm dưới 5 Ghi chú TS Chiếm 8 8.2% Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học * Khối 5 Điểm 9 - 10 TS TS Chiếm 86 19 22.1% Điểm 7 - 8 TS Chiếm 44 51.2% Điểm 5 - 6 TS Chiếm 14 16.3% Điểm dưới 5 Ghi chú TS Chiếm 9 10.4% Với kết quả ban đầu như thế nên từ đầu năm học 2013 – 2014 tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên. Khảo sát cuối năm bằng những câu hỏi có nội dung gần tương tự cho thấy. Học sinh có sự tiến bộ khá rõ rệt về mặt kiến thức âm nhạc cơ bản và khả năng thị tấu nốt nhạc. TRƯỜNG TIỂU HỌC BA VÌ ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI NĂM Phân môn : Âm nhạc Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 40 phút Câu 1(1đ): Có bao nhiêu tên nốt mà các em đã học? Nêu tên? Câu 2(1đ): Có bao nhiêu âm hình nốt mà các em đã học? Nêu tên? Câu 3(1đ): Nhịp 2/4 là loại nhịp như thế nào? Câu 4(2đ): Nêu tên các nốt và kí hiệu âm nhạc sau đây? Câu 5(2đ): Viết các nốt nhạc sau vào khuông nhạc? Son đen Mi trắng la đơn Câu 6(3đ): Đọc Tập đọc nhạc sau: đồ kép dấu lặng đen Giáo viên Huỳnh Long Nguyện 19 Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học * Khối 4 Điểm 9 - 10 TS TS Chiếm 98 28 28.6% * Khối 5 Điểm 9 - 10 TS TS Chiếm 86 25 29.1% Điểm 7 - 8 TS Chiếm 43 43.9% Điểm 5 - 6 TS Chiếm 22 22.4% Điểm dưới 5 Ghi chú TS Chiếm 5 5.1% Điểm 7 - 8 TS Chiếm 46 53.5% Điểm 5 - 6 TS Chiếm 9 10.4% Điểm dưới 5 Ghi chú TS Chiếm 6 7.0% Kết quả cuối năm về đánh giá học lực môn Âm nhạc năm học 2013-2014 của cả 2 khối 4, 5 không có học sinh xếp loại không hoàn thành, học sinh hoàn thành tốt vµ hoµn thµnh ®· ®-îc t¨ng lªn đáng kể. * Khối 4 Hoàn thành tốt TS TS Chiếm 98 39 39.8% * Khối 5 Hoàn thành tốt TS TS Chiếm 86 35 40.7% Hoàn thành TS Chiếm 59 60.2% Không hoàn thành TS Chiếm 0 0% Ghi chú Hoàn thành TS Chiếm 51 59.3% Không hoàn thành TS Chiếm 0 0% Ghi chú Đặc biệt riêng đối với phần tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn tình hình đầu năm cụ thể ở các khối lớp như sau: * Khối 4: Trên tổng số 98 học sinh Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập đọc nhạc Tỉ lệ học sinh đọc chậm bài tập đọc nhạc * Khối 5: Trên tổng số 86 học sinh Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc Học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy Học sinh đọc được bài tập đọc nhạc Học sinh đọc chậm bài tập đọc nhạc 20 Cuối năm TS Tỉ lệ % 22 22.4% 59 60.2% 17 17.4% Cuối năm TS Tỉ lệ % 28 32.6% 46 53.5% 12 13.9% Giáo viên: Huỳnh Long Nguyện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng