Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử ở thcs...

Tài liệu Skkn một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử ở thcs

.DOC
22
88
141

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ lịch sử, học sinh hiểu rõ truyền thống dẫn tộc, quê hương, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, từ đó xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ, trách nhiệm đúng đắn với tương lai của đất nước. Bác Hồ đã dạy. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích giống nòi Việt Nam” Không những biết sử ta, giỏi sử ta, mà chúng ta còn có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ phải giỏi lịch sử, tường tận lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên trong hiện tại có những nhận thức chưa đầy đủ về vị trí chức năng của bộ môn Lịch sử, trong đời sống xã hội Từ đó dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản,, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều học sinh hiện nay. Ngay cả ở đội ngũ học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, thì việc nắm chắc được các vấn đề cơ bản của bộ môn vẫn còn khá nhiều hạn chế, kỹ năng học tập, trình bày một bài tập lịch sử còn tồn tại những bất cập. Những tồn tại hạn chế đó, theo tôi, nếu xét về yếu tố con người thì là sự bắt nguồn từ 2 phía: Yếu tố người day (giáo viên) và người hoc (học sinh). Từ thực tế dddos, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã có trên 20 năm, tham dự nhiều chuyên đề do Phòng, Sở và Bộ Giáo dục tổ chức, chịu trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn lịch của trường và thường xuyên tham dự bồi dưỡng đội tuyển của Phòng GD&ĐT Diễn Châu tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm và đã đạt được những kết quả khả quan, từ đó tôi mạnh dạn được trình bày một số kinh nghiệm của mình trong quá trình của hoạt động bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lịch sử. Đề tài này tôi không có tham vọng trình bày nhiều, chỉ xin được đề cập đến một số kinh nghiệm cơ bản của bản thân trong quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi: Kinh nghiệm về chọn nguồn (đối tượng học sinh) cho đội tuyển. Kinh nghiệm về việc bồi dưỡng các kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, liên kết, phân tích các sự kiện lịch sử Kinh nghiệm về bồi dưỡng sử dụng kiến thức liên môn trong bài làm lịch sử. 1 Kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh hình thành bố cục một bài làm lịch sử. Những kết quả đạt được trong quá trình vận dụng các kinh nghiệm trên vào thực tế của hoạt động bồi dưỡng, những kiến nghị đề xuất của bản thân đối với ngành về hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. B: NỘI DUNG I. Thực trạng của vấn đề Trong công tác dạy học lịch sử, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn là nhiệm vụ quan trọng, cùng với các môn học khác ở tất cả các cấp học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử là nhằm bước đầu đào tạo nguồn lực có chất lượng cao về tri thức bộ môn. Với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9, nó có vai trò là bước đầu tạo ra được một thế hệ trẻ tài năng, có năng khiếu học tập, nghiên cứu bộ môn Lịch sử, góp phần thực hiện nhiệm vụ, đường lối của Đảng trong việc “bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS đã nhiều năm, đặc biệt luôn được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử của trường, cũng như bồi dưỡng đội tuyển của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, tôi nhận thấy rằng: - Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 có nhiều tiến bộ, hàng năm, qua qua việc tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh, đã có nhiều học sinh được công nhận là học sinh giỏi môn Lịch sử, những học sinh đó là cơ sở tạo nguồn cho bậc THPT trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Nhiều giáo viên, thông qua hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đã tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, trong hoạt động bồi dưỡng, tôi nhận thấy vẫn còn những khó khăn cần được khắc phục. - Về phía giáo viên, trình độ năng lực, kinh nghiệm bồi dưỡng không đồng đều, do đó kết quả của công tác bồi dưỡng cũng có sự phân hoá không đều giữa các trường và vùng miền. Kết quả thường tập trung khá cao vào các trường, các vùng miền mà ở đó có đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, năng lực tốt, nhiệt tình cao trong hoạt động bồi dưỡng. Có hiều đơn vị trường liên tục nhiều năm không có học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, từ đó nảy sinh tư tưởng thiếu tự tin trong giáo viên và học sinh. - Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh. - Khả năng “nắm bắt, đánh giá, liên kết phân tích sự kiện lịch sử” của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, một vấn đề lịch sử. 2 - Phương pháp ôn tập bồi dưỡng còn có phần đơn điệu, trong thực tế hầu hết các giáo viên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là thực hiện quy trình “dạy lại, học lại” các kiến thức đã học. Khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập bồi dưỡng chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao. - Kết quả học tập, thi cử còn thấp, học sinh chưa được hình thành một cách có “hệ thống các kỹ năng đặc trưng” trong việc học tập môn Lịch sử. - Về tài liệu “Bồi dưỡng học sinh giỏi” có khá nhiều tài liệu, tuy nhiên các tài liệu đó đơn thuần chỉ chứa đựng nội dung “kiến thức thuần tuý”, chưa có tài liệu đề cập đến kinh nghiệm, cách thức, phương pháp, các kỹ năng làm bài lịch sử. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thường gặp khó khăn, kết quả không đồng đều. Thực tế hiện nay cho thấy, ở những trường có giáo viên dạn dày kinh nghiệm bồi dưỡng thì kết quả của công tác bồi dưỡng thường đạt kết quả cao. Từ thực trạng đó, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số giải pháp sau đây để các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo, tôi nghĩ rằng nó sẽ có ít nhiều tác dụng để mọi người tham khảo, vận dụng thêm vào công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ở đơn vị mình, góp phần đưa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đạt kết quả tốt hơn. II. Nội dung 1. Chọn nguồn Phát hiện học sinh có năng khiếu học tập môn lịch sử là yếu tố quan trọng bước đầu trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lịch sử. Đây là 1 công việc tương đối khó đối với giáo viên trong việc hình thành đội tuyển môn Lịch sử, bởi lẽ: - Thực tế hiện nay, môn Lịch sử ít được học sinh, phụ huynh chú trọng để đầu tư học tập “thành tài” vì nó không đáp ứng được tính thực dụng trong việc hướng nghiệp với học sinh. Do đó việc hình thành đội tuyển học sinh có năng khiếu học tập bộ môn Lịch sử khó khăn hơn các bộ môn khác như Toán, Văn, Vật lý, Ngoại ngữ.... rất nhiều. Đối với bản thân tôi, việc hình thành đội tuyển môn Lịch sử được thực hiện như sau: - Chú ý phát hiện đối tượng ngay từ các lớp đầu cấp (Lớp 6 và lớp 7). Mặc dù đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 hiện nay đã bỏ kỳ thi chọn học sinh giỏi, nhưng trong qua trình giảng dạy, hoặc thông qua các bạn đồng nghiệp tôi đã cố gắng phát hiện nguồn sớm và sau đó gặp gỡ, trao đổi với các em về định hướng bồi dưỡng các em trong quá trình học tập môn Lịch sử, qua đó thầy và trò cùng sớm hỗ trợ cho nhau trọng học tập bộ môn. 3 Yêu cầu cơ bản đối với các em trong đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử phải đạt các yêu cầu sau: - Có tình cảm, sự yêu thích học tập môn Lịch sử. - Cần cù chịu khó, bước đầu có thái độ học tập tích cực. - Có trí nhớ tốt, bước đầu bộc lộ kỹ năng tổng hợp, so sánh, nhận xét nhạy bén. Biết khái quát, kết nối các sự kiện lịch sử. - Biết cách trình bày một bài làm lịch sử. Sau khi phát hiện các học sinh có năng khiếu học tập môn lịch sử, giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng, định hướng học tập bộ môn cho các em qua từng khối cấp, để làm sao đến năm học lớp 9, các em đã có khá thành thạo những kỹ năng học tập và tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử. Việc tuyển chọn đội tuyển chính thức phải được sàng lọc thông qua các bài kiểm tra, kết quả học tập bộ môn, Tuyệt đối không dựa vào các “cảm tính” trong việc lập đội tuyển. Điểm thuận lợi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay là: - Tài liệu học tập của học sinh khá phong phú đa dạng như sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, sách dã sử... - Khả năng nắm bắt sử liệu của học sinh là khá tốt, bước đầu biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử. - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. - Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinh giỏi các cấp. Việc “phát hiện, lựa chọn” là yếu tố quan trọng đầu tiên cho chúng ta thực hiện bước tiếp theo, đó là công tác “bồi dưỡng”. Bởi vậy ngay từ khâu “đầu tiên” đó, chúng ta phải luôn lưu ý đó là “chon” đúng đội tượng. 2. Bồi dưỡng kỹ năng ghi nhớ “sự kiện lịch sử” Theo tôi, yêu cầu đầu tiên của học sinh giỏi môn Lịch sử trước hết các em phải nắm bắt ghi nhớ được sự kiện. “Sự kiện lịch sử” có tầm quan trọng đặc biệt, nó được xem như là “nguyên liệu” chính, là “xương sống, mạch máu” trong kết cấu của của một bài tập lịch sử. Không nhớ được sự kiện lịch sử thì không mô tả, đánh giá, phân tích được lịch sử, nói đúng hơn, không nhớ được sự kiện lịch sử, học sinh không thể thực hiện các kỹ năng khác. Chính vì yêu cầu 4 này mà có rất nhiều học sinh ngại đến với môn Lịch sử. Do đó việc đầu tiên của một giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử là phải làm sao truyền dạy cho học sinh có thể bằng con đường, cách thức để có thể nắm bắt được các sự kiện lịch sử, và sau đó mới rèn luyện các yêu cầu cao hơn như tổng hợp, khái quát, so sánh, phân tích…. Để học sinh nhớ và hệ thống được các sự kiện lịch sử, chúng ta tập cho học sinh nhớ được sự kiện từ đơn giản đến phức tạp. Bản thân tôi thường tập trung bồi dưỡng theo cách thức sau: - Vào đầu năm học, dù chương trình mới được thực hiện, nhưng giáo viên liệt kê các sự kiện lịch sử theo dòng thời gian của chương trình, sau đó hướng dẫn học sinh tự học để “tự ghi nhớ các sự kiện”, lúc này chỉ yêu cầu là “nhớ” một cách trực quan, ta chưa đặt ra các yêu cầu cao như buộc học sinh phải tư duy độ khó về các sự kiện lịch sự như: Tính chất, bản chất, ý nghĩa, so sánh, khái quát..... Tuy nhiên, khi cung cấp cho học sinh các sự kiện lịch sử ta cần chú ý, đó là: Mỗi sự kiện lịch sử dù đơn giản hay phức tạp cũng phải chứa đựng 3 yếu tố “nội hàm” cơ bản của nó là: Thời gian, không gian và chủ thể của sự kiện đó. Với tôi, việc phải ghi nhớ được các “sự kiện” lịch sử luôn trở thành yêu cầu đầu tiên đối với các học sinh trong đội tuyển. Khi các em trong đội tuyển chưa ghi nhớ được sự kiện, ta chưa nên vội vã “dạy” các vấn đề khác. Tôi thường so sánh cho học sinh thấy rằng: nếu như khi học Toán, học Hóa, học Sinh…, muốn giải được bài tập, người học phải nắm vững lý thuyết (định nghĩa, định lý, định luật..). Môn Anh văn phải thuộc từ mới, thì với môn Lịch sử, trước khi thực hiện các yêu cầu cao như so sánh, phân tích, khái quát, liên kết các sự kiện lịch sử…, người học phải “nhớ” các sự kiện. Để giúp các em “ghi nhớ sự kiên”, tôi thường áp dụng kinh nghiệm học của môn Ngoại ngữ, đó là mỗi ngày, mỗi tuần, các em phải thuộc một số sự kiện lịch sử nhất định. Thường các em trong đội tuyển đã thực hiện rất tốt yêu cầu này, thậm chí có em còn tích cực “vượt chỉ tiêu” đề ra. Sau đây là minh hoạ của mẫu tổng hợp các sự kiện lịch sử lớp 9 để các học sinh tự học. Sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu sau chiến tranh thế giới thứ hai Thời gian Nội dung sự kiện 5 14/8/1945 17/8/1945 Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập 12/10/1945N Lào tuyên bố độc lập hật Bản ký Hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc 2/9/1945 17/10/1947 Mi-an-ma tuyên bố độc lập 8/4/1949 Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 4/4/1949 Tổ chức quân sự Bắc đại tây dương (NATO) ra đời 1/10/1949 Thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 14/1/1950 Cộng hòa Ấn Độ thành lập 25/6/1950 Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ 12/4/1951 27/5/1952 Thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu” Liên minh phòng thủ châu Âu thành lập 5/1955Thàn Liên minh Tây Âu thành lập h lập tổ chức “Hiệp ước Vac-xava 14/5/1955 25/3/1957 Thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu” 1/1/1959 Cách mạng Cu Ba thắng lợi 1960 1/7/1967 17 nước châu Phi giành độc lập (năm châu Phi) Thành lập “Cộng đồng châu Âu” 6 Thành lập “Hiệp hội các nước Đông nam á” 8/8/1967 Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1930 đến 1991. Thời gian Nội dung sự kiện 6/1925 Hội Việt nam cách mạng thanh niên thành lập 25/12/1925 Thành lập “Việt Nam quốc dân Đảng 7/1928 Tân Việt cách mạng Đảng thành lập 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập 8/1929 An nam Cộng sản Đảng thành lập 9/1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập 3/2/1930 Đảng Cổng sản Việt nam thành lập 9/2/1930 12/9/1930 Khởi nghĩa Yên Bái Xô viết Nghệ tĩnh 27/9/1940Đạ Khởi nghĩa Bắc Sơn i hội Đảng lần thứ nhất 3/1935 23/11/1940 Khởi nghĩa Nam Kì 13/1/1941 Binh biến Đô Lương 7 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước 19/5/1941 22/12/1944 Mặt trận Việt Minh ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời 19/8/1945Nh Cách mạng tháng tám thành công ật đảo chính Pháp 9/3/1945 2/9/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập 6/3/1946 Kí hiệp định sơ bộ giữa chính phủ VNDCCH và chính phủ Pháp 14/9/1946 10/1947 Kí tạm ước Việt Pháp Chiến dịch Việt Bắc 2/1951Chiến Địa hội Đảng toàn quốc lần thứ hai dịch biên Giới 9/1950 7/5/1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ 21/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết 1959-1960 Phong trào Đồng khởi 9/1960 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III 20/12/1960 Thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 30/1/1968 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 18-29/12/1972 Điện Biên phủ trên không 27/1/1973 Hiệp định Pa ri được ký kết 10/3-30/4/1975 Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 20/9/1977 Việt nam gia nhập LHQ 12/1986 Địa hội Đảng toàn quốc lần thứ IV 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN 8 (Nguồn được tham khảo, trích dẫn từ SGK Lịch sử lớp 9) Việc kiểm tra sự ghi nhớ các sự kiện lịch sử phải được tiến hành thường xuyên, ta có thể kiểm tra vào thời gian đầu của buổi bồi dưỡng. Hình thức kiểm tra nên đa dạng, cách thức mà tôi thường áp dụng là: - Cung cấp thông tin về thời gian và học sinh bổ sung về địa điểm, nội dung của sự kiện. - Cung cấp về địa điểm và học sinh bổ sung về thời gian, nội dung - Cung cấp về nội dung sự kiện, học sinh bổ sung về thời gian và không gian xảy ra sự sự kiện. - Các hành viên trong đội tuyển tự kiểm tra lẫn nhau. Qua thực tế tôi thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh là khá tốt, chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 2 đến 4 tuần, các em đã có thể nhớ một cách khá có hệ thống theo dòng thời gian các sự kiện lịch sử có trong chương trình. Trong quá trình các em tự học để “ghi nhớ” các sự kiện, để tạo thêm hứng thú, giáo viên bồi dưỡng có thể miêu tả thêm một số chi tiết ở các sự kiện đặc biệt quan trọng. Việc mô tả của giáo viên là một cách tạo “tình huống” có vấn đề, nhằm gây hứng thú cho học sinh có thể ghi nhớ một cách bền vững hơn các sự kiện đã được cung cấp. 3. Bồi dưỡng kỹ năng tổng hợp sự kiện lịch sử theo chủ đề. Việc ghi nhớ sự kiện là cần thiết, là yêu cầu cần đạt khi bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lịch sử. Tuy nhiên đó chỉ mới là yếu tố “cần” nhưng chưa “đủ” của một học sinh giỏi môn Lịch sử . Là học giỏi môn lịch sử, sau khi nắm được nội dung của các sự kiện đơn lẻ là phải biết so sánh, tổng hợp, khái quát, liên kết, kết nối các sự kiện đó theo dòng lịch sử, hoặc đánh giá khái quát các sự kiện lịch sử đơn lẻ thành một vấn đề lịch sử theo một yêu cầu nhất định nào đó. Đó chính là yêu cầu, là sự “khẳng đinh tố chất” của một học sinh có phải là “học sinh giỏi lịch sử” hay không. Trong thực tế đây là một “điểm yếu” của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi lịch sử hiện nay. Chúng ta thường thấy rằng, các em nắm các sự kiện lịch sử đơn lẻ rất tốt, nhiều em nhớ đến từng chi tiết nhỏ, nhưng “điểm yếu” của các em chính là sự kết nối, khái quát, so sánh, phân tích các sự kiện đó thành 1 chủ đề, một vấn đề, thì các em lại rất bị động. Trong quá trình bồi dưỡng này, theo tôi, chúng ta cũng nên “rèn” từ kỹ năng đơn giản đến phức tạp. 9 Trước tiên, chúng ta bồi dưỡng kỹ năng tập hợp, hệ thống các sự kiện lịch sử theo chủ đề. Cũng như Toán học, sự kiện lịch sử cũng được nằm trong các “tập hợp”. Một sự kiện lịch lớn chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử nhỏ. Khái niệm “chủ đề” ở đây tức là các sự kiện lịch sử lớn, nó chứa đựng nhiều các sự kiện “vừa” và “nhỏ”. Sau khi học sinh đã nắm được các sự kiên đơn lẻ, giáo viên bồi dưỡng tiếp tục rèn luyện cho học sinh tập hợp, trình bày các sự kiện theo chủ đề. Ví dụ: - Chủ đề về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Chủ đề về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). - Chủ đề về các nước Tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Chủ đề về cuộc Cách mạng KHKT. - Chủ đề về Cách mạng tháng Tám 1945. - Chủ đề về kháng chiến chống Pháp 1945-1954 - Chủ đề về Cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975. - Chủ đề về Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1954-1975 Khi hướng dẫn cho học sinh trình bày các sự kiện lịch sử theo chủ đề, theo tôi giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh không nên chỉ đơn thuần trình bày các sự kiện một cách “vô hồn”, mà trong qua trình trình bày, học sinh cần có sự “đánh giá”, “bình luân” các sự kiện. Trong chuỗi các sự kiện lịch sử đó, cần xác định được đâu là sự kiện “trung tâm” của chủ đề đó. Ví dụ: Khi trình bày sự kiện theo chủ đề cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, học sinh phải xác định được các sự kiện trung tâm như hội nghị BCH TW Đảng, Đại hội Quốc dân tại Tân trào, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Phần “bình luận”, học sinh nên chú ý khi trình bày Hội nghị BCH TW Đảng, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào cần nêu được không khí “khẩn trương”, không khí đó được thể hiện bằng một loạt các quyết định của Đảng và UBGP, khi trình bày các sự kiện lịch sử về giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội, Huế, Sài Gòn, học sinh phải đánh giá được sự “tác động” của nó đối với thắng lợi toàn cục của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Tuy nhiên, sự “bình luận”, 10 “đánh giá” phải chính xác, ngắn gọn, tránh đánh giá sai, dùng ngôn từ không phù hợp với nội dung ... Trong một chủ đề lịch sử, phải xác định được các sự kiện lịch sử “trung tâm” của chủ đề đó, tức là các sự kiện “chính”, sự kiện có tác động, ảnh hưởng đến các sự kiện khác. Ví dụ: Trình bày các sự kiện lịch sử về chủ đề Cách mạng tháng Tám 1945. Chủ đề này có các sự kiện cần nêu: - 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp - Cao trào kháng Nhật cứu nước. - 14/8/1945: Nhất đầu hàng đồng minh. - 14 -15/8/1945: Hội nghi BCH TW tại Tân Trào, Ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa. - 16-17/8/1945: Hội nghị Quốc dân: Thông qua lệnh tổng khởi nghĩa.. - 19/8/1945: giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội. - 23/8/1945: Giành chính quyền ở Huế. - 25/8/1945: Giành chính quyền ở Sài Gòn. - 28/8/1945: các địa phương cuối cùng giành chính quyền - 2/9/1945: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. Trong chủ đề này, ta giúp học sinh xác định các sự kiện “trung tâm” như: - Lệnh tổng khởi nghĩa. (Ban bố đúng thời cơ, hiệu lực trên toàn quốc) - Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội, Huế và Sài Gòn. (Đập tan cơ quan đầu não của chính quyền địch, tay sai thân Nhật và chính quyền PK, tạo điều kiện cho các địa phương khác giành chính quyền) - Tuyên ngôn độc lập. (Khẳng định tính pháp lý, đánh dấu thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa) Hoặc chủ đề về: Cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, chủ đề này có các sự kiện: - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Cuộc chiến đấu ở các đô thị. 11 - Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. - Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. - Đại hội Đảng lần thứ hai. - Các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. - Chiến dịch Hòa Bình. - Chiến dịch Tây bắc. - Chiến cuộc đông xuân 1953-1954. - Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong các sự kiên đó, ta lư ý học sinh các sự kiện: - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Kết thúc thời kỳ hòa hoãn - Cuộc chiến đấu ở các đô thi: Bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh-thắng nhanh của Pháp - Chiến dịch Việt Bắc: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh-thắng nhanh - Chiến dịch Biên giới thu đông 1947: ta chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. - Chiến dịch Điện Biên Phủ: Đạp tan kế hoạch Na va, đập tan cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp. - Hiệp định Giơ ne vơ: Kết thúc chiến tranh. Để học sinh nắm vững được các sự kiện lịch sử theo chủ đề, giáo viên trong quá trình bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều cách: - Cung cấp nhiều sự kiện lịch sử, sau đó cho học sinh sắp xếp các sự kiện theo chủ đề riêng. - Cung cấp các sự kiện trong một chủ đề, sau đó xác đinh sự kiện “trung tâm”. Khi xác định sự kiện “trung tâm”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải quyết thấu đáo câu hỏi “Tại sao” sự kiện đó lại là sự kiện “chính” trong các sự kiện. Bằng cách đó, ta đã giúp cho các thành viên trong đội tuyển đạt được yêu cầu đầu tiên đó là vừa nắm bắt được sự kiện đơn lẻ và tổng hợp các sự kiện theo chủ đề, đồng thời xác định được sự kiện cơ bản, sự kiện “trung tâm” của “chủ đề lịch sử đó” trong chủ đề đó. 12 4. Rèn luyện kỹ năng liên kết , xác định các sự kiện lịch sử. Song song với việc rèn luyện kỹ năng tổng hợp các sự kiện lịch sử theo chủ đề, chúng ta sẽ có yêu cầu cao hơn đối với học sinh, đó là yêu cầu học sinh liên kết các sự kiện lịch sử theo chủ đề. Kỹ năng “liên kết các sự kiện” trong một bài tập lịch sử sẽ tạo nên sự gắn kết về mạch bài một cách khăng khít, làm cho phần trình bày của học sinh có sự chặt chẽ. Để tạo nên tính liên kết giữa các sự kiện trong một bài tập lịch sự, kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình bồi dưỡng đó là: Trong một chủ đề, một vấn đề lịch sử, học sinh cần xác định được các sự kiện cần đưa vào trong bài tài làm của mình, và dựa vào mạch sự sự kiện đó, các em sẽ gắn kết các sự kiện đó trong quá trình làm bài. Đây là một kỹ năng mà trong quá trình bồi dưỡng, tôi nhận thấy đem lại khá “hiệu quả” về kết quả khi thực hiện bài tập, là một kỹ năng mà khi thực hiện đạt được “nhất tiễn-lưỡng tiện”. Khi thực hiện kỹ năng này, học sinh tránh được hiện tượng “quên” do phải tập trung suy nghĩ trong quá trình làm bài, vừa tạo nên được tư duy gắn kết khá nhuần nhuyễn trong quá trình trình bày. Ví dụ: Khi trình bày chủ đề: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam học sinh xác định các sự kiện, nội dung chính cần trình bày: - 6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập. - 8/1929: An nam Cộng sản Đảng ra đời - 9/1929: Đong Dương Cộng sản Đảng thành lập - 3/2/1930: Thành lập Đảng Cộng sản Việt nam. Bốn sự kiện trên nhằm giúp học sinh trình bày về sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt nam cuối năm 1929 và Hội nghị thống nhất 3 tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản việt nam 3/2/1930. Trong liên kết, kết nối các sự kiện lịch sử, chúng ta phải biết lưu ý trong các sự kiện đó, sự kiện nào là sự kiện chính, đối với các sự kiện chính, sự kiện trung tâm, cần đưa thêm những nội dung nào để làm rõ chủ đề lịch sử. Chẳng hạn ở chủ đề trên, rõ ràng sự kiện 3/2/1930 là sự kiện chính. Trong sự kiện đó, học sinh phải dành thời lượng lớn thời gian để trình bày các nội dung: 13 - Sự tán thành, thống nhất của các đại biểu. - Các văn kiện được thông qua. - Đường lối cách mạng, ý nghĩa sự ra đời của Đảng. Các sự kiện về sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, An nam Công sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn là những sự kiện “phụ”, ta chỉ đưa vào để lý giải cho sự dẫn đến sự kiện chính: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam ngày 3/2/1930. Với việc rèn luyện kỹ năng này, ta tạo ra được sự định hứng thú cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, định hướng cho học sinh kiến thức cơ bản của các chủ đề lịch sử , đặc biệt rèn luyện cho học sinh chủ động trình bày các vấn đề lịch sử, rèn luyện kỹ năng “viết” cho học sinh. Trong việc rèn luyện kỹ năng kết nối các sự kiện lịch sử, ta lưu ý học sinh cần chú ý tính “liên hệ” giữa các sự kiện với nhau, chú ý đưa thêm một số sự kiện “trung gian” khác để vấn đề trình bày thêm chặt chẽ, gắn kết. Tuy nhiên các minh họa trên cho ta thấy, đó chỉ là các liên kết trong không gian và thời gian hẹp. Trong thực tế, có những sự kiện lịch sử có mối liên hệ với nhau trong một không gian và thời gian rộng. Đây là một liên kết các sự kiện mà theo tôi là “khó” đối với học sinh, cái khó ở đây là học sinh phải “nhận diện” được các sự kiện có cùng bản chất. Ví dụ: Hãy nêu các chiến thắng lớn về mặt quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954? trong các chiến thắng đó, những chiến thắng nào đã đánh dấu các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến? Hoặc: Ba mươi năm tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ tổ Quốc (1945-1975), dân tộc ta đã lập nên những chiến công hiển hách. Hãy nêu và phân tích hai chiến thắng có đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong giai đoạn đó. Đây là một yêu cầu thường gặp trong các đề thi chọn học sinh giỏi. Ở vấn đề thứ nhất, yêu cầu là đề cập đến các chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến thắng Biên giới thu đông 1950 và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Ở vấn đề thứ hai đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Điểm “dễ” của nó là các sự kiện đó học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung của các sự kiện trên. Nhưng điểm “khó” là ở chỗ học sinh phải “nhận 14 diện” được các sự kiện đó để đưa vào nội dung trình bày. Đây là một kỹ năng mà qua nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng, tôi thấy rằng chúng ta phải hết sức chú ý, bởi lẽ như tôi đã trình bày ở trên, đây là một điểm “yếu” của các học sinh giỏi môn Lịch sử của chúng ta hiện nay, và để khắc phục được điểm “yếu” đó, trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển, chúng ta phải thường xuyên “tập dượt” cho học sinh “nhận diện” các sự kiện lịch sử dưới nhiều “góc độ” khác nhau, để từ đó giúp học sinh tránh được sự “bị động”, tăng thêm tính “chủ đông” trong việc liên kết, đánh giá các sự kiện lịch sử. Thường để “nhận diên” được các sự kiện “chìm” như đã nêu ở trên, chúng ta thấy học sinh cần xác định chính xác ý nghĩa của các sự kiện, từ ý nghĩa, dấn đến xác định đúng sự kiện cẩn trình bày. 5. Rèn luyện kỹ năng so sánh các sự kiện lịch sử So sánh sự kiện lịch sử, rút ra điểm giống nhau, khác nhau, điểm mạnh, điểm yếu là một kỹ năng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Nội dung so sánh có thể là các phong trào cách mạng, các chiến dịch quân sự, các cuộc cách mạng... Để học sinh nắm được kỹ năng này, trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên nên "định dạng" các hình thức so sánh thường ặp như: - So sánh các cuộc cách mạng: Nội dung so thường là: Lực lượng cách mạng, đối tượng của cách mạng, tính chất cách mạng, mục tiêu của cách mạng, phương pháp tiến hành cách mạng, kết quả, ý nghĩa của cách mạng.... - So sánh về phong trào cách mạng: Hoàn cảnh lịch sử, mục tiêu của phong trào, quy mô của phong trào,diễn biến, lực lượng tham gia, kết quả và ý nghĩa. - So sánh về các chiến dịch quân sự: Thời điểm lịch sử diễn ra chiến dịch, quy mô của chiến dịch, hình thức tác chiến (nghệ thuật quân sự), kết quả, ý nghĩa lích sử. So sánh về điều kiện lịch sử của các quốc gia trong một thời điểm lịch sử cụ thể nào đó về các nội dung: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục... Ví dụ 1: So sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào cách mạng 1936-1939 về hình thức, mục tiêu, lực lượng tham gia và kết quả, ý nghĩa. Ví dụ 2: Hãy so sánh sự giống và khác nhau về chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí minh về hoàn cảnh lịch sử, quy mô chiến dịch, địa bàn tác chiến, hình thức tác chiến, kết quả và ý nghĩa lịch sử 15 Ví dụ 3: So sánh những điều kiện lịch sử của Liên Xô và Mỹ khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Trong việc so sánh các sự kiện, trong từng bộ đề cụ thể, có thể nội dung cần so sánh được xác định ngay trong yêu cầu của đề, nhưng cũng có thể nội dung so sánh không được xác định cụ thể. Ở dạng đề này, trong quá trình bồi dưỡng, chúng ta cũng cần hướng dẫn cho học sinh cách giải quyết, đó là, học sinh phải “tự xác định” các nội dung trọng yếu để so sánh. 6. Rèn luyện kỹ năng phân tích Phân tích là một kỹ năng được xem là "khó" nhất trong các kỹ năng khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ yêu cầu đối với học sinh THC, kỹ năng này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài. Với các học sinh giỏi, theo tôi rất cần thiết tập dượt cho các em kỹ năng này. Tuy nhiên để rèn luyện kỹ năng phân tích một nội dung, một sự kiện lịch sử đòi hỏi sự "tư duy" cao độ, bởi vậy qua quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chúng ta nên chú ý không ngừng tập dượt, rèn luyện cho các em kỹ năng này một cách nhuần nhuyễn.s Với kinh nghiệm của bản thân, trong bộ môn lịch sử, kỹ năng phân tích thường là phân tích các nguyên nhân thành công hay thất bại, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của một sự kiện lịch sử nào đó, như phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…. Rèn luyện kỹ năng phân tích, tức là rèn luyện cho các em biết "mổ xẻ" vấn đề, truy xét đến tận cùng căn nguyên của vấn đề. Để làm được điều đó, theo kinh nghiệm của bản thân mình, tôi thường truyền lại "bí quyết" của mình đó là, khi phân tích một vấn đề nào đó, chúng ta hãy biết đặt ra các câu hỏi "tại sao", "vì sao". Ví dụ: Khi rèn luyện cho học sinh phân tích nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám 1945 về vai trò lãnh đạo của Đảng, ta phải biết dặt ra câu hỏi: "tại sao" yếu tố Đảng lãnh đạo lại là nguyên nhân "quyết định" đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Để trả lời được yêu cầu này, học sinh phải phải trả lời được các ý: - Vì Đảng ta đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn. - Vì Đảng ta đã tìm ra phương pháp đấu tranh thích hợp, đầy sự sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của nước ta. - Vì Đảng ta đã biết dày công chuẩn bị lực lượng cách mạng, chớp đúng thời cơ để phát lệnh tổng khởi nghĩa..... Một bài tập phân tích "sâu" tức là trả lời đầy đủ, chuẩn xác yêu cầu cần phân tích. Cũng liên quan đến kỹ năng phân tích, mặc dù ở cấp THCS, trong kết cấu đề thi, kỹ năng này tuy chưa đặt ra nhiều, song trong quá trình thực hiện giải quyết một yêu cầu nội dung nào đó, nếu học sinh biết phân tích được vấn đề thì bài làm đó vẫn được đánh giá cao hơn, bởi biết "phân tích" là thể hiện cao khả năng tư duy lịch sử. Do đó không nhất thiết trong đề bài có yêu cầu đặt ra việc phân tích thì mới phân tích, mà khi giải quyết các vấn đề cụ thể, học sinh vẫn tiến hành "phân tích" một số nội dung trọng yếu của vấn đề thì vẫn tốt hơn. 16 7. Bồi dưỡng vận dung dụng kiến thức liên môn Thực tế hiện nay chúng ta thấy, trong các bài tập lịch sử của học sinh, nội dung trình bày của học sinh thường khô khan, học sinh không vận dụng được các kiến thức liên môn để tích hợp vào bài làm. Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, để nâng cao kết quả, thì một trong những yếu tố giúp tạo nên được sự thành công đó chính là trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển chúng ta cố gắng rèn cặp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn vào trong bài làm của học sinh, đặc biệt là kiến thức "văn học". "Văn sử bất phân" theo tôi là quan niệm đúng, là cần thiết khi dạy và học lịch sử. Một bài làm lịch sử khi có sự vận dụng kiến thức văn học sẽ làm cho bài làm thêm sinh động, có sức cuốn hút, làm cho các luận điểm, luận cứ mà ta đưa ra thêm "tường minh". Ví dụ: Minh họa cho ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, ta sử dụng hai câu thơ sau" "Việt Nam, ta lại gọi tên mình Hạnh phúc nào hơn được tái sinh. Khi trình bày về những khó khăn của nước ta sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, nhất là trước sự tràn vào của 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc, ta có thể hướng dẫn cho học sinh minh họa bằng khổ thơ sau: “Chúng nó đến lũ ô binh thổ phỉ Kéo vào ăn miền Bắc xác xơ Nguy vận nước mong manh đầu chỉ Sức toàn dân quyết giữ cơ đồ”.... (Tố Hữu) Hoặc khi nêu những thành công của miền Bắc sau kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), những đổi thay lớn lao của miền Bắc có thể được minh họa: “Năm năm mới bấy nhiêu ngày, Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều Dân có ruộng dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng ấm áp làng quê”.... (Tố Hữu) Tuy nhiên có một khó khăn nay mà tôi nhận ra rằng, các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn ít có tác phẩm nào còn mang tính "thời sự" có thể dùng để minh họa lịch sử được, do đó để các em trong đội tuyển môn lịch sử có một "vốn liếng" nhất định về kiến thức văn học để phục vụ trong quá trình làm bài, người 17 dạy nên chú ý trang bị cho các em. Trong các tác phẩm văn học phù hợp với việc minh họa cho lịch sử, tôi nhận thấy rằng các tác phẩm thơ ca của Tố Hữu rất phù hợp để trích dẫn minh hoạ, Thơ ca của Ông đã bám sát chặng đường phát triển của đất nước, mỗi bước đi của dân tộc, Tố Hữu đều có các tác phẩm sâu sắc, ấn tượng, nếu chúng ta biết tận dụng khai thác thì bài làm của học sinh sẽ hết sức sinh động . Ngoài kiến thức Văn học, kiến thức của các môn như Địa lý, Công dân và các môn học khác, chúng ta cũng đều có thể triệt để khai thác đưa vào sử dụng, phục vụ cho việc học tập môn Lịch sử. 8. Rèn luyện kỹ năng bố cục, trình bày bài làm lịch sử Một trong những non yếu của học sinh hiện nay, kể cả đội tuyển học sinh giỏi các cấp của môn lịch sử đó là cách trình bày bố cục một bài làm lịch sử. Thường học sinh làm bài không tuân thủ một bố cục chặt chẽ, khoa học mà trình bày bài làm một cách rời rạc, thiếu tính lô gích. Đối với bản thân tôi, trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng các kỹ năng khai thác các kiến thức, còn phải chú trọng bồi dưỡng cách bố cục trình bày bột bài làm lịch sử. Trong việc tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử, tôi thường chú ý chuyển tải đến các em một số yêu cầu sau: - Ngôn ngữ một bài làm lịch sử: Điểm giống nhau trong sử dụng ngôn ngữ của một bài làm lịch sử với một bài văn là ngôn ngữ phải khúc chiết, sinh động, giàu hình ảnh, tuy nhiên chúng ta cũng cần chỉ cho học sinh thấy rằng ngôn từ của bài làm lịch sử khác với bài văn ở chỗ: Không dùng từ đa nghĩa, ngôn ngữ phải thể hiện sự chính xác, khoa học ở mức độ cao Kết cấu một bài làm lịch sử có 3 phần chính - Phần mở bài: Nêu các luận điểm cần giải quyết. - Phần thân bài: Giải quyết các luận điểm, khi trình bày các luận điểm, trình bày các luận cứ. Khi trình bày các luận cứ trình bày các luận chứng. Khi kết thúc việc trình bày một luận điểm, giáo viên hướng dẫn cho học cách chuyển tiếp trong việc chuyển từ luận điểm này sang luận điểm khác. Các ý chuyển tiếp sẽ giúp cho bài làm lịch sử trở nên lô gich, chặt chẽ, gắn kết, tạo nên một mạch bài gắn kết từ đầu đến cuối. Đây là một kỹ năng mà các học sinh giỏi môn lịch sử rất cần phải thành thạo, bởi lẽ qua nhiều lần tham gia chấm bài, tôi thấy rằng dù là học sinh giỏi, nhưng các em thường trình bày các luận điểm, luận cứ, luận chứng rất rời rạc. Về phía giáo viên, trong quá trình bồi dưỡng thường chú trọng bồi dưỡng đơn thuần về kiến thức mà ít chú trọng rèn giũa, bồi dưỡng kỹ năng trình bày văn bản cho một bài làm lịch sử, chính vì thế mà kết quả tổng thể của bài làm làm của các em thường đạt điểm không cao. 18 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi thường vận dụng trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở cấp trường và cấp huyện. Nó chưa phải là toàn bộ kinh nghiệm mà bản thân vận dụng, nhưng đó là những nội dung chính. Đó là những kinh nghiệm thực tiễn được rút ra trong qua trình hoạt động của mình, được chắt lọc qua nhiều năm và cho đến nay vẫn được bản thân không ngừng bổ sung, hoàn thiện. Những kinh nghiệm đó, đã ít nhiều đem lại cho bản thân kết quả sau. III. Kết quả đạt được Với những kinh nghiệm trên, trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 từ năm 2001 đến nay, trải qua ở 2 đơn vị tôi đã công tác và kết quả bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của Phòng GD, đã đạt được kết quả như sau. Tại trường THCS Diễn Đoài: Từ năm học 2001-2002 đến năm học 20062007. Trong năm học đó tôi đã bồi dưỡng cho trường 21 em đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện môn lịch sử và 8 em đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh. Trong đó có 2 giải nhất. 2 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải khuyến khích. Đây là 1 kết quả theo tôi có sự thành công lớn mà kết quả đạt được có sự đóng góp lớn bởi những kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng, vì trước đó, từ năm 1994 đến năm 2001, trường chỉ có 1 học sinh giỏi huyện lớp 9 và không có học sinh giỏi tỉnh môn lịch sử. Năm 2008, tôi chuyển công tác về trường THCS diễn Hồng. Trong năm học 2008-2009, tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử đạt kết quả như sau: Học sinh giỏi huyện: 4 em. Học sinh giỏi tỉnh có 1 em (Đạt giải 3). Năm học 2009-2010, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử 9 đạt kết quả như sau: có 6 học sinh giỏi huyện và 2 học sinh giỏi tỉnh (1 giải ba và 1 giải khuyến khích). Trong thời gian trên, tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh. Đội tuyển dự thi của huyện Diễn châu luôn xếp vị trí dẫn đầu. Cụ thể: Năm học 2008-2009, có 12/13 thí sinh đạt giải. Năm học 2009-2010 có 10/10 thí sinh đạt giải. Trong quá trình bồi dưỡng, bản thân tôi luôn được học sinh tín nhiệm, tin tưởng, các em khi tham gia bồi dưỡng rất hứng thú, quan hệ thầy –trò có sự phối hợp rất tốt. Bảng tổng hợp kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi từ 2001-2010. Năm học Học sinh giỏi huyện Học sinh giỏi tỉnh Ghi chú 19 HS dự thi HS đạt giải HS dự thi HS đạt giải 2001-2002 2 2 0 0 2002-2003 4 3 1 1 2003-2004 4 4 2 2 2004-2005 5 4 2 2 2005-2006 5 5 3 3 2006-2007 4 3 1 0 2007-2008 Không tham gia bồi dưỡng 2008-2009 5 4 1 1 2009-2010 8 6 2 2 Tổng 37 32 12 11 IV. Kinh nghiệm khi áp dụng đề tài Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: - Trong bồi dưỡng, cách thức ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học. Kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phù hợp với học sinh giỏi. - Ôn tập bồi dưỡng không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của học sinh một cách thông minh sáng tạo chủ động kết hợp học với hành. Bồi dưỡng nội dung từ đơn giản đến phức tạp. Từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát hóa. Phải nắm chắc “sở trường, sở đoản” của từng thành viên trong đội tuyển để từ đó thực hiện công tác bồi dưỡng sát với từng học sinh hơn. - Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, rèn luyện kỹ năng phải được trẽn luyện một cách đồng bộ - Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lô gich, tăng cường thực hành tại chỗ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất