Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn một số dạng bài tập trong chuyên đề di truyền học quần thể sinh học 12 ...

Tài liệu Skkn một số dạng bài tập trong chuyên đề di truyền học quần thể sinh học 12

.DOC
43
1580
76

Mô tả:

Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyên đề Di truyền học quần thể ở Chương III-Sinh học 12 (ban cơ bản), được bố trí 2 tiết lý thuyết, không có tiết bài tập. Tuy nhiên, trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia có từ 3 đến 4 câu về di truyền học quần thể, trong đó 3 câu ở mức độ vận dụng chủ yếu là các bài tập thuộc các dạng khác nhau như tính tần số các alen, tần số các kiểu gen, xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể, tính xác suất trong quần thể ngẫu phối,… Mặc khác, trong các đề thi học sinh giỏi bộ môn, thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay thường xuất hiện các dạng bài tập vận dụng nâng cao trong chuyên đề này như tính tần số các alen, tần số các kiểu gen trong trường hợp bị tác động của các nhân tố tiến hóa,.. Vì vậy, nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, hiểu biết được các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập về di truyền học quần thể để tham gia thi THPT Quốc gia cũng như tham gia thi học sinh giỏi, với kinh nghiệm giảng dạy và tổng quan tài liệu tôi chọn viết đề tài “ Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể-Sinh học 12” Hy vọng nội dung đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh tiếp cận được kiến thức về Di truyền học quần thể dễ dàng hơn và còn có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp trong việc giảng dạy. PHẦN II: NỘI DUNG Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 1 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Chương 1: CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TRONG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Căn cứ hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học lớp 12 và ma trận đề thi môn Sinh THPT quốc gia năm 2015 thì số câu hỏi thuộc chuyên đề Di truyền học quần thể trong đề thi THPT quốc gia là 4 câu với các mức độ kiến thức như sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao -Nêu được định nghĩa -Xác định được -Áp dụng định luật -Phân tích được các quần thể ( quần thể di CTDT của quần Hacđi-Vanbec để giải nguyên nhân giúp truyền) , TSTĐ của các thể khi ở TTCB bài tập về quần thể alen, các KG và nhận di truyền. biết sự biến đổi CTDT -Chứng -Nhận dạng trì ổn định được CTDT quần thể qua minh CTDT của quần thể khi thời gian dài trong của quần thể tự phối qua được CTDT của ở TTCB di truyền các thế hệ. duy tự nhiên. quần thể không -Tính được TS các -Phân tích được sự -Phát biểu được nội đổi qua các thế alen, KG trong quần biến đổi CTDT của dung, ý nghĩa và những hệ ngẫu phối thể. quần thể dưới tác điều kiện nghiệm đúng thông qua một -Vận dụng CTDT của động của các nhân của định luật Hacđi- ví dụ cụ thể quần thể tự phối trong tố tiến hóa Vanbec chăn nuôi và trồng trọt. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 2 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 I. QUẦN THỂ TỰ PHỐI ( quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần) Dạng 1. Xác định cấu trúc di truyền ( tỷ lệ các kiểu gen) của quần thể tự phối Một quần thể tự phối bắt buộc có tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát như sau: xAA : y AA : z aa ( với x + y + z = 1), khi quần thể tự phối bắt buộc qua n thế hệ thì CTDT của quần thể ở Fn có dạng:  1  1 / 2n  x  y ( )  2    1  1 / 2n  z  y ( )  2   AA : y.1/2n Aa : Fn: aa [1] Từ CTDT của quần thể [1] giúp ta xác định được tỷ lệ hoặc số lượng từng loại KG, KH ở F n. Ví dụ 1: (Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát ( P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y ( 0≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ F 3 của quần thể là 15Y 15Y 3Y 3Y A.(1- 32 ) cây hoa tím : 32 cây hoa trắng B.(1- 8 ) cây hoa tím : 8 cây hoa trắng Y Y C.(1- 4 ) cây hoa tím : 4 cây hoa trắng 7Y 7Y D.(1- 16 ) cây hoa tím : 16 cây hoa trắng Hướng dẫn giải CTDT của quần thể đậu Hà Lan ở P : (1-Y)AA : Y Aa ( vì ở P 100% cây hoa tím , trong đó cây hoa tím có KG dị hợp là Y nên tỷ lệ KG cây hoa tím đồng hợp là 1-Y) Áp dụng công thức [1] với x = (1-Y); y= Y, z =0, ta được CTDT của quần thể ở F 3 :  1  1 / 23  ) (1  Y )  Y ( 2   F3:  1  1 / 23  ) Y ( 2   AA : Y.1/23 Aa : aa 7Y 7Y = (1-Y +7Y/16) AA : Y/8 Aa :7Y/16aa  TLKH hoa tím : hoa trắng = (1- 16 ) : 16 Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 3 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 chọn đáp án D. Dạng 2.Xác định số thế hệ tự thụ Từ tỷ lệ loại kiểu gen AA hoặc Aa hoặc aa ở thế hệ P và tỷ lệ loại kiểu gen AA hoặc Aa hoặc aa ở thế hệ Fn  n Ví dụ 2: Một quần thể khởi đầu có 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa tự phối liên tục qua một số đợt tạo nên quần thể mới có thể dị hợp Aa = 0,075 thì quần thể đã trải qua bao nhiêu thế hệ tự thụ ? A.4 B.3 C.2 D.1 Hướng dẫn giải 1 n Áp dụng công thức [1]  tỷ lệ kiểu gen dị hợp Aa sau n thế hệ tự thụ = 0,6 x 2 = 0,075 2n =8  số thế hệ tự thụ liên tiếp bằng 3. Chọn đáp án B. Dạng 3. Xác định tỷ lệ kiểu gen AA, Aa của quần thể sau n thế hệ tự thụ khi kiểu gen aa bị chọn lọc đào thải Giả sử quần thể ban đầu có xAA : y AA : z aa a-Nếu trường hợp kiểu gen aa ( có tỷ lệ kiểu gen là z) gây chết hoặc hạt không nẩy mầm thì tỷ x y ) ( ) lệ các kiểu gen ở cá thể trưởng thành là : 1  z AA : 1  z Aa ( [2] Ví dụ 3: Ở một loài thực vật sinh sản bằng hình thức tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với gen a làm cho hạt không nẩy mầm khi ở trạng thái đồng hợp lặn. Tiến hành gieo 100 hạt ( gồm 40 hạt AA và 60 hạt Aa) lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F 1; F1 này mầm và sinh trưởng sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F 2. Ở các hạt F2, kiểu gen Aa chiếm tỷ lệ bao nhiêu ? A.3/17 B.6/17 C.3/34 D.15% Hướng dẫn giải Ở thế hệ xuất phát, tỷ lệ kiểu gen ở cây trưởng thành là : 0,4 AA : 0,6 Aa Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 4 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 +Khi quần thể tự phối, áp dụng công thức [1], F 1 có CTDT như sau : 0,55 AA + 0,30Aa + 0,15aa = 1. Vì hạt aa không nẩy mầm nên áp dụng công thức [2] , tỷ lệ kiểu gen ở cây trưởng thành ở F1 là: 0.55 0.3 11 6 1  0.15 AA : 1  0.15 Aa = 17 AA : 17 Aa +Khi quần thể tự phối thì tỷ lệ các kiểu gen ở F2 là: 25 6 3 34 AA : 34 Aa : 34 aa 6 3  tỷ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở F2 chiếm tỷ lệ 34 = 17 . Chọn đáp án A. b-Nhưng nếu số thế hệ tự thụ lớn thì việc xác định theo công thức [2] rất phức tạp. Có thể sử dụng công thức [3] để xác định CTDT của quần thể sau n thế hệ tự thụ khi kiểu gen aa bị chọn lọc đào thải là: 2y n 1 +Tỷ lệ kiểu gen Aa = y (2  1)  x(2 ) n [3] +Tỷ lệ kiểu gen AA = 1-Aa Ví dụ 4 : Một quần thể ban đầu ở một loài thực vật có tỷ lệ các kiểu gen 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa =1. Trên đất nhiễm mặn kiểu gen aa không nẩy mầm được. Xác định tỷ lệ kiểu gen của quần thể trên sau 12 thế hệ tự phối ? Hướng dẫn giải Vì aa bị chết nên áp dụng công thức [3], tỷ lệ kiểu gen Aa sau 12 thế hệ tự phối là 2 x0, 4 2 12 1 (2  1)0, 4  (2 )0, 2 = 8193 12 2 8191 Tỷ lệ kiểu gen AA = 1- 8193 = 8193 Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 5 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Dạng 4. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau n thế hệ tự thụ khi kiểu gen aa mất khả năng sinh sản Giả sử quần thể ban đầu có xAA : y AA : z aa cấu trúc di truyền của quần thể sau n thế hệ tự thụ khi kiểu gen aa mất khả năng sinh sản thì ta vẫn áp dụng công thức [3] tính tỷ lệ Aa = 2y (2  1) y  (2n 1 ) x nhưng chỉ xác định đến thế hệ thứ n-1 sau đó dùng công thức [1] để xác định n CTDT của quần thể ở thế hệ thứ n. Ví dụ 5: Một quần thể ban đầu có CTDT như sau : 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa =1. Xác định CTDT của quần thể sau 7 thế hệ tự phối, biết rằng kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Hướng dẫn giải Ta xác định CTDT của quần thể ở Fn-1 = F6: 2 x0, 4 2 2 223 6 1 (2  1)0, 4  (2 )0,5 -Tỷ lệ kiểu gen Aa = = 225 Tỷ lệ kiểu gen AA = 1- 225 = 225 6 223 2 CTDT của quần thể F6 : 225 AA : 225 Aa. Khi quần thể này tự phối CTDT của quần thể ở F7: 1 2 1 -Tỷ lệ kiểu gen Aa = 2 x 225 = 225 1 1 2 2 149 -Tỷ lệ kiểu gen AA = [( 2 ) x 225 ] + = 150 1 1 2 2 1 -Tỷ lệ kiểu gen aa = [( 2 ) x 225 ] = 450 II. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 6 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Dạng 1 . Xác định CTDT của quần thể ngẫu phối 1.Dựa vào số lượng các loại kiểu gen Giả sử một quần thể có số lượng các loại kiểu gen: dAA : h Aa : r aa thì CTDT của quần thể đó là: d h r ( d  h  r ) AA + ( d  h  r ) Aa + ( d  h  r ) aa =1 2.Dựa vào tần số tương đối của các alen Khi có p(A) và q(a), thì CTDT của quần thể ngẫu phối có dạng p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 Dạng 2.Xác định trạng thái cân bằng (TTCB) di truyền của quần thể ngẫu phối Cách 1: Quần thể ngẫu phối khi đạt TTCB có dạng p2AA : 2pqAa : q2aa [4] Ví dụ 6: (Trích đề thi TN THPT năm 2008) Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt TTCB di truyền ? A.0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa B.0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa C.0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa D.0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa Hướng dẫn giải Chọn đáp án A vì áp dụng công thức [4] quần thể này có dạng p2AA : 2pqAa : q2aa (0,5)2 AA : 2x 0,5 x 0,5 Aa : (0,5)2aa. Cách 2: Một quần thể ngẫu phối có tỷ lệ các kiểu gen : xAA : y Aa : z aa ( với x + y + z =1), y 2 = 4xz quần thể này đang ở TTCB di truyền khi : [5] Ví dụ 7:: (Trích đề thi TN THPT năm 2009) Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt TTCB di truyền ? A.0,50AA : 0,50Aa B.0,5Aa : 0,5aa C.0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa D.0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa Hướng dẫn giải Áp dụng công thức [5] ta thấy chỉ có quần thể 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa thõa y2 = 4xz ( 0,422 = 0,49 x 0,09) Chọn đáp án C. Chú ý: Một quần thể chưa đạt TTCB di truyền sẽ đạt TTCB ngay sau 1 thế hệ ngẫu phối nếu các điều kiện được đảm bảo : không có đột biến xảy ra hoặc nếu có thì tấn số đột biến Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 7 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 thuận bằng tần số đột biến nghịch; sức sống của các cá thể có kiểu gen khác nhau là như nhau ( không có áp lực của chọn lọc); quần thể ngẫu phối phải đủ lớn; không có di nhập gen. Tuy nhiên, nếu các gen di truyền liên kết với giới tính mà tần số alen ở cả hai giới là khác nhau thì quần thể sẽ không đạt TTCB di truyền sau 1 thế hệ ngẫu phối. Dạng 3.Xác định tần số tương đối của các alen 1.Khi gen nằm trên NST thường 1.1.Dựa vào số lượng các loại kiểu gen Giả sử một quần thể có số lượng các loại kiểu gen: dAA : h Aa : r aa thì tần số tương đối của các alen: 2d  h 2r  h p(A) = 2(d  h  r ) ; q(a) = 2(d  h  r ) hoặc q(a) = 1- p(A) [6] Ví dụ 8: Trong một quần thể động vật có 1000 cá thể, trong đó xác định được số lượng các cá thể với từng loại KG đối với cặp alen A và a như sau: 400 AA : 300Aa : 300 aa. TSTĐ của alen A và a lần lượt là A.07 và 0,3 B.0,3 và 0,7 C.0,55 và 0,45 D.0,45 và 0,55 Hướng dẫn giải Áp dụng công thức [4] ta được : 2d  h 2 x 400  300 p(A) = 2(d  h  r ) = 2(400  300  300) = 0,55 2r  h 2 x300  300 q(a) = 2(d  h  r ) = 2(400  300  300) =0,45 Chọn đáp án C. 1.2.Dựa vào tỷ lệ các kiểu gen ( hay CTDT của quần thể) Giả sử một quần thể có CTDT như sau: xAA : y Aa : z aa ( với x + y + z =1) thì tần số tương đối của các alen: p(A)= x + y/2 ;q(a) = z + y/2 = 1- p(A) [7] Ví dụ 9: (Trích đề thi TN THPT năm 2009) Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 8 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 A.0,6 và 0,4 B.0,5 và 0,5 C.0,4 và 0,6 D.0,3 và 0,7 Hướng dẫn giải Áp dụng công thức [7] ta được: p(A)= x + y/2 = 0,3 + 0,6/2 = 0,6; q(a) = 1- 0,6 =0,4 . Chọn đáp án A 1.3.Dựa vào tỷ lệ cá thể có kiểu hình lặn khi quần thể đạt trạng thái cân bằng 2 Quần thể đạt TTCB có CTDT : p2AA + 2pqAa + q2aa = 1  q(a) = q aa [8]  p(A)= 1- q(a) Ví dụ 10: (Trích đề thi tuyển sinh Đại học-Cao đẳng năm 2008) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Một quần thể của loài trên ở TTCB di truyền có 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa vàng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể lần lượt là A.0,5 và 0,5 B.0,6 và 0,4 C.0,4 và 0,6 D.0,2 và 0,8 Hướng dẫn giải Cây hoa vàng có KG aa chiếm tỷ lệ 25% = 0,25. Vì quần thể đạt TTCB di truyền nên áp dụng 2 2 công thức [8] ta được q(a) = q aa = 0,5 aa =,05  p(A)= 1- 0,5 =0,5. Chọn đáp án A. 1.4.Tính tần số tương đối của gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn Giả sử một gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn: gen A trội hoàn toàn so với gen a ; gen a trội hoàn toàn so với gen a1. Gọi p , q, r lần lượt là TSTĐ của 3 alen : A, a và a 1. Một quần thể ngẫu phối khi đạt TTCB có dạng : p2AA + q2aa + r2a1a1 + 2pqAa + 2prAa1 + 2qr aa1. -TSTĐ của alen a1 = r = r 2 a1a1 [9] 2 -TSTĐ của alen a = q = TLKHa  r -r ( TLKH a: tỷ lệ kiểu hình a) [10] -TSTĐ của alen A = p = 1- ( q + r) Ví dụ 11: Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C quy định màu xám tuyền, c : lông trắng điểm đen; c1 : lông bạch tạng; với C >c>c1 và các gen nằm trên NST thường. Một quần thể thỏ ban đầu có 168 thỏ xán tuyền, 30 thỏ trắng điểm đen và 2 thỏ bạch tạng. Hãy tính TSTĐ của các alen trong quần thể. Biết quần thể ngẫu phối và đạt TTCB. Hướng dẫn giải Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 9 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Gọi p , q, r lần lượt là tần số tương đối của 3 alen : C >c>c 1. Vì quần thể đạt TTCB nên có dạng p2CC + q2cc + r2c1c1 + 2pqCc + 2prCc1 + 2qr cc1. Tỷ lệ kiểu hình trắng điểm đen ( kiểu hình c) gồm các TLKG: q2cc +2qr cc1 = 30/200= 0.15 Tỷ lệ kiểu hình lông bạch tạng ( kiểu hình c1) có kiểu gen c1c1 với tỷ lệ r2 c1c1 = 2/200= 0.01 -Áp dụng công thức [9] ta được TSTĐ của alen c1: r = r 2 c1c1 = 0,1 ( với r >0) 2 -Áp dụng công thức [10 ]TSTĐ của alen c = q = TLKHc  r -r = 0.15  0.01 -0.1 = 0.3 -TSTĐ của alen C = p = 1- ( q + r) = 1 – ( 0.3 + 0.1) =0.6 2.Khi gen nằm trên NST giới tính Khi quần thể có số lượng cá thể ở giới đực và giới cái khác nhau thì phải tính tần số alen theo từng giới đực, cái. Sau đó cộng trung bình TSTĐ của cả hai giới Ví dụ 12: Ở thế hệ xuất phát của một quần thể có 100 cá thể đực có kiểu gen AA, 600 cá thể đực có kiểu gen Aa và 300 cá thể đực có kiểu gen aa ; 600 cá thể cái có kiểu gen Aa. Hãy tính tần số alen A, a của quần thể. Hướng dẫn giải -Ở giới đực: quần thể có tỷ lệ các kiểu gen : 0,1AA : 0,6Aa : 0,3 aa. Áp dụng [7] ta được: +TSTĐ của alen A = 0,1 + 0,6/2 = 0,4 +TSTĐ của alen a = 0,3 + 0,6/2 = 0,6 -Ở giới cái chỉ có kiểu gen Aa với tỷ lệ 100%  TSTĐ của alen A = TSTĐ alen a = 0,5. 0.4  0,5 0.6  0,5 2 2 Vậy TSTĐ của alen A trong quần thể = = 0.45; TSTĐ alen a = =0.55 3.Xác định tần số các alen khi các điều kiện của Định luật Hardy-Weinberg không đảm bảo 3.1.Khi có đột biến xảy ra Giả sử 1 gen có 2 alen A và a. Nếu có đột biến xảy ra, có thể xảy ra hai trường hợp sau: -Alen A bị đột biến thành alen a ( đột biến thuận) với tần số u: A u tần số tương đối của alen A là : pn = po( 1-u)n a. Sau n thế hệ [11] Như vậy, tần số đột biến u càng lớn thì tần số alen A càng giảm. -Alen a bị đột biến thành alen A ( đột biến nghịch) với tần số v +Nếu u =v thì TSTĐ của các alen không thay đổi +Nếu v=0 và u>0 thì chỉ xảy ra đột biến thuận , với pn = po( 1-u)n. Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 10 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 +Nếu u ≠ v và u >0, v>0 thì TSTĐ của alen A và a sẽ đạt cần bằng khi số lượng đột biến thuận v.q và nghịch bù trừ cho nhau tức là v.q a = u.pA mà p +q =1  v.q = (u.(1-p)  v.q= u –uq  u= u.q u v  q= u  v ; p = u  v [12] Ví dụ 13: ( trích đề thi HSG tỉnh Gia Lai năm học 2014-2015): Trong một quần thể giao phối, xét một locus có 2 alen A và a. Alen A đột biến thành alen a với tần số u; alen a đột biến thành alen A với tần số v. Khi quần thể đạt tới TTCB di truyền thì tần số alen A là p và tần số alen a là q. v u a.Chứng minh rằng: p = u  v và q= u  v b.Cho v =10-6 và u =3.10-6. Khi quần thể đạt TTCB thì trong số 107 alen A và a có bao nhiêu alen A và bao nhiêu alen a ? Hướng dẫn giải a. Khi quần thể đạt tới TTCB di truyền thì lượng đột biến thuận và nghịch bù trừ cho nhau tức v.q là v.qa = u.pA mà p +q =1  v.q = (u.(1-p)  v.q= u –uq  u= u.q u v  q= u  v ; p = u  v b.-Tổng số alen trong quần thể : 107 v 106 6 6 -Khi đạt TTCB thì áp dụng công thức [12] : Tần số alen A :p = u  v = 3.10  10 =1/4=0,25; u 3.106 6 6 Tần số alen a :q = u  v = 3.10  10 =3/4=0,75; Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 11 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 -Số alen A = 0,75 x 107 = 75.105; Số alen a = 0,25 x 107 = 25.105 Chú ý: Đột biến gen là nhân tố tiến hóa gây nên sự thay đổi tần số các alen trong quần thể nhưng rất chậm so với các nhân tố tiến hóa khác. Ví dụ 14: ( trích đề thi chọn HSG giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2014-2015, tỉnh Gia Lai): Giả sử 1 lôcut có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có TSTĐ của alen A là p 0. Quá trình đột biến làm cho A → a với tần số u = 10-5. Để p0 giảm đi (1/4) phải cần bao nhiêu thế hệ ? Hướng dẫn giải Vì đột biến diễn ra theo chiều thuận, nên ta áp dụng công thức [11] p n = po (1- u)n Trong đó: pn: tần số alen trội (A) ở thế hệ pn ; po: tần số alen trội (A) ở thế hệ po ; u: tốc độ đột biến theo chiều thuận; n: số thế hệ. Để p0 giảm đi 1/4 nghĩa là pn = 3/4 của p0 , thay pn vào (1) ta có: => (3/4) po = po (1- 10-5)n <=> 0,75 = (1-10-5)n <=> ln0,75 = n . ln (1-10-5) ln 0,75 5 => n = ln(1  10 ) ≈ 28.768 thế hệ. 3.2.Khi quần thể bị áp lực của chọn lọc *Với hệ số chọn lọc S =1 ( S : Selective coeffcient) nghĩa là cá thể có kiểu gen aa bị đào thải hoàn toàn vì đột biến aa gây chết thì khi quần thể ngẫu phối TSTĐ của các alen A và a ở thế hệ thứ n là: q +Tần số alen a = 1  nq [13] q p  nq +Tần số alen A = 1- 1  nq = 1  nq Ví dụ 15: (Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015) Một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên NST thường gồm 2 alen : alen A và alen a trội lặn hoàn toàn. Dước tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát ( P) của quần thể này có CTDT là 0,6AA: 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác, theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là A/1/5 B.1/9 C.1/8 D.1/7 Hướng dẫn giải Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 12 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Quần thể ban đầu có CTDT : 0,6AA: 0,4Aa, áp dụng công thức [7] ta được TSTĐ của alen a ở thế hệ xuất phát là : q = 0,4/2 = 0,2 . Vì quần thể bị áp lực của chọn lọc tự nhiên với S=1 ( 100% cá thể có kiểu gen aa bị đào thải hoàn toàn nay sau khi sinh ra) nên áp dụng công thức [13] ta có TSTĐ của alen a ở F 3 là q 0, 2 a = 1  nq = 1  3 x0, 2 = 1/8 => chọn đáp án C *Với hệ số chọn lọc S<1 nghĩa là chọn lọc tự nhiên đào thải không hoàn toàn những cá thể có kiểu gen aa. -Quần thể ban đầu có CTDT : p2AA : 2pqAa : q2aa , với p, q là TSTĐ của alen A và alen a -Sau chọn lọc thì tỷ lệ kiểu gen aa = q(1-S) [14] -Tổng tỷ lệ các kiểu gen sau chọn lọc là p2 + 2pq + q(1-S) [15] +tần số các kiểu gen chọn lọc = tần số các kiểu gen trước chọn lọc/tổng tần số các kiểu gen sau chọn lọc  CTDT của quần thể sau chọn lọc 1 thế hệ  TSTĐ của alen A và a sau chọn lọc Ví dụ 16: Một quần thể ở TTCB di truyền về một gen có hai alen A và a; trong đó p=0,4. Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cơ thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S=0,02. Hãy tính tần số alen A và a sau khi xảy ra chọn lọc. Hướng dẫn giải - Theo đề bài p=0,4  q=0,6 -Vì quần thể ban đầu ở TTCB di truyền nên CTDT của quần thể : 0,16AA : 0,48qAa : 0,36aa -Áp dụng công thức [14], sau khi chọn lọc, kiểu gen aa còn lại là 0,36(1-0,02)= 0,3528 -Áp dụng công thức [15], ta có tổng tỷ lệ các kiểu gen sau chọn lọc là p 2 + 2pq + q(1-S) =0,16 + 0,48 +0,3528 = 0,9928 -Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra chọn lọc là 0.16 0.48 0.528 0.9928 AA : 0.9928 Aa : 0.9928 aa = 0.161AA : 0.483Aa : 0.356aa  TSTĐ của alen A và a sau chọn lọc: p1 =0.161 + 0.483/2 = 0.4025 ; q1 = 0.356 + 0.483/2 = 0.5975 3.3.Khi quần thể có sự di nhập gen Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 13 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 mp1  np2 mq1  nq2 pA = m  n ; qa = m  n Với: [16] m : tổng số cá thể của quần thể ban đầu trước khi có nhập cư n: số cá thể đến nhập cư p1; q1 là tần số alen A , a trước thời điểm nhập cư p2; q2 là tần số alen A , a của quần thể đến nhập cư. Ví dụ 17: Một con sông có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn ( quần thể chính) ở phía trên và quần thể nhỏ ( quần thể đảo) nằm ở cuối dòng sông trên một hoàn đảo. Do nước chảy xuôi nên ốc chỉ di chuyển được từ quần thể chính đến quần thể đảo mà không di chuyển ngược lại. Xét một gen gồm hai alen A và a. Ở quần thể chính có p=1; ở quần thể đảo có p=0,6. Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 12% số cá thể là của quần thể chính. Tính tần số tương đối của alen A và a trong quần thể mới sau di cư. Hướng dẫn giải -Theo đề bài : Ở quần thể chính : p1 =1; q1 =0; ở quần thể đảo : p2 = 0,6, q2 =0,4 -Vì trong quần thể mới có 12% số cá thể từ quần thể chính nên m =12%=0,12; n là tỷ lệ số cá thể ban đầu trước khi có nhập cư = 88% =0,88 ( m + n =1) -Ở quần thể mới ( sau nhập cư), áp dụng công thức [16] ta có TSTĐ của các alen là: + tần số alen A = 0,12 x 1 + 0,88 x 0,6 = 0,648 +tần số alen a = 1- p = 1 -0,648 – 0,354 Dạng 4. Số kiểu gen tối đa trong quần thể 1.Trên các cặp NST thường . 1.1.Trường hợp các gen phân li độc lập *Xét một gen -Một gen có 2 alen, sẽ tạo ra nhiều nhất 3 kiểu gen khác nhau trong quần thể: AA, Aa, aa. -Một gen có 3 alen: A, a, a1 sẽ tạo ra nhiều nhất 6 kiểu gen khác nhau trong quần thể : AA; Aa; Aa1; aa; aa1 và a1a1. Nếu một gen có n alen khác nhau thì : +số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là [n/2 .( n +1)] [17] +số kiểu gen đồng hợp bằng n +số cặp gen dị hợp bằng [n/2 x ( n +1) – n ] *Xét nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau ( PLĐL) Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 14 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 +tính số kiểu gen tối đa của một gen +sử dụng phép nhân xác suất số kiểu gen tối đa trong quần thể Trong quần thể các loài động, thực vật giao phối thì số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn ( k lớn), số gen có nhiều alen không phải là ít ( n không nhỏ) nên quần thể rất đa hình. Vì vậy, khó mà tìm được 2 cá thể giống hệt nhau ( trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng) Ví dụ 18 : (Trích đề thi tuyển sinh Đại học-Cao đẳng năm 2008) Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen ( A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen ( B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen ( I A, IB, Io). Cho biết các gen nói trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói tren trong quần thể người là A.54 B.24 C.10 D.64 Hướng dẫn giải -Áp dụng công thức [17] cho từng gen ta có: +Gen quy định màu mắt : ( 2 x 3) : 2 =3 +Gen quy định hình dạng tóc : ( 2 x 3) : 2 =3 +Gen quy định nhóm máu : (3x 4) : 2 =6 -Sử dụng phép nhân xác suất số kiểu gen tối đa trong quần thể : 3 x 3 x6 =54 ( Đáp án A) 1.2.Các gen cùng nằm trên một cặp NST ( có thể xảy ra liên kết hoặc hoán vị gen) -Hai cặp gen cùng nằm trên một nhóm gen liên kết: Gen I có m alen; gen II có n alen khác nhau. Cả gen I và gen II cùng nằm trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể lưỡng bội 2n là  mn( mn  1)    2   [18 a] -Ba cặp gen cùng nằm trên một nhóm gen liên kết Gen I có m alen; gen II có n alen khác nhau; gen III có p alen khác nhau. Cả gen I, gen II và gen III cùng nằm trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể lưỡng bội 2n là Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 15 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12  mnp ( mnp  1)    2   [18b] *Chú ý: Nếu xét nhiều gen nằm trên các NST thường khác nhau thì ta tính số kiểu gen tối đa riêng trên từng cặp NST sau đó dùng quy tắc nhân xác suất để tính số kiểu gen tối đa của quần thể về các gen đang xét Ví dụ 19: ( Trích kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh năm học 2014-2015, tỉnh Gia Lai) Ở một quần thể giao phối, xét đồng thời 3 gen I, II, III. Gen I có 4 alen khác nhau, gen II có 3 alen khác nhau và gen III có 5 alen khác nhau. Gen I và II cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1, gen III nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 2. Xác định số loại kiểu gen dị hợp ở cả 3 cặp gen. Hướng dẫn giải a.Xét cặp NST thường số 1: có 2 gen ( gen I có 4 alen và gen II có 3 alen khác nhau) cùng nằm trên cặp NST thường số I nên áp dụng công thức [18 a] số kiểu gen tối đa : 4x3 ( 4x3 +1) : 2 = 78 kiểu gen, trong đó có: + 4 x3 =12 kiểu gen đồng hợp +78 – 12= 66 kiểu gen dị hợp Xét cặp NST thường số 2 : gen III có 5 alen khác nhau sẽ tạo tối đa (5x 6): 2= 15 kiểu gen ,trong đó có: +5 kiểu gen đồng hợp +10 kiểu gen dị hợp số loại kiểu gen dị hợp ở cả 3 cặp gen là : 66 x 10 = 660 2.Trên cặp NST giới tính Nguyên tắc chung : khi gen nằm trên NST giới tính thì số kiểu gen được tính cho từng giới sau đó cộng lại 2.1.Xét một cặp gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X -Giả sử gen A có n alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì số loại kiểu gen tối đa n(n  3) 2 Sáng kiến kinh nghiệm [19] GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 16 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 -Hoặc tính riêng khi n alen nằm trên cặp NST giới tính XX thì tính theo công thức như gen nằm n trên NST thường = 2 ( n +1); gen có n alen nằm trên cặp NST giới XY ( Y không có alen tương n n(n  3) 2 ứng) thì sẽ có n kiểu gen. Sau đó cộng kiểu gen của cả hai giới = 2 ( n +1) + n = Ví dụ 20 : Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một gen khác có 2 alen trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là A.30 B.60 C.18 D.32 Hướng dẫn giải -Áp dụng công thức [17] số KG tối đa/NST thường về gen có 3 alen là : (3 x4): 2 = 6 -Áp dụng công thức [19]  Số KG tối đa/NST giới tính X về gen có 2 alen : 2/2 ( 2 +3) = 5  số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là 6 x 5 = 30 ( đáp án A) 2.2.Xét hai cặp gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X -Giả sử có hai gen: gen I có m alen; gen II có n alen . Cả hai gen này cùng nằm trên cặp NST giới tính X ( không có alen tương ứng trên NST giới tính Y). Khi quần thể ngẫu phối, số kiểu mn(mn  1)  mn 2 gen tối đa sẽ là: -Hoặc tính riêng cho từng giới sau đó cộng lại: +ở giới XX : khi gen I và gen II cùng nằm trên cặp NST giới tính XX thì tính như trên NST mn(mn  1) 2 thường nên áp dụng công thức +ở giới XY ( không có alen tương ứng trên Y): gen I có m alen nên có m kiểu gen; gen II có n alen nên có n kiểu gen  tính cho cả 2 gen trên cặp XY = m x n mn(mn  1)  mn 2 +cộng chung cho cả hai giới ta được : Ví dụ 21 : (Trích đề thi Đại học -2009) Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 17 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 Ở người, gen A quy định màu mắt bình thường, alen a quy định bệnh mù màu; gen B quy định máu đông bình thường, alen a quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là A.39 B.42 C.27 D.36 Hướng dẫn giải -Xét cặp NST giới tính ( ở vùng không tương đồng của NST X)  2 x 2( 2x2  1)    2   +Trên cặp NST XX áp dụng công thức [18a] ta được số KG tối đa: =10 +Trên cặp NST XY có 2 gen mỗi gen có 2 alen nên số KG tối đa = 2x2x =4 Vậy trên cặp NST giới tính có 10 + 4 = 14 kiểu gen -Xét cặp NST thường có 1 gen với 2 alen thì số KG tối đa là (2x3) : 2 = 3 Số KG tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là: 14 x 3 = 42 ( chọn đáp án B) 2.3.Xét một cặp gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y n(3n  1) 2 -Số loại kiểu gen tối đa : [20] Ví dụ 22: Xét một gen A có 6 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Trong điều kiện không có đột biến, quần thể ngẫu phối sẽ có tối đa bao nhiểu kiểu gen khác nhau về gen A ? Hướng dẫn giải n(3n  1) 6(3x6  1) 2 2 Cách 1: Áp dụng công thức [20]cho gen có 6 alen  số kiểu gen tối đa = =57 Cách 2: tính riêng cho từng giới, sau đó cộng chung cho cả hai giới -Ở giới XX : gen A luôn tồn tại theo từng cặp alen ( như trên NST thường), do vậy khi ngẫu 6(6  1) 2 = 21 phối sẽ cho số loại kiểu gen là : Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 18 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 -Ở giới XY : gen A vừa có trên vừa có trên Y. Do vậy số loại kiểu gen trên XY = 6 x6 =36 -Cộng cả hai giới  số kiểu gen tối đa = 21 + 36 = 57 2.4.Xét hai cặp gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y Gen I có n alen; gen II có m alen. Cả hai gen I và gen II đều cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể lưỡng bội 2n là [mn(mm +1)/2 +( mn + 2C2mn)] [21] Ví dụ 23: Ở một loài động vật, xét hai lôcut trên vùng tương đồng của NST giới tính X: Locut I có 2 alen; locut II có 3 alen. Trên NST thường, xét locut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối xảy ra có thể tạo ra trong quần thể này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về 3 locut trên ? A.570 B.180 C.270 D.210 Hướng dẫn giải -Áp dụng công thức [21] ta có số kiểu gen tối đa /NST giới tính: [mn(mm +1)/2+( mn +2C 2mn)] = [2 x3(2x3+1)/2 +( 2x3 + 2C2x2x3)]=57 -Số kiểu gen tối đa/NST thường : 4/2 (4 +1)= 10  Quá trình ngẫu phối xảy ra có thể tạo ra trong quần thể này 57 x 10= 570 loại kiểu gen về 3 locut trên. (Chọn đáp án A) 2.5.Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên NST giới tính X Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của NST gới tính Y, khi ngẫu phối sẽ có tối đa ( n+1) loại kiểu gen *Chú ý: Nếu xét nhiều gen nằm trên các NST thường khác nhau và nằm trên NST giới tính thì ta tính số kiểu gen riêng cho từng cặp NST sau đó đùng quy tắc nhân xác suất để tính số kiểu gen tối đa của quần thể về các gen đang xét Ví dụ 24 : (Trích đề thi chọn HSG lớp 12 , Tỉnh Gia Lai, bảng A, năm học 2010-2011) Cho một quần thể ruồi giấm (2n =8) như sau: -Ở cặp NST 1: có chứa 1 gen gồm 6 alen ( A1, A2, A3, A4, A5, A6) -Ở cặp NST 2: có chứa 2 gen, mỗi gen gồm 3 alen ( B1, B2, B3, D4, D5, D6) -Ở cặp NST 3: có chứa 2 gen, mỗi gen gồm 4 alen ( E1, E2, E3, E4 và H1, H2, H3, H4) -Ở cặp NST 4: có chứa 2 gen, mỗi gen gồm 2 alen ( M 1, M2 và N1, N2 ) nằm trên NST X, không nằm trên NST Y. a.Xác định số dòng thuần tạo ra có thể có b.Xác định số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ở quần thể trên. Hướng dẫn giải Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 19 Một số dạng bài tập trong chuyên đề Di truyền học quần thể -Sinh học 12 a.-Trên cặp NST số 1 có tối đa=6/2 x (6+1)= 21 KG ( trong đó có 6 KG đồng hợp và 15 kiểu gen dị hợp) 3x3(3 x3  1) 2 - Trên cặp NST số 2 có tối đa= =45 KG ( trong đó có 9 KG đồng hợp và 36 kiểu gen dị hợp) 4 x 4(4 x 4  1) 2 -Trên cặp NST số 3 có tối đa =136 KG ( trong đó có 16 KG đồng hợp và 120 kiểu gen dị hợp) 2 x 2(2 x 2  1) 2 -Trên cặp NST số 4 có tối đa = + 2x2 =14 KG ( trong đó có 4 KG đồng hợp, 10 KG dị hợp) số dòng thuần có thể có là : 6 x 9 x 16 x 4 = 3456 b.Số KG tối đa có thể có là : 21 x 45 x 136 x 14 = 1.799.280 Dạng 5.Tính xác suất trong quần thể Để tính xác suất xuất hiện 1 loại kiểu hình nào đó khi chưa biết kiểu gen chắc chắn của bố mẹ, tiến hành 4 bước sau: -Bước 1: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen của bố ( P♂) -Bước 2: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen của mẹ (P♀) -Bước 3: Viết sơ đồ lai từ kiểu gen có thể có của bố và mẹ. Từ đó xác định tỷ lệ kiểu hình cần tìm (PF1) - Bước 4: Áp dụng công thức nhân  xác suất xuất hiện một loại kiểu hình nào đó ở F1 = ( P♂)x(P♀)x (PF1) Chú ý: +tỷ lệ xuất hiện kiểu hình bình thường có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể ngẫu phối = 2 pq p  2 pq 2 + tỷ lệ xuất hiện kiểu hình bình thường có kiểu gen dị hợp Aa trong phép lai Aa x Aa = 2/3 Sáng kiến kinh nghiệm GV biên soạn: Ths. Trần Bá Công 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan