Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn-một số cách tạo hứng thú cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm...

Tài liệu Skkn-một số cách tạo hứng thú cho học sinh trong tiết luyện nói phân môn tập làm văn

.DOC
40
183
91

Mô tả:

Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: MỘT SỐ CÁCH TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT LUYỆN NÓI PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN. A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề: a. Dân gian đã từng nói rằng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở.” thế nhưng tâm lí học sinh lại sợ và chán học giờ luyện nói. Còn tâm lí chung của giáo viên là ngại dạy giờ luyện nói và đặt biệt không bao giờ chọn giờ luyện nói để thao giảng hay dự giờ. Bởi vì khi dạy gặp nhiều khó khăn như: HS chưa chủ động và tự tin khi nói trước đông người. Lớp học quá đông, thời gian một tiết học quá ngắn, khó tạo điều kiện cho tất cả các HS đều được nói. Hệ thống bài tập rèn luyện và phát triển kĩ năng nói trong chương trình chưa phong phú, đa dạng. SGV chưa có định hướng giúp GV chú trọng rèn luyện và phát triển kĩ năng nói qua từng tiết luyện nói . b. Và như thế nên phần đông giáo viên Ngữ văn và HS THCS vẫn thực hiện tiết luyện nói như sau : -GV dặn HS về nhà tự chuẩn bị bài theo gợi ý ở SGK. - Đến tiết học trên lớp, từng HS được GV mời lên trình bày kỹ năng nói trước tập thể ( nhóm/ lớp ). Nếu dạy tiết luyện nói theo trình tự như thế sẽ giúp cho giáo viên và học sinh đỡ vất vả, đỡ phải bỏ công sức, tâm huyết, đỡ lo “cháy giáo án”, và nếu vậy khi đối chiếu với lý luận dạy-học, với mục tiêu môn học và lý thuyết giao tiếp, những tiết luyện nói Năm học: 2013-2014 Trang 1 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm như trên đã gặp phải nhiều hạn chế. c. Hạn chế: - Chưa tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh - Chưa tạo được cho HS hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói như: không khí hào hứng của lớp học, thái độ dễ hợp tác của những người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của GV và bạn bè… - Chưa tạo cho HS nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ … - Chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức tiết học … - Làm giảm giá trị và sức hấp dẫn của môn học. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Với những thực trạng trên nên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số cách dạy khác nhằm đổi mới tiết luyện nói để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và rèn các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đầu tiên, tôi đã nghiên cứu và giới thiệu đề tài với phạm vi nhỏ hẹp ở lớp 8 nhưng rồi xét thấy ở các khối lớp đều có tiết luyện nói và đặt biệt khối lớp 6 tiết luyện nói nhiều nhất ( 5 tiết) nên tôi đã tiến hành với phạm vi rộng hơn ở các khối lớp 6,7,8,9. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: Đất nước đang trên đà đổi mới. Cả dân tộc bừng bừng khí Năm học: 2013-2014 Trang 2 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm thế vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu cao đẹp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một Việt Nam quyết tâm chuyển mình! Một Việt Nam quyết chí chạy đua cùng thế giới trong thời đại kinh tế, kỹ thuật phát triển ào ào như vũ bão! Để hội nhập thành công, Việt Nam phải có nguồn nhân lực hiện đại – hiện đại từ tư duy, ý tưởng đến cách nói năng, hành xử… Đối với con người hiện đại, kỹ năng nói phải thật sự là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi thực thi công việc. Và đương nhiên, thay đổi tiết luyện nói trong chương trình Ngữ Văn THCS sẽ góp phần trong quá trình đào tạo nên những thế hệ học sinh khi ra trường không chỉ biết suy nghĩ, sáng tạo ý tưởng mà còn phải biết nói ra mạch lạc những điều mình nghĩ, biết truyền đạt chính xác thông tin, biết thuyết phục hiệu quả … để năng động nắm bắt mọi cơ hội thành công cho bản thân, cho đất nước. Muốn vậy trước tiên phải tạo cho học sinh tâm lí thích thú, hứng khởi trong giờ học này thì mới đạt được những mục đích đề ra. Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trình môn Ngữ văn nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho HS là làm cho HS có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Chính vì thế, SGK Ngữ văn THCS đã chú trọng hơn tới việc hình thành và phát Năm học: 2013-2014 Trang 3 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm triển kỹ năng nói . Đây là một trong những điểm mới về quan điểm dạy học của môn học. Cụ thể là bố trí một số giờ luyện nói độc lập theo từng kiểu văn bản cần tạo lập. Thế nhưng một thực trạng hiện nay là học sinh không hứng thú trong tiết luyện nói bởi nó quá đơn điệu, nhàm chán và cũng không có gì hấp dẫn, mới mẻ và cả giáo viên cũng ngại dạy những tiết học này bởi không áp dụng được các kỹ thuật dạy học mới và cũng không sử dụng công nghệ thông tin được… Bản thân là giáo viên dạy văn mỗi lúc tới tiết luyện nói tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh trong tiết học này và rèn cho học sinh được một số kỹ năng trong giao tiếp. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những đổi mới tiết luyện nói và thấy được tác dụng của nó đối với HS nên tôi quyết định đúc kết thành kinh nghiệm và chia sẻ cùng với đồng nghiệp để phần nào bớt đi tâm lí nặng nề khi dạy tiết luyện nói. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: a/Các biện pháp tiến hành - Nghiên cứu thực tiễn từ các đồng nghiệp ở trường THCS Hoài Hương. - Đúc kết từ những trải nghiệm bản thân qua quá trình giảng dạy. - Dùng phương pháp hệ thống. - Dùng phương pháp đối sánh giữa thực tiễn dạy- học với lý luận dạy-học. - Dùng phương pháp phân tích- tổng hợp. Năm học: 2013-2014 Trang 4 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm b/ Thời gian tạo ra giải pháp: Trãi nghiệm trong 2 năm học: 2011-2012; 2012-2013, nhất là từ cuối năm học 2012- 2013 đến nay. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Nhìn nhận thực trạng dạy-học tiết luyện nói để từ đó thấy rõ những nhược điểm cần khắc phục. Trao đổi với đồng nghiệp về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, trang thiết bị và CSVC … khi thực hiện tiết luyện nói theo một số cách mới để kích thích gây hứng thú cho học sinh. Đây là những vấn đề có ý nghĩa cơ sở làm tiền đề cho sự thăng hoa sáng tạo ở tiết luyện nói nhưng tránh khuynh hướng thái quá. Mô tả một số hình thức tổ chức tiết luyện nói theo một số cách mới, đây chỉ là những gợi ý để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng một cách linh hoạt . Giới thiệu một số tiết luyện nói đã thực hiện theo hướng đổi mới nhằm trao đổi kinh nghiệm và làm cơ sở đánh giá tính khả thi của đề tài. Sơ bộ đánh giá bước đầu những ưu, nhược điểm của đề tài qua phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về tiết luyện nói theo một số cách thức mới. Tóm lại, đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy dọc tiết luyện nói để nhằm mục đích kích thích gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, tôi muốn chia sẻ với đồng Năm học: 2013-2014 Trang 5 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm nghiệp để cùng tham khảo và từ đó tìm ra những cách thức dạy học tốt hơn cho tiết luyện nói trong phân môn tập làm văn. II. Mô tả giải pháp của đề tài: 1. Thuyết minh tính mới: a/ Nội dung giải pháp: Môn Ngữ văn có những đặc thù riêng, dạy văn vừa dạy người vừa truyền tải vào thế hệ trẻ tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, dạy cho các em những kỹ năng giao tiếp, kĩ năng sống. Đặc biệt dạy cho các em kĩ năng : nghe- nói- đọcviết. Sau bao lần thử nghiệm, bao lần thực hiện các tiết dạy bản thân tôi đã mạnh dạn thiết kế giáo án đăng kí thao giảng, hội giảng, đăng kí tiết dạy tốt ở tổ và được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của đồng nghiệp và rồi tôi nhận thấy cách đổi mới trong tiết luyện nói đã kích thích hứng thú của học sinh từ đó đem lại hiệu quả cho cả học sinh và giáo viên trong tiết học. Học sinh yêu thích học các tiết luyện nói, từ đó yêu thích cả môn học, nhiệt tình tham gia trong tiết học và nhiều kỹ năng giao tiếp được học sinh đúc kết rút kinh nghiệm cho bản thân qua tiết luyện nói, cũng từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đồng thời giải tỏa được tâm lí nhàm chán trong việc chuẩn bị, hoạt động của giáo viên mỗi khi tới tiết luyện nói. Cách đổi mới này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị bài thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện tiết học. Có thể nói việc thay đổi cách dạy trong tiết luyện nói có những đểm mới, điểm sáng tạo riêng: - Phát huy tối đa tính tích cực của chủ thể HS. Năm học: 2013-2014 Trang 6 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm - Phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm/tổ. - Ưu tiên hàng đầu cho việc luyện kỹ năng nói nhưng không tách rời với các kỹ năng khác trong bộ tứ NGHE-NÓIĐỌC-VIẾT. - Chú trọng quan tâm cả ba đối tượng học sinh (giỏi, khá – trung bình – yếu). - Tạo được không khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung hấp dẫn để lôi cuốn các em vào hoạt động luyện nói. - Thể hiện thái độ khích lệ, động viên, nâng đỡ để tránh cho em cảm giác tự ti, xấu hổ. - Đầu tư thật kỹ cho khâu chuẩn bị ở nhà của HS. Như vậy, việc đổi mới cách dạy trong tiết luyện nói và đặc biệt trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học của giáo viên và học sinh đã kích thích được hứng thú học tập, đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học theo hướng chủ động, tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động. b/ Minh họa cụ thể những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp: b.1 Mục tiêu cụ thể của giải pháp : Cần phải cụ thể hóa mục tiêu chung của tiết học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bởi học sinh ở mỗi lớp, trường, vùng, miền lại có những đặc điểm riêng biệt. Không có loại sách vở nào hay bất cứ ai khác có thể làm Năm học: 2013-2014 Trang 7 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm thay cho giáo viên đứng lớp trong việc vạch ra mục tiêu cụ thể. Chỉ có sự nhạy cảm, năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm và tình yêu trẻ mới giúp chúng ta cụ thể hóa mục tiêu chung một cách sáng tạo, sát hợp. b.2 Lựa chọn nội dung trong tiết luyện nói : - Cần lựa chọn nội dung luyện tập một cách linh hoạt, đạt hiệu quả. -Vừa bám sát vào các bài tập ở SGK vừa vận dụng tình hình, đặc điểm cụ thể để có thể thay đổi, thêm bớt bài tập cho phù hợp. b.3 Vai trò của giáo viên và học sinh trong tiết luyện nói : - Học sinh: Trong tiết luyện nói, người hoạt động chủ yếu là học sinh.Học sinh phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em tựa như những diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng : độc thoại, đối thoại, diễn trò, đóng vai... - Giáo viên: Nói chung, đối với tiết luyện nói, giáo viên nên tránh hai khuynh hướng sau : + Cho rằng giờ luyện nói là của học sinh, dành cho học sinh thực hành là chính; từ đó giáo viên không làm gì cả, khoán trắng, phó mặc cho các em muốn nói thế nào cũng được; tất cả đổ cho năng lực của các em dẫn đến tiết học đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng. + Quá lo sợ rằng học sinh không nói được, không trình Năm học: 2013-2014 Trang 8 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm bày được vấn đề trước tập thể nên làm thay, nói hộ hết cho học sinh; hoặc tiến hành tiết dạy một cách qua loa, chiếu lệ cho xong. Trong tiết luyện nói, giáo viên hoạt động rất ít để trao quyền ưu tiên cho học sinh hoạt động với thời lượng tối đa có thể được; thậm chí hầu như giáo viên không làm gì cả. Nhưng ở đây, không làm gì cả không có nghĩa là khoán trắng, phó mặc kiểu như đã nói ở trên; mà giáo viên vẫn là người bao quát, chỉ đạo linh hoạt để đảm bảo cho hoạt động của các em đúng hướng và đạt hiệu quả cao. b.4 Thực hiện khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tiết luyện nói : Khâu chuẩn bị trước khi luyện nói trên lớp có tầm quan trọng rất lớn tới việc quyết định thành công của tiết học, vì thế nên giáo viên cần định hướng cho các em trong việc chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng cả nội dung và cách thức ( Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị như thế nào, bằng cách nào ?) Cũng cần phân công cụ thể cho các đối tượng học sinh, nhưng chủ yếu là chỉ đạo thông qua đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng, cán sự bộ môn. 6- Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy- học trong tiết luyện nói : GV nên linh hoạt, thiên biến vạn hóa trong việc thiết kế các hoạt động dạy và học. Sau đây là một số minh họa cho cách dạy nhằm kích thích hứng thú của học sinh trong tiết luyện nói. Một số cách dạy gây hứng thú cho học sinh trong tiết Năm học: 2013-2014 Trang 9 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm luyện nói: 1/ HÁI HOA TÌM Ý. -Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều HS yếu kém, chưa thành thạo kĩ năng tạo lập kiểu văn bản đang học, chưa quen nói trước tập thể; lại ít có( hay không có ) nhân tố tích cực ( HS khá, giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làm nòng cốt. -Hình thức này giáo viên có thể kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra sự mới lạ và hứng thú cho học sinh. * Cách thực hiện : a- Chuẩn bị : - Lựa chọn một bài tập sao cho phù hợp với thời lượng và yêu cầu tiết học. - Thông báo bài tập đã chọn cho HS biết trước để chuẩn bị . -Định hướng cho HS bằng một số câu hỏi ( để giải quyết bài tập ). Những câu hỏi này được cung cấp từ trước tiết học để HS suy nghĩ, chuẩn bị lời. - Dàn ý phù hợp với bài tập . -Màn hình trình chiếu để cho học sinh chọn câu hỏi( hình thức trình chiếu một cây hoa với nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi. - HS tự trình bày dàn ý vào vở soạn theo gợi ý từ các câu hỏi cho trước và tập chuẩn bị ngôn ngữ nói trước khi đến lớp. b- Trình tự tiến hành trong tiết học : - Phân lớp học thành các nhóm (Tùy thuộc vào số lượng Năm học: 2013-2014 Trang 10 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm học sinh mỗi lớp mà chia nhóm và số lượng thành viên của nhóm.) - Lần lượt mời từng đối tượng HS trong các nhóm lên hái hoa và trình bày các ý trước lớp theo hình thức tiếp sức ( để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin… ) - Lớp và GV lần lượt nhận xét ( theo chiều hướng nhắc nhở nhưng vẫn khích lệ, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác xấu hổ, tự ti… )về việc trình bày đối với từng câu hỏi của từng nhóm và cùng trao đổi để gắn hoa vào mô hình dàn ý. - GV nhận xét, giảng giải ngắn gọn về dàn ý và cách trình bày kiểu văn bản cần tạo lập. - Sau khi có dàn ý giáo viên cho học sinh khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài ( theo dàn ý ) để khắc sâu cách tạo lập kiểu văn bản đang học. - Nếu còn thời gian, tiếp tục tổ chức cho các em trình bày theo dàn ý trước nhóm ( nói từng phần để tạo điều kiện cho nhiều HS được trình bày ). Ví dụ: khi dạy tiết luyện nói: LUYỆN NÓI VĂN MIÊU TẢ ( Ngữ văn 6 ) GV kết hợp hai hình thức “ Hái hoa tìm ý và thi nói hay” : Giáo viên thực hiện tiết luyện nói như sau: 1- Chuẩn bị : - Lựa chọn nội dung : + Đưa BT 1/ SGK trang 71 vào phần kiểm tra đầu giờ . + Chú trọng BT 2, BT 3 / SGK trang 71. Năm học: 2013-2014 Trang 11 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm - Phân công các tổ thực hiện đề bài ĐỀ 1: Miêu tả hình ảnh thầy giáo Ha-men. -GV chuẩn bị những mảnh giấy lớn để HS ghi nội dung chi tiết của dàn ý. 2-Trình tự thực hiện trong tiết học : - GV nêu yêu cầu và cách thức . - GV hướng dẫn lớp vừa luyện nói trong tổ vừa trình bày dàn ý theo hình thức Hái hoa tìm ý ( 20 phút ). + GV chia bảng lớn thành 4 ô/ 4 tổ. + GV phát cho các tổ những mảnh giấy và yêu cầu sau đó sẽ dán và trình bày sao cho vừa trên khung bảng được chia . + Các thành viên trong tổ thi nhau nói và bổ sung cho nhau theo đề bài được phân công. Đồng thời sẽ ghi tóm tắt những điều đã thống nhất lên mảnh giấy và dán lên bảng ( Hoàn thành dàn ý) - GV điều khiển cho đại diện các tổ thi trình bày trước lớp theo hình thức Thi nói hay ( 15 phút ). - GV nhận xét cả dàn ý và phần trình bày trước lớp của các tổ để tổng kết tiết học và giúp các em rút kinh nghiệm( 5 phút ). 3- Kết quả tiết học: - Tiết học vận dụng kết hợp hai hình thức : HÁI HOA TÌM Ý ; THI NÓI HAY. - HS rất thích tham gia và tỏ ra rất khéo léo khi trình bày dàn ý trên bảng. - HS có thể tiếp sức cho nhau khi trình bày trong tổ cũng Năm học: 2013-2014 Trang 12 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm như khi thi nói trước lớp nên đã bình tĩnh, mạnh dạn hơn. - Đảm bảo được kiến thức, kỹ năng cần luyện trong thời gian cho phép . -Đặt biệt học sinh rất hứng thú trong giờ học kể cả học sinh yếu. 2/ TRÒ CHƠI THÔNG THÁI Hình thức này dành cho đối tượng HS nhút nhát, tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể. Mục tiêu của tiết luyện nói là cần luyện kỹ năng giao tiếp như: ứng đáp mau lẹ, nói năng rõ ràng, mạch lạc cho HS thì hình thức Trò chơi thông thái sẽ phát huy tác dụng. a- Chuẩn bị : - GV phải chuẩn bị thật công phu + Nhiều câu hỏi, bài tập ngắn gọn, bổ ích. + Tranh ảnh, vật dụng phong phú, giàu ý nghĩa. + Cách dẫn chương trình hấp dẫn, sáng tạo. - Có thể vận động HS cùng chuẩn bị như sưu tầm tranh ảnh, vật dụng, soạn thảo câu hỏi- đáp án… - Có thể chuẩn bị vài phần quà nho nhỏ giúp trò chơi thêm hào hứng. - HS được thông báo giới hạn một số đề tài chính để nghiên cứu, suy nghĩ trước. b. Trình tự thực hiện trong tiết học : - Chia cuộc chơi thành 2-3 chặng. Lượng câu hỏi, bài tập được sắp xếp vào từng chặng cho phù hợp. -Sau mỗi chặng, có nhận xét và đổi người tham gia chơi. Năm học: 2013-2014 Trang 13 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm -GV trực tiếp làm giám khảo và cho điểm theo một thang điểm đã được thống nhất và công bố; cử HS làm thư ký theo dõi và tổng kết điểm ở từng chặng, cả đợt. - Cuối cùng GV tổng kết, củng cố phương pháp tạo lập văn bản. Nhận xét các đội chơi, khen thưởng và trao quà. Khi đã thuần thục với cách làm trên thì lớp có thể “tự biên tự diễn” mà GV chỉ là người định hướng từ xa chứ không cần tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của HS. Ví dụ: khi dạy tiết luyện nói: LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐỌAN THƠ, BÀI THƠ ( Ngữ văn 9) Tiết học này kết hợp hai hình thức: Trò chơi thông thái và thi nói hay. 1- Chuẩn bị : - Lựa chọn nội dung : Dựa vào BT ở SGK/112 ( Đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ) để cụ thể thành một số câu hỏi nhằm tổ chức cho 4 tổ tham gia Cuộc thi : CHÚNG EM BÌNH THƠ -Yêu cầu các tổ chuẩn bị những câu hỏi sau để tham gia chương trình luyện nói : + Trong buổi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ : “Em yêu thơ” ở trường, em được mời lên ngâm( đọc diễn cảm ) một bài thơ minh hoạ. Vậy, em có chọn bài Bếp lửa của Bằng Việt không ? Vì sao ? + Bác Hồ đã tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng : Năm học: 2013-2014 Trang 14 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG . Theo em, người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có xứng đáng với lời khen tặng đó không ? Vì sao? + Trong một buổi bàn lụân về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, bạn A và bạn B tranh luận rất sôi nổi. Bạn A bảo: Bếp lửa sưởi ấm một đời; bạn B lại cho rằng: Bếp lửa sưởi ấm muôn đời. Hai bạn không ai chịu ai, ai cũng cho là chỉ có mình nói đúng. Em sẽ phân giải như thế nào để hai bạn hiểu rõ hơn về bài thơ Bếp lửa ? + Em có biết hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa đã từng xuất hiện trong những tập quán, phong tục và trong những tác phẩm văn chương nào ? Hãy đối chiếu, so sánh trong sự cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt . + Nguyễn Duy có bài Tre Việt Nam, Thép Mới có bài Cây tre Việt Nam, chương trình truyền hình VT3 có Bếp Việt. Tương tự như vậy, em có thể đổi nhan đề giúp Bằng Việt là: Bếp lửa Việt Nam được hay không? Vì sao ? + So sánh hai bài thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt . + Em có nghĩ rằng đến một lúc nào đó, cuộc sống hiện đại sẽ làm biến mất hình ảnh bếp lửa trong đời sống Việt Nam không ? + Phân tích câu thơ : Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! + Hình ảnh người bà được viết trong những tác phẩm Năm học: 2013-2014 Trang 15 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm nào ? Hãy liên hệ với Bếp lửa của Bằng Việt . -GV giới thiệu tư liệu tham khảo cho HS: Tư liệu Ngữ văn 9, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Thơ hiện đại- những lời bình của Mã Giang Lân, những bài phê bình văn học của Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lê Trí Viễn …một số bài hát như Bà tôi của Nguyễn Vĩnh Tiến … - GV chuẩn bị một bảng phụ ghi một số cách thức bình thơ- nghị lụân thơ cho học sinh tham khảo: + Tranh biện. + Bình về hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, nhan đề … . + Chọn phân tích câu thơ hay( danh cú ), từ ngữ đặc sắc ( nhãn tự ). + Khái quát ý nghĩa biểu tượng. + Đối sánh, liên hệ với những văn bản nghệ thuật khác. + Đánh giá, vận dụng bài thơ vào thực tiễn cuộc sống hiện tại ….. - Chỉ dẫn HS tìm hiểu vận dụng phần thi hùng biện trong các cuộc thi, các chương trình trên truyền hình … - GV chuẩn bị lời để dẫn chương trình . 2- Trình tự thực hiện trong tiết học : - GV giới thiệu nội dung, hình thức cuộc thi . - GV lần lượt điều khiển cuộc thi với 3 vòng thi : + Cơ cấu lượng câu hỏi đã chuẩn bị vào 3 vòng thi, các tổ lần lượt cử 3 HS tham gia trong mỗi vòng thi. + Thời gian quy định khi bình thơ theo từng câu hỏi khoảng 3-5 phút. Năm học: 2013-2014 Trang 16 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm + Xen kẽ với lời nhận xét của GV và các bạn khác . - GV chốt lại một số kỹ năng bình thơ ( bảng phụ ). 3- Kết quả tiết học - Tiết học vận dụng hình thức: Trò chơi thông thái và thi nói hay ( hùng biện ). - Kích thích HS tìm tòi, vận dụng sáng tạo . - HS tích cực tham gia hùng biện( nghị luận thơ ). Có tổ đã áp dụng lối thi hùng biện đôi khá linh hoạt và thành công, lớp học hào hứng, hấp dẫn. -Trong quá trình dẫn chương trình, GV khéo léo lồng những kỹ năng nghị luận thơ vào lời dẫn dắt, nhận xét, đánh giá để giúp HS vững hơn khi tạo lập văn bản nghị luận thơ . - Việc thi đua và trao những phần quà nho nhỏ đã làm “nóng” không khí lớp học khiến rất nhiều HS tham gia tích cực, kể cả HS yếu. 3/ DÀN HỢP XƯỚNG - Đây là một hình thức có thể giúp cho các đối tượng HS cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hành kỹ năng nói về một vấn đề nào đó. - Tạo cho HS khả năng làm việc tập thể, biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, biết đoàn kết, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. - Hoạt động diễn ra chủ yếu dựa trên cơ sở đơn vị nhóm. Nhóm trưởng giữ vai trò đặc biệt quan trọng ( tựa như người nhạc trưởng một dàn nhạc) trong việc điều hành nhóm. * Cách thực hiện : a- Chuẩn bị : Năm học: 2013-2014 Trang 17 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm - Phân nhóm, lựa chọn nhóm trưởng. - Thông báo về số lượng nội dung bài tập thực hành; cho các nhóm nhận bài tập cụ thể. - Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị bài tập (chủ yếu thông qua nhóm trưởng ) - Các nhóm HS lên chương trình tập luyện và chuẩn bị: làm dàn ý, sưu tầm tranh ảnh, vật dụng, phân công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm… b- Trình tự tiến hành trong tiết học : - Mỗi nhóm trình bày trước lớp về vấn đề đã chuẩn bị dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Có thể theo trình tự sau : + Lời chào và lời tự giới thiệu về nhóm và nội dung sẽ trình bày + Giới thiệu dàn ý + Lần lượt trình bày từng phần theo dàn ý ( theo nhiều hình thức sáng tạo khác nhau). + Lời chào kết thúc, lời cảm ơn. - Lớp và GV lần lượt nhận xét về phần trình bày của từng nhóm. - GV nhấn mạnh lại cách tạo lập của kiểu VB đang học. -HS khá, giỏi trình bày lại trước lớp cả bài để khắc sâu kiểu VB và kỹ năng nói về kiểu VB ấy. Hình thức Dàn hợp xướng có tác dụng rất tốt nhưng khó thực hiện vì nếu chuẩn bị không kỹ hoặc “Nhạc trưởng” kém năng lực thì chương trình của nhóm dễ bị rời rạc, thậm chí thất bại. Do đó, khâu chuẩn bị phải được đầu tư chu đáo. Năm học: 2013-2014 Trang 18 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm Nếu HS đã chuẩn bị kỹ nhưng khi thực hành vẫn gặp khó khăn thì GV nên nhẹ nhàng gỡ bí và dẫn dắt, giúp các em hoàn thành chương trình của nhóm. Mặt khác cũng không nên yêu cầu quá cao, nhất là khi thực hiện hình thức này lần đầu. Ví dụ: Khi dạy tiết: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ ( Ngữ văn 7) 1- Chuẩn bị : - Lựa chọn nội dung: kết hợp bài tập trong SGK trang 98 với Chương trình địa phương phần văn để chọn một số nội dung như sau: ĐỀ 1: Giải thích câu tục ngữ: Nước mắm Gò Bồi, trã nồi An Thái. ĐỀ 2: Giải thích câu tục ngữ: Trẻ khôn qua già lú lại. ĐỀ 3: Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố ? ĐỀ 4: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình ? ĐỀ 5 : Em thường đọc những sách gì ? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy. Đề 6: Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỡ hơn tốt nước sơn - Gợi ý HS tham khảo tư liệu: Văn nghệ dân gian Nghĩa Bình, Bình Định- danh thắng và di tích, Bàn về đọc sách – NV lớp 9, Thuế máu- NV lớp 8… - Phân công 6 đề / 6 nhóm và hướng dẫn các em chuẩn bị Năm học: 2013-2014 Trang 19 Trường THCS Hoài Hương Sáng kiến kinh nghiệm bài theo đơn vị nhóm: + Lên chương trình của nhóm. Phân công cụ thể cho các thành viên và phối hợp thực hiện. + Làm dàn ý và ghi bảng phụ . + Chuẩn bị các vật dụng, tranh ảnh… - GV chuẩn bị lời để dẫn chương trình và trình chiếu những hình ảnh có liên quan trong các đề bài để học sinh quan sát và hoàn thành nhiệm vụ được giao, và để chốt kiến thức về văn giải thích. 2- Trình tự thực hiện trong tiết học : - GV nêu yêu cầu và cách thức . - GV điều khiển chương trình, lần lượt mời các nhóm lên trình bày theo trình tự : + Lời chào và tự giới thiệu về nhóm. + Một HS giới thiệu dàn ý ( bảng phụ ) + 3-5 HS lần lượt trình bày từng phần ( MB, TB, KB ), từng ý – Xen kẽ giao lưu với những HS nhóm khác ở dưới lớp . + Lời kết thúc. - Lớp và GV nhận xét chương trình của các nhóm. - GV chốt kiến thức về văn giải thích ( phân biệt với văn chứng minh ) trên màn hình. 3- Kết quả tiết học: - Tiết học vận dụng hình thức DÀN HỢP XƯỚNG kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. - GV và HS chuẩn bị rất công phu: đồ dùng học tập phong phú, hiệu quả Năm học: 2013-2014 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất