Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh ba...

Tài liệu Skkn một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

.PDF
25
331
112

Mô tả:

Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Sức khỏe là gì? Nó có quan trọng với chúng ta không? Sức khỏe chính là “vốn” quý nhất của con người, nếu không có sức khỏe thì làm việc gì cũng khó khăn, sức khỏe của chúng ta có được là phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa từng người, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống …Nếu chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe, làm việc vừa phải, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, làm việc trong môi trường xanh, sạch thì sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt, đó là tiềm năng cho một quá trình làm việc dài. - Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ màm non là việc làm cần thiết nhắm giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Không phải trẻ nào cũng có thói quen rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng rửa mặt đúng quy trình…Để tạo được thói quen vệ sinh tốt cho trẻ, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên là hết sức quan trọng. Giáo viên phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. - Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ, mấy năm nay tôi đã quan sát, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp của mình. - Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ là một việc làm khó. Làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt, đánh răng cho trẻ một cách tự giác và đúng quy trình. - Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Với trẻ mầm non, các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường vừa giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường vừa đảm bảo trẻ được phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ. Vì vậy việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầm non là vô cùng cần thiết. - Việc giáo dục vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không những nhằm mục đích là chăm sóc sức khỏe cho những chủ nhân tương tai của đất nước mà còn tạo cho trẻ những hành vi , ý thức vệ sinh văn minh trong giao tiếp,trong lối sống hàng ngày, có ý thức về việc chăm sóc môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ .Những trải nghiệm ban đầu của trẻ thơ trong việc hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nhận thức bảo vệ 1 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non môi trường trong những giai đoạn tiếp theo .Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên một cách tích cực trong trường Mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ .Tăng cường chất lượng cuộc sống ,cũng như chất lượng học tập trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một con người. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ, nhiều năm nay tôi đã quan sát, nghiên cứu để đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường sao cho phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp mình. - Việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức thiết thực, góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tới các bậc phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội - Thông qua hoạt động vui chơi, nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường cần được lồng ghép vào tất cả mọi hoạt động trong ngày của trẻ. - Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. - Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách chăm sóc bản thân, sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. - Giáo dục vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về sức khỏe, môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Do đó để bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. - Đồng hành với những suy nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội. - Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác vệ sinh cá nhân, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Do đó việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường ở trường mầm non là rất cần thiết .Nếu chúng ta làm tốt công tác này thì chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh, bảo vệ được sức khỏe cho trẻ . 2 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Từ những lý do trên , tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non” 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu nhiệm vụ của việc giáo dục vệ sinh cá nhân - giáo dục bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ có hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường. hình thành trong trẻ thói quen vệ sinh văn minh, phát triển nhân cách, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng 5 . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận . - Phương pháp thực hành ,thử nghiệm trên trẻ tại lớp. - Phương pháp quan sát trên trẻ. - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận - Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen, hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình, nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh trẻ hằng ngày. - Tuy nhiên để giáo dục trẻ các kĩ năng và thao tác vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, giúp trẻ nhớ hết các thao tác rửa tay, rửa mặt, bỏ rác đúng nơi quy định…không phải là việc làm đơn giản. Công việc này mất tương đối nhiều thời gian.Nếu giáo viên không khéo léo có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Do đó , cần nhắc nhở và giáo dục trẻ thực hiện thường xuyên và đều đặn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trẻ nhớ hết các thao tác vệ sinh và thực hiện được một cách thuần thục, không làm mất thời gian cho các hoạt động khác ở trường và quan trọng hơn trẻ có thể thực hiện vệ sinh đúng thao tác ở mọi lúc mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngoài 3 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non xã hội. Để thực hiệnđiều đó, đòi hỏi giáo viên mầm non không chỉ nắm vững kiến thức về chăm sóc vệ sinh cá nhân, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mà cần phải kiên trì luyện tập, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức và điều quan trọng là có sự phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh. - Trẻ em hôm nay sẽ là những người công dân, những người chủ tương lai của đất nước mai sau. Việc giáo dục rèn luyện trẻtheo các chuẩn mực về đạo đức, phẩm chất, hình thành cho cac em sự thống nhất giữa nhận thức và hành động để trẻ phân biệt được việc làm đúng, cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường là điều kiện rất quan trọng và cần thiết. Cùng chung một mong muốn vì môi trường xanh – sạch – đẹp , việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hiệu quả thông qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ đó trẻ biết cách ứng xử thân thiện với môi trường. - Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người.Mặc dù đã có nhiều hoạt động kêu gọi vì môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ở mức báo động. Chính vì vậy, cần phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non.Đây cũng là lứa tuổi sẽ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.Từ đây thế hệ tương lai sẽ dần ý thức được tầm quan trọngcũng như trách nhiệm của mình với môi trường để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một môi trường trong sạch hơn. - Trẻ mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ, những kinh nghiệm trong hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường trong những giai đoạn về sau. - Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên tích cực trong tuổi mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ, tăng cường chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập ngay từ buổi sơ khai đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - khó khăn - Thuận lợi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana cùng với Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tập huấn và trang bị nhiều tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông và giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Bản thân đã có nhiều năm kinh nghiệm, có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm , nhiệt tình trong công tác, tận tâm, yêu nghề, mến trẻ. 4 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Bản thân được tham gia dự lớp tập huấn do pgd tổ chức. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường luôn quan tâm và đặt vấn đề chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân , giáo dục vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong các hoạt động của nhà trường.Tạo điều kiện cho giáo viên luôn được tham gia các lớp tập huấn đầy đủ. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để trẻ thực hiện vệ sinh tại trường lớp một cách thường xuyên đều đặn, thường xuyên có sự đánh giá kiểm tra mức độ hoàn thành của trẻ .Kết hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong các cuộc thi“ Hội thi bé khỏe bé ngoan” “Hội thi dinh dưỡng và sức khỏe”được phụ huynh và học sinh tham gia. - Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú ,có tinh thần và nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ yêu nghề,có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe , giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ,vệ sinh môi trường,bảo vệ môi trường,vận dụng nội dung vệ sinh môi trường vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. - Nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trụng nước sôi hai lần. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. - Trường lớp có không gian rộng, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo điều kiện cho trẻ được học tập vui chơi. - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ. - Khó khăn: - Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường còn thiếu thốn. - Nhà trường gặp khó khăn về kinh phí cải tạo sữa chữa cơ sở vật chất - Phần đông số trẻ trong lớp là con em lao động ở nông thôn, có mức thu nhập tương đối thấp, chưa có điều kiện chăm sóc tốt, nhiều trẻ có thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thực sự gọn gàng. - Việc giáo dcụ và tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như: trồng cây xanh, dọn vệ sinh và các hoạt động bảo vệ môi trường khác ít được quan tâm - Ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhà trường và tại cộng đồng của các bậc phụ huynh và ở trẻ còn nhiều hạn chế. 5 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen cho trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Mức độ nhận thức và quan tâm của mỗi gia đình có sự chênh lệch rõ rệt. - Một số phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường chưa cao, chưa làm gương tốt cũng như thiếu sự nhắc nhở con cái trong việc bảo vệ môi trường - Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại . 2.2. Thành công và hạn chế * Thành công - Giáo viên đã nghiên cứu đưa ra những giải pháp tốt nhất thực hành trên trẻ , truyền thông đến các bậc phụ huynh đạt hiệu quả. - Trường đã tổ chức hội thi vệ sinh cá nhân giáo dục bảo vệ môi trường tại các lớp- trường có phụ huynh – học sinh- giáo viên tham gia. * Hạn chế - Vì kinh phí và điều kiện của trường còn hạn chế nhiều nên không thường xuyên tổ chức hội thi theo hàng năm được. 2.3 Mặt mạnh và mặt yếu * Mặt mạnh - Qua hoạt động trong lớp, qua các hoạt động tự phục vụ , và hoạt động ngoài giờ , trẻ tiếp thu được những kiến thức cơ bản và có một số kinh nghiệm nhỏ trong việc vệ sinh cá nhân ,vệ sinh bảo vệ môi trường xung quanh bé. * Mặt yếu - Một số trẻ vẫn còn nhút nhát trong việc hoạt động tự phục vụ, và trẻ còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ nên việc giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ vẫn còn khó khăn. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Do phần đa trẻ được cha mẹ chăm sóc và quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân và việc vệ sinh môi trường nên trẻ ít được trải nghiệm trong việc tự phục vụ cá nhân và chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh cá nhân ,vệ sinh bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. - Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm tốt vốn sống của bản thân. - Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội. 3. Giải pháp và biện pháp 3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Tạo cho trẻ ham thích và hứng thú với việc được tự phục vụ bản thân trong vệ sinh cá nhân, và vệ sinh bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở nhà. - Cô giáo là người gần gũi trẻ thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở trẻ trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường để trẻ sớm hình thành ý thức vệ sinh cho bản thân và vệ sinh cho môi trường xung quanh trẻ. - Nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường ở trẻ mầm non. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: - Qua nhiều năm chủ nhiệm thực hiện nội dung chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho trẻ. Bản thân đã thực hiện một số biện pháp giải pháp như sau: 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Biện pháp 1: Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ 7 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ. Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Đặc biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có một vốn kiến thức phong phú về môi trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ . Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ: - Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là cơ thể sạch – cơ thể bẩn, môi trường sạch - môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ. + Ví dụ : Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác, đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp . Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn. Trẻ đưa ra cách giải quyết : Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực nhật và thực hiện công việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động . - Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại… - Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thực vật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật nuôi, cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt....., cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. Một điều không thể thiếu khi giáo dục trẻ đó là giúp trẻ hiểu con người, động vật, cây cối không thể tồn tại nếu không có đất, vì vậy cần sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và bảo vệ đất làm sao để không bị ô nhiễm. - Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi ích và tác hại của mưa, gió, nắng… để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh: Trời nắng phải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che dù, mặc áo mưa; không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng. Khi trời mưa to, có sấm sét, không nên đứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt…. - Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật. - Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kích thích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được 8 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định. - Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện. * Biện pháp 2: Cung cấp cho trẻ vốn kiến thức,sự hiểu biết về môi trường, về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày thông qua bài thơ,bài đồng dao ,câu truyện … - Trước tiên muốn cho trẻ thực hiện tốt nội dung này một cách tự giác và có ý thức tốt đối với môi trường ,bản thân giáo viên phải giải thích cho trẻ hiểu biết về môi trường về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, bản thân tôi phải giải thích cụ thể cho trẻ hiểu lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh, hiểu về môi trường nơi trẻ hoạt động là những gì rất gần gũi với bé đó chính là lớp học, sân chơi và đồ chơi của bé. Nếu trẻ xả rác ra lớp không có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, hoặc khạc nhổ lung tung thì làm ô nhiễm đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe. - Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết có lợi cho sức khỏe của mình cho xã hội và cho mọi người, - Để giúp trẻ nhớ lâu về các bước rửa mặt cũng như cách đánh răng đúng phương pháp tôi đã sưu tầm các bài thơ có nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường. Ví dụ: Những bài thơ nói về vệ sinh môi trường : ...Tay em thoăn thoắt Nhặt rác trên đường Góc phố sân trường Đường ngang ngõ tắt Đâu cũng sạch – xanh... ” - Qua đây như một lời nhắn nhủ đến với mỗi chúng ta trong công tác bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta .Thiên nhiên đã ban tặng đến chúng ta như một món quà vô giá, không có bất cứ tiền của nào có thể mua được, nếu như chúng ta không biết trân trọng giữ gìn bảo vệ thì vẻ đẹp đó sẽ tan biến cùng với sự tàn phá của con người. - Hoặc bài thơ dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trẻ rất thích vừa được thực hành thao tác và kết hợp đọc thơ sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và rõ ràng hơn về cách thức vệ sinh tay: Bé mở vòi nước ra Bé úp hai tay lại Rồi lật qua lật lại Cho đôi tay ướt đều 9 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Xoa xà phòng vào tay Để cục xà phòng xuống Bé chà cho thật mạnh Để cho bọt nổi lên Rửa từ lòng bàn tay Đến cổ tay bé nhé Rửa xuống mu bàn tay Các kẽ tay ngón tay Rồi móng tay ngón tay Sau đó mở vòi nước Rửa sạch lại từ đầu Từ cổ tay xuống nhé Cho hết nhớt xà phòng Bé vuốt xuôi trên xuống Rồi búng nhẹ đôi tay Bé lấy khăn lau khô - Hoặc là bài thơ “ Rửa tay“ Mèo ơi rửa mặt Sao chỉ dùng tay Khăn vắt trên dây Sao mèo không lấy Mèo quên rồi đấy Bé chẳng thế đâu Phải có khăn lau Vừa mau, vừa sạch. - Ngoài ra tôi còn sưu tầm câu chuyện , bài hát, những băng hình để cho trẻ xem về việc giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, như câu chuyện “ Gấu con bị đau răng”. - Bài hát “ Cu Tí sún” , “Rửa mặt như mèo”đưa vào chủ đề bản thân để dạy và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, mặt mũi. Từ những câu chuyện chuyển tải thành phim hoạt hình ngộ nghĩnh có ý nghĩa giáo dục cao như phim hoạt hình “ vương quốc răng xinh”“ cuộc phưu lưu của bác sĩ Thỏ” sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về kiến thức, thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường từ đó trẻ có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường . 10 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Thông qua những bài hát, bài thơ ,câu chuyện cô đã phần nào đó truyền đạt cho trẻ một số kinh nghiệm về việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh bảo vệ môi trường.Tuy đó chỉ là một phần nhỏ trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhưng điều này sẽ giúp hình thành ở trẻ ý thức dần dần tự giác trong việc vệ sinh cá nhân, và hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường. * Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành vệ sinh và xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện - Việc giáo dục trẻ trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trưởng không phải là việc làm dễ dàng mà đòi hỏi sự nổ lực từ cả hai phía, chính vì vậy song song với việc nhắc nhở trẻ, truyền đạt kiến thức cho trẻ thì cũng cần cho trẻ được thực tế bằng việc làm thiết thực trẻ sẽ biết và nhớ lâu hơn. - Ngoài việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp học, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần phải tạo cho mình ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. Việc tận dụng môi trường ở góc thiên nhiên như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng ứng xử thân thiện với môi trường. - Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.Sau đó dần dần hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. - Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. - Tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực để mua sắm, sữa chữa, cải tạo, bổ sung trồng cây xanh vào các bồn cây, bồn hoa, chậu cảnh và góc thiên nhiên của trường của lớp. Phát động phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”, mỗi trẻ một cây nhỏ để tập chăm sóc, mỗi lớp thêm một chậu hoa, một cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, nhà trường có thêm góc vườn ươm. - Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – thân thiện. Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ trồng cây tạo con đường an toàn, xanh – sạch – đẹp dẫn tới cửa lớp. Thường xuyên trao đổi, vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn cây xanh cho lớp nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ tham gia vào các buổi lao động: thực hành gieo hạt, trồng rau, tưới cây, khám phá sự nảy mầm và phát triển của cây con. - Hàng ngày cho trẻ làm quen và hình thành khả năng quan sát, tìm hiểu về cỏ cây hoa lá, con vật trong môi trường tự nhiên. Từ đó, dạy trẻ cách chăm sóc 11 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non cây, cỏ, hoa lá, con vật, dạy trẻ biết lao động, yêu thiên nhiên…Xây dựng góc thiên nhiên nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái mơi trong tự nhiên và rèn luyệnkĩ năng để có hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Xây dựng môi trường ở góc thiên nhiên, căn cứ vào diện tích hành lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động. Tạo giàn cây bóng mát: làm giàn cao 1,5 đến 2m được nối giữa hành lang với hai cột hiên của lớp. - Qua những lần trò chuyện trong giờ đón và trả trẻ tôi thường trao đổi với trẻ : “ Ở nhà con có hay đánh răng không, đánh răng vào những lúc nào? Hoặc con rửa tay như thế nào và rửa tay bằng gì? Con giúp mẹ làm những việc gì? Khi làm xong con có rửa tay lại không?Khi thấy xung quanh con có rất nhiều rác thì con sẽ làm gì?” - Qua những lần trao đổi tôi nắm bắt được tình hình của trẻ từ đó có kế hoạch dạy trẻ thực hành vệ sinh ở trên lớp, dạy trẻ cách rửa mặt rửa tay bằng xà phòng theo quy trình cách đánh răng đúng phương pháp. - Sau khi được tập huấn về việc vệ sinh cho trẻ,được hướng dẫn các bước rửa tay sau đó cô về hướng dẫn lại cho trẻ thực hành: lúc đầu giáo viên hướng dẫn thật kỹ các thao tác các quy trình rửa tay rồi cho trẻ thực hành ứng dụng theo các bước, tiếp đến cho các nhóm thực hiện các nhóm khác quan sát cô theo dõi nhắc nhở và kiểm tra xem đã thực hiện đúng quy trình chưa.Cho trẻ xem tranh về quy trình rửa tay bằng tranh ảnh, mô hình để thực hiện đánh răng, các thao tác rửa tay rửa mặt và đánh răng được duy trì tại lớp thường xuyên và đều đặn dần đã trở thành những kỹ năng, kỹ xảo tạo cho trẻ thói quen vệ sinh tốt, nhu cầu vệ sinh của trẻ được đáp ứng đúng lúc đúng nơi, đối với những cháu kỹ năng chưa đạt giáo viên theo dõi và giúp đỡ để thực hiện đúng khi trẻ thực hành vệ sinh giáo viên phải theo dõi sát để nhắc nhở trẻ không nghịch nước, biết tiết kiệm nước không vẫy nước lung tung làm ảnh hưởng đến môi trường - Bên cạnh đó cô cần hướng dẫn thêm cho trẻ tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như : Chai ,lọ…để có thể vừa làm những đồ dùng trong lớp, hay có thể trồng cây cảnh lại vừa có thể giúp vệ sinh môi trường không vứt những chai lọ xung quanh môi trường…. * Biện pháp 4 : Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày và giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích. - Việc lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng môn học tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào trong các chủ đề bản thân, gia đình… + Ví dụ: Qua hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh qua câu chuyện “Tại ai” giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú. 12 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Câu chuyện có nội dung như sau: “Bạn Mũi tâm sự: “Mấy hôm nay, tôi bị ngứa như có con gì nằm ở trong đấy”. Còn Mắt thì vừa buồn vừa than: “Tôi đỏ tấy lại còn đau nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che cho chúng mình rồi mà!”. Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi. Các bạn biết không, chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi đùa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, dụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong… kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa đấy” Mắt còn nói thêm: “Nhờ Miệng nói với cô chủ, khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng rồi hãy lấy khăn lau nhé, kẻo chúng tôi sợ lắm rồi!””” - Trong hoạt động âm nhạc, tôi kết hợp vừa dạy hát vừa giáo dục vệ sinh cho trẻ một các nhẹ nhàng, trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú. + Ví dụ: Qua bài hát “Chiếc khăn tay” nhạc và lời: Văn Tấn, tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Qua giờ hoạt động khám phá khoa học “Một số loại quả” trong chủ đề Thế giới thực vật, tôi kết hợp giáo dục trẻ phải rửa tay trước khi ăn quả… - Qua các bài học, tôi không nhũng giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà còn sưu tầm những bài thơ cho trẻ đọc, từ đó, trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn. + Ví dụ: Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh” “Bàn chải to của mẹ Lại có màu hồng tươi Bàn chải nhỏ của con In hình con gấu trúc Cứ mỗi sáng thức dậy Bé và mẹ thi đua Mẹ khen bé giỏi ghê Chải hám răng trắng bóng” hoặc qua bài thơ “Đôi mắt của em” để tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ khi lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân, tôi đã cho trẻ trò chuyện về đôi mắt nhằm giúp trẻ ý thức việc giữ gìn vệ sinh mắt + Đôi mắt giúp chúng ta những gì? + Nếu mắt bị bệnh không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra? + Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì? 13 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Từ đó, không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảo vệ mắt : không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đường phải có kính bảo vệ mắt… - Thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi như: trong giờ học, giờ chơi, các hoạt động vui chơi, giừo đón trẻ hay các hoạt động khác…Hoặc trong giờ đầu tuần, nên lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ bằng những câu chuyện ngộ nghĩnh, những bài thơ hay, gần gũi với trẻ nhằm giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ họp mặt - Trong giờ hoạt động ngoài trời , cho trẻ đi dạo chơi sân trường, cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục vệ sinh cá nhân : Chải răng đúng cách, giữ cho đôi mắt sáng khỏe, thao tác rửa tay đúng, bỏ rác đúng nơi quy định… - Trước giờ ăn, nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám sát của cô * Biện pháp 5: Kết hợp với Phụ huynh cùng kiểm tra nhắc nhở, chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh - Trên trường thì có cô giáo và các bạn là người giúp trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường vậy ở nhà thì sao nhỉ? - Mặc dù đã thực hành ở trên lớp xong đối với trẻ mau nhớ lại mau quên do đó tôi phải kết hợp với phụ huynh động viên nhắc nhở kiểm tra hướng dẫn trẻ thực hiện đúng khi ở nhà tránh tình trạng Nước đổ lá khoai trong buổi họp phụ huynh tại lớp tôi đã kết hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân- bảo vệ môi trường truyền thông đến phụ huynh, tôi trao đổi những vấn đề vì sao phải giáo dục vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường cho trẻ, cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh trong trường lớp Mầm non cũng như ở tại nhà, trao đổi cách rửa tay, vệ sinh cá nhân theo đúng quy trình, cách đánh răng đúng phương pháp.Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để Giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa. - Sau khi trao đổi xong tôi thực hành từng thao tác rửa mặt rửa tay cũng như thực hành đánh răng đúng phương pháp, không đánh răng theo kiểu truyền thống trước đây sẽ không tốt cho răng lợi của bé. Mời phụ huynh tham dự lên thực hành thao tác cụ thể, nhờ phụ huynh thường xuyên nhắc nhở củng cố kiến thức cho trẻ khi ở nhà kiểm tra trẻ khi trẻ thực hành các thao tác rửa tay tránh qua loa đại khái. Thông qua việc trao đổi với phụ huynh và việc kiểm tra thực tế trên trẻ,tôi đã nắm bắt được phần nào phụ huynh kết hợp với giáo viên để hướng dẫn trẻ thực hiện nội dung này nhịp nhàng có hiệu quả thiết thực nhất. Song song với việc trao đổi về quy trình rửa tay tôi sưu tầm các tranh ảnh về thông điệp vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, nhất là cách phòng chống các dịch bệnh tay chân miệng, hướng dẫn 14 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non cách sử dụng lau chùi sàn nhà bằng thuốc cloramin B và các hóa chất khác để vệ sinh môi trường nơi trẻ sinh hoạt hằng ngày để hạn chế các dịch bệnh lây lan trong trường học. - Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi, chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác này, Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở cả gia đình nữa . - Song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh, tôi còn thường xuyên tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự về nêu cao tinh thần, ý thức việc tự chăm sóc bản thân và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. * Biện pháp 6: Thông qua các hoạt động trong ngày để giáo dục vệ sinh cá nhân – vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân- giáo dục bảo vệ môi trường không phải là môn học cụ thể mà là một hoạt động trong trường mầm non vì vậy khi giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động trong ngày tôi luôn chú ý lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường xuyên suốt trong các tiết học, trong các hoạt động. Sau đây là một vài ví dụ minh chứng cụ thể.việc lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân – vệ sinh môi trường vào trong các hoạt động trong ngày của tôi. a. Hoạt động ngoài trời đi dạo đi chơi - Khi đi dạo quanh sân trường quan sát cây cối, hôm đó có gió to lá bàng rụng nhiều, tôi tạo tình huống cho trẻ và giải quyết vấn đề. - Tôi nói: Ôi ! hôm nay sao lá bàng rụng nhiều thế nhỉ? - Lá bàng rụng nhiều thế này sân trường và chỗ chơi của chúng mình sẽ làm sao các con? - Chúng mình phải làm gì bây giờ ?- cả lớp cùng thảo luận và đi đến thống nhất là cùng nhặt lá sân trường, thế là trẻ vừa được dọn vệ sinh cùng cô một cách tự giác vui vẻ, như bầy chim sẻ lũ trẻ lao xao vừa thi nhau chẳng mấy chốc lá bàng được thu dọn sạch sẽ. - Khi đi dạo khung cảnh xung quanh trường học mà có rác ở sân trường ,cô có thể gợi hỏi để giúp trẻ biết cách vệ sinh bảo vệ môi trường như: Nhặc rác bỏ vào thùng rác, và hình thành ở trẻ ý thức không vứt rác bừa bãi 15 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Hoặc là tình huống khác: khi trẻ mệt cô có thể cho trẻ ngồi nghĩ ở gốc cây và cô hỏi trẻ có mát không? Có dễ chịu không? Vậy muốn có nhiều chỗ nghĩ như thế này các con phải làm gì?Cô hướng dẫn trẻ trồng cây, gieo hạt cùng dẫm đạp lên cỏ, vườn hoa,chơi xong phải biết cất đồ dùng.Cô còn nhắc nhở trẻ khi chơi vận động không ném bóng vào tường sẽ làm bẩn tường, không vẽ bậy lên tường . - Khi trẻ hoạt động xong cô nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhận sạch sẽ trước khi vào tiết học khác. - Nội dung giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường không phải ngày một ngày hai mà phải thường xuyên được lặp đi lặp laị để hình thành trong trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ngay từ lúc còn nhỏ, thấy việc vệ sinh là rất cần thiết đối với con người. b. Hoạt động có mục đích học tập - Ví dụ: Đối với tiết dạy MTXQ với đề tài về cây xanh và môi trường tôi dạy cho trẻ thông qua tranh ảnh, hoặc có thể cho trẻ trực tiếp quan sát cây thật để giúp trẻ hứng thú hơn: - Tôi hỏi trẻ “ Chúng mình ngồi dưới gốc cây cảm thấy thế nào?” trẻ tự thảo luận và trả lời, tôi luôn dùng những câu hỏi gợi mở giúp trẻ suy nghĩ, trao đổi với nhau, và tự khám phá “ vì sao ngồi dưới gốc cây lại mát” hoặc chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây, làm thế nào để có nhiều cây xanh trong sân trường. sau khi trẻ thảo luận trao đổi xong tôi hướng trẻ tới chăm sóc và trồng cây sau một lúc lao động chúng mình thấy thế nào rồi, bây giờ chúng mình sẽ làm gì nhỉ? ( thu dọn đồ đặc vệ sinh tay chân sạch sẽ để chúng mình vào lớp) hoặc tiết dạy về hoa, cô cần giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường “ hoa chỉ đẹp khi nào vậy con? Hoa chỉ đẹp khi hoa đang còn ở trên cây, vậy chúng ta nên làm gì để giúp cho môi trường chúng ta tràn ngập sắc hoa? - Cô giải thích với trẻ : những bông hoa trên cây sẽ có kết quả tạo ra hạt để rồi hạt rơi xuống đất nảy mầm rồi lại mọc thành những cây hoa khác,hoa bị hái sẽ không tạo ra hạt.Không nên hái hoa khi đi dạo đi chơi - Để trang trí nhà cửa không cần một bó hoa to mà chỉ cần một vài bông hoa trong lọ sẽ rất mềm mại và giữ được tươi lâu. - Không nên hái hoa ở cánh đồng , trong rừng, các bồn hoa trong công viên vì hoa được trồng để làm đẹp thành phố, công viên sẽ sinh động hơn làm không khí tươi vui. Các con thử tưởng tượng xem nếu không có hoa cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào. Để kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tạo ra những bức tranh và nói lên ý tưởng của mình. - Hoặc với tiết học tìm hiểu con cá mối quan hệ giữa người với động vật, để lồng nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào trong tiết học tôi đan xen vào tiết học vào phần cuối hoặc buổi chiều cho trẻ khán phá nội dung trò 16 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non chuyện xoay quanh các câu hỏi trò chuyện về động vật và giáo dục bảo vệ môi trường bảo vệ động vật: - Về cá vàng các con nhìn xem cá bơi lội có thích không, giờ vớt chúng ra để lên đĩa thì sao nhỉ? Cho trẻ vớt thử chú cá để ra ngoài dĩa một lúc cá như thế nào “ cá sẽ chết” vì sao cá vàng lại chết thế nhỉ? Cho trẻ bàn tán thảo luận hoặc một thí nghiệm khác thả nhiều vật bẩn vào bể sau 1 ngày trẻ quan sát thấy có cá chết vì sao vậy? trẻ thảo luận và tự rút ra kết luận, cô giáo dục trẻ luôn: cá thích nghi với môi trường sống dưới nước, nếu thay đổi môi trường sống cá sẽ chết ngay. Hoặc nước bị ô nhiễm cũng vậy, cá và động vật dưới nước sẽ chết vì vậy các con không nên xả rác và các chất thải trong nguồn nước như ao hồ sông suối làm ô nhiễm nguồn nước nếu như quanh ta không có động vật thì cuộc sống con người sẽ ra sao? Trẻ tự suy nghĩ trả lời cô giáo dục trẻ không săn bắt thú bừa bãi c. Hoạt động vui chơi - Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non “ trẻ được học mà chơi, chơi mà học” thông qua hoạt động vui chơi giúp trẻ tái tạo những hoạt động của người lớn trong xã hội, có thể nói rằng: “ môi trường xã hội được thu nhỏ lại qua trí nhớ sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ” chính vì vậy mà khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi tôi luôn bao quát nhắc nhở trẻ những hành vi không đúng đắn, ví dụ khi chơi bán hàng: Trẻ xô lấn nhau mua hàng, nói to, tôi nhắc nhở và tạo tình huống xử lý một cách khéo léo có ý nghĩa giáo dục cao, tránh để trẻ mất vui, tôi nói “ ôi ! cửa hàng đông khách quá, nhưng mà các cô , các bác,đứng la lối ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh và như thế rất mất lịch sự, chẳng văn minh chút nào cả. Trật tự xếp hàng nhanh, ai xếp hàng chúng tôi sẽ ưu tiên bán hàng trước nhớ nhường chỗ cho người già và trẻ em, trẻ liền nghe lời xếp hàng và trật tự” - Hoặc trẻ chơi xây dựng công viên chẳng hạn có một bạn lái xe cho xe chạy qua đụng vào hàng rào dẫm đạp lên hoa, tôi nhắc nhở đây là công trình mọi người xây dựng vất vả, hoa là vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu bác có hành vi như vậy là không đúng đâu, chúng ta phải biết tôn trọng và giữ gìn sẽ góp phần làm cho đất nước thêm đẹp, không khí tươi vui hơn, rồi hướng dẫn trẻ xếp lại. - Sau giờ chơi trẻ cất dọn hết đồ dùng, nhắc nhở trẻ vệ sinh tôi nói với trẻ: “ hôm nay lớp mình chơi có vui không? Các bạn mua hàng đông quá, nhưng sao hôm nay khách hàng chen lấn quá, còn ồn ào nữa chứ! Như vậy hành vi có đẹp không? Vì sao vậy? lại có một bác lái xe làm đổ hàng rào công viên, dẫm đạp lên hoa hành vi đó như thế nào? ( không đẹp) lớp mình có nên bắt chước những hành vi đó không? - Muốn là người văn minh lịch sự chúng ta phải biết tôn trọng mọi người xung quanh, không làm ồn ào ảnh hưởng đến người khác và phải giữ gìn vẻ đẹp nơi công cộng nữa nhé! 17 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non d. Giờ ăn cơm - Không phải cho trẻ ăn cơm đúng giờ và ăn hết xuất là đủ. Mà để trẻ có bữa cơm ngon miệng, hào hứng mà phù hợp vệ sinh là điều rất quan trọng. đối với trẻ mầm non ăn cơm thường hay nói chuyện là không tốt, chính vì vậy tôi đã chú trọng lồng vào giáo dục vệ sinh cá nhân- vệ sinh môi trường ngay trong lúc ăn để tập cho trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống. trước lúc ăn tôi giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật trong ngày cùng với các bạn kê dọn bàn ăn, rửa tay thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Sau khi ngồi vào bàn ăn tôi giới thiệu món ăn thật hấp dẫn Trong khi ăn mình có nên nói chuyện không nhỉ? Vì sao thế? - Khi thấy trẻ ăn rơi vãi nhắc nhở trẻ không rơi vãi ra bàn, không làm đổ thức ăn ra bàn, vì sẽ không hợp vệ sinh, ruồi bay đến gây bệnh. e. Giờ ngủ trưa - Nhắc nhở trẻ tự giác ngủ, không nói chuyện trong giờ ngủ làm ảnh hưởng đến các bạn, bảo vệ sức khỏe cho mình cũng là bảo vệ sức khỏe cho bạn. + Hoạt động chiều, vệ sinh trả trẻ. - Nhắc nhở trẻ thao tác đúng khi vệ sinh, tiết kiệm nước vặn vòi vừa đủ, không xả nước bừa bãi, không vẩy nước vung vãi ra sàn, không xô đẩy nói to, la hét. - Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân- vệ sinh môi trường luôn được tôi kết hợp đều đặn như vậy, hàng ngày trong nhiều tháng liền. Giờ đây lớp tôi đã thành thạo kỹ năng rửa tay, rửa mặt, đánh răng và luôn có ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn xanh sạch. * Biện pháp 7: Động viên khen thưởng trẻ - Sau mỗi ngày học tôi và trẻ thường xuyên có hoạt động bình cờ, thông qua hoạt động này tôi và trẻ sẽ đánh giá hoạt động trong ngày của bé và có thể biết được trẻ nào có hành vi vệ sinh và ý thức bảo vệ môi trường tốt sẽ được khen thưởng.Điều này càng thức đẩy mạnh mẽ hơn ý thức tinh thần tự giác trong vệ sinh cá nhân, vẹ sinh bảo vệ môi trường. - Cô giáo đề xuất phong trào làm người bạn tốt của môi trường, người bạn sạch sẽ trong đó có danh hiệu: Bé sạch bé khoẻ - Cả lớp cùng cô sáng tạo ra phiếu khen với cá ký hiệu khác nhau sau đây - Các hộp phiếu được đặt ở nơi dễ thấy nhất, vào các buổi chiều thứ bảy hàng tuần cô cùng trẻ trịnh trọng tặng phiếu bé ngoan và tặng phiếu danh hiệu cho các bạn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường tốt như: xếp ghế gọn gàng, sạch sẽ, nhắc nhở cô và bạn tắt quạt, điện khi ra sân, tiết kiệm nước, ăn uống gọn gàng, đọc sách cẩn thận. 18 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Buổi bình xét được thực hiện trong sự chú ý tập trung của trẻ và trẻ được khen phải được các bạn bình chọn nhiều nhất, bạn nào có vi phạm được cô nhắc nhở nhẹ nhàng những có ý nghĩa, không làm qua loa đại khái, lời nhận xét của cô thật chính xác và có sức thuyết phục trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu rằng đây là việc làm cần thiết và rất vui khi được nhận phiếu khen danh hiệu… 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp - Để thực hiện được các biện pháp ,giải pháp đó thì cần tạo cho trẻ môi trường vệ sinh ,an toàn và đầy đủ về công trình vệ sinh nước sạch. - Bên cạnh đó gia đình , nhà trường – xã hội cũng là điều kiện tốt nhất để giúp trẻ thực hiện các biện pháp ,giải pháp trên. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp - Các giải pháp , biện pháp tôi thực hiện ở trên không phải chọn một trong những biện pháp đó mà muốn thật sự có hiệu quả thì cần phải có sự liên kết giữa chúng, đi song song và kết hợp với nhau mới mang lại hiệu quả thiết thực cho trẻ. Kết hợp song song giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội để cùng nhau vun đắp cho những nhân tài trẻ tương lai của đất nước. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua những biện pháp thực hiện nêu trên, sau nhiều năm thực hiện đã đạt được một số hiệu quả như sau: - Về học sinh Trẻ nắm được kiến thức về vệ sinh cá nhân, thực hành thao tác thuần thục, biết được việc giữ gìn vệ sinh là cần thiết có lợi cho sức khoẻ, trẻ thực hiện vệ sinh khi có nhu cầu, tự giác không cần nhắc nhở. Biết nhắc nhở nhau tiết kiệm điện nước, khi vệ sinh không vung vẩy nước. Có ý thức tốt trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, tự giác trao đổi thảo luận và tham gia xây dựng môi trường xanh sạch một cách tích cực hứng thú. - Giáo viên Nắm vững kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. nội dung giáo dục ngày càng phong phú hơn, có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động “ Giáo dục vệ sinh cá nhân- giáo dục vệ sinh môi trường” hiệu quả. - Phụ huynh Qua buổi truyền thông, số lượng phụ huynh tham gia đông đủ hơn, phụ huynh hiểu đúng vấn đề, phối kết hợp với giáo viên tương đối tốt vui vẻ, nhiệt tình hưởng ứng, qua các cuộc thi “ giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục vệ sinh môi trường” 19 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga Một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vê sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Kiểm tra trẻ trên lớp đã nắm được kiến thức vệ sinh cá nhân có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu - Với những biện pháp ,giải pháp nêu trên ,trẻ trường chúng tôi đã dần dần hình thành ý thức tự giác trong việc vệ sinh cá nhân, hình thành ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường xanh , sạch, đẹp. - Khuôn viên của trường, lớp ngày càng " xanh - sach - đẹp" và an toàn, thoáng mát đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn. a. Đối với trẻ: - Trẻ ở lớp bước đầu có ý thức việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản - Thông qua giáo dục vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp, của trường luôn luôn sạch đẹp. - Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn singum xong biết vứt giấy gói bọc bả singum lại bỏ vào thùng rác. Khi có nhu cầu vứt rác, mang rác tới thùng vứt hoặc vứt rác vào nơi quy định. Không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ. Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong biết đánh răng tiết kiệm nước. - Trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi biết nhắc nhở. - Trẻ có ý thức nhắc nhở người lớn không hút thuốc lá nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường. - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật khi được yêu cầu. - Trẻ biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ, biết nhắc nhở bố mẹ mang những nguyên vật liệu phế thải đến lớp để làm đồ chơi và những đồ dùng tự tạo. - Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật. Các nguồn tài nguyên như nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương, đồng thời trẻ nói được những điều nên làm và không nên làm của con người có ảnh hưởng tới môi trường sống. 20 Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan