Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp tích cực để vận dụng vào dạy học sinh viết tốt tập làm văn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tích cực để vận dụng vào dạy học sinh viết tốt tập làm văn lớp 5

.DOC
32
1970
69

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP PLEIKU TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI TỔ: 5 TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC SINH VIẾT TỐT TẬP LÀM VĂN LỚP 5 Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Huế Chức danh: Giáo viên Năm học: 2015-2016 1 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ VẬN DỤNGVÀO DẠY HỌC SINH VIẾT TỐT TẬP LÀM VĂN LỚP 5 Mã SKKN: TH Năm học 2015- 2016 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC SINH VIẾT TỐT TẬP LÀM VĂN LỚP 5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong trường phổ thông hiện nay, phân môn Tập làm văn có một vai trò hết sức quan trọng. Đây là một môn học có tính chất tổng hợp toàn diện, kiến thức liên quan đến nhiều môn học, nhiều ngành khoa học. Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc tiểu học như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Vấn đề trọng tâm của phân môn Tập làm văn là trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh ( Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Một lời nói, một câu văn khi chuyển đến người đọc hay người nghe đều chứa đựng các nội dung, ý nghĩa thông tin cần thiết. Muốn giao tiếp có hiệu quả người nghe, người đọc phải hiểu đúng nội dung, ý nghĩa thông tin của các ngôn bản nghe và đọc. Ở bậc Tiểu học các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, lúc nghe thầy, cô giảng, học sinh rèn luyện ngôn bản thông qua nghe hiểu và đọc nội dung. Từ đó học sinh phải biết diễn đạt chính xác, đầy đủ những gì cần nói ra, viết ra. Nhà văn Vũ Tú Nam từng nói: “Người viết phải là cây ăng ten nhạy cảm theo định hướng yêu cái đẹp, trọng sự thật và quý điều thiện thì mới có hiệu quả, bắt được những làn sóng tốt lành.” Tập làm văn có quan hệ chặt chẽ với Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu … đó là quan hệ giữa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Tập làm văn rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản viết. Nếu không học tốt Tập làm văn, khả năng nói và viết bị hạn chế. Tập làm văn thừa hưởng, tận dụng vốn từ vựng nghệ thuật dùng từ, đặt câu, thu nhận từ các môn :Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu… Tập làm văn còn sử dụng các kiến thức sơ giản của từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, nghĩa của từ, câu đơn, câu ghép, các thành phần của câu. Tập làm văn sử dụng kết quả học tập của Luyện từ và câu. 3 Tập làm văn là nơi học sinh luyện tập có kỹ năng và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ với các phân môn, là nơi tiếp nhận và luyện tập các kiến thức của các phân môn trên. Tập làm văn là một sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng Việt. Tập làm văn giúp học sinh hình thành nhân cách, có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài với học sinh trong cả quá trình cuộc sống thực tiễn sau này, mỗi khi các em chuẩn bị (nói và viết) bất cứ vần đề gì theo đòi hỏi của cuộc sống của một công dân trong tương lai. Tóm lại: Tập làm văn có ý nghĩa hết sức to lớn đó là thể hiện kết quả các môn học khác và mở đầu cho định hướng và kiến thức kĩ năng mới. Để giúp học sinh tiểu học (nhất là học sinh lớp 5) có sự yêu thích, say mê với môn học để các em tạo ra các sản phẩm là những bài văn hay thì lại không phải là điều dễ ? Vậy làm thế nào để các em có niềm yêu thích môn học này ? Đó là những trăn trở không chỉ riêng bản thân tôi mà còn là của rất nhiều các thầy cô giáo khác trong trường Tiểu học. Viết được một bài văn hay đã khó, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn đó như thế nào lại càng khó hơn. Vậy một bài văn hay là bài văn như thế nào ? Đó là những bài văn “đúng”: đúng yêu cầu, đúng thể loại, chân thật, có cảm xúc, có khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, về đời sống, gia đình, tình cảm… Muốn viết được bài văn hay phải có vốn từ phong phú, chắc chắn, viết câu gãy gọn, sáng sủa, sắc sảo, chính xác, rõ ràng, mạch lạc và có sức truyền cảm. Nhưng thực trạng Tập làm văn ở cấp Tiểu học hiện nay ra sao? Cách giải quyết như thế nào ? Điều đó khiến bản thân phải trăn trở, suy nghĩ nên tôi đã đầu tư nghiên cứu và chọn đề tài : “Một số biện pháp tích cực để vận dụng vào dạy học sinh viết tốt tập làm văn lớp 5.” B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG : Với vai trò, ý nghĩa và mục đích nêu trên, trong thời gian qua, tôi đã có nhiều suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để giúp học sinh viết được những bài văn hay ? Mặc dù 4 ở trường Tiểu học hiện nay đã có một quy trình dạy tập làm văn khá rõ ràng theo trình tự (kèm những bài văn mẫu). Nhưng Tập làm văn (nhất là phần lập dàn ý trình bày miệng ở lớp 5) vẫn là phân môn khó đối với giáo viên và học sinh. Cái khó đó là : 1. Về chương trình: Mặc dù đã được giảm tải một số đề chưa phù hợp, nhưng trong chương trình vẫn còn đề tương đối khó đối với học sinh lớp 5 . Ví dụ : Đề bài : Em hãy tả lại một cảnh đẹp ở địa phương em. Hay đề bài : Hãy miêu tả về cảnh sông nước. Đa số học sinh chỉ bó hẹp cuộc sống trong khuôn khổ từ nhà đến trường, chỉ dựa vào lời kể của cô giáo hoặc các bạn, với một vốn liếng hiểu biết ít ỏi như vậy từ đó các em sẽ dễ bắt chước, sao chép của nhau một cách nhạt nhẽo, máy móc cho gọi là có bài mà không hề phát huy được óc quan sát, trí tưởng tượng phong phú, đa dạng của bản thân. Tiết lập dàn ý, trình bày miệng chưa thực sự tạo được hứng thú cho học sinh, làm tiết học thiếu sinh động, nặng nề. Học sinh rụt rè, ngại nói và thường đọc một bài văn đã chuẩn bị sẵn ở nhà chứ không phải là những ý chính của một dàn bài như yêu cầu rất gượng gạo vì không có đối tượng thật để quan sát được kĩ, được sâu, được đầy đủ để chuẩn bị được một tiết văn miệng được tốt. Ví dụ : Khi dạy bài văn miêu tả, giáo viên thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách tự quan sát đối tượng miêu tả dựa theo gợi ý sách giáo khoa (hoặc tự quan sát đối tượng đó ỏ trên lớp vào trước giờ học, giờ ra chơi hoặc sau buổi học như : Quan sát tả ngôi trường em (Trước và sau buổi học). Giáo viên không biết là học sinh có tự tìm kiếm đối tượng ở nhà để quan sát hay không, có thích quan sát và biết cách quan sát theo trình tự như thế nào ? (Từ xa đến gần hay từ gần đến xa, từ trên xuống dưới …). Vì vậy kết quả các em quan sát thường chưa kĩ càng, tỉ mỉ hoặc chưa hề quan sát mà chỉ tưởng tượng, nói phỏng chừng chưa chính xác hoặc dựa vào lời kể của bạn bè, cô giáo mang tính chất gợi ý, viết qua loa, đại khái cho có bài… 5 2. Đối tượng học sinh : Cái khó là khi học kể chuyện hay tập đọc học sinh có thể nói hay kể dựa trên một văn bản có sự sáng tạo chỉ ở mức độ nào đó thì khi học Tập làm văn các em phải làm một việc thực sự sáng tạo là tự mình tạo ra văn bản. Các em chưa thực sự hồ hởi, thích thú vì vốn sống các em còn quá ít, chưa rõ nét chưa đầy đủ và toàn diện. Tuy nhu cầu nói đã có nhưng chưa biết chuyển thành ngôn ngữ viết. Một số em có khả năng diễn đạt trôi chảy nhưng cũng không phải là : “ Nói thế nào, viết thế ấy.” Khi viết văn các em chưa biết viết nháp để khi làm bài có được các câu văn hay gãy gọn, diễn đạt được ý trọn vẹn, trong sáng phản ánh chân thực và giàu cảm xúc. Trong tiết luyện tập lập dàn ý chi tiết có những em có ý kiến thú vị vì trẻ vốn thông minh và một số em thích đề văn nhưng khả năng quan sát còn hạn chế, không đầy đủ, toàn diện, thậm chí thiếu chính xác do học sinh không chịu nói, không tìm được ý mới. Nên rất nhiều giáo viên phàn nàn : “Thuật lại một việc làm tốt thì có tới hơn một nửa lớp học sinh viết về lượm được cây bút viết, hoặc là lượm được tiền trả lại người mất…”. Hay khi tả về cô giáo, tả về mẹ của mình thì hai người này hầu như là một, hoặc tả cô này với cô kia nhưng cô nào cũng có nụ cười giống nhau :“ hàm răng đều tăm tắp như hạt bắp...” Không biết có nên cho dàn bài chi tiết nữa hay không ? Vì học sinh quen xem những gì cô nói, cô viết là mẫu mực để bắt chước, vì có em lười suy nghĩ, lười sáng tạo vì đề bài chưa kích thích các em tâm tư, bộc bạch thể hiện, nên các em đã chọn cách viết rập khuôn theo mẫu để trả bài cho xong. Học sinh còn dễ lẫn lộn giữa văn tả và văn kể, văn thuật. Khi tả thì chẳng thấy cảnh đâu, hình ảnh nào đẹp, sinh động hấp dẫn mà chỉ thấy liệt kê một cách lan man không đầu, không đuôi, không theo một trình tự nhất định nào. Ví dụ : Khi đề yêu cầu tả lại buổi lễ khai giảng năm học mới thì học sinh lại nhầm sang văn thuật lại từ đầu đến cuối buổi lễ khai giảng mà quên đi yêu cầu của 6 văn tả cảnh. Nhiều khi giáo viên chấm bài lại dung thứ cho sự không phân biệt này vô tình đã khuyến khích cho học sinh lẫn lộn, lúng túng hết lần này đến lần khác. 3. Đối với giáo viên : Tài liệu để tham khảo để dạy làm văn còn ít, sách giáo khoa, sách giáo viên hướng dẫn còn sơ sài nên chính bản thân tôi còn lúng túng trong giảng dạy Tập làm văn. Nhất là trình độ của học sinh ở một lớp không đồng đều, học sinh còn ngại nói trước đám đông, lười suy nghĩ, chỉ trông chờ ở cô một dàn ý chi tiết để sao chép máy móc. Học sinh chưa hiểu sâu sắc nghĩa của các từ nên khi dùng từ thường thiếu chính xác làm câu văn diễn đạt không đúng theo ý muốn của bản thân mình. Trái lại còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu, hiểu sai lệch. Thời lượng của một tiết tập làm văn chỉ vẻn vẹn 40 phút mà lượng kiến thức đòi hỏi phải hoàn thành thì không phải là ít. Để hoàn thành yêu cầu tối thiểu của tiết học đã khó, nói chi đến việc khơi gợi và làm giàu vốn sống cho các em, kích thích khả năng thích nói, thích bộc bạch, để biết cách ứng xử, nhận xét chính xác được. Lý thuyết làm một thể loại văn còn chung chung, nghèo nàn, ít hiệu quả. Các kĩ năng nói chưa được đánh thức trong mỗi học sinh một cách thực sự đều khắp trong mọi đối tượng học sinh, chỉ khuyến khích được trong một số em tích cực, học tương đối tốt môn văn. Còn mốt số em nhút nhát thụ động thì chỉ ngồi đợi để “Học hỏi” vì thời lượng tiết dạy không cho phép. Điều kiện phục vụ dạy văn còn nhiều hạn chế, thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể, phương pháp còn nghèo nàn, chưa thực sự có một phương pháp nào có thể gọi là “phương pháp cẩm nang”, đồ dùng dạy học thiếu. Sĩ số học sinh lớp học thì khá đông nên thời gian không đủ để tạo cho mọi đối tượng cùng bộc bạch, chia sẻ… 4. Đối với nhà trường-xã hội: Không phải nhà trường nào cũng đã thực sự chú trọng, quan tâm đúng mức đến môn Tập làm văn như : Tổ chức cho học sinh hoạt động thực tiễn, ngoại khóa để hỗ trợ cho việc học tập môn tập làm văn. Học sinh chỉ bó hẹp trong khuôn khổ bốn 7 bức tường gia đình, nhà trường, lớp học. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn Tập làm văn. Về phía gia đình và xã hội : Đa số phụ huynh có thiên hướng coi trọng các môn khoa học tự nhiên mà coi nhẹ các môn xã hội, dẫn đến học sinh có tư tưởng chán học Tập làm văn ngay từ bậc Tiểu học. Vì vậy môn tập làm văn vốn đã khó nay lại càng khó hơn. II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp Từ những thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh viết được những bài văn hay? Có kết quả cao? Những bài văn có “hồn” và có “chất”, tránh những công thức gượng ép cứng nhắc hoặc sáo rỗng, giả tạo. Bài văn hay là những bài viết đạt yêu cầu về nội dung nghệ thuật và giàu cảm xúc. Vậy trong mỗi giờ tập làm văn giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu: Thầy giáo là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn các em, giúp các em rèn kĩ năng, huy động vốn kiến thức nhiều mặt “Ngôn ngữ, đời sống, văn học nghệ thuật”, nhằm giải quyết các yêu cầu của từng tiết học tập làm văn ở lớp 5 để viết được một bài văn hay: Phải làm đúng, làm tốt các khâu cơ bản như : Xây dựng dàn bài, lập dàn bài chi tiết, trao đổi ý, diễn đạt bằng lời qua tiết trình bày miệng, làm bài viết rồi học tập rút kinh nghiệm qua tiết trả bài viết. Trong các tiết này giáo viên và học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu nói trên và bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp cụ thể sau đây : * Biện pháp 1: Giáo viên cần kích thích học sinh tính chủ động, tích cực sáng tạo trong hoạt động học tâp : Giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong quá trình học chứ không nên làm thay cho học sinh. Học sinh phải thực sự là trung tâm của quá trình dạy và học đó chính là tư tưởng cơ bản của giáo dục hiện đại. Trong dạy và học Tập làm văn cũng vậy. Học sinh phải thực sự làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh văn bản. Người thầy đóng vai trò tổ chức dẫn dắt 8 để học sinh chủ động trong việc học tập. Vì vậy để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên phải luôn có giọng nói truyền cảm, có tâm hồn yêu cái đẹp, yêu văn học. Giáo viên cần trau dồi cho bản thân một số kiến thức cơ bản, nhất là vốn từ ngữ phong phú để có một khối lượng từ vừa và đủ để cung cấp cho học sinh. Trong giờ dạy phải biết khai thác tối đa những hiểu biết từ phía học sinh bằng hệ thống câu hỏi hấp dẫn,lô gích, kích thích tư duy muốn tìm tòi khám phá từ phía học sinh. Giáo viên cần chú ý đến từng cử chỉ, điệu bộ, lời nói, ánh mắt, nụ cười của bản thân, biết thay đổi cảm xúc vui, buồn theo từng tình tiết trong câu truyện, nhân vật. Một cô giáo có may mắn thừa hưởng một chất giọng hay, lời giảng hấp dẫn sẽ tạo cho học sinh hứng thú trong giờ học. Ngoài ra giáo viên phải tôn trọng những khám phá, suy nghĩ của học sinh cho dù những khám phá đó còn có thể vụng về, chưa theo ý muốn của chúng ta, khích lệ học sinh kịp thời bởi đó là những dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt của các em. * Biện pháp 2 : Giáo viên luôn coi trọng yêu cầu thực hành suốt quá trình dạy tập làm văn : Giáo viên cần tránh việc làm thay cho học sinh, giảm bớt những giảng giải dài dòng, cần ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu, tăng thời lượng luyện tập thực hành về lý thuyết từng kiểu bài. Giáo viên cần truyền đạt chính xác, đầy đủ bằng cách : + Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hành trong bài tập làm văn là : Thực hành quan sát thực hành nói, thực hành viết. Ví dụ : Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi thì phải quan sát như thế nào để không nhầm lẫn với một em bé ở độ tuổi khác. Vì những chi tiết kiểu “Lúc bé cười để lộ ra hai cái răng sún” khi mà bé chỉ mới có răng sữa và (bé chạy sà vào lòng mẹ khi mà bé đang chập chững từng bước tập đi). + Quan sát đầy đủ, toàn diện, nắm được cái “hồn” đó là cái dáng vẻ đặc biệt, riêng nhất của người và vật. 9 + Khi làm thể loại văn tả người các em cần chú ý 3 mặt: Hình dáng, tính tình và sự hoạt động. Nếu tả riêng từng mặt thì bài văn sẽ rời rạc, khô, cứng nhắc, đơn điệu. Bởi qua hoạt động sẽ làm toát lên hình dáng, tính tình hoặc qua hình dáng bộc lộ rõ tâm trạng, tính nết của người mình tả. Ví dụ : Phần thân bài của bài văn tả người . a- Tả hình dáng (ngoại hình) một người cần chú ý đến tầm vóc, cách ăn mặc, rồi đến các chi tiết như : Khuôn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt… cách đi đứng, nói, cười… song cần biết lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật để tập trung vào đặc điểm nổi bật, tiểu biểu nhất gây ấn tượng mạnh cho người đọc, có liên quan đến hoạt động, tính tình người được tả. Thông thường dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống của mỗi người ta có thể chọn những nét độc đáo nổi bật. - Khi quan sát một chàng trai Hmông đang cày ruộng. Nhà văn Ma Văn Kháng đã biết lựa chọn những chi tiết gây ấn tượng mạnh như : “ Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, bắp tay bắp chân rắn như gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như trụ đá trời trồng…” (Hạng A Cháng-Sách Tiếng Việt 5 tập 1-trang 119). Đó chính là vẻ đẹp của một thanh niên dân tộc khỏe khoắn, lực lưỡng, trung thực, thẳng thắn. Vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã … thật độc đáo không lẫn với bất cứ một thanh niên người Kinh hay một thanh niên trí thức khác. Hay ở tuần 27: “Ôn tập về tả cây cối”. Nếu muốn tả được cây phượng một cách chân thực, giàu hình ảnh thì học sinh phải được cùng cô đứng bên gốc phượng, sờ tay vào lớp vỏ để có cảm giác về độ xù xì, thô ráp của vỏ cây, vòng tay ôm thân cây, ngửa đầu ước lượng về chiều cao, ngửi được mùi hăng của vỏ cây, nghe tiếng gió thổi xào xạc trong từng tán lá, ngắm rễ, ngắm cành, ngắm sắc đỏ của hoa, ngắm từng chiếc lá rơi lả tả trong gió thu hây hẩy. Hồn nhiên nhìn lũ chim chuyền cành, nhớ lúc ngồi bên gốc phượng ôn bài, nhớ những lúc ngồi chơi dưới gốc phượng cùng bè bạn, cảm giác buồn vu vơ trong tâm trí khi nghĩ đến giờ phút bùi ngùi chia tay thầy cô, bạn bè… mới khai thác hết được các cung bậc tình cảm trong tâm hồn non nớt của các em. Để từ đó dâng tràn một cảm xúc mãnh liệt, một thứ tình cảm 10 gắn bó thiêng liêng được các em thổi hồn vào bài văn. Cây phượng không còn là một cái cây vô tri, vô giác mà bỗng chốc trở thành một người bạn tri kỉ có tâm tính biết chia sẻ buồn, vui… Giáo viên phải tận dụng, khai thác tối đa các giác quan của học sinh khi quan sát như : Thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác … Nhờ những gợi mở và những liên tưởng thú vị học sinh sẽ có nhiều chi tiết nổi bật để tả cảnh hoặc tả người. Giáo viên phải tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như đi tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp ở địa phương, đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trò chuyện với các chiến sĩ quân đội. Từ các hoạt động này giúp học sinh có tác dụng bồi dưỡng thêm những tình cảm, để cảm thụ văn học một cách tự nhiên hơn, cung cấp cho các em vốn sống và cả những chi tiết sống động, thú vị để làm văn. * Biện pháp 3: Giáo viên phải giúp học sinh viết văn có cảm xúc chân thật và viết văn có nghệ thuật : Ở Tiểu học, học sinh chủ yếu học các bài thuộc ngôn ngữ nghệ thuật (Kiểu bài miêu tả, tường thuật, kể chuyện) . Kiểu bài này đòi hỏi người viết phải giàu cảm xúc, tạo được cái “hồn” trong bài viết nhưng phải chân thành, tránh vờ vĩnh, giả tạo. Muốn vậy giáo viên luôn nuôi dưỡng trong các em tâm hồn trong sáng cái nhìn hồn nhiên, cảm xúc chân thực nảy nở, dễ xúc động, hướng tới cái thiện, yêu ghét cái ác, cái xấu … Để luyện viết được bài văn có tính nghệ thuật cao là luyện cho học sinh biết cách vào bài (mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài mở rộng) hấp dẫn người đọc, người nghe ngay từ lúc mới vào bài. Giúp học sinh biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, biết sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong khi tả người, tả cơn mưa, tả tiếng nước chảy, tiếng gió thổi một cách chính xác và linh hoạt. Bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước từ tình yêu những cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Biết khơi nguồn cảm xúc trong các em bằng nhiều cung bậc tình cảm. Không nhất thiết bó buộc trong phân môn tập làm văn mà phải thường xuyên đắp bồi, chắt chiu qua nhiều môn học. Phân môn tập đọc cũng là một 11 phân môn góp vai trò quan trọng trong việc cảm thụ cái hay, cái đẹp qua các thể loại văn của các nhà văn. Ví dụ: Trong tuần 11 khi dạy bài tập đọc: “Chuyện một khu vườn nhỏ” của nhà văn Vân Long ngoài việc giúp học sinh luyện đọc tốt bài văn. Người giáo viên còn cần và rất cần giúp các em biết cảm thụ văn học qua cách hành văn của người viết. Qua hình ảnh đẹp của mảnh vườn nhỏ, hình dung được mảnh vườn trồng rất nhiều hoa, mỗi loài mang một vẻ đẹp riêng rất sống động. Người ông của cô bé rất yêu cây xanh nên rất hiểu tâm tính chúng. Mỗi loài cây được nói đến như một con người có tâm tính: “Cây quỳnh lá dày giữ được nước, không phải tưới nhiều”. Ban đêm hoa quỳnh nở cả khu vườn tràn ngập hương thơm. Cây hoa Ti gôn thì thật đáng yêu, nó nghịch ngợm như một đứa trẻ. Giáo viên kích thích trí tò mò trong các em, giúp các em phát hiện ra sự tinh tế của nhà văn khi khéo léo sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh để thể hiện sự đáng yêu của cây hoa Ti gôn. Cây cối trong khu vườn cùng chung sống quấn quýt bên nhau tạo thành một quần thể sinh vật có sự giao thoa nhau bằng tình cảm như những con người trong một gia đình. Người viết không chỉ khéo léo sử dụng hàng loạt những biện pháp tu từ mà còn táo bạo sử dụng hàng loạt động từ mạnh: “Bật ra, xòe ra…” để miêu tả sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở của cây cối trong vườn. Từ đó các em thấy được ích lợi của cây côí, thiên nhiên xung quanh mình. Mảnh vườn nhỏ đã mang đến cho ngôi nhà Thu một bầu không khí trong lành và một khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Tình yêu thiên nhiên sẽ tự nảy nở và lớn lên trong tâm hồn các em một cách tự nhiên mà không hề gượng gạo, áp đặt. Hình thành, bồi dưỡng cảm xúc đó là thể hiện được tình cảm chân thật của mình trong từng câu, từng đoạn, tình cảm có thể là yêu, ghét chân, thiện mĩ. Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra đoạn văn, bài văn giàu tính nhân văn. Tình cảm này từ đâu? Đó là động cơ các em biết yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị, em của mình. Đó là tình yêu từ mỗi mảnh vườn, từng góc phố, con đường mà hằng ngày các em đi qua. Tình yêu những con gà, con chó, con lợn mà gia đình 12 mình nuôi. Sự yêu quý trân trọng, nâng niu từng quyển sách, cây bút, đồ vật của mình. Biết chia sẻ giúp đỡ người già, em nhỏ, người tàn tật, bạn bè lúc khó khăn. Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên những mạch nguồn cảm xúc trong các em khi viết bài làm bài viết thêm sống động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Giáo viên luôn coi trọng những “đứa con tinh thần” của các em, dù những sản phẩm đó thực sự chưa hoàn hảo như ta mong đợi. Nhưng không có nghĩa là chúng ta dễ dãi đối với cái sai của học sinh. Ví dụ : Khi tả về con đường đến trường có em đã nói lên cảm xúc như sau : “Con đường trơn, nhiều ổ gà, người đi đường than thở. Xe chạy bắn nước tung tóe lên người đi đường làm bẩn hết bồ quần áo đẹp của em. Con đường này thật đáng ghét…”. Đây là cảm xúc dù rất thực của học sinh nhưng giáo viên cần hướng cho các em biểu hiện thái độ tế nhị, kín đáo phù hợp khi diễn đạt, chỉ ra những thiếu sót hướng các em tự sửa chữa. *Biện pháp 4: Tăng cường khuyến khích khi đánh giá bài làm của học sinh : Giáo viên không nên xem suy nghĩ, cảm thụ của mình là khuôn mẫu chuẩn mực để áp đặt vào việc đánh giá học sinh. Luôn khuyến khích học sinh từ những phát hiện, khám phá dù là rất nhỏ từ phía học sinh bằng những nhận xét hết sức lạc quan như : “ Em rất giỏi! Em rất tinh ý khi quan sát được chi tiết này, chi tiết kia, hay “ Một ý kiến thật thú vị”, “Bài văn thật độc đáo” “ Cô rất hài lòng về bài văn của em”… Tuyệt đối không nên trách mắng nặng lời ,chê bai “ Bài tồi thế! Hoặc “ Cô quá thất vọng về em”… Giáo viên khi chấm bài nên nhận xét từng câu, từng đoạn để học sinh hiểu rõ cái sai trong bài viết để khắc phục trong những bài sau, không nên biến tiết trả bài văn thành tiết :” Vạch lá , tìm sâu”, mà không hề động viên các em giống như : V.A. Xukhômlinxki viết : “Nếu đứa trẻ không thấy thành công trong công việc, ngọn lửa ham hiểu biết trong lòng nó sẽ lụi tắt, nó sẽ mất niềm tin vào khả năng của mình” ( Trích trong tác phẩm : Trái tim tôi xin hiến dâng cho trẻ.” 13 Bằng cách này nhiều em kém năng lực đã nảy sinh niềm tin vào khả năng của bản thân để cố gắng hơn. Những nhận xét thiếu tế nhị của thầy cô giáo sẽ phủ bóng mây đen lên tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ, làm cho tâm trạng của các em bị tổn thương dẫn tới cảm giác mặc cảm, xấu hổ nặng nề hơn có thể dẫn đến mức chán học môn văn, muốn bỏ học… * Biện pháp 5: Những yêu cầu cần lưu ý đối với giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn. Trước khi lên lớp cần soạn bài thật kĩ, chuẩn bị hệ thống câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, có tính gợi mở học sinh kích thích sự tịm tòi khám phá ở các em. - Cần bồi đắp, vun bón cho học sinh niềm ham thích môn văn từ ngọn lửa trong trái tim mình. - Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phụ hợp với đặc trưng của từng kiểu bài, phối kết hợp các hoạt động chuyển tiếp nhẹ nhàng bằng những trò chơi, câu đố vui dân gian dí dỏm, vui nhộn, sảng khoái . - Chấm, chữa bài thường xuyên cho học sinh, đánh giá nhận xét một cách khách quan, công bằng giữa các học sinh, khuyến khích, động viên học sinh một cách kịp thời. - Quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, kém trong lớp để các rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ. - Tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trong các em để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp đảm bảo tính vưa sức trong các em. - Phải quan tâm đồng đều tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. * Biện pháp 6: Những yêu cầu cần lưu ý đối với học sinh khi học phân môn Tập làm văn - Phải đọc kĩ đề trước khi làm bài, cần xác định rõ thể loại, yêu cầu của đề bài. - Lập dàn bài chi tiết, dựa vào dàn bài chi tiết để làm bài. 14 - Quan sát kĩ đối tượng trước khi làm bài, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Cần có thái độ học tập nghiêm túc tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. - Không được chép văn mẫu khi làm bài, văn mẫu chỉ mang tính tham khảo. Được phép tận dụng tham khảo ý kiến của bố mẹ, anh, chị, bạn bè. - Tích cực luyện nói lưu loát trong các tiết làm văn miệng, tiếp thu ý kiến, có sự động viên từ phía bạn bè. Xây dựng thói quen thích đọc sách, sưu tầm những câu văn hay, bài văn hay để tham khảo… 2. Thực hiện: 2.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài văn (qua quan sát, tìm ýlập dàn bài chi tiết ). Xây dựng nội dung bài văn là bước khởi đầu giúp học sinh biết làm bài văn tốt. Nếu nội dung đầy đủ, phong phú thì bài văn sẽ hay và sinh động. Làm văn cũng giống như dựng môt ngôi nhà: Trước hết phải đủ vật liệu cần thiết . Muốn thực hiện tốt vấn đề này, tôi thực hiện trong tiết “Quan sát, tìm ý-lập dàn bài chi tiết.” Thông thường một bài văn có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Xác định đề là một khâu vô cùng quan trọng, bởi giúp học sinh tránh lạc đề, xa rời nội dung, không thực tế, bài viết sẽ mông lung, không đạt yêu cầu. Tìm hiểu đề : Học sinh cần đọc kĩ đề rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề trọng tâm của đề bài. Ví dụ : Đề bài thuộc thể loại gì ? (Miêu tả ? tường thuật ? hay viết thư ?) Đối tượng phải nói đến là gì ?(Tả người nào ? Cảnh nào ? Tường thuật thì thuật chuyện gì ? Viết thư cho ai ? Viết về vấn đề gì ?) Trọng tâm yêu cầu ở điểm nào ? ( Tả người thỉ tả hình dáng, tính tình là chính? Hay tả hoạt động là chính ? Tả cảnh sinh hoạt thì hoạt động của những ai là cần thiết ? Viết thư thì chủ yếu là báo tin, thăm hỏi hay kể chuyện ?) 15 Vậy, nếu giúp học sinh xác định được yêu cầu đề, huy động được vốn từ để tìm ý, xây dựng nên một dàn bài chi tiết đưa vào các dàn bài chung của từng thể loại thì tôi dùng một loạt những câu hỏi gợi mở (Chú ý lời nói phải diễn cảm, tạo sự thu hút học sinh) để giúp các em tìm được nhiều ý, xây dựng nên một nội dung phong phú cho bài văn như sau : Ví dụ : “ Tả ngôi trường em trong giờ ra chơi”. Phần thân bài gồm có những cảnh : a) Cảnh bao quát của ngôi trường, b) Tả chi tiết các cảnh của ngôi trường (Chi tiết làm nổi bật nhất sự nhộn nhịp của ngôi trường trong giờ ra chơi đó là hoạt động trên sân trường). Khi học sinh nêu được hai cảnh chính này tôi cho nhiều em nhắc lại để nhớ và hỏi tiếp : “Cảnh nào là trọng tâm”? Sau đó tôi hướng dẫn cho các em tìm ý cho từng cảnh (Chú ý cảnh trọng tâm). + Cảnh nơi diễn ra các trò chơi : (sân trường, ánh nắng, chim chóc, bầu trời, âm thanh, tiếng nói, tiếng cười, tiếng gió thổi, tiếng chân chạy…). 2.2. Hướng dẫn học sinh tập diễn đạt bài văn có nghệ thuật : Muốn học sinh biết cách diễn đạt bài văn một cách sinh động có nghệ thuật. Thông thường khi thực hiện biện pháp này tôi trau dồi các em trong tiết văn miệng. Qua tiết học này sẽ được thể hiện cách diễn đạt, được học tập ở các bạn cách làm mở bài, kết bài, cả bài văn và tập vận dụng một số biện pháp nghệ thuật dùng từ, đặt câu vào trong mỗi bài văn. a) Luyện cách mở bài : Mở bài là phần thứ nhất của bài văn nhằm mục đích giới thiệu đối tượng sẽ nói trong phần thân bài vì vậy các em có thể mở bài bằng nhiều cách, tùy đối tượng và cảm hứng của mỗi em, giáo viên không gò bó, áp đặt, có thể mở bài gián tiếp, hoặc trực tiếp bằng một câu hay một đoạn văn nhưng không được phép tách rời nội dung đã xây dựng trước. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý. 16 Ví dụ : “ Tả một người thân trong gia đình : Ông, bà, cha, mẹ, anh chị, em.”Nhiều em chọn tả về ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại tùy ý thích của các em. Mở bài bằng cách giới thiệu : Theo cách này các em trực tiếp đề cập đến đối tượng. Tôi hướng dẫn các em như sau : * Có em đi thẳng vào đề “Trong gia đình em có một người mà em rất mực yêu quý đó là bà nội của em.” Mở bài trên chỉ bằng một câu nhưng đầy đủ ý. *Mở bài bằng cách nêu lý do : Với cách này giúp học sinh nêu rõ nguyên nhân, dịp nào đó mà ta bắt gặp đối tượng. Ví dụ 1: “ Nhân dịp nghỉ hè mẹ cho em về que thăm ngoại, hình ảnh ngoại vẫn ngày ngày bên em cứ in sâu vào mãi tâm trí em”. Ví dụ 2 : Có em mở bài rất dài nhưng rất sinh động : Gây ấn tượng cho người đọc : “Ầu ơ ! Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập gềnh khó đi…” Tiếng ru êm dịu vang lên từ trong căn nhà đầu xóm, tiếng ru bay xa lan vào mây chiều. Biết ngay là tiếng ru của bà Tư đang ru cu Tí. Em vội chạy vội vào thăm bà. Bà đang ôm Cu Tí, nằm trên võng, tay vỗ nhè nhẹ vào mông ru nó ngủ. Em khẽ khàng ngồi xuống bên cạnh bà. Bà xoa nhẹ lên đầu em: “ Cháu đi học về rồi ư !” *Mở bài bằng sự bất chợt : Tức là bất ngờ dùng một âm thanh, một tiếng động nào đó khiến người đọc phải chú ý đến đối tượng. Ví dụ : “A! Bà lên! Bà lên ! Tiếng cu Bi reo to ngoài ngõ làm em giật bắn mình nhìn ra, thì ra nội em tù quê lên thăm chúng em! *Mở bài bằng một đoạn văn miêu tả : Tôi hướng dẫn học sinh sử dụng một đoạn văn, đoạn này có thể miêu tả một phong cảnh, một dáng điệu, một tâm trạng, một cảm xúc rồi từ đó mới đề cập đến đối tượng. Ví dụ 1 : Tả hình dáng, tính tình bà em. 17 Có em mở bài chân thành và xúc động : “ Thời thơ ấu của em đã trôi qua êm đềm ở chốn làng quê thanh bình trong sự yêu thương, đùm bọc của người thân xung quanh. Bây giờ, tuy đã theo bố mẹ vào Nam nhưng em vẫn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, ở đó có bà, người đã ru em vào những giấc ngủ tuổi thơ.” Ví dụ 2 : Đề : Tả cảnh đẹp của địa phương em . “ Người ta yêu quê hương bằng tiếng ru của mẹ, bằng cầu tre nhỏ, bằng hoa cau rụng trắng những đêm hè, bằng đêm trăng tỏ. Riêng em yêu phố núi quê hương em bằng những ngọn núi nhấp nhô ôm ấp mây chiều, bằng những âm thanh của những dòng thác hùng vĩ. Đó là thác Ialy, ngày đêm thác réo tạo ra những dòng điện sáng đi các ngả buôn làng. b) Luyện phần thân bài : Phần thân bài là phần thứ hai của bài văn. Đây là phần quan trọng và là phần chính của bài văn. Sẽ làm nổi rõ đối tượng đã giới thiệu ở phần mở bài.(Tôi đã nêu ở phần xây dựng nội dung). Trong phần này tôi giúp học sinh những ý tưởng viết ra chân thật đúng với những điểu mình thấy và cảm nhận từ đối tượng. Học sinh phải chọn chi tiết tiêu biểu thì bài văn mới hay, tránh sự khuôn sáo, máy móc. Ví dụ : Tả hình dáng mẹ đi xa về thì phải đúng chi tiết : “ Mồ hôi lấm tấm, mặt đỏ bừng vì nắng gắt vv.” Tả người mẹ đảm đang thì : Tay ram ráp (vì làm nhiều việc), các ngón tay gầy gầy .. Tôi hướng dẫn học sinh không viết mông lung, lạc đề, tả hình dáng cô giáo thì những nét trọng tâm là những nét đặc sắc về hình đang không tả kĩ chiếc giỏ xách của cô hằng ngày … Khi đã có dàn bài chi tiết đầy đủ rồi tôi hướng dẫn học sinh dựa vào đó diễn đạt ý thành câu đúng ngữ pháp. Sau đó trau chuốt lại bằng cách sử dụng các biện 18 pháp tu từ (So sánh, nhân hóa…) sử dụng các chi tiết cụ thể, các từ tượng hình, tượng thanh để câu văn sinh động hấp dẫn hơn. Ví dụ : Tả hình dáng, tính tình cô giáo em . Tôi hướng dẫn các em lập dàn bài chi tiết cho thân bài như sau : Tổng quát - Hình dáng tổng quát - Các nét tiêu biểu - Tính tình Chi tiết - Tuổi, cao, thấp - Mặt tròn, trái xoan, tóc đen, nâu, ngắn dài v.v… - Giản dị, nghiêm khắc, hiền lành v v… Dựa vào dàn ý tôi hướng dẫn học sinh diễn đạt thành những câu đúng ngữ pháp rồi tìm những từ ngữ, hình ảnh đẹp để nâng cao thành những câu văn hay . Ví dụ : Một học sinh nêu :“ Cô em năm nay độ chừng 24 tuổi, người dong dỏng cao. Mặt cô tròn và trắng. Tóc cô đen và dày. Tính tình cô rất giản dị, hiền lành .” + Giáo viên hỏi : Bạn nói đã đủ ý, bạn nào có cách diễn đạt hay hơn, có tính nghệ thuật hơn ? + Học sinh khác nêu: Cô em độ 24 tuổi, trẻ như một giáo sinh mới ra trường, người dong dỏng cao, mặt cô hơi tròn và trắng nên trông cô rất phúc hậu. Chính nhờ nước da trắng ấy càng tôn thêm vẻ đẹp cho mái tóc dài, thướt tha đen nhánh của cô. Hàng ngày đến lớp, các thường mặc chiếc áo dài trắng giản dị. Ít khi cô nổi giận với chúng em lắm. Mỗi lúc chúng em làm bài sai. Cô thường mỉm cười tha thứ và chỉ dẫn cặn kẽ từng ly từng tí cho từng đứa tụi em. Về thân bài : Tôi hướng dẫn học sinh chia nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý, bài văn sẽ rõ ràng mạch lạc hơn ( Ví dụ tôi đã nêu ở phần 1 “Xây dựng nội dung bài”. c) Luyện phần kết bài : Trong bài văn, các em có thể có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài, các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay hơn: 19 Nhiều em chỉ liệt kê sự việc diễn ra, hoặc những đặc điểm ngoại hình cảm xúc, chẳng hạn : Khi tả hình dáng, tính tình của cô giáo đã dạy em. Một vài em đã nêu kết bài : “ Cô nhìn chúng em bằng cái nhìn da diết rồi nói : Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là chúng ta xa nhau. Bầy chim non sẽ bay đi. Các em có nhớ cô không? Cả lớp đồng thanh đáp: “Chúng em sẽ không bao giờ quên cô. Chúng em sẽ nhớ cô mãi mãi.” Với kết luận này, cảm xúc được biểu hiện kín đáo, có sự liên hệ về tình cảm của mình đối với cô giáo dù có sự cách trở về thời gian, không gian thì tình cảm yêu quý, kính trọng đo sẽ theo em mãi trong cuộc đời. Thật là cảm động phải không các bạn ? Cứ như vậy tôi khơi dậy mạch cảm xúc trong các em. Sau đó tôi sẽ giúp các em luyện nói phần kết bài của mình trước lớp. Mỗi em mỗi cách, tôi gợi mở cho các em thấy cách nào hay, chính vì vậy đã có những kết bài rất sáng tạo mang tính biểu cảm cao. *Kết bài bằng cách nêu cảm tưởng suy nghĩ : Tôi chỉ rõ cho học sinh thấy đây là cách nêu trực tiếp cảm tường, suy nghĩ thực sự của mình đối với đối tượng đã đề cập ở phần thân bài . Ví dụ : Bà ơi ! Bà là tất cả trên đời, lúc nào cháu cũng kính yêu bà ! *Kết bài bằng cách nêu hành vi của nhân vật : Vì tình cảm con người thường được thể hiện qua cử chỉ do đó tôi hướng dẫn các em có thể thuật hành vi nhân vật làm kết luận. Ví dụ : “Bà lên xe rồi, xe chạy đã khá xa nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi lặng lẽ đếm từng bước giữa sân ga, thẫn thờ như người mất hồn.” * Kết bài bằng cách nêu lời nói của nhân vật : Vì lời nói cũng bộc lộ tình cảm như hành vi cho nên tôi hướng dẫn các em có thể dùng lời nói của nhân vật để kết luận. Ví dụ : “ Tôi ngồi nép đầu vào ngực bà : - Bà ơi! Bà ở lại với chúng cháu, bà đừng về quê nữa nghe! Cháu nhớ bà lắm .” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng