Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

.DOC
25
238
120

Mô tả:

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phạm vi nghiên cứu 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Thuận lợi 6 2.2. Khó khăn 7 3. Các biện pháp 7 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng vận động tinh của trẻ 7 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung lành 8 mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ chơi 11 trò chơi dân gian phù hợp với từng trò chơi. 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường khai thác, sử dụng hợp lý những bài 13 đồng dao, bài hát, câu chuyện phù hợp với từng trò chơi. 3.5. Biện pháp 5: Sử dụng luật chơi, cách chơi để điều khiển trẻ 13 thực hiện đúng KNVĐT 3.6. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi các TCDG 16 trong lớp và ngoài lớp hợp lý 3.7. Biện pháp 7: Lựa chọn trò chơi, đề xuất nội dung chơi theo sự 18 hứng thú của trẻ 4. Kết quả 20 5. Bài học kinh nghiệm 21 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Kiến nghị 22 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO… 24 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian ĐC KNVĐT MĐ MG MN TC MC TC TCDG Đối chứng Kỹ năng vận động tinh Mức độ Mẫu giáo Mầm non Tiêu chí Minh chứng Trò chơi Trò chơi dân gian 2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì vận động là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh: Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao sức để kháng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường. Rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền vững hơn trong cơ thể, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” vì thế chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Đó cũng chính là sự đầu tư lâu dài và ngay từ đầu tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế xã hội tương lai. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ mà chúng ta không thể không nhấn mạnh là nhiệm vụ giáo dục thể chất. Bởi lẽ trẻ khoẻ mạnh, thể chất tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Vận động tinh thể hiện ở khả năng vận động ở các cơ nhỏ và chủ yếu là sự phối hợp giữa tay và mắt. Vận động tinh giúp cho việc điều khiển và kiểm soát bàn tay cũng như ngón tay ngày càng tiến bộ. Qua đó, một số kỹ năng cơ bản như: Cầm bút vẽ, viết, cầm kéo cắt giấy, cầm các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống ngày càng khéo léo hơn. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, việc rèn luyện vận động tinh cho trẻ là tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ bước vào bậc học phổ thông. Để giải quyết nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, chúng ta có thể sử dụng dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau như: Trong tiết học, trong các giờ thể dục, hoạt động vui chơi... Tuy nhiên, việc sử dụng các trò chơi dân gian (TCDG) để rèn luyện kỹ năng vận động tinh ( KNVĐT) cũng là một trong những phương tiện quan trọng. Khi tham gia vào trò chơi dân gian, trẻ sẽ được rèn luyện các vận động tinh tế một 3 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian cách tự nhiên, hứng thú mà không bị gò bó, ép buộc do sự hấp dẫn, lôi cuốn của nội dung chơi và sự dễ hiểu của luật chơi. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của các trò chơi hiện đại lôi cuốn trẻ thì các TCDG ngày càng trở lên vắng bóng trong các cuộc chơi của trẻ. Mặc dù, trong những chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và thực tế tại các trường mầm non cũng đã đưa ra một số TCDG song số lượng vẫn còn ít và thường sử dụng một số trò chơi quen thuộc. Hiện nay, vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ trong trường mần non là một vấn đề bức thiết, đóng vai trò rất quan trọng, nó rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sự khéo léo, sự tự tin và khả năng tự lập cho trẻ, góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các trò chơi dân gian, giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát, khéo léo trong mọi hoạt động, giúp nâng cao sức đề kháng với bệnh tật Các giáo viên đã chú trọng rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ xong còn chưa đạt hiệu quả cao vì chưa có các biện pháp rèn luyện và gây hứng thú phù hợp để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Vì vậy, tôi nhận thấy việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ thông qua TCDG là một đề tài chưa được nghiên cứu sâu. Với những lý do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian” nhằm góp phần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Phát triển vận động” của cấp học Mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2013- 2016. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và phổ biến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Một số vấn đề lý luận của việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo 4- 5 tuổi. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ Mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. Các giải pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ Mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. 4 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 5. Phạm vi nghiên cứu Trẻ Mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. B. GIAỈ QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Kỹ năng vận động tinh: Là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay Trò chơi dân gian: Có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt Nam đến khắp năm châu. Nâng cao phát triển rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ là một trong những mục đích lâu dài, cơ bản của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ chính là đẩy mạnh hơn việc cho toàn bộ trẻ tham gia vận động đa dạng, toàn diện và đều đặn, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe trẻ, trong đó có chú ý đến cảm xúc của trẻ, tức là phải lắng nghe, chia sẻ, đánh giá khả năng của trẻ để phân nhóm trẻ và sắp xếp mức độ vận động phù hợp với trẻ. Nâng cao phát triển rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ là những vận động thể hiện ở khả năng vận động của các cơ nhỏ và chủ yếu là sự phối hợp giữa thị giác và vận đông (phối hợp giữa mắt và tay). Đối với trẻ 4- 5 tuổi thì một số kỹ năng sau là khá quan trọng: Kỹ năng quay cổ tay, ngón tay, kỹ năng co duỗi các ngón tay, kỹ năng bật ngón tay. Qua vận động rèn luyện tính trung thực , tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sự khéo léo, sự tự tin và khả năng tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. Nâng cao phát triển rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mầm non tức là góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các trò chơi dân gian, giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát, khéo léo 5 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian trong mọi hoạt động, giúp nâng cao sức đề kháng với bệnh tật và khả năng thích ứng với thời tiết, giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối về hình thái và các chức năng của cơ thể trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi là giai đoạn bắt đầu phát triển vượt trội, với tính cách bướng bỉnh. Trẻ luôn tò mò, ham chơi, thích tự làm việc. Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy, việc tạo cơ hội cho trẻ 4-5 tuổi được rèn luyện kỹ năng vận động tinh là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Trường mầm non tôi đang công tác là một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên trường mầm non chúng tôi đã được đầu tư cơ sở vật chất rất khang trang, phòng học rộng, được sơn sửa màu sắc đẹp, đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng đồ chơi của trẻ phong phú, hiện đại, giúp trẻ không những chơi mà còn học qua những đồ chơi đó. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm sạch đẹp, thân thiện, sân chơi rộng rãi. Trường có đầy đủ đồ dùng đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Các trang thiết bị thực hiện công tác giáo dục trẻ của trường cũng được đầu tư đầy đủ, phong phú. Năm học này nhà trường có 14 lớp với hơn 800 trẻ đến trường học. Năm học 2015-2016, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B2 (4-5 tuổi), lớp tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ ban giám hiệu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến. Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, tôi cùng các giáo viên trong lớp luôn ham học hỏi, yêu nghề, mến trẻ, luôn cố gắng hơn nữa nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên trong lớp có nhiều kinh nghiệm xây dựng và tổ chức các hoạt động, tạo nhiều hoạt động mới giúp trẻ tăng cường kích thích sự tò mò, hứng khởi của trẻ. Ban phụ huynh lớp cũng luôn ủng hộ, phối hợp cùng các giáo viên trong lớp để tích cực chuẩn bị đồ dùng học liệu cho hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Lớp Mẫu giáo nhỡ B2 có tổng số 59 cháu, trong đó có 22 cháu gái và 37 cháu trai. Với tình hình thực trạng như trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1. Thuận lợi Trường đạt chuẩn quốc gia nên được sự quan tâm về mọi mặt của các cấp lãnh đạo đặc biệt là của Phòng Giáo Dục và Đào tạo. Việc rèn luyện các 6 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian KNVĐT cho trẻ trong chương trình này được tích hơp trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Các TCDG trong chương trình vẫn xây dựng dựa trên cơ sở của chương trình cải cách song có phần phong phú hơn và tuỳ theo từng chủ đề mà giáo viên có thể chọn lựa các TCDG cho phù hợp để rèn luyện KNVĐT nói riêng và để rèn luyện, phát triển toàn diện cho trẻ nói chung. Chương trình này đã chú trọng đến sự sáng tạo của giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi có tính mở để kích thích trẻ tích cực tham gia vào trò chơi. Các giáo viên đều đạt trình độ chuẩn, vững về chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, yêu nghề mến trẻ. Giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi để đưa ra các biện pháp chăm sóc- giáo dục trẻ có hiệu quả nhất. 2.2. Khó khăn Nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng vận động tinh nên nếu không được rèn luyện trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động vui chơi và học tập đặc biệt là khi trẻ bước vào các lớp lớn hơn. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của các trò chơi hiện đại lôi cuốn trẻ thì các TCDG ngày càng trở lên vắng bóng trong các cuộc chơi của trẻ. Vì thế ngoài những TCDG mà giáo viên tổ chức cho trẻ chơi ở lớp thì hầu như về nhà rất nhiều trẻ không hứng thú chơi các TCDG. Giáo viên chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc tổ chức rèn luyện KNVĐT thông qua trò chơi dân gian Một số phụ huynh cũng có quan tâm tới việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ nhưng đa số các phụ huynh nghĩ là nên rèn luyện nhiều qua hoạt động vẽ chứ thông qua TCDG thì không rèn luyện được nhiều cho trẻ. 3. Các biện pháp thực hiện Từ thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ thông qua TGDG, để đạt được những hiệu quả tốt nhất, khi rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng vận động tinh của trẻ Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát vận động tinh của trẻ để dễ đưa ra các giải pháp. Vận động tinh là những vận động thể hiện ở khả năng vận động của các cơ nhỏ và chủ yếu là sự phối hợp giữa thị giác và vận đông (phối hợp giữa mắt và tay). Đối với trẻ 4- 5 tuổi thì một số kỹ năng sau là khá quan trọng: - Kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay, quay cổ tay, ngón tay 7 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian - Kỹ năng gập, mở các ngón tay - Kỹ năng bật ngón tay Tôi tiến hành khảo sát trên 59 trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B2 ( 4-5 tuổi ) để căn cứ vào khả năng của trẻ lựa chọn những biện pháp phù hợp. Kết quả đầu năm như sau: Đầu năm Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ STT Mức độ Tốt (%) (%) (%) Kỹ năng 1 Kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay, 9 15,2% 12 20,3% 38 64,5% quay cổ tay, ngón tay 2 Kỹ năng gập, mở 11 18,6% 15 25,4% 33 56% các ngón tay 3 Kỹ năng bật ngón 11 18,6% 13 22% 35 59,4% tay Bảng số liệu trên cho thấy đa số trẻ chưa có nhiều kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay, quay cổ tay, ngón tay; Kỹ năng gập, mở các ngón tay; Kỹ năng bật ngón tay; Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày; Cắt thành thạo theo đường thẳng. Chính vì thế, khi tham gia vào các trò chơi dân gian và các hoạt động về các ngón tay, có rất ít trẻ biết cách chơi và chơi một cách sáng tạo với các nguyên vật liệu cô đưa ra. Đa số trẻ chỉ biết lựa chọn các nguyên liệu và đồ dùng chơi một cách ngẫu nhiên hoặc bắt chước theo bạn mà chưa có sự định hướng trước về quá trình chơi như thế nào. Do vậy, vai trò của giáo viên là rất quan trọng trong việc giúp cho trẻ phát triển và rèn luyện các kỹ năng vận động tinh thông qua các trò chơi dân gian. 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ Việc lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích rèn KNVĐT cho trẻ sẽ kích thích được hứng thú của trẻ khi tham gia vào trò chơi, giúp cho giáo viên chủ động hơn trong quá trình thực hiện mục đích, nhiệm vụ rèn luyện KNVĐT cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên có thể loại bỏ đi một số trò chơi không phù hợp với trẻ em, chứa đựng những hình 8 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian ảnh và lời văn thô kệch, đa dạng hoá các loại TCDG trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm phục vụ tốt hơn mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ. Những trò chơi dân gian có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích rèn luyện KNVĐT góp phần phát huy ở trẻ tính tích cực vận động giúp trẻ được rèn luyện các KNVĐT một cách đúng đắn, khoa học. Như vậy quá trình hình thành KNVĐT cho trẻ sẽ đạt được hiểu quả cao hơn. Khi thực hiện biện pháp này, giáo viên căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, trạng thái sức khoẻ, vốn kỹ năng vận động của trẻ cũng như điều kiện của địa phương, trường lớp để lựa chọn các trò chơi phù hợp. Giáo viên cần ưu tiên lựa chọn những trò chơi nào đáp ứng được mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ Lựa chọn trò chơi cần lưu ý đến tính hệ thống, các trò chơi cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển thể chất của trẻ. Lựa chọn, tổ chức trò chơi dân gian phải lưu ý thời gian trong ngày. Vào buổi sáng nên chọn những trò chơi có vận động tích cực như trò chơi “Ném vòng cổ chai” còn vào buổi chiều, nên chọn những trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi tích cực như trò chơi “Ô ăn quan, đánh gẩy, cắp cua”. Ảnh: Trẻ chơi cắp cua bỏ giỏ Chọn trò chơi còn phụ thuộc vào chỗ chơi. Những nơi nào có diện tích rộng thì mới nên lựa chọn những trò chơi cho nhiều trẻ tham gia, còn nếu những nơi có diện tích hẹp như trong lớp học thì tổ chức phân chia lớp thành các nhóm nhỏ có số lượng khác nhau để chơi. 9 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Thông qua TCDG trẻ được rèn luyện các KNVĐT một cách nhẹ nhàng, hứng thú mà không bị gò bó ép buộc do sự hấp dẫn, lôi cuốn của nội dung chơi và sự dễ hiểu của luật chơi. Kho tàng TCDG của Viêt Nam vô cùng phong phú và đồ sộ. Tuy nhiên không phải bất cứ trò chơi nào cũng có thể đáp ứng được mục đích rèn luyện các KNVĐT cho trẻ. + Các TCDG sáng tạo giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp giữa các ngón tay một cách linh hoạt, mềm dẻo như: Xếp lá dứa thành cái chong chóng, cái đồng hồ, thắt lưng da, cái nhẫn, xếp lá đa thành con trâu, xé lá dừa xếp thành con cào cào hay dùng những cọng rơm tết thành hình người. + Ngoài ra một số TCDG còn rèn luyện các kỹ năng quay cổ tay, ngón tay như trò chơi “Ném vòng cổ chai”, “Đánh móc”. + Một số trò chơi dân gian có tác dụng rèn luyện kỹ năng búng, bật ngón tay như: “Gẩy chun”, “Đánh gẩy”, “Chơi bi”. + Bên cạnh các trò chơi rèn luyện trí thông minh, khả năng tính toán thông qua đó cũng giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng co duỗi các ngón tay như: “Ô ăn quan”, “Cờ gánh”, “Cờ lúa ngô”, “Cờ đi đường”. Ảnh: Trẻ chơi ô ăn quan + Một số TCDG đòi hỏi phải có sự phối hơp linh hoạt giữa mắt và tay như trò: “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Ném còn”, “Ném vòng cổ chai”, “Đánh phết”, “Kim kỉm kìm kim”. 10 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Trò chơi: Ném vòng cổ trai + Những trò chơi dân gian giúp cho trẻ rèn luyện kỹ năng xoè nắm bàn tay như : “Chi chi chành chành”, “Oẳn tù tì”, “Tập tầm vông”. + Các trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đan các ngón tay vào nhau như: “Cắp cua”, “Xin lửa”. Trên đây tôi chỉ xin kể một số TCDG tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các KNVĐT cho trẻ nhỏ. Nhìn chung mỗi TCDG có tác dụng khác nhau trong việc rèn luyện các KNVĐT cho trẻ. Tuy nhiên giáo viên cần nhận thức được rõ vai trò của từng trò chơi đối với việc rèn luyện các KNVĐT cho trẻ. Đồng thời các giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo tuỳ theo trình độ và khả năng của từng trẻ, luật chơi, cách chơi, đồ chơi mà có thể thay đổi làm cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú cho trẻ. Điều đó góp phần tạo hiệu quả cao trong việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ nói chung và cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng. Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên giáo viên là người chủ động xây dựng chương trình để dạy trẻ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn trong 150 TCDG mà tôi sưu tầm được để tìm ra những TCDG phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng vận động của trẻ, đồng thời đáp ứng được mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ. Trong số đó, tôi lựa chọn 3 TCDG để tiến hành thực nghiệm (TN) trên trẻ: Trò chơi “Ném vòng cổ chai” – Rèn luyện kỹ năng quay cổ tay, ngón tay Trò chơi “Làm sản phẩm từ các loại lá cây” – Rèn kỹ năng co duỗi các ngón tay. 11 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Trò chơi “Đánh gẩy” – Rèn luyện kỹ năng bật ngón tay. 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ chơi trò chơi dân gian phù hợp với từng trò chơi. Việc sử dụng đồ chơi và trang phục phù hợp với trò chơi để tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi một cách tích cực, say mê và tự nguyện. Và như vậy việc tổ chức các trò chơi vận động đơn giản với mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Những đồ chơi hấp dẫn được sử dụng sẽ tạo động lực để thu hút trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian bởi đối với trẻ em lứa tuổi mầm giáo, những đồ chơi đẹp đẽ luôn lôi cuốn hấp dẫn trẻ khiến cho trẻ thích thú hơn, tự tin hơn và mạnh dạn hơn trong quá trình tham gia vào trò chơi. Chẳng hạn trong trò chơi “ Đánh gẩy” việc sử dụng những viên đá, viên sỏi nhiều màu sắc hấp dẫn sẽ giúp trẻ thích thú gẩy những viên màu đó chạm vào nhau.Như vậy việc sử dụng đồ chơi hấp dẫn không những làm cho trẻ thích thú tham gia vào trò chơi mà còn khiến trẻ mong muốn thực hiện KNVĐT một cách chính xác hơn để không bị loại ra khỏi cuộc chơi. Các đồ chơi được sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu về mặt giáo dục, thẩm mỹ và vệ sinh an toàn. Yêu cầu về giáo dục: Các đồ chơi được sử dụng phải có những ảnh hưởng tốt đến cơ thể trẻ và đáp ứng được những mục đích nhất định trong việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần hết sức linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các đồ chơi phù hợp với nội dung trò chơi, phù hợp với các kỹ năng vận động tinh cần rèn luyện. Yêu cầu về mặt thẩm mỹ: Các đồ chơi kích thước phải đa dạng cân đối, màu sắc hấp dẫn phù hợp với sở thích của trẻ. Đặc biệt giáo viên cần tích cực tìm kiếm những đồ chơi rất phổ biến dễ tìm trong thiên nhiên ví như các loại lá có hình dạng, màu sắc khác nhau để giúp trẻ phát huy được sáng tạo của mình trong việc sử dụng chúng làm các sản phẩm. Ví dụ: Trò chơi “Ném vòng cổ chai” chuẩn bị những chiếc vòng có màu sắc, dây màu xanh, đỏ buộc vào thắt lưng cho trẻ để phân biệt 2 đội chơi. Trò chơi “Làm đồ chơi từ các loại lá”: sử dụng nhiều loại lá có hình dạng, kích thước khác nhau như lá dứa gai, lá mít, lá tre, lá đa, lá cau, lá dừa…. Hay như trò chơi “ Đánh gẩy” lựa chọn những nguyên liệu cho có màu sắc đa dạng, hấp dẫn, kích thước khác nhau. 12 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Yêu cầu về vệ sinh, an toàn: Các đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không gây độc hại, dị ứng, kích thích, trọng lượng phù hợp với tầm vóc trẻ, đảm bảo độ an toàn cao. Trò chơi: “Làm đồ chơi từ các loại lá cây” 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường khai thác, sử dụng hợp lý những bài đồng dao, bài hát, câu chuyện phù hợp với từng trò chơi. Việc sử dụng những bài đồng dao, bài hát, câu chuyện có liên quan đến trò chơi một cách phù hợp giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vận động, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt khi vận động thay đổi. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ. Trong quá trình rèn luyện KNVĐT cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian, việc sử dụng những bài đồng dao, bài hát, câu chuyện chính là một biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vận động. Những lời đồng dao, bài hát luôn tạo không khí sôi động, nhộn nhịp và hấp dẫn hơn trong mỗi trò chơi, đồng thời giúp trẻ thực hiện những kỹ năng vận động cơ bản cũng như phối hợp vận động một cách nhịp nhàng. Những câu chuyện có nội dung hấp dẫn sẽ tăng thêm ở trẻ lòng ham muốn được tham gia chơi và được thể hiện mình trước các bạn, khiến trẻ chú ý hơn đến việc hoàn thành tốt các động tác vận động của mình. Từ đó trẻ thực hiện vận động một cách tích cực, hứng thú và hoàn toàn tự nguyện, phối hợp các động tác của nhiệm vụ vận động một cách chính xác hơn, phản xạ cũng trở nên linh hoạt. 13 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Khi cho trẻ chơi các trò chơi vận động dân gian có lời đồng dao giáo viên cần dạy trẻ thuộc lời đồng dao để khi trẻ chơi không còn bỡ ngỡ. Hay hát một bài hát để tạo không khí sôi nổi, hứng thú để bước vào trò chơi. Khi hướng dẫn một trò chơi cho trẻ, giáo viên cũng có thể bắt đầu bằng một câu chuyện có liên quan đến nội dung của trò chơi nhằm khơi dậy ở trẻ biểu tượng về những nhân vật sẽ xuất hiện trong trò chơi. Điều đó kích thích ở trẻ lòng say mê và hứng thú khi hoá thân vào các nhân vật của trò chơi và tham gia chơi một cách tích cực và đây là cơ hội rất thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện mục đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ. Ví dụ: Trước khi vào trò chơi “Ném vòng cổ chai” chúng tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện về một vị vua đã tổ chức một cuộc thi để chọn ra người có đôi bàn tay khéo léo nhất để hướng trẻ hoá thân vào cùng người dân ở nước đó tham gia cuộc thi để giành được phần thưởng. Hay trước khi cho trẻ chơi trò chơi “Làm đồ chơi từ các loại lá”, chúng tôi cho trẻ hát bài hát “Lá xanh” để tạo hứng thú dẫn dắt trẻ vào trò chơi. 3.5. Biện pháp 5: Sử dụng luật chơi, cách chơi để điều khiển trẻ thực hiện đúng KNVĐT Việc giáo viên biết tận dụng tối đa luật chơi trong mỗi TCDG sẽ giúp cho trẻ thực hiện các KNVĐT một cách chính xác và tự giác hơn, bởi lẽ nếu trẻ không thực hiện đúng những KNVĐT xuất hiện trong trò chơi thì có nghĩa là trẻ đã vi phạm luật chơi và sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc bị phạt. Chính những luật chơi được quy định trong mỗi trò chơi dân gian sẽ dần hình thành ở trẻ ý thức cần phải thực hiện cho đúng những KNVĐT, nếu không trẻ dễ dàng vi phạm luật chơi. Theo đó, những KNVĐT ở trẻ sẽ ngày càng được củng cố, rèn luyện và được chính xác hoá. Trước hết, giáo viên cần nắm vững toàn bộ “linh hồn” của mỗi TCDG, từ nội dung chơi, luật chơi, đặc điểm cho đến ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Trên cơ sở đó, giáo viên cần giới thiệu và giải thích trò chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu về cách chơi, luật chơi và những yêu cầu cần thiết khác bắt buộc trẻ phải tuân theo trong quá trình chơi. Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, khi được giáo viên tổ chức trò chơi, trẻ thường muốn được tập chơi ngay chứ không thích nghe giải thích dài dòng. Vì vậy, giáo viên cần cố gắng nói ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ nắm vững luật chơi, cách chơi. Đặc biệt đối với những trò chơi phức tạp, giáo viên có thể giới thiệu luật chơi theo từng phần để trẻ làm quen sau đó mới chuyển sang những phần chơi khác. Nếu có 14 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian những kỹ năng vận động mới lạ xuất hiện trong trò chơi giáo viên cần phải rèn luyện trước cho trẻ trong giờ thể dục. Tuy nhiên, đối với những trò chơi trẻ đã hiểu quy tắc chơi thì sau khi giáo viên giới thiệu tên trò chơi có thể để trẻ tự nói lên luật chơi hoặc giáo viên chỉ cần giải thích một cách sơ lược, nhắc lại những điều cơ bản để trẻ nắm vững quy tắc chơi. Giáo viên cũng có thể đưa ra một số yêu cầu cao hơn lần trước, đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới hoàn thành được những KNVĐT, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Trong quá trình chơi, giáo viên cần giữ nghiêm luật chơi. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của trò chơi đối với trẻ. Đồng thời hạn chế những động tác thừa và sai của trẻ khi thực hiện các KNVĐT, giúp cho các KNVĐT của trẻ trở nên chính xác. Chẳng hạn luật chơi của trò “Đánh gẩy” bắt buộc trẻ không được gẩy chạm vào quân mà trẻ không định gẩy, nếu vi phạm điều đó trẻ sẽ mất lượt chơi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần lưu ý rằng: Trẻ mẫu giáo chưa có ý thức “ăn gian” trong khi chơi nên sự vi phạm luật chơi chủ yếu là do trẻ không hiểu rõ về nó. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ hơn và quan sát kỹ quá trình chơi của trẻ để nhắc nhở trẻ và uốn nắn kịp thời. Giáo viên cũng không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi. Tuỳ theo trình độ và khả năng chơi của trẻ mà có thể thay đổi luật chơi (làm đơn giản hoặc phức tạp hơn), thay đổi cách chơi nhằm làm cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú đối với trẻ. Chẳng hạn: Đối với kỹ năng bật ngón tay ở trò chơi “ Đánh gẩy” cần giải thích rõ: “Các con có thể sử dụng các ngón tay khác nhau để gẩy những viên sỏi, viên đá và các con phải chú ý điều chỉnh để tuỳ khoảng cách của những viên sỏi mà các con định gẩy để dùng lực của các ngón tay gẩy mạnh hay nhẹ”. Trong quá trình giải thích và làm mẫu, chúng tôi cố gắng tận dụng tối đa luật chơi để hướng dẫn trẻ thực hiện đúng KNVĐT để trẻ không vi phạm luật chơi. Ví dụ: Trò chơi “Ném vòng cổ chai”, cần nhắc nhở trẻ phải đứng tư thế chân trước chân sau, không dẫm vạch, mắt nhìn thẳng vào chai và dùng lực của cổ tay, bàn tay kết hợp lực quay của toàn thân để ném vòng cho chính xác. 15 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Trò chơi: “Ném vòng cổ chai” Trong quá trình chơi, do hưng phấn quá mức hoặc do kinh nghiệm vận động còn ít nên trẻ rất dễ vi phạm luật chơi và không thực hiện đúng những KNVĐT. Chẳng hạn trò chơi “Ném vòng cổ chai” trẻ phối hợp động tác không chính xác, định hướng không gian chưa chính xác…nên đa số trẻ không ném vòng trúng cổ chai.Vì vậy giáo viên thường xuyên theo dõi và sửa sai cho trẻ là hết sức cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót của trẻ trong việc thực hiện các KNVĐT ngay từ lần đầu tiên. Nếu giáo viên không chú ý sửa sai cho trẻ lúc đó thì càng về sau việc sửa sai sẽ càng trở lên khó khăn hơn bởi các KNVĐT của trẻ đã trở nên ổn định. Mặt khác việc sửa lỗi cần phải tính đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Đặc biệt với những trẻ nhút nhát cần được động viên giúp đỡ nhiều hơn tránh làm cho trẻ sợ hãi ngay từ những lần chơi đầu tiên. 3.6. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi các TCDG trong lớp và ngoài lớp hợp lý Để các trò chơi đạt được hiệu quả chơi tối đa và giúp các trò chơi diễn ra một cách thuận tiện, khi tổ chức các TCDG cho trẻ, tùy thuộc vào từng trò chơi mà cô giáo tổ chức cho trẻ chơi ở trong lớp hay ngoài trời. Với những trò chơi tĩnh, không cần sự vận động nhiều của cơ thể, cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi ở trong lớp hoặc cho trẻ chơi ở góc dân gian của nhà trường, chia nhỏ từng nhóm trẻ như các trò chơi: Đánh gẩy, Gẩy chun, Cắp cua bỏ giỏ, Ô ăn quan… 16 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Với những chò chơi cần sự vận động và sự di chuyển của cơ thể thì cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời giúp trẻ được vận động một cách thoải mái nhất. Các trò chơi cần có không gian rộng cho trẻ chơi và hoạt động như: Ném vòng cổ trai,………… Giúp cho trẻ được thực hiện và luyện tập KNVĐT nhiều lần, tạo cơ hội để tất cả trẻ đều được tham gia vào trò chơi và được đóng vai chính trong trò chơi. Thực tế hiện nay, do trẻ trong một lớp thường quá đông nên số trẻ được tham gia chơi và được nhập vai chính trong trò chơi còn rất ít. Chính điều này đã khiến cho nhiều trẻ không được tham gia một cách tích cực vào trò chơi, không có khả năng được luyện tập nhiều lần những kỹ năng vận động cần thiết và phần nào làm giảm hứng thú chơi của trẻ. Việc phân chia số trẻ và vai chơi hợp lý sẽ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia chơi, được đóng vai chính trong trò chơi. Vì vậy trẻ không chỉ được rèn luyện các KNVĐT một lần mà nhiều lần. Và do đó, các KNVĐT của trẻ ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Chính sau mỗi lần chơi, trẻ sẽ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, trẻ tự tin vào khả năng của mình trong khi vận động, vận động một cách thoải mái, tự do và chính xác. Sau khi giải thích luật chơi, làm động tác mẫu, giáo viên có thể phân trẻ thành nhóm, tổ để trẻ tự tổ chức chơi giữa các bạn trong cùng một nhóm, tổ với nhau. Giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn cho trẻ ở các nhóm chơi với nhau theo đúng quy luật chơi, cách chơi. Những TCDG thường có ưu thế là không quy định số người chơi, mỗi trò chơi có thể có 2 – 3 trẻ cùng tham gia đều được. Do vậy giáo viên cần nắm vững điều này để tổ chức cho trẻ được tham gia chơi nhiều lần thông qua việc phân nhóm chơi một cách hợp lý, tạo điều kiện để cho trẻ được nhiều lần nhập vai chính trong trò chơi. Giáo viên cần đặc biệt lưu tâm đến những trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin trong khi chơi. Động viên trẻ tham gia chơi một cách tích cực, tạo nhiều cơ hội cho cả những trẻ này được đóng vai chính trong trò chơi chứ không chỉ lựa chọn những trẻ mạnh dạn trong lớp tham gia chơi. Ví dụ: Trò chơi “ Ném vòng cổ chai” mỗi đội 5 người lên thực hiện nhưng cho trẻ được ném nhiều lần sau đó mới đổi nhóm khác lên. 17 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Trò chơi “ Làm đồ chơi từ các loại lá”: Chuẩn bị nhiều loại lá khác nhau để một trẻ có thể được làm nhiều loại đồ chơi khác nhau như con trâu, con cào cào, con mèo. Trò chơi “ Đánh gẩy” thì mỗi buổi cho trẻ thay đổi nhóm chơi với các nguyên vật liệu khác nhau để vừa tạo cho trẻ hứng thúc vừa có cơ hội cho trẻ được rèn luyện kỹ năng vận động của các ngón tay, được chơi với nhiều bạn khác. Trò chơi: “Đánh gẩy” Ngoài ra đối với những trò chơi trẻ mới làm quen lần đầu để có thể dễ dàng hơn trong việc sửa sai cho trẻ, giáo viên nên làm “ trưởng trò” để trực tiếp hướng dẫn trẻ. Trong khi chơi giáo viên phải thực sự hoà mình vào trò chơi nhưng không có nghĩa là chơi thay trẻ. Khi trẻ đã làm quen với trò chơi giáo viên cần để cho trẻ tự chơi với nhau và chỉ sửa sai khi cần thiết. Một điều nữa giáo viên cần lưu tâm đó là phải theo dõi sát sao quá trình chơi của trẻ để ước đoán sự mệt mỏi biểu hiện ra ở trẻ từ đó quyết định khối lượng vận động cho từng buổi chơi. 3.7. Biện pháp 7: Lựa chọn trò chơi, đề xuất nội dung chơi theo sự hứng thú của trẻ Để giúp trẻ hứng thú trong quá trình chơi thì cô giáo nên cho trẻ lựa chọn trò chơi và nội dung chơi theo sự đề xuất của trẻ để giúp trẻ chơi hết mình với trò chơi mà trẻ đã lựa chọn. 18 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Qua quá trình trẻ chơi, cô cho trẻ nhận xét đánh giá bạn chơi trẻ sẽ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn từng thao tác của trò chơi, nhận ra được những lỗi sai của bạn trong quá trình thực hiện vận động cũng như rút ra được kinh nghiệm cho mình khi tham gia vận động trong những lần chơi sau. Và như vậy những KNVĐT của trẻ sẽ ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên có thể tập hợp nhóm trẻ lại với nhau và yêu cầu mỗi trẻ tự đưa ra những nhận xét, đánh giá về bạn chơi của mình. Chẳng hạn giáo viên có thể đặt câu hỏi với trẻ như: “Con thấy bạn nào chơi giỏi nhất? Vì sao? Nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi cũng có thể thông qua đó để giúp trẻ nhận ra được rằng vì bạn A thực hiện đúng các động tác vận động, không vi phạm luật chơi, từ đó sẽ có thể nắm vững hơn các kỹ năng vận động tinh xuất hiện trong trò chơi. Đặc biệt giáo viên cần động viên những trẻ nhút nhát đưa ra những ý kiến riêng của mình. Cuối cùng giáo viên sẽ là người đưa ra những nhận xét chung nhất về tất cả các nhóm chơi. Trong đó cần nhấn mạnh cho trẻ thấy một lần nữa những kỹ năng vận động đúng nhằm giúp trẻ khắc sâu những biểu tượng về kỹ năng vận động đó và thực hiện tốt hơn trong những lần chơi sau. Nhằm khơi dậy ở trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong quá trình thực hiện vận động cũng như lòng mong muốn được tham gia vào trò chơi một cách tích cực, cố gắng nỗ lực không vi phạm luật chơi để dành phần thưởng và tránh bị phạt. Những phần thưởng hợp lý hay hình phạt nhẹ nhàng vào cuối mỗi trò chơi sẽ kích thích trẻ hăng hái tham gia vào trò chơi một cách tích cực, có ý thức hơn trong việc thực hiện chính xác các KNVĐT để không vi phạm luật chơi và nhận được những phần thưởng xứng đáng. Giáo viên có thể chuẩn bị những phần thưởng nhẹ nhàng, phù hợp với trò chơi như: Vòng nguyệt quế hay vòng đeo tay cho những người chiến thắng. Hay trong trò chơi “Làm sản phẩm từ các loại lá”, sau khi các trẻ đã làm ra những sản phẩm của mình cô có thể động viên trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ tham gia vào cuộc thi “ Ai khéo tay” để chọn ra những sản phẩm đẹp nhất và khen thưởng bạn đó. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thì những phần thưởng tưởng như không có giá trị ấy lại trở lên rất có ý nghĩa với trẻ bởi lẽ thông qua đó trẻ được tự khẳng định mình trước bạn bè giúp trẻ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn vào chính bản thân mình. Điều đó tạo động lực thúc đẩy trẻ thực hiện tốt hơn những KNVĐT để luôn cố gắng dành phần thắng trong các lần chơi sau. 19 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian Ngoài ra đối với những trẻ vi phạm luật chơi, thực hiện sai một số KNVĐT, giáo viên có thể sử dụng những hình phạt nhẹ nhàng như một lời nhắc nhở trẻ cần cố gắng trong những lần chơi sau, chẳng hạn yêu cầu trẻ nhảy lò cò... Tuy nhiên giáo viên cũng không nên quá lạm dụng hình thức này mà phải sử dụng hết sức linh hoạt đối với từng trẻ, tránh gây cho trẻ cảm giác mặc cảm, tự ti và như vậy sẽ có tác động không tốt đến việc rèn luyện các KNVĐT cho trẻ thông qua TCDG. Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy giáo viên cần phải biết phối hợp sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ cũng như điều kiện thực tiễn của ngành giáo dục mầm non hiện nay. Bên cạnh đó, để sử dụng các biện pháp trên một cách thực sự có hiệu quả, chúng ta cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về giáo viên, về gia đình và về môi trường giáo dục. Từ đó mới có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi nhất cho việc rèn luyện, củng cố các KNVĐT cho trẻ thông qua TCDG. Trò chơi: “ Ném vòng cổ chai” 4. KẾT QUẢ Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian trên vào công tác tổ chức các 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan