Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8

.DOC
21
110
121

Mô tả:

PHẦN A : MỞ ĐẦU I/ Tính cấp thiết của đề tài : Như chúng ta đã biết năm học 2006-2007 là năm thứ 4 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa môn công nghệ lớp 8 trong nhà trường bậc THCS . Có vai trò góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp và chuẩn bị phân luồng cho học sinh , một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực : giáo dục phổ thông , giáo dục nghề nghiệp , số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động . Trên tinh thần đó , môn công nghệ 8 cần trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật , cơ khí , kĩ thuật điện , gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hằng ngày , đồng thời tăng tỉ lệ thực hành , nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng lao động nghề nghiệp . Đồng thời hình thành cho các em tác phong công việc làm việc theo qui trình công nghệ nhất định . Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp , cần thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống và lao động sản xuất hằng ngày của mỗi người . Giới thiệu và giúp học sinh bước đầu tìm hiểu , làm quen với một số qui trình công nghệ đơn giản của cơ khí và kĩ thuật điện , rèn luyện cho học sinh “ tư duy kĩ thuật ”, hình thành tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống , tạo cho các em hứng thú kĩ thuật , có thói quen lao động theo kế hoạch , tuân thủ qui trình công nghệ , an toàn lao động và bảo vệ môi trường . Tạo cho các em lòng say mê , hứng thú học tập , tác phong công nghiệp , tuân thủ theo qui trình công nghệ và an toàn lao động . . Song tình hình thực tế hiện nay ở huyện Hiệp Đức nói chung và trường THCS Trần Hưng Đạo nói riêng hiện nay còn gặp phải không ít những khó khăn trong thực tế về người dạy ( Thiếu giáo viên có gốc đào tạo chuẩn về chuyên môn bộ môn công nghệ , và người học cũng không ít người xem nhẹ được xem là môn học phụ không cần thiết , chưa được quan tâm đúng mức , nhất là kĩ năng vận dụng kiến thức để thực hành . Xuất phát từ vị trí to lớn đó trong thực tế , bản thân đã nhiều năm làm công tác giảng dạy bộ môn đã tổng kết được kinh nghiệm về việc rèn luyện kĩ năng thực hành một cách thành thạo đầy tư duy sáng tạo , rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thực hành cho học sinh vào trong quá trình thực hành để các em vận dụng vào cuộc sống . Vấn đề này không phải bất cứ giáo viên nào cũng thực hiện được , bởi vì do nhiều nguyên nhân khác nhau . do vậy muốn thực hiện được vấn đề này người giáo viên phải thực hiện đồng thời 3 khâu “ Bài giảng lí thuyết + Thực hành + Tham quan ” . Chính vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức , những kĩ năng tư duy kĩ thuật tạo cho các em hứng thú say sưa học tập bộ môn , có ý thức vận dụng vào cuộc sống . Do đó bản thân đã tổng kết được những kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ” Từ trong năm học 20032004 qua cho học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo . 1.1/ Cơ sở lí luận : - Rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh bậc học THCS là một việc làm hết sức quan trọng không chỉ là giúp cho các em học tập tốt bộ môn mà còn là góp phần cho các em phát triển nhân cách một cách toàn diện và sau này khi các em rời khỏi ghế nhà trường các em có thể vận dụng một cách thiết thực vào cuộc sống có thể như “ thực hành cơ khí , đọc một số bản vẽ đơn giản , sửa chữa điện ” . Trên cơ sở đó hình thành cho các em làm mọi việc theo qui trình công nghệ có kĩ thuật để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hành . tạo cho các em hứng thú học tập bộ môn có thói quen lao động theo kế hoạch , tuân thủ qui trình công nghệ an toàn lao động và bảo vệ môi trường , có ý thức vận dụng vào cuộc sống , tránh hiện tượng nhàm chán , thực hành một cách miễn cưỡng thiếu khoa học không mang lại hiệu quả cao 1.2/ Cơ sở thực tiễn : So với chương trình kĩ thuật cũ ( chăn nuôi ) còn nặng về vấn đề lí thuyết chưa quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , mặt khác hiện nay còn thiếu nhiều giáo viên chuẩn về gốc đào tạo , hoặc dạy kiêm nhiệm , cho nên việc giảng dạy kiến thức bộ môn công nghệ lớp 8 còn gặp nhiều khó khăn ( Trong đó có nhiều kiến thức về việc vẽ kĩ thuật , cơ khí , điện dân dụng ) . Môn công nghệ lớp 8 mang nhiều tính thực tiễn vì vậy việc giảng dạy cần kết hợp lí thuyết với thực hành trong đó nhất là việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , hình thành cho các em kĩ năng tập cho các em vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đã được học vào cuộc sống hằng ngày , qua đó gây thêm lòng hứng thú và lòng say mê của học sinh với môn công nghệ lớp 8 .Để làm được vấn đề này là tạo cho các em có thói quen lao động theo kế hoạch , phát triển năng lực tư duy thực hành một cách sáng tạo khoa học thì đòi hỏi người giáo viên có yêu cầu cao hơn về kĩ năng tạo sản phẩm theo qui trình công nghệ . Muốn vậy thì người truyền thụ kiến thức phải tạo cho các em kĩ năng thực hành , hình thành cho các em một năng lực thực hành tốt . Chính vì vậy mà việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 là việc làm hết sức quan trọng , từ trong thực tế nhiều năm giảng dạy bản thân đã đúc kết được kinh nghiệm trong việc “ Rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8”. II/Mục đích của đề tài : Nhằm để rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ở trường THCS , để đáp ứng được cho xã hội sau này những con người chủ tương lai đất nước thì cần phải giáo dục cho các em ngay từ đầu những kĩ năng tư duy sáng tạo , tạo cho các em thói quen lao động theo kế hoạch và vận dụng vào trong thực tế một cách thành thạo , bước đầu hình thành cho các em tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống . Qua đó bản thân đã tổng kết được những kinh nghiệm trong việc “ Rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ” ở trường THCS Trần Hưng Đạo . III/ Nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ . 2. Phân tích thực trạng trong việc giảng dạy môn công nghệ lớp 8 nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ . 3. Một số phương pháp giảng dạy trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ . 4.Kết quả của việc áp dụng tổng kết kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 . 5. Rút ra được nnhững bài học kinh nghiệm trong việc giảng dạy rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 . 6. Kiến nghị với các cấp có liên quan . IV/ Phương pháp nghiên cứu : - Điều tra tình hình học tập môn công nghệ 8 . - Thử nghiệm , thực nghiệm . - Khảo sát , thống kê. - Phân tích kết quả giảng dạy - Đề xuất những phương pháp dạy kiểu bài thực hành môn công nghệ lớp 8 . Phần II: NỘI DUNG CỤ THỂ I/ Phân tích thực trạng : 1.1/ Đặc điểm tình hình chung của trường THCS Trần Hưng Đạo : Trường THCS Trần Hưng Đạo đóng trên hai địa bàn xã quế Lưu và xã Quế Bình , hiện tại trường chỉ có 3 lớp với 89 học sinh , trong đó học sinh phân hiệu QuếLưu chiếm hết một nữa do đó phương tiện đi lại rất khó khăn , điều kiện kinh tế của các gia đình có con em đi học rất khó khăn , các điều kiện nguyên vật liệu để phục vụ cho tiết thực hành môn công nghệ còn gặp nhiều khó khăn .Mặt khác đội ngũ giáo viên có gốc đào tạo chuyên ngành chỉ có 1 giáo viên còn lại là giáo viên dạy kiêm nhiệm . Phân hiệu Quế lưu cách xa quế lưu cách xa trung tâm huyện Hiệp Đức nên việc chuẩn bị phục vụ cho tiết thực hành còn thiếu , nơi đây đời sống của nhân dân còn khó khăn do đod cũng không ít ảnh hưởng đến việc hướng dẫn con cái học tập nhất là môn công nghệ . 1.2/ Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 : Như chúng ta đã biết ngày nay , với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ , với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp . Ở nước ta , trong chương trình THCS trước đây đã đưa vào môn học kĩ thuật . Trong chương trình đổi mới thay sách hiện nay , môn kĩ thuật được lấy tên là môn công nghệ , môn công nghệ góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và chuẩn bị phân luồng cho học sinh sau này các em sẽ đi vào cuộc sống thực tiễn trong lao động . Môn công nghệ 8 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật , cơ khí , kĩ thuật điện , gắn liền với thực tiễn hằng ngày và có thể các em tham gia vào trong lao động khi cần thiết mà bản thân các em đã có kĩ năng thực hành môn công nghệ .Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc ý thức học tập bộ môn công nghệ lớp 8 còn xem nhẹ cho nên học sinh chỉ học qua loa lấy lệ , tiết thực hành chưa được quan tâm đúng mức học tập còn mang hình thức . Kĩ năng thực hành của các em chưa thật sự quan tâm .Đồng thời ý thức của một bộ phận phụ huynh đầu tư cho việc học tập bộ môn của học sinh chưa được quan tâm . Chưa thấy được vai trò quan trọng của việc học tập bộ môn , trong đó việc vận dụng lí thuyết vào trong thực hành còn hạn chế chưa có hiệu quả cao . - Chương trình quá nặng so với kiến thức của các em được học trong chương trình nhất là phần vẽ kĩ thuật và kĩ thuật điện … - Giáo viên giảng dạy bộ môn công nghệ chuyên ngành đào tạo còn thiếu . - Việc kiểm tra đánh giá tiết thực hành còn xem nhẹ nhất là việc rèn luyện kĩ năng thực hành , chưa thấy được vai trò của bộ môn trong cuộc sống , nhằm hình thành cho các em tác phong trong công nghiệp làm mọi công việc theo qui trình . * Tóm lại : Những nguyên nhân nêu trên đã đẫn đến việc học tập bộ môn chưa tốt nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 cho học sinh . Song từ năm 2004 cho đến nay được sự quan tâm của ngành về trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học , Cũng như việc thay sách tăng tiết thực hành , bên cạnh đó nhà trường đã tạo điều kiện tập huấn thay sách và phân công đúng chuyên môn và quán triệt trong phụ huynh cũng như trong học sinh về việc học tập bộ môn nên chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành, các em đã thực hành các phân môn của môn công nghệ 8 một cách thành thạo . II/ Các phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 1.Phương pháp giảng dạy của giáo viên : Ngay từ khi có sự chỉ đạo của ngành về việc thay sách môn công nghệ lớp 8 , nhà trường đã tạo điều kiện cho các giáo viên tập huấn chương rình thay sách môn công nghệ 8 , cho nên công việc giảng dạy của giáo viên hầu hết các giáo viên nắm bắt được các phương pháp giảng dạy bộ môn trong đó nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành . Trong suốt quá trình giảng dạy khi làm một việc nào đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em hiểu rõ qui trình , bắt đầu từ việc chuẩn bị , tiếp đó đến các bước , các công đoạn cụ thể để thực hiện công việc và cuối cùng được kết thúc bằng việc tự đánh giá kết quả thực hiện . Giáo viên phải tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh , chủ động và sáng tạo . Môn công nghệ có nhiều dạng thực hành . Trước khi dạy thực hành , giáo viên cần phải quan sát , tìm hiểu về nguyên lí , cấu tạo , số liệu kĩ thuật và cách sử dụng các dụng cụ để thực hành , các thao tác mẫu , các lời giải thích được chính xác , đúng kĩ thuật , đúng qui trình công nghệ . Điều này rất quan trọng , vì rằng nếu học sinh đã quen với thao tác không chính xác , tuỳ tiện thì sửa chữa rất khó khăn . Trong đó việc đánh giá học sinh kết quả thực hành của học sinh , việc đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh có một ý nghĩa quan trọng . kĩ năng cần được đánh giá trên hai mặt : đánh gái căn cứ vào kết quả công việc ( có thể là sản phẩm) mà học sinh thực hiện được trong giờ thực hành so với chuẩn được qui định và đánh giá căn cứ vào qui trình đã thực hiện so với qui trình hợp lí mà học sinh được học . Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 cho học sinh cấp THCS trên địa bàn huyện Hiệp Đức nói chung và trường THCS Trần Hưng Đạo nói riêng thì mỗi giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học đặc trưng để có sự hứng thú cho các em học tập bộ môn một cách có hiệu quả . Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các emmột cách thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ . Điều đầu tiên người giáo viên giảng dạy môn công nghệ phải biết phân loại các dạng bài để có những phương pháp giảng dạy khác nhau . - Trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ( Vẽ kĩ thuật , cơ khí , kĩ thuật điện )để thực hiện tốt giáo viên phải bám vào các dạng sau 1.2/ Dạng thứ nhất : Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập tình huống Trong dạng này gồm các bài cụ thể các bài cụ thể : 1.2a/Phần 1 : vẽ kĩ thuật : - Đọc bản vẽ các khối đa diện - Đọc bản vẽ các khối tròn xoay . - Đọc bản vẽ nhà đơn giản . 1.2b/Phần 2: Cơ khí - Đo và vạch dấu - Truyền chuyển động 1.2c/ Phần 3: kĩ thuật điện - Cứu người bị tai điện - Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình . - Sơ đồ điện - Thiết kế mạch điện . 1.3/Dạng thứ hai : Thực hành tạo sản phẩm đơn giản Trong dạng này gồm các bài cụ thể các bài cụ thể : 1.3a/ Phần 1: Cơ khí - Ghép nối chi tiết - Truyền chuyển động 1.3b/Phần2: kĩ thuật điện - Đèn ống huỳnh quang - Quạt điện - Máy biến áp 1 pha - Lắp mạch điện . * Tuỳ thuộc vào các dạng bài thực hành mà giáo viên đi theo trình tự khác nhau mới đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành . 1.4/ Dạng thứ nhất : Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập tình huống 1.4a/ Phần 1: Vẽ kĩ thuật đây là phân môn rất khó bởi vì kiến thức rất mới đối với các em học sinh , các em chưa được học hình học không gian kiến thức này đòi hỏi các em, phải có óc tưởng tượng mới học được phần này . Vì vậy để rèn luyện được kĩ năng vẽ hình và đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản đòi hỏi giáo viên phải chú trọng đến phương pháp trực quan , phải kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy với thiết bị . Phân môn vẽ kĩ thuật gắn với hoạt động thực tiễn nên chú trọng làm các bài tập thực hành mà đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn cho các em biết nhìn được các phép chiếu .cụ thể như sau : Loại phép chiếu Phépchiếu Đặc điểm của Tia chiếu đối Số chiều của các tia chiếu với mặt chiếu Các tia chiếu Xiên góc xuyên tâm đồng qui Phép chiếu Các tia chiếu Xiên góc song song song song Vuông góc Vuông góc hình chiếu Loại hình chiếu Ba chiều Hìnhchiếu Ba chiều phối cảnh Hình chiếu Hai chiều trục đo Hình chiếu Vuông góc Không những thế mà còn rèn luyện cho các em tưởng tượng được các hình chiếu , hình cắt , mặt cắt của một vật thể từ đó các em mới làm các bài tập thực hành được . để thực hiện được điều này giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể về cách quan sát các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát , vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu . Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các thiết bị dạy học trực quan . Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phải thực hiện được các nội dung sau : * Về đọc bản vẽ: - Hình dung đúng hình dạng vật thể - Phân tích đúng hình chiếu các mặt , các cạnh của vật thể . - Thời gian đọc ngắn . * Về vẽ bản vẽ : -Vẽ đúng các hình chiếu của vật thể . - Đặt đúng vị trí các hình chiếu . - Trình bày bản vẽ cân đối vẽ đúng thời gian qui định . 1.4b/ Phần kĩ thuật điện : Phần tính toán giáo viên cần phải rèn luyện kĩ năng tính toán và liên hệ tới các kiến thức vật lí cần thiết để tính toán , nếu giáo viên không luyện tập cho học sinh thì khó mà các em có kĩ năng vận dụng để tính toán . 1.5/ Dạng thứ hai Thực hành tạo sản phẩm đơn giản - Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ . - Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu – Học sinh quan sát - Học sinh thực hiện theo qui trình . - Các sản phẩm làm ra sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn kĩ thuật Tăng cường vận dụng các phương pháp thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành là đặc thù của môn công nghệ , khi dạy thực hành và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh các thao tác mẫu của thầy phải thật chính xác , đúng theo qui trình công nghệ , vì rằng nếu học sinh đã quen với thao tác không chính xác thì sau này sửa chữa các enm rất khó . Cho nên mỗi thầy cô giáo dạy thực hành cần phải rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , kết thúc cuối buổi thực hành cần được đánh giá sản phẩm học sinh làm ra . muốn vậy giáo viên phải áp dụng hai phương pháp để dạy là : 1.5a/Phương pháp làm mẫu : Giáo viên thực hiện – học sinh quan sát bắt chước Đây là một quá trìng sư phạm do giáo viên tổ chức , nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết kĩ thuật , hình thành kĩ năng kĩ xảo và thực hiện những chức năng giáo dục điêu này rất quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức của môn công nghệ , vận dụng tốt vào trong thực tế là phải có sự tương quan hợp lí giữa lời nói của giáo viên với các thao tác kĩ thuật . Việc thực hiện mẫu là biểu diễn hành động kĩ thuật kết hợp với lời nói giải thích với hành động thao tác kĩ thuật . Trước khi làm mẫu giáo viên cần trình bày cho học sinh biết được qui trình thực hiện với các công đoạn của qui trình phân tích các công việc thao tác mẫu để xác định các công việc đó gồm những thao tác nào cần thực hiện , xác định những công việc khó để đầu tư luyện tập . Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết bịđể thực hiện . - Giai đoạn thực hiện thao mẫu giáo viên cần thực hiện theo các bước : + Định hướng hoạt động của học sinh bằng cách nêu rõ mục đích của việc cần thao tác mẫu , tên công việc , trình tự công việc , yêu cầu học sinh quan sát . + Làm mẫu toàn bộ quá trình thực hành , qua đó giúp các em có được (hình mẫu )khái quát về toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện tạo ra sự hứng thú và chú ý trong quá trình theo dõi thực hành vấn đề quan trọng ở đây là giáo viên phải rèn luyện cho được kĩ năng thực hành tạo ra sản phẩm đạt theo các tiêu chí . + Giáo viên thực hiện thao tác mẫu với tốc độ chậm , chi công việc thành các bước thao tác , đọng tác riêng biệt để hướng dẫn , dừng lại ở những thời điểm cần thiết , ở những chỗ khó để giải thích học sinh hiểu , nhắc nhở học sinh tránh sai lầm , nếu cần thiết giáo viên làm lại nhiều lần những thao tác khó để học sinh quan sát kĩ lưỡng . + Giáo viên làm lại với tốc độ bình thường toàn bộ công việc để giúp cho học sinh hệ thống lại toàn bộ quá trình thực hành theo công việc . . Sau đó giáo viên thao tác mẫu theo từng bước và giải thích những thao tác khó để học sinh tiếp thu dễ dàng . * Giai đoạn đánh giá rút kinh nghiệm : Đánh giá kết quả việc hướng dẫn học sinh thực hành , thường được giáo viên dạy thực hành tự mình rút ra kinh nghiệm về việc thực hiện thao tác mẫu để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đề ra . Để đánh giá được kết quả này giáo viên gọi học sinh thực hiện lại xem thử kết quả tiếp thu của học sinh như thế nào . Qua đó giáo viên có thể hiểu được phần nào khả năng ảnh hưởng của việc làm mẫu của mình trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn cho học sinh 1.5b/Phương pháp huấn luyện : Giáo viên thực hiện – học sinh luyện tập Phương pháp này được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh trong các bài thực hành cơ khí và kĩ thuật điện đây là phương pháp giáo viên hướng dẫn cách thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác , động tác một cách có mục đích hệ thống , có kế hoạch nhằm hình thành củng cố những kĩ năng kĩ xảo cần thiết . Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thành thạo các bước thực hành , chỉ khi nào nắm chắc toàn bộ những thao tác mới thì mới có được kết quả cao . Trong quá trình đó đòi hỏi học sinh phải tập trung cao độ làm đúng theo sự chỉ dẫn của thầy, trình tự hướng dẫn của giáo viên như sau : + Thao tác mẫu một lần . + Tách từng thao tác nhỏ và giải thích . + Làm mẫu tóm tắt cho học sinh ghi lại ấn tượng Phương pháp này thường được dùng sau khi giáo viên đã làm mẫu , khi học sinh luyện tập thực hành , huấn luyện giữ vai trò quan trọng . Giáo viên cần tập trung quan sát trình tự công việc , kĩ năng thực hành cách sử dụng dụng cụ , vấn đề an toàn lao động . Quan sát đồng thời uốn nắn tương ứng giáo viên cần thực hiện ít nhất bốn khâu kiểm tra : Sự sẵn sàng , sự bắt đầu , quá trình tiến hành và quá trình kết thúc công việc . Để có được kĩ năng thực hành tốt đòi hỏi trong quá trình thực hiện học sinh phải tuân thủ theo các yêu cầu sau : * Học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu và cách thức tiến hành công việc . * Học sinh theo dõi chặt chẽ từng công việc mà thầy hướng dẫn . * Học sinh phải biết tự kiểm tra và điều chỉnh kịp thời trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành . * Thực hiện sản phẩm hoàn chỉnh đạt được kĩ năng kĩ xảo đạt yêu cầu chuẩn 2. Đối với việc học tập của học sinh :Đây là môn học mới đối với các em , nhất là phần vẽ kĩ thuật và phần kĩ thuật điện cần đòi hỏi trí tưởng tượng và tính toán cụ thể , mà ở đây chương trình này sẽ phân luồng cho các em đi vào các lĩnh vực khác nhau . Cho nên yêu cầu học sinh cần có thái độ đúng đắn với môn học không được xem nhẹ bộ môn , không học qua loa lấy lệ mà cần phải rèn luyện tăng cường tính thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua sự hướng dẫn của thầy giáo . Học sinh thực hiện vai trò của mình học tập bộ môn cần phải say mê , hứng thú học tập và ham thích tìm hiểu công nghiệp , có tác phaong công nghiệp , làm việc theo qui trình , đúng kế hoạch , tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động . 3. Đối với phụ huynh học sinh : Ngay từ đầu năm giáo viên bộ môn tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường làm việc quán triệt tinh thần về việc học tập bộ môn công nghệ , yêu cầu của bộ môn , không chỉ là ý thức học tập của học sinh mà còn phụ huynh đóng vai trò không nhỏ trong việc giáo dục ý thức học tập của con em mình . Không được xem nhẹ bộ môn vì đây là bộ môn mang tính thực tiễn cao và áp dụng với thực tế cuộc sống hằng ngày . Do đó phụ huynh tạo mọi điều kiện để các em có niềm say mê hứng thú học tập bộ môn . 4/ Một số ví dụ về các dạng bài thực hành : 4.1/ Rèn luyện kĩ năng thực hành bài “ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ”. Đây là dạng kiểu bài thực hành tương đối khó với học sinh bởi vì bước đầu các em mới làm quen với việc hình học trong không gian . Do đó giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trực quan , làm một cái nêm bằng gỗ với ba hướng chiếu A,B,C và các hình chiếu. Giáo viên cần làm rõ để cho học sinh hiểu được một số điểm như sau : Bài tập thực hành này gồm có hai phần : Phần trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chỉ sự tương ứng giữa hướng chiếu và các hình chiếu của cái nêm , phần vẽ lại các hình chiếu cho đúng vị trí . Kết hợp vẽ và đọc các hình chiếu . Vẽ để hiểu sâu sắc kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng vẽ hình . * Hoạt động 1 : Tổ chức thực hành Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách quan sát hướng chiếu của hình xác định được các hướng chiếu . Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ . - Khi xác định hướng chiếu thì học sinh phải quan sát thật kĩ kưỡng các hướng chiếu từ mẫu vật thật .( Xác định cho được hình chiếu đứng , hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh ) . Điều này muốn rèn luyện được kĩ năng vẽ hình cho học sinh thì đòi hỏi người giáo viên phải nêu yêu cầu cụ thể từng công việc để xác định , nếu không các em sẽ không vẽ được và nhận biết được các hình chiếu đồng thời xác định không được tỉ lệ của các hình so với vật thật . Cho nên khi giáo viên hướng dẫn yêu cầu học sinh quan thao tác mẫu của thầy . * Chú ý : khi vẽ chia làm hai bước : - Bước vẽ mờ : Tất cả các đường đều vẽ bằng nét mảnh , có chiều rộng khoảng 0,25mm. - Bước tô đậm : Sau khi vẽ mờ xong , cần kiểm tra lại các hình đã vẽ , sửa chữa những sai sót …rồi tiến hành tô đậm , chiều rộng của nét đậm khoảng 0,5mm . Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho , có thể vẽ theo tỉ lệ . - Từ sự hướng dẫn của giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ mẫu vật thật vẽ lại các hình chiếu 1,2,3 cho đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ kĩ thuật . - Giáo viên quan sát hướng dẫn , giúp đỡ những học sinh yếu . * Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá Giáo viên nhận xét về giờ làm bài thực hành của học sinh +Sự chuẩn bị của học sinh + Thực hiện qui trình + Thái độ học tập Vấn đề quan trọng ở đây là học sinh đã có kĩ năng thực hành được chưa , cho nên giáo viên cần tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để sau này các em có thể thực hành tốt . a. Bảng Hướng chiếu Hình chiếu 1 2 3 A B C x x x b/ Vị trí hướng chiếu Hình 3.2 SGK 4.2/ Bài thực hành “ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN” * Hoạt động 1 : các phương án thiết kế mạch điện và lựa chọn phương án thích hợp : - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm theo nội dung sau : + Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện . + Phân tích mạch điện để chọn phương án thích hợp với mục đích thiết kế . + Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các nhóm làm việc (có ấn định thời gian ) - Mỗi nhón báo cáo kết quả của các nhóm , các nhóm khác nhận xét , Giáo viên cho ý kiến kết luận . * Hoạt động 2: Lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp với sơ đồ mạch điện và yêu cầu công suất của việc sử dụng .Giáo viên giúp học sinh tính toán . * Hoạt động 3 : Lắp mạch điện và kiểm tra theo mục đích thiết kế : - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện : Học sinh thể hiện ý tưởng tượng vị trí lắp đặt các thiết bị điện và đồ dùng trong mạch điện sao cho đứng yêu cầu kĩ thuật và đẹp . - Khi vẽ sơ đồ lắp đặt , giáo viên lưu ý cho học sinh cần chú ý một số điểm sau : + Thể hiện cách đi dây dẫn điện , các điểm nối dây dẫn . + Vị trí lắp đặt cầu chì , công tắc, bóng đèn . - Dự trù thiết bị , dụng cụ và vật liệu vào báo cáo thực hành . - Lắp mạch điện - Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp mạch điện theo các bước : + Đo , vạch dấu các vị trí lắp thiết bị trên bảng điện . + Lắp dây vào các thiết bị ( cầu chì , công tắc ) + Đi dây trên bảng điện . - Giáo viên thực hiện thao tác mẫu về lắp mạch điện theo sơ đồ lắp đặt. - Học sinh quan sát và thực hiện - Giáo viên theo dõi việc thực hiện của học sinh . - Sau khi lắp đặt xong giáo viên cho học sinh kiểm tra mạch điện có làm việc theo mục đích thiết kế không ? + Giáo viên kiểm tra mạch điện khi chưa nối nguồn xem có lắp đúng theo sơ đồ lắp đặt không ? + Nối nguồn , vận hành thử mạch điện xem làm việc đúng theo yêu cầu thiết kế không ? Nếu không tiìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa lại . * Như vậy ở đây thông qua tiết thực hành giáo viên đã rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , và có thể các em vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế . Hoạt động 4 : Tổng kết và đánh giá thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh dừng thực hành -Giáo viên tổng kết , nhận xét giờ học . - Giáo viên cho học sinh đánh giá tiết thực hành qua một số hình thức sau : + Chất lượng sản phẩm . + Thời gian tiến hành . + Trình tự thực hiện công việc . + Kĩ năng thực hành của học sinh . Sau đó giáo viên dựa trên sản phẩm hoàn thành dể đánh giá , nhận xét và ghi điểm , khuyến khích biểu dương những học sinh thực hành tốt . 5. KẾT QUẢ : Qua việc nghiên cứu lí luận , thực tiễn về vấn đề được nêu ra của quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh lớp 8 , qua việc phân tích thực trạng những nguyên nhân dẫn đến các em xem thường bộ môn và chất lượng học tập, đặc biệt sau khi học các em không có kĩ năng thực hành tốt . Bản thân nhiều năm làm công tác giảng dạy đã tìm hiểu nguyên nhân và đã áp dụng một số biện pháp trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 trong năm học 2004 cho đến nay tại 3 lớp 8 cả hai phân hiệu thấy được chất lượng bộ môn có chuyển biến và đặc biệt là các em có được kĩ năng thực hành tốt các em có thể áp dụng những kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống hằng ngày như : Đọc được một số bản vẽ đơn giản , sử dụng các dụng cụ cơ khí và lắp được một số mạch điện trong gia đình và tính toán điện năng tiêu thụ ….. * Chất lượng điểm bài thực hành qua các năm tăng lên rõ rệt : - Năm học 2004-2005 : điểm 9-10 đạt 55% điểm 7-8 đạt 18% - Năm học 2005-2006 : điểm 9-10 đạt 60% điểm 7-8 đạt 18% Phần C KẾT LUẬN 1 . Bài học kinh nghiệm : Để rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ở trường THCS bản thân đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau : 1.1/ Đối với giáo viên : Người thầy giáo phải nắm được tình hình thực trạng của trường , đồng thời nắm bắt được các biện pháp giúp cho học sinh rèn kuyện kĩ năng thực hành . - Việc rèn luyện kĩ năng thực hành phải đảm bảo được tính hệ thống logich đảm bảo được các bước theo qui trình . - Việc thao tác mẫu của thầy đảm bảo tính sư phạm , chính xác . - Tăng cường công tác kiểm tra của giáo viên trong tiết thực hành để rèn luyện kĩ năng thực hành . - Nhận xét đánh giá kết quả thực hành một cách chính xác khách quan . 1.2/ Đối với học sinh : - Hăng say học tập bộ môn , tăng cường thực hành để rèn luyện kĩ năng thực hành cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống sau này . 1.3/ Đối với phụ huynh :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan